Giáo án tổng hợp lớp 4 - Trường tiểu học Hoa Thuỷ - Năm 2016 - 2017 - Tuần 7

A. Hoạt động cơ bản:

* Khởi động: -Trưởng ban học tập điều khiển các bạn ôn bài.

- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.

B. Hoạt động thực hành:

Bài tập 1: ( T 40)

 Việc 1: - Cho 1HS đọc yêu cầu của BT1. Tính rồi thử lại.

Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.

Việc 3:

 - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả

 * Chốt: Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy Tổng trừ đi 1 SH, nếu được KQ là SH còn lại thì phép tính làm đúng .

Bài tập 2: ( T 40 )

Việc 1: - Cá nhân làm bài vào vở BT : Tính và thử lại ( phép trừ )

Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.

Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả

 

doc23 trang | Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 4 - Trường tiểu học Hoa Thuỷ - Năm 2016 - 2017 - Tuần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-------------------------------------- Kể chuyện: LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nghe - kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa(SGK); Kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện lời ước dưới trăng (do GV kể). - Hiểu được được nội dung và ý nghĩa câu chuyện “Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người”. - Giáo dục HS thấy được mỗi người đều có quyền mơ ước những điều tốt đẹp sẽ đến với mình; đến với mọi người và kể chuyện cho mọi người nghe. II. Đồ dùng dạy học: -Truyện “Lời ước dưới trăng”-Tranh kể chuyện. III. Các hoạt động dạy - học : A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi hát 1 bài hát . - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 2. Hình thành kiến thức: * Việc 1: Nghe kể chuyện - Treo tranh vẽ 4 đoạn truyện: Lời ước dưới trăng. - GV kể cho HS nghe ND vâu chuyện. B. Hoạt động thực hành: * Việc1: Kể trong nhóm- Các nhóm trưởng điều hành trong nhóm kể chuyện từng đoạn. - Một số HS tiếp nối nhau kể chuyện. - Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá. - Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp. *Việc 2: Kể trước lớp: - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện . - Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện. - Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể. - Bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn. - GV nhận xét chung. Câu chuyện cho thấy những điều ước cao đẹp luôn mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. Qua đó chúng ta thấy được lòng nhiệt tình của chị Ngàn. C. Hoạt động ứng dụng: Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ và người thân nghe ------------------------------------------------------------ KĨ THUẬT: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường - Bộ đồ dùng cắt, khâu, thêu Học sinh: - Bộ đò dùng, SGK... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành - GV yêu cầu 1 HS nhắc lại quy trình thực hiện khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 2 - GV quan sát uốn nắn thao tác cho HS còn lúng túng 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và tiến hành nhận xét đánh giá - HS tự nhận xét: + Cách kẻ đường dấu : thẳng, cong... + Cách cắt theo đường vạch dấu: Đường cắt thẳng, không bị mấp mô... - HS chọn ra sản phẩm đẹp. + Cách khâu: Mũi kim đều, mảnh vải không bị dúm... - GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá cho các cá nhân và các nhóm. 2. Hoạt động ứng dụng: - Tập cắt khâu thêu một sản phẩm theo ý thích. ------------------------------------------------------------ HĐNGLL: (GV dạy thay) ---------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 04 tháng 10 năm 2016 Chính tả: (Nhớ - viết) GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhớ - viết dúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Làm đúng bài tập (2) a / b hoặc (3) a/b, hoặc BT do GV soạn. - Giúp HS Y viết đúng chính tả và làm đúng bài tập. * HSKG làm thêm bài 3. - Giáo dục HS có ý thức viết bài sạch đẹp và trình bày bài cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: Bài