A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
*Ôn tập
Bài tập 1:Chuyển các hỗn số thành phân số
Việc 1: làm BT1 vào vở
Việc 2 : : Hỏi – đáp cách thực hiện, thống nhất kết quả.
Việc 3:m Chia sẻ trong nhóm.
Bài tập 2a; HS HTT làm thêm BT 2B,c: So sánh các hỗn số
Việc 1: làm vào vở
Việc 2 : : Đánh giá bài cho nhau .(Hỏi – đáp) Nêu các cách so sánh hai hỗn số?
Việc 3:
28 trang |
Chia sẻ: hoanganh.21 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Năm 2016 - 2017 - Trường Tiểu học Hoa Thủy - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Chào cờ: Theo kế hoạch của nhà trường
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2016
Tập đọc: LÒNG DÂN
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
- Giáo dục hs ý thức học tốt.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Hoạt động nhóm: Quan sát tranh(SGK – T25) Và trả lời câu hỏi:
+ Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ?
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Luyện đọc:
Việc 1: GV hoặc một HS đọc mẫu toàn bài.
-Cá nhân đọc thầm.
Việc 2: Tìm hiểu từ khó.
Đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài.
.
Chia sẻ trong nhóm.
Việc 3: Luyện đọc theo vai
- : Mỗi em đọc một vai, nối tiếp nhau đến hết bài.
-
2. Tìm hiểu bài:
: Trả lời các câu hỏi ở SGK
Chọn câu mà đa số HS còn vướng mắc hoặc câu trọng tâm của bài để chia sẻ trước lớp
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- : Luyện đọc diễn cảm theo vai.
Luyện đọc theo nhóm.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Dặn HS về nhà theo vai cho bố mẹ nghe bài : Lòng dân(tiếp theo)
Toán : Tiết 11: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: HS biết:
- Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số.
- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính đối với hỗn số, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính đối với phân số, so sánh phân số.
- HS làm BT 1(2 ý đầu),BT2( a,d),BT 3 HS có năng lực làm thêm BT2(b,c)
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
*Ôn tập
Bài tập 1:Chuyển các hỗn số thành phân số
Việc 1: làm BT1 vào vở
Việc 2 : : Hỏi – đáp cách thực hiện, thống nhất kết quả.
Việc 3:m Chia sẻ trong nhóm.
Bài tập 2a; HS HTT làm thêm BT 2B,c: So sánh các hỗn số
Việc 1: làm vào vở
Việc 2 : : Đánh giá bài cho nhau .(Hỏi – đáp) Nêu các cách so sánh hai hỗn số?
Việc 3:
Bài tập 3: Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính:
- làm vào vở :
- : Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em hãy đố người thân:
- Nêu các cách so sánh hai hỗn số.
- Khi thực hiện phép tính có hỗn số thì ta thực hiện ntn?
- Tính:
a) 6 - () b)
Chính tả (Nhớ – viết): THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ và viết lại đúng chính tả những câu đã được chỉ định HTL trong bài Thư gửi các học sinh.
- Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần( BT2). Biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
- HS có năng lực nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
- GD HS có ý thức cẩn thận khi trình bày bài.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi: Đố bạn.
Cách chơi: Một bạn nêu 1 tiếng sau đó chỉ định một bạn khác phân tích cấu tạo vần của tiếng đó. Nếu phân tích đúng, bạn đó được nêu tiếng khác và chỉ định một bạn khác phân tích, nếu phân tích không đúng bạn đó thua cuộc.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu cơ bản của bài học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Tìm hiểu nội dung đoạn viết
Việc 1: - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn viết chính tả.
Việc 2: - đọc ôn lại đoạn chính tả (chú ý các dấu câu).
Việc 3: : Trao đổi với bạn nội dung của đoạn viết.
2. Viết từ khó
Việc 1: viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết.
Việc 2: : Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai).
Việc 3: Cùng kiểm tra trong nhóm .
3. Viết chính tả
Việc 1: GV đọc bài chính tả cho HS viết bài, dò bài.
Việc 2: : HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).
Việc 3: Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai.
Việc 4: GV đánh giá, nhận xét một số bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 2: Chép vần của những tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần:
- : Cá nhân tự làm bài vào vở
- : Đánh giá, nhận xét bổ sung cho bài làm của bạn.
- : Trao đổi bài trong nhóm. Thống nhất kết quả.
Bài tập 3: Từ BT trên, em hãy cho biết khi viết một tiếng dấu thanh cần được đặt ở đâu?
- : Cá nhân tự trả lời.
