Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Năm 2016 - 2017 - Trường Tiểu học Hoa Thủy - Tuần 27

A. Hoạt động cơ bản:*Khởi động:

- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.

- Nghe GV giới thiệu bài mới.

B. Hoạt động thực hành:

HĐ 1: Luyện đọc

- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.

- Cặp đôi luyện đọc nối tiếp từng đoạn, phát hiện từ khó đọc.

- Luyện đọc từ khó

- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.

- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.

- GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.

HĐ 2: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.

- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.

- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.

- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.

- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.

*Chốt nội dung: Ca ngợi truyền thống tôn s¬ư trọng đạo của ND ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.

 

docx21 trang | Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Năm 2016 - 2017 - Trường Tiểu học Hoa Thủy - Tuần 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 ™—–...................˜–˜ Thứ hai ngày 13 tháng 3 năm 2017 Chào cờ: Theo kế hoạch của nhà trường TẬP ĐỌC: TRANH LÀNG HỒ I.Mục tiêu: Giúp HS - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra nhuuwngx bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Giáo dục các em biết yêu quý những sản phẩm từ lao động. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản:*Khởi động: - Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài mới. B. Hoạt động thực hành: HĐ 1: Luyện đọc - Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ. - Cặp đôi luyện đọc nối tiếp từng đoạn, phát hiện từ khó đọc. - Luyện đọc từ khó - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt. HĐ 2: Thảo luận, trao đổi câu hỏi. - Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK. - Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe. - Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài. *Chốt nội dung: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của ND ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm - Việc 1: Hướng dẫn đoạn luyện - Việc 2: HS luyện đọc cá nhân - Việc 3: Thi đọc diễn cảm C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học. TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố cách tính vận tốc của một chuyển động đều. - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. HS làm các BT 1, 2, 3; - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị: Bảng phụ. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. *Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho cả chơi một trò chơi - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: - Cá nhân làm bài vào vở: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả Vận tốc chạy của đà điểu là: 5250 : 5 = 1050 (m/phút) Bài 2: - Cá nhân làm bài vào vở. - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả s 130km 147km 210m 1014m t 4giờ 3giờ 6giây 13phút v 32,5km/gi 49km/giờ 35m/giây 78m/phút Bài 3: - Thảo luận tìm cách làm - Cá nhân làm bài vào vở: - Chia sẻ kết quả. - Chia sẻ trước lớp (1H trình bày, lớp nhận xét bổ sung) C. HĐ ỨNG DỤNG: - Chia sẻ với người thân một số bài toán tính vận tốc. KỂ CHUYÊN: KỂCHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC ĐƯỢC THAM GIA I. Mục tiêu : - HS tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em. - HS kể được nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, chân thực; chăm chú nghe bạn kể, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện. - Giáo dục HS truyền thống tôn sư trọng đạo. II. Chuẩn bị :- Một số tranh minh hoạ về tình thầy trò. III.Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi hoặc hát. - Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: * Kể trong nhóm - NT cho các bạn lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể. - Cá nhân lần lượt kể trong nhóm. - Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá. - Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp. * Kể trước lớp: -Các nhóm thi kể chuyện. - Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện. - Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể. - Bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn. + Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài không, có hay, mới và hấp dẫn không? + Cách kể (giọng điệu cử chỉ). + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Chia sẻ với người thân câu chuyện. Đạo đức: EM YÊU HÒA BÌNH ( T1) I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em. - Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày. - Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. * GT: Không yêu cầu HS làm Bt4. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: HĐ 1: Tìm hiểu thông tin. - Việc 1: HS quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh. - Việc 2: Trả lời các câu hỏi. - Việc 3: Đọc thông tin trang 37,38 SGK . KL: Chiến tranh chỉ gây ra đỗ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học... vì vậy chúng ta phỉa cùng nhau bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. 1. Làm bài tập ( BT 1, 2,3 trong SGK). - Việc 1:Cá nhân làm việc - Việc 2:Chia sẻ kết quả trong nhóm. - Việc 3:Báo cáo kết quả trước lớp. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. - Sưu tầm những bức tranh về hoạt động bảo vệ hòa bình CHÍNH TẢ (Nhớ - viết) : CỬA SÔNG I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nhớ - viết đúng 4 khổ thơ đầu bài “Cửa sông”. - Tìm đúng các tên riêng trong bài 2 đoạn trích của SGK , củng cố khắc sâu quy tắc viết hoa các tên riêng người, tên địa lí nước ngoài. (BT2) - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. II. Chuẩn bị: Bảng phụ. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi. - Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học Tìm hiểu bài: - Cá nhân đọc bài CT, chọn và viết các từ khó hay viết sai. - Trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. - Trao đổi theo cặp kết quả trả lời câu hỏi vừa tìm được. - Báo cáo kết quả. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. - Nhớ viết. - Dò bài, soát lỗi. Làm bài tập: Bài 2: Tìm tên riêng trong đoạn trích sau và cho biết các tên riêng đó được viết như thế nào? - Đọc và làm bài tập. - Chia sẻ kết quả. - Chia sẻ trước lớp Tên người: Cri-xtô-phô-rô; Cô-lôm-bô; A-mê-ri-ô, Ve-xpu-xi, Ét-mân, Hin-la-ri, Ten-sing No-rơ-gay. Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di- lân Ấn Độ, Mĩ, Pháp C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam HĐNGLL: LÀNG NGHỀ QUÊ EM I.Mục tiêu: Qua các hoạt động, giúp HS: - Biết giới thiệu một số nghề truyền thống, sản phẩm của làng nghề ở địa phương. - Biết quy trình làm một số sản phẩm truyền thống của địa phương - Bước đầu có ý thức giữ gìn làng nghề truyền thống của địa phương. Tự hào về quê hương nơi minh đang sinh sống. II.Chuẩn bị: - Tranh ảnh một số nghề truyền thống để giới thiệu cho học sinh SGK. III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: - Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích. - Nghe GV giới thiệu bài mới. B. Hoạt động thực hành * Việc 1: Giới thiệu một số làng nghề ở địa phương. - Nhóm trưởng điều hành các bạn quan sát tranh vẽ ở SGK và thảo luận: ? Bức tranh vẽ cảnh gì? ? Vùng quê nào có nghề làm nón? ? Vùng quê nào có nghề làm chiếu cói? ? Vùng quê nào có nghề làm gốm? ? Vùng quê nào có nghề mây tre đan lát? - HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. - Chốt một số nghề truyền thống của tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng: + Nghề làm nón ở Thổ Ngọa – Quảng Trạch, Quy Hậu – Lệ Thủy. + Nghề nấu rượu ở Võ Xá - Quảng Ninh, Tuy Lộc - Lệ Thủy. + Nghề làm chiếu cói ở An Xá - Lệ Thủy. + Nghề sản xuất nước mắm ở Ly Hòa - Bố Trạch. + Nghề đan lát ở Xuân Bồ; *Việc 2: Tìm hiểu cách chế biến một số sản phẩm của làng nghề của địa phương. - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận theo nội dung: ? Hãy nêu quy trình sản xuất một số sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương mà em biết? ? Hãy nêu ích lợi của một số nghề và làng nghề đối với đời sống con người? - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt lại: Quy trình sản xuất rượu, làm nước mắm, .... + Nghề và làng nghề đã tạo ra các sản phẩm tiêu dùng, tăng thu nhập cho người lao độngvà cải thiện đời sống của người dân. C. Hoaït ñoäng öùng duïng: Vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. KĨ THUẬT:LẮP XE BEN ( Tiết 3 ) I/ Mục tiêu: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben - Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Bộ lắp ghép Học sinh: - SGK, bộ lắp ghép III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. Nghe giới thiệu bài 2. Thực hành - GV cho HS thực hành lắp ghép xe ben theo nhóm - GV hướng dẫn HS thực hành theo các bước đã học - GV lưu ý HS: Vị trí trong và ngoài các chi tiết - GV theo dõi các nhóm, giúp đỡ thao tác cho các nhóm còn lúng túng - GV lưu ý: Khi HS lắp xong cần cho kiểm tra xem xe có họa động được không... 3. Nhận xét, đánh giá - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá - Tổ chức cho các nhóm tự đánh giá sản phẩm của mình và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác theo các tiêu chuẩn đánh giá - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm Thứ ba ngày 14 tháng 3 năm 2017 TOÁN QUÃNG ĐƯỜNG I. Mục tiêu: - Biết tính Quãng đường đi được của một chuyển động đều. - Vận dụng làm được các BT 1,2 - Học sinh cẩn thận khi làm bài. II.Chuẩn bị: Bảng phụ. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi. - Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. * Hình thành cách tính quãng đường: - Theo dõi trên bảng phụ có ghi ví dụ 1. - Cùng trao đổi phân tích bài toán. - GV kết hợp ghi tóm tắt lên bảng: ?km 42,5km - HS nêu cách tính qđường ô tô đi trong 4 giờ ? Muốn tính quãng đường ô tô đi ta làm thế nào? - HS rút ra quy tắc tính quãng đường: s = v x t B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: - Cá nhân làm bài vào phiếu: - Chia sẻ kết quả trong nhóm. - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả Quãng đường ca nô đi trong 3 giờ là: 15,2 x 3 = 45,6 (km/ giờ) Đáp số: 45,6 km / giờ Bài 2: - Cá nhân làm bài vào vở. - Chia sẻ cách làm, kết quả. - Hoạt động nhóm lớn: Thống nhất kết quả: C. HĐ ỨNG DỤNG: - Chia sẻ với người thân một số bài toán tính quãng đường LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG I. Mục tiêu : - Mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ gắn với chủ điểm Truyền thống, gắn với truyền thống trong những câu tục ngữ,ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1, điền đúng vào ô trống những từ gợi ý của những câu ca dao tục ngữ (BT2) - Giáo dục HS truyền thống dân tộc. II. Chuẩn bị :- Bảng phụ, Từ điển Tiếng Việt. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài tập 1: Tìm câu tục ngữ, ca dao ghi lại truyền thống quý báu của dân tộc ta. Em hãy minh họa mỗi truyền thống bằng một câu tục ngữ ca dao. Việc 1: Em đọc yêu cầu của bài tập 1. Việc 2: Trao đổi và làm bài vào vở. Việc 3: NT cho các bạn nêu ý kiến và thống nhất nhận xét. Việc 4: Chia sẻ trước lớp. -Yêu cầu đại diện hai nhóm gắn k/quả . Có thể tìm câu tục ngữ, ca dao: a-Yêu nước: Con ơi, con ngủ cho lành. Để mẹ gánh nước rửa bành con voi Muốn coi lên núi mà coi Coi bà Triệu ẩu cưỡi voi đánh cồng. b-Lao động cần cù: -Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. - Có công mài sắt có ngày nên kim. c-Đoàn kết: - Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại lên hòn núi cao. d-Nhân ái: - Môi hở răng lạnh. - Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Bài 2: Giải ô chữ hình chữ S - Nghe cô giáo nêu câu hỏi, Các nhóm thi đua giải ô chữ, nhóm nào giải nhanh, tìm ra ô bí mật thì nhóm đó giành chiến thắng. C. HĐ ỨNG DỤNG: Chia sẻ cùng người thân một số từ ngữ về chủ đề Truyền thống. Thứ tư ngày 15 tháng 3 năm 2017 TẬP ĐỌC: ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu : - Biết đọc toàn bài thơ Đất nước với giọng ca ngợi tự hào. Hiểu được nội dung bài: Niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do. ĐC Trả lời được các câu hỏi: Câu hỏi: 1. Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào? 2, Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mời trong khổ thơ thứ 3? 3, Nêu một hai câu hỏi nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm. - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước. II. Chuẩn bị : Bảng phụ III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi: Nêu cách chơi, luật chơi. Nghe GV giới thiệu bài: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: HĐ 1: Luyện đọc đúng: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.. Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét. Nghe GV đọc mẫu. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung: Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét. * Nội dung: Cảnh vật trong tranh rất sôi động, vui tươi. Màu vàng, xanh của bức tranh tạo nên sự giàu có, ấm cúng. Bức tranh gợi cho ta nghĩ đến cuộc sống vui vẻ, tự do, hạnh phúc. Đó chính là niềm vui, cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Đình thi khi đất nước toàn thắng. Ta cùng tìm hiểu về vẻ đẹp của đất nước khi đất nước tự do như thế nào qua bài học hôm nay. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG: Chia sẻ với người thân nội dung bài đọc. TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - BiÕt c¸ch tÝnh qu·ng ®­êng ®i ®­îc cña mét chuyÓn ®éng ®Òu - HS hoàn thành BT 1, 2 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và trình bày sạch đẹp. II.Chuẩn bị: Bảng phụ III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: - Cá nhân làm bài vào phiếu: - Hoạt động nhóm đôi: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. - Chia sẻ kết quả trước lớp. v 32,5 km/ giờ 210m / phút 36km/ giờ t 4giờ 7phút 40phút s 130km 1,47 km 24km Bài 2: - Trao đổi thảo luận cách làm - Cá nhân làm vở sau đó chia sẻ kết quả trước lớp. Bài giải. Thời gian ô tô đi là: 12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ Quãng đường AB dài: 46 x 4,75 = 218,5 (km) Đáp số: 218, 5km (Có thể cho HS tính theo vận tốc là km/phút) C. HĐ ỨNG DỤNG: Đề xuất cùng bạn tính quãng đường đi học từ nhà đến trường TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI I. Mục tiêu : - Củng cố hiểu biết về bài văn tả cây cối: Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối, tình tự miêu tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn - HS viết được đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc . sinh động, biết dùng hình ảnh so sánh và nhân hóa. - Nâng cao kĩ năng làm bài văn tả cây cối, yêu thiên nhiên. II. Chuẩn bị : Bảng phụ.-Tranh ảnh vật thật một số loại cây hoa quả III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động trò chơi học tập củng cố KT. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Đọc bài văn và trả lời câu hỏi: - Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc và trao đổi, thảo luận các câu hỏi. - Chia sẻ trước lớp. Lớp nhận xét, thống nhất: +Trình tự tả: Tả từng bộ phân của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây. Có thể tả bao quát rồi tả chi tiết. +Các giác quan được sử dụng khi quan sát: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. +Biện pháp tu từ sử dụng: So sánh, nhân hoá..... + Cấu tạo bài văn tả cảnh: 3 phần Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây sẽ tả. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì phát triển của cây. Kết bài: Nêu ích lợi của cây, tình cảm của người tả về cây. 2.Viết đoạn văn: - Đọc y/c, xác định theo các gợi ý: ? Đề bài yêu cầu gì ? -Yêu cầu HS gạch dưới các từ trọng tâm của đề bài. -Yêu cầu HS chọn đồ vật để tả. - Làm bài. - Chia sẻ kết quả - Một số HS đọc bài làm. Lớp nhận xét, bổ sung. C. HĐ ỨNG DỤNG: - Chia sẻ với người thân cấu tạo của một bài văn tả cây cối. Thứ năm ngày 16 tháng 3 năm 2017 LTVC: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI I. Mục tiêu : - HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu. - Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn; và bước đầu biết sử dùng các từ nối để liên kết câu(thực hiện được các BT trong mục III) - Học sinh biết vận dụng để sử dụng câu chính xác, đúng ngữ pháp. ĐC: Bài tập 1: Chỉ tìm từ ngữ nối ở 3 đoạn đầu hoặc 4 đoạn cuối. II. Chuẩn bị : Bảng phụ có viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét. Giấy A0, bút dạ. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. HĐ 1: Nhận xét: Bài 1: Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây có tác dụng gì? HS đọc nhận xét 1, cùng trao đổi để trả lời các câu hỏi. - Thống nhất kq: +Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với chú mèo trong câu 1. +Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2. =>GV chốt: Cụm từ “ Vì vậy” ở ví dụ nêu trên giúp chúng ta biết được biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu. Bài 2: Tìm thêm những từ ngữ em biết có tác dụng giống như cụm từ “Vì vậy” ở đoạn trích trên? Trao đổi trong nhóm, nêu ý kiến: Chẳng hạn: tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác. - Để thể hiện mối quan hệ về nội dung các câu trong bài ta làm thế nào? - Rút ghi nhớ. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: Đọc bài văn. Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc 4 đoạn văn cuối. - Đọc và làm bài. - Chia sẻ kết quả trong nhóm. - Các nhóm trình bày kq. Bài 2: Làm bài - Chia sẻ kết quả. - Một số H nêu kq trước lớp. Từ nối sai: Từ nhưng. - Cách chữa: Thay từ nhưng bằng từ vậy, vậy thì, thế thì, nếu thì, nếu thế thì, nếu vậy thì. Câu văn sẽ là: -Vậy (vậy thì, thế thì, nếu thì, nếu thế thì, nếu vậy thì ) bố hãy tắt đèn đi và kí vào học bạ cho con. C. HĐ ỨNG DỤNG: - Chia sẻ với người thân về cách liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối. TOÁN: THỜI GIAN I. Mục tiêu: Giúp HS: - HS biết cách tính thời gian bằng cách : lấy quãng đường chia cho vận tốc. - Rèn kĩ năng vận dụng cách tính thời gian để giải các bài toán và chuyển đổi các đơn vị thành thạo, chính xác- Hoàn thành bài 1(cột 1, 2), 2 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và trình bày bài sạch sẽ. II.Chuẩn bị: Bảng phụ. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi. - Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. * Hình thành cách tính thời gian: - Theo dõi trên bảng phụ có ghi ví dụ 1. - Cùng trao đổi phân tích bài toán. Tóm tắt : Quãng đường : 170km Vận tốc : 42,5km/giờ Thời gian : . . . .? - Tìm cách giải. Thời gian xe đi hết quãng đường là: 170 : 42,5 = 4(giờ) Đáp số : 4 giờ Muốn tính thời gian ô tô đi ta làm thế nào? - Trao đổi rút ra quy tắc tính thời gian: t = s : v *VD2: Tương tự VD1 hướng dẫn hs làm. - Cá nhân vận dụng CT làm ví dụ 2. - HS chia sẻ kết quả: giải thích lí do đổi số đo thời gian thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thông thường. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: - Cá nhân làm bài vào phiếu: - Chia sẻ kết quả trong nhóm. - Chia sẻ trước lớp, một số HS nêu cách tính V,T S Bài 2: - Cá nhân làm bài vào vở. - Chia sẻ cách làm, kết quả. Thống nhất kết quả: C. HĐ ỨNG DỤNG: - Chia sẻ với người thân cách tính thời gian. Thứ sáu ngày 17 tháng 3 năm 2017 TẬP LÀM VĂN: TẢ CÂY CỐI ( Kiểm tra viết ) I. Mục tiêu : -Học sinh viết được bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. -Rèn kĩ năng diễn đạt bài văn trôi chảy có nhiều sáng tạo. - Giáo dục HS viết văn có cảm xúc, thể hiện tình yêu thiên nhiên. II. Chuẩn bị : Một số tranh ảnh minh họa về cây cối. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi. - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: HĐ1: Tìm hiểu đề bài: Việc 1: Em đọc đề bài. Việc 2: NT hướng dẫn các bạn xác định yêu cầu của đề bài. HĐ2: Thực hành viết bài: Việc 1: Dựa vào dàn bài ở tiết trước em viết bài vào vở. Việc 2: Em dò lại bài. Việc 3: NT thu bài. C. HĐ ỨNG DỤNG: - Em tìm và đọc những bài văn tả cây cối. TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố cách tính thời gian chuyển động đều. - Củng cố mối quan hệ giữa thời gian, vận tốc, quãng đường - HS hoàn thành các BT 1, 2, 3. - Giáo dục HS tính chính xác, trình bày sạch sẽ. II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT. - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Bài 1: - Cá nhân làm bài. - Chia sẻ kết quả. Chia sẻ kết quả trước lớp. Một số HS nêu cách tính thời gian. S (km) 261 78 165 96 v(km/giờ) 60 39 27,5 40 t (giờ) 4,35 2 6 2,4 Bài 2 : - Trao đổi cách làm trong nhóm sau đó làm bài. - Một số H nêu ý kiến, lớp thống nhất kq. Giải: 1,08 m = 108 cm Con sên bò quãng đường dài 1,08 m trong: 108 : 12= 9 (phút) Đáp số: 9 phút. Bài 3: Trao đổi thống nhất cách làm sau đó cá nhân làm bài. C. HĐ ỨNG DỤNG: Chia sẻ cùng người thân cách tính V,T,S. ÔN LUYỆN TV: ÔN LUYỆN TUẦN 27 I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu bài Chiếc đồng hồ; hiểu được trách nhiệm của mỗi người trong xã hội qua câu chuyện về chiếc đồng hồ. - Viết đúng tên người, tên địa lý nước ngoài. - Sử dụng được các từ ngữ về Nhớ nguồn. Sử dụng được các từ ngữ nối để liên kết câu. - Viết được đoạn văn tả cây cối. II. Hoạt động học: Nhất trí các hình thức học như TL ÔL TOÁN: ÔN LUYỆN TUẦN 27 I. Mục tiêu: Tính được vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. - Tính được thời gian, quãng đường của một chuyển động đều, vận dụng để giải bài toán thực tế. II. Hoạt động học: ( như TL) HĐTT: SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần 27, đề ra kế hoạch tuần 28. - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: CT: Nội dung tiết SH. GV kế hoạch tuần. III. Tiến hành sinh hoạt lớp: 1.Nhận xét tình hình lớp tuần 27: CTHĐ điều khiển sinh hoạt. - Các ban báo cáo kết quả HĐ của ban mình trong tuần. -Ý kiến phát biểu của các thành viên. - CT nhận xét và cùng các ban tổng kết, xếp thi đua. +- GV nhận xét chung. 2. Kế hoạch tuần 28: - Khắc phục các tồn tại tuần 27. - Thực hiện tốt các kế hoạch của Đội, của nhà trương. 3. Sinh hoạt văn nghệ: - PCT phụ trách VN tổ chức văn nghệ và các trò chơi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNGUYÊN 27.docx