tập 2b viết sẵn lên bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: * Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học B: Hoạt động thực hành 1. Viết từ khó: ( 4-5 phút) -Việc 1: Hoạt động cá nhân: Đọc đoạn văn cần viết chính tả, nêu nội dung bài viết . Gv chốt ND bài TĐ + Tìm, viết vào vở nháp: phách bay, khoái chí, quắp đuôi; phường, gian dối, co cẳng -Việc 2: Hoạt động nhóm đôi: Chia sẻ nội dung, nhận xét từ khó bạn viết -Việc 3: Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất ý kiến về nội dung, trình bày bài viết và nhận xét về việc viết từ khó của bạn. 2/ Viết chính tả (15- 18 phút): Nghe giáo viên đọc và viết chính tả vào vở. Việc 2: Làm bài tập: - Cá nhân làm bài tập 2 a/b. - Đổi chéo bài theo nhóm 2 và kiểm tra kết quả. - Đại diện 1- 2 nhóm đọc bài viết và kết quả bài tập trước lớp. - Các nhóm khác chia sẻ bổ sung. - Theo dõi - HĐKQ - Chữa bài. Chốt KT - BT3: Dành cho HS khá , giỏi( Nếu còn TG) C. Hoạt động ứng dụng. - Về nhà viết lại các từ hay viết sai và luyện viết lại bài cho đẹp. ------------------------------------------------------------- Toán: T32 BIỂU THỨC CÓ CHỨA 2 CHỮ I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ - Biết cách tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. - Vận dụng kiến thức làm đúng, chính xác BT1, BT2 (a , b), BT3 (hai cột). *Nếu còn thời gian, hướng dẫn HS khá, giỏi làm các bài tập còn lại. - Rèn cho HS kỹ năng tính toán nhanh, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: -Trưởng ban học tập điều khiển các bạn ôn bài.- Nêu cách thử lại phép cộng, trừ. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. Hoạt động thực hành: *HĐ1: Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ.( 8 - 10’ ) * GV kẻ và viết lên bảng 3 cột như SGK: - Yêu cầu HS đọc BT Hai anh em cùng câu cá. Anh câu được con cá. Em câu được con cá. Cả hai anh em câu được con cá ? +Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào? (Lấy số cá của anh câu được cộng với số cá của em câu được.) - YC HS thảo luận và tính giá trị của BT. - Nhận xét thống nhất KQ: a + b là biểu thức có chứa 2 chữ * Chốt: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được 1 giá trị của biểu thức a +b. *HĐ2: Luyện tập. Bài tập 1: (T 42) Việc 1: - Cá nhân làm vở bài tập Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. Việc 3:- Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả * Ccố: Cách tính giá trị BT c+d Bài tập 2(a,b): ( T 42 ) Việc 1: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. Việc 2: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả * Ccố: Cách tính giá trị BT a – b Bài tập 3( 2 cột đầu): HS khá , giỏi làm toàn bộ ( T 42. ) Việc 1: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. Việc 2: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả * Củng cố; Khi thay giá trị của a và b vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức chúng ta cần chú ý thay 2 giá trị a, b ở cùng một cột. BT 4: Dành cho HSKG( Nếu còn TG) C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét tiết học. VN chia sẻ với người thân một số BT có chứa 2 chữ số và chuẩn bị bài mới. --------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng VN ( BT1,2 mục III ), tìm và viết đúng một vài tên riêng ( BT3 ) * HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3. - Giáo dục HS hiểu biết thêm về các quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nơi địa phương mình sinh sống. II. Chuẩn bị: + Bản đồ hành chính địa phương. Giấy khổ to và bút dạ. + Bảng phụ kẻ sẵn hai cột : tên người, tên địa phương. III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - Chơi trò chơi thi kể một số tên của các anh hùng. - Nghe Gv giới thiệu bài. B. Hoạt động thực hành: * HĐ1: Nhận xét rút ra ghi nhớ. Việc 1: Em đọc yêu cầu của bài tập . Việc 2: N2: Trao đổi thảo luận và làm bài vào vở. Việc 3: N4: NT cho các bạn nêu ý kiến và thống nhất nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a. Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. b. Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng* Chốt : Cách viết tên người, tên địa lí VN - Gọi CN đọc ghi nhớ * HĐ 2: Việc 1: Làm BT1:(Cá nhân) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Cá nhân làm vở BT.- Chia sẻ trước lớp. * Việc 2: Làm BT2 (Cá nhân – lớp) - Cá nhân tự viết tên một số xã ở huyện của em vào vở. - Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt trước lớp * Việc 3: Làm BT3 (N6) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc yêu cầu của bài. Viết một vài tên và tìm trên bản đồ- Ban TQ tổ chức cho đại diện các nhóm chơi trò chơi thi tiếp sức. - Nhận xét, chốt KQ đúng: : Lệ Thủy, Quảng Ninh, Tuyên Hóa, Bố Trạch Q Trạch C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Chuẩn bị bài sau. -------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 05 tháng 10 năm 2016 Tập đọc : Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI I.Mục tiêu : - Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên. - Hiểu ND câu chuyện: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó có những phát minh độc đáo của trẻ em. (TL câu hỏi 1 , 2 trong SGK ). * HSY-TB đọc đúng, hiểu bài; HSKG biết hợp tác, phân vai đọc vở kịch. *Điều chỉnh: Không hỏi câu hỏi 3,4. - Giáo dục HS luôn có những ước mơ đẹp. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh SGK phóng to, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. - GV giới thiệu mục tiêu bài học B. Hoạt động thực hành: * Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi. - Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát. - Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến. HĐ1. Luyện đọc. *Gọi 1 em đọc màn 1: Trong công xưởng xanh. Việc 1: Nghe 1 bạn đọc toàn bài. Việc 2: N4: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: - Đọc nối tiếp các đoạn; đọc từ khó( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó, câu dài). Đọc từ chú giải. Thuốc trường sinh. -Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. * Hướng dẫn HS đọc màn 2: Trong khu vườn kì diệu. tương tự HĐ 2. Tìm hiểu bài (HĐ cá nhân, nhóm) Việc 1: Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. Việc 2: N4: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi. Không hỏi câu hỏi 3,4. - Nêu nội dung bài: Vở kịch thể hiện ước mơ của các em nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống. Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nhận xét, bổ sung. HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm( HĐ nhóm). Việc 1: N4: Các nhóm tự chọn 1màn kịch mà các em yêu thích và luyện đọc trong nhóm phân vai: Việc 2: NT tổ chức cho các bạn luyện đọc. Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Việc 4: Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay. - Nhận xét, tuyên dương. C. Hoạt động ứng dụng: - GV dặn HS về nhà chia sẻ với người thân nội dung bài tập đọc trên. ------------------------------------------------------------ Toán: T33 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tính chất giao hoán của phép cộng. - Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính. Vận dụng kiến thức làm BT1, BT2 ( SGK ). * Nếu còn thời gian, hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm BT3 - Có ý thức trong khi sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sgk III. Các hoạt động dạy học: * Khởi động: - HĐTQ điều khiển các bạn ôn bài.- Nêu cách thử lại phép cộng, trừ. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học B. Hoạt động thực hành: *HĐ1: Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng( 10 - 11’ ) - Y/c thảo luận nhóm, CN thực hiện tính giá trị số của b thức: a + b và b + a - Y/c HS so sánh các giá trị số của BT với các giá trị của a và b khác nhau. +So sánh giá trị của biểu thức a+b với giá trị của biểu thức b+a ? và KL a + b = b + a Ta có thể viết: - HD các em rút ra quy tắc - K luận: * Chốt: T/c giao hoán của phép cộng *HĐ2: Luyện tập. Bài tập 1: (T 43) Việc 1: - Hoạt động N2: (Nêu KQ tính); Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. Việc 2:- Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả 468 + 379 = 847; 379 + 468 = 847 * Chốt: T/c giao hoán của phép cộng Bài tập 2: ( T 43 ) Việc 1: Cá nhân làm vở bài tập( Viết số hoặc chữ) Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả * C/cố: Tính chất giao hoán của phép cộng. Bài tập 3: HS khá , giỏi làm nếu còn TG C. Hoạt động ứng dụng: VN chia sẻ với người thân 1 số BT tính chất GH... ----------------------------------------------------------------- Đạo đức : BÀI 4: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T1) I. Mục tiêu: Học xong bài này HS nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của - Biết biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng đồ chơi,...trong sinh hoạt hàng ngày * H khá G biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của * Đ/ chỉnh: Không yêu cầu H lựa chọn phương án phân vân, chỉ lựa chon phương án tán thành hoặc không tán thành II. Đồ dùng dạy học : - SGK - Một số hình ảnh về tiết kiệm tiền của - Thẻ màu: xanh, đỏ III/ Tiến trình: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Khởi động: 3’ - HĐTQ tổ chức cho các bạn củng cố lại kiến thức đã học: 1. Nêu cách giải quyết phù hợp khi gặp tình huống sau: Em được lớp phân công một việc không phù hợp với khả năng. Em sẽ làm gì ? 2. Khi bày tỏ ý kiến cần có thái độ như thế nào? - Giới thiệu bài, ghi đề HĐ1: Tìm hiểu thông tin ( 10’) Việc 1: HS đọc các thông tin ở (SGK) Việc 2: Thảo luận nhóm đôi các thông tin kết hợp xem tranh (SGK) ? Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin đó. ?Theo em có phải do nghèo nên các cường quốc như Nhật Đức phải tiết kiệm không? Việc 3:HĐTQ tổ chức cho H nêu ý kiên thảo luận. Các nhóm khác cùng chia sẻ ý kiến - ... người Nhật, người Đức rất tiết kiệm... - Không phải do nghèo H?: Họ tiết kiệm để làm gì? - Có tiết kiệm mới giàu có.. - H?: Tiền của do đâu mà có? - Tiền của là do sức lao đông của con người... GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. Tiền của là do sức lao động của con người mà có.... - Cho H đọc phần ghi nhớ (SGK) HĐ2: Bày tỏ ý kiến, thái độ ( BT1 SGK) (7’) Việc 1: - GV phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: ( màu đỏ: tán thành; Màu xanh: Không tán thành) Việc 2: GV treo bảng phụ ghi các ý kiến trong BT1 và đọc lần lượt từng ý kiến H biểu lộ thái độ bằng cách đưa thẻ màu Việc 3: Yêu cầu H giải thích lí do * KL: Các ý (c), (d) là đúng. Ý kiến (a), (b) là sai HĐ3: Thảo luận nhóm đôi BT2 ( SGK) (7’) Việc 1: YC các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của - Trao đổi nhóm theo bàn, ghi vào phiếu Việc 2: Gọi đại diện trình bày lớp nhận xét bổ sung Việc 3 : GV kết luận những việc nên làm và không nên làm... Việc 4 : Cho H tự liên hệ *1-2 H đọc lại ghi nhớ - Dặn sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (BT6 SGK) B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng đồ chơi,...trong sinh hoạt hàng ngày --------------------------------------------------- Thứ năm ngày 06 tháng 10 năm 2016 Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I.Mục tiêu: - Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2 . * HS khá, giỏi làm BT2 tìm được các từ phong phú hơn. - Giáo dục HS ý thức sử dụng đúng, chính xác Tiếng Việt. II.Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí Việt Nam, giấy cỡ lớn và bút dạ. III.Các hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - Chơi trò chơi thi kể một số tên người, tên địa lí VN. - Nghe Gv giới thiệu bài. B. Hoạt động thực hành: * Việc 1: Làm BT1:(Cá nhân – N4) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Thảo luận, làm vở BT. - Chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, chốt KQ đúng. * Củng cố: Cách viết hoa tên địa lý Việt Nam * Việc 2: Làm BT2 (N4) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc yêu cầu của bài. a) Tìm và viết đúng tên các tỉnh,thành phố ? b)Tìm và viết đúng tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng? - Tổ chức trò chơi du lịch trên BĐ. - Ban TQ tổ chức cho đại diện các nhóm chơi trò chơi thi tiếp sức. - Đại diện các nhóm trình bày cách làm. - Nhận xét, chốt KQ đúng. * Củng cố: Cách viết hoa tên địa lý Việt Nam C. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà chia sẻ cùng người thân BT2 - Dặn dò chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------------------- Toán: T34 BIỂU THỨC CÓ BA CHỮ I.Mục tiêu : Giúp H: - Nhận biết được biểu thức đơn giản có chứa ba chữ. - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ. Vận dụng kiến thức làm BT1, BT2 (SGK). * HS khá, giỏi làm thêm BT3 ( nếu còn thời gian ) - Biết cách tính cẩn thận, chính xác các bài tập và trình bày sạch sẽ. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ vẽ sẵn phần ví dụ; VBT. III.Các hoạt động dạy - học: A. Hoạt động cơ bản. * Khởi động: -Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi ôn bài. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học B. Hoạt động thực hành: *HĐ1: Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ.( 8 - 10’ ) * GV kẻ và viết lên bảng 3 cột như SGK:Gọi 1 HS đọc bài toán (VD ở SGK) - HD các em phân tích BT - theo SGK để nhận biết được: a + b + c là biểu thức có chứa ba chữ. - HD cách tính giá trị số của BT có chứa 3 chữ. (Qua các VD); CN, nhóm chữa bài. * Chốt: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được 1 giá trị của biểu thức a +b + c. *HĐ2: Luyện tập. Bài tập 1: (T 44) Việc 1: Cá nhân làm vở BT.Tính giá trị của a+b+c nếu:a= 5, b =7;c = 10. Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. Việc 3:- Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất KQ * Ccố: Cách tính giá trị BT a + b +c. Bài tập 2: ( T 44 ) Việc 1: - Cá nhân làm vở bài tập Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả * Ccố: Cách tính giá trị BT có chứa 3 chữ số a x b x c Bài tập 3(: HS khá , giỏi làm thêm nếu còn TG) C. Hoạt động ứng dụng: VN chia sẻ với người thân một số BT chứa 3 chữ. --------------------------------------------------------------- Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: - Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn ( đã cho sẵn cốt truyện ). * Riêng HS khá, giỏi có thể hoàn thành 2 đoạn ( Nếu còn thời gian ) . - Rèn cho HS biết sử dụng Tiếng Việt hay, lời văn sáng tạo, sinh động. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ truyện ba lưỡi rìu của tiết trước. - Tranh minh hoạ truyện vào nghề trang 73 sgk. III.Các hoạt động dạy học : A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - Ban học tập điều hành trò chơi khởi động: - Nghe GV giới thiệu bài. B. Hoạt động thực hành: * Việc 1: Làm bài tập 1: Đọc cốt truyện( cá nhân- lớp) - HS đọc yêu cầu và nội dung cốt truyện. * Việc 2: Làm bài tập 2 (N+ CN) - Nhóm trưởng điều hành TL nhóm - Cá nhân tự làm bài vào vở. - BTQ tổ chức chia sẻ trước lớp. - Đại diện 4 nhóm đọc bài làm trước lớp. Chốt ND mỗi đoạn: + Đ1 : Va-li-a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn. +Đ2 : Va-li-a xin học nghề ở rạp xiết và được giao việc quét dọn chuồng ngựa. +Đ3 : Va-li-a đã giọn chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn. + Đ 4 : Va-li-a đã trờ thành một diễn viên giỏi như em hằng mong ước C. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà chia sẻ cùng người thân ND bài học và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------------------ Ôn luyện Tiếng Việt: TUẦN 7 I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu bài câu chuyện Cây bút thần. Biết kể về những giấc mơ thể hiện niềm ao ước của con người trong cuộc sống. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc tiếng có ươn/ương) - Viết đúng tên người, tên điwạ lí Việt Nam. - Phát triển được nội dung câu chuyện theo ý mình. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 4. III. Điều chỉnh nội dung dạy học : - HS làm bài tập bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. IV. Điều chỉnh hoạt động logo: Không V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập1,2,3(a,b),4,5 + Đối với HS tiếp thu nhanh: Làm tất cả các bài tập. Bài tập làm thêm: Tìm nghĩa của các câu tục ngữ ở bài tập 4 VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như phần vận dụng ----------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 07 tháng 10 năm 2016 Tập làm văn: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I.Mục tiêu: - Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. * HS khá, giỏi bước đầu biết xây dựng bài kể chuyện đơn giản. - Giáo dục HS ý thức yêu thích phân môn Tập làm văn KC. II.Đồ dùng dạy học: - GV: Viết sẵn đề bài và các gợi ý vào bảng phụ - HS: Xem trước bài, VBT III.Các hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. - GV giới thiệu mục tiêu bài học B. Hoạt động thực hành: H§1: Bài 1 * Việc 1: Cho HS đọc yêu cầu BT1 - Gọi 1 HS đọc ND đề bài Việc 2: - Thảo luận nhóm lớn nêu câu hỏi ,hướng dẫn HS phân tích nội dung đề bài,gạch chân từ ngữ quan trọng Trong một giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể câu chuyện đó theo trình tự thời gian. - Yêu cầu HS đọc các gợi ý ở SGK. - Yêu cầu từng cặp HS thảo luận trả lời câu hỏi SGK. - Gọi HS xung phong nêu ý kiến. - Cùng cả lớp theo dõi, NX, góp ý - Giaùo vieân nhaän xeùt, boå sung. *GVchốt: Cách kể câu chuyện theo trình tự thời gian H§2: Baøi 2: Luyện tập * Việc 1: HS neâu yeâu caàu cuûa baøi taäp. * Việc 2: - Trao đổi với bạn cùng bàn - Yêu cầu 1 số HS làm miệng - Cùng HS theo dõi. Sau đó sửa bài cho cả lớp và chốt kiến thức. -Yêu cầu HS dựa vào bài miệng các bạn vừa trình bày và các ý chốt của GV để làm bài vào vở. * Việc 3: - Yêu cầu một số HS trình bày; HSKG biết xây dựng bài văn kể chuyện - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - Theo dõi, NX, bổ sung - Yêu cầu HS nộp vở. * Chốt: Cách phát triển câu chuyện theo trí tưởng tượng.. - Nhận xét, đánh giá, tuyên dương. C.Hoạt động ứng dụng: - Nhận xét giờ học.- Về nhà chia sẻ cùng người thân câu chuyện; chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------------- Toán: T35 TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng. - Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.Vận dụng kiến thức làm BT1a (dòng 2, 3 ); BT1b (dòng 1,3); BT2. * Hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm BT3 ( nếu còn thời gian ). - Giáo dục học có ý thức khi sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng. II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn ví dụ. III.Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản. * Khởi động: -Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi ôn bài. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học B. Hoạt động thực hành *HĐ1: Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng( 10 - 11’ ) - Đưa bảng phụ có kẻ sẵn như SGK, HD HS so sánh giá trị của 2 BT: ( a+ b) + c và a + ( b + c); Y/cầu CN làm; nhóm nhận xét, đánh giá thống nhất KQ. - Kết luận: ( a+ b) + c = a + ( b + c) - Yêu cầu HS phát biểu thành lời tính chất kết hợp của phép cộng. *Chốt: Khi cộng một tổng 2 số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. *HĐ2: Luyện tập. Bài tập 1: (T 45) Việc 1: - Cá nhân làm vở bài tập. Tính bằng cách thuận tiện. Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả * Chốt: Tính chất kết hợp của phép cộng Bài tập 2: ( T 45 ) Việc 1: Cá nhân làm vở bài tập. Việc 2: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. Việc 3: - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả * Ccố: Giải BT có lời văn= phép tính trừ Bài tập 3: HS khá , giỏi làm nếu còn TG C. Hoạt động ứng dụng: VN chia sẻ với người thân 1 số BT t/c kết hợp PC ---------------------------------------------------- Ôn luyện Toán: TUẦN 7 I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại. - Tính được giá trị của biểu thức có chứa hai chữ, ba chữ. -Sử dụng được tính chất giao hoán , tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.( Theo cách thuận tiện) II. Chuẩn bị ĐDDH: GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Toán theo định hướng phát triển năng lực lớp 4. III. Điều chỉnh nội dung dạy học : - HS làm bài tập bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. IV. Điều chỉnh hoạt động logo: Không V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập1,2,3,5 + Đối với HS tiếp thu nhanh: Làm tất cả các bài tập. V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 7 , Mới.doc