- : NT gọi các bạn nêu nhận xét, thống nhất ý kiến trong nhóm.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em viết các tiếng sau (đánh dấu thanh đúng): dừa, mượt, của, lược, mía, miến, huyền.
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC TIÊU:
- Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng
quê hương đất nước.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể.
- Giáo dục hs tính mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài .
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
Ghi đề: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương , đất nước
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Việc 1* Gợi ý kể chuyện
+ Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Giới thiệu người có việc làm tốt: Người ấy là ai ? Người ấy có lời nói, hành động gì đẹp ? Em nghĩ gì về lời nói hoặc hành động của người ấy ?
Việc 2: : Thống nhất kết quả trong nhóm.
Việc 3: Kể chuyện trước lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà tập kể lại chuyện.
- Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: “Về các anh hùng, danh nhân của đất nước”.
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2016
Tập đọc: LÒNG DÂN (TIẾP)
I.MỤC TIÊU :
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
-Giáo dục hs ý thức học tập tốt.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- TBHT phân vai đọc thi theo vai giữa các nhóm.
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Luyện đọc:
Việc 1: GV hoặc một HS đọc mẫu toàn bài.
-Cá nhân đọc thầm.
Việc 2: Tìm hiểu từ khó.
: Đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài.
Hoạt động nhóm lớn.
Việc 3: Luyện đọc theo vai.
- : Mỗi em đọc một vai, nối tiếp nhau đến hết bài.
-
2. Tìm hiểu bài:
: Trả lời các câu hỏi ở SGK
Chọn câu mà đa số HS còn vướng mắc hoặc câu trọng tâm của bài để chia sẻ trước lớp
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- : Phân vai,đọc diễn cảm toàn bộ đoạn kịch.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài Những con sếu bằng giấy.
Toán: Tiết 12: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
- Chuyển một phân số thành một phân số thập phân.
- Chuyển hỗn số thành phân số.
- Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
- HS làm BT 1,2( hai hỗn số đầu), 3,4. HS có năng lực làm thêm BT5
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
*Ôn tập
Bài tập 1:Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân
Việc 1: làm BT1 vào vở
Việc 2 : : Hỏi – đáp cách thực hiện, thống nhất kết quả.
Việc 3: : Chia sẻ trong nhóm.
Bài tập 2:Chuyển các hỗn số thành phân số
Việc 1: làm BT2 vào vở
Việc 2 : : Hỏi – đáp cách thực hiện, thống nhất kết quả.
Bài tập 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm:
Việc 1: đọc bài mẫu rồi làm BT vào vở
Việc 2: : Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Bài tập 4: Viết các số đo độ dài:
Việc 1- đọc bài mẫu rồi làm BT vào vở
Việc 2- : Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Đố người thân làm BT 5- sgk- Tr 15
- Hãy đo chiều dài, chiều rộng chiếc giường em nằm rồi viết các số đo dưới dạng hỗn số.
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. MỤC TIÊU:
- Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1), nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (BT2).
- Hiểu nghĩa của từ đồng bào; tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được.
- HS có năng lực thuộc được thành ngữ, tục ngữ ở BT2, đặt câu với các từ tìm được BT3c.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu cơ bản của bài học.
* Hình thành kiến thức mới:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp.
- : Cá nhân tự làm bài .
- : Đánh giá, nhận xét bổ sung cho bài làm của bạn.
: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nêu kết quả bài làm của mình, các bạn khác nhận xét, bổ sun g. Thống nhất kết quả.
NT nêu câu hỏi: theo bạn các từ cần điền là các từ đồng nghĩa hoàn toàn hay các từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Khi sử dụng các từ đồng nghĩa này chúng ta phải chú ý điều gì?
Bài tập 2: Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên những phẩm chất gì của người Việt Nam
.-( HS có năng lực thuộc được thành ngữ, tục ngữ ở BT2).
- : Cá nhân tự làm bài (có thể sử dụng từ điển thành ngữ, tục ngữ).
- : Đánh giá, nhận xét bổ sung cho bài làm của bạn; sửa bài (nếu làm chưa đúng).
- : NT gọi các bạn trình bày bài của mình. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài tập 3: Đọc truyện Con Rồng cháu Tiên và trả lời câu hỏi.
-( HS có năng lực đặt câu với các từ đã tìm được).
- : Cá nhân tự làm bài (có thể sử dụng từ điển).
- : NT gọi các bạn đọc bài của mình. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét bổ sung cho bạn. Cá nhân bổ sung thêm các từ có tiếng đồng các bạn tìm đúng mà bài mình chưa có.
- Chọn các câu văn hay chia sẻ trước lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Kể cho bố mẹ và người thân về tiết học hôm nay, cùng với người thân tìm thêm các từ có tiếng đồng có nghĩa là cùng.
Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2016
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.MỤC TIÊU:
- Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
- Giáo dục hs lòng yêu thiên nhiên.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp bài hát: Có cơn mưa nào lạ thế?
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Mưa rào
- : Tự đọc bài và trả lời các câu hỏi sau:
a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
b)Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa?
c) Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau cơn mưa?
d)Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của tác giả?
+Cách dùng từ trong khi miêu tả có gì hay?
: Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn.
Bài 2: Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa.
- : Cá nhân tự làm bài .
- : Đánh giá, nhận xét bổ sung bài dàn ý của bạn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Học sinh về nhà viết lại bài văn.
Toán :Tiết 13: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
- Phép cộng, phép trừ các phân số.
- Chuyển các số đo có 2 tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị viết dưới dạng hỗn số.
- Biết giải toán tìm một số khi biết giá trị phân số của số đó.
- HS làm BT 1(a,b),2( a,b),4,5.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
*Ôn tập
Bài tập 1,2:Tính
Việc 1: làm BT1,BT2 vào vở
Việc 2 : : Hỏi – đáp cách thực hiện, thống nhất kết quả.
Bài tập 4:Viết các số đo độ dài (theo mẫu)
Việc 1- đọc bài mẫu rồi làm BT vào vở
Việc 2- : Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Bài tập 5: Giải toán
Việc 1- đọc bài, quan sát hình vẽ, TLCH : Muốn tìm quãng đường AB ta phải biết gì?
Giải bài toán trên
Việc 2- : Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em hãy đố người thân trả lời câu hỏi :
Biết số HS của lớp 5D là 15 bạn. Hỏi:
a) Số HS lớp 5D là bao nhiêu em?
b) Biết số HS trong lớp thích học Toán; số HS trong lớp thích học tiếng Anh .Hỏi có bao nhiêu bạn thích học Toán, bao nhiêu bạn thích học tiếng Anh?
Luyện Tiếng Việt: Luyện đọc : LÒNG DÂN
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc đúng một văn bản kịch: biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật trong tình huống kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- HS có năng lực biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động: HĐTQ tổ chức trò chơi cho các bạn.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Luyện đọc theo cách phân vai:
Việc 1: Nghe 2 bạn đọc bài Lòng dân- Các bạn theo dõi, đọc thầm.
Việc 2: : NT phân vai cho các bạn trong nhóm. Tìm giọng đọc cho mỗi vai.
- Luyện đọc diễn cảm theo vai.
- Góp ý cách đọc cho các bạn để thể hiện được tính cách nhân vật.
Việc 3: : - Các nhóm đọc diễn cảm trước lớp theo cách phân vai.
2. Củng cố nội dung phần 1 của vở kịch:
Bài 1: Dì Năm đã làm gì để cứu chú cán bộ? Chọn câu trả lời đúng nhất:
Đưa áo cho chú thay để che mắt địch.
Đưa áo cho chú thay và bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm như người trong nhà để che mắt địch.
Giấu chú vào chỗ kín trong nhà.
Bài 2:Theo em, dì Năm là người có đức tính gì? Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. nhanh trí B. dũng cảm C. yêu nước
D. Cả ba đức tính nêu trong các câu trả lời A, B,C.
Việc 1: Nhóm trưởng đọc nội dung bài tập. Cá nhân suy nghĩ chọn câu trả lời đúng.
Việc 2: : Đánh giá, nhận xét câu trả lời của bạn.
Việc 3: NT gọi lần lượt các bạn nêu kết quả, thống nhất kết quả.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc diễn cảm vở kịch (thể hiện được tính cách từng nhân vật trong vở kịch) cho người thân nghe. Có thể chọn một vai để diễn kịch.
Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2016
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU:
- Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp; hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ (BT2).
- Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1,2 từ đồng nghĩa (BT3).
- HS có năng lực sử dụng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi: “ Xì điện”.
- Một bạn nói một từ chỉ màu sắc (VD: vàng, trắng, xanh, đen,...)và chỉ vào một bạn khác. Bạn được chỉ phải nói được từ đồng nghĩa với từ chỉ màu sắc đó. Nếu không nói được thì bạn đó thua cuộc.( Lưu ý: bạn nêu từ phải có ít nhất 1 đáp án).
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống
- : Cá nhân tự làm bài.
- : Đánh giá, nhận xét bài làm của bạn đã tìm.
- : NT gọi các bạn đọc bài của mình. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét bổ sung cho bạn. Thống nhất kết quả.
Bài tập 2: Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau:
- : Cá nhân tự làm bài (nếu từ nào chưa hiểu nghĩa em có thể sử dụng từ điển).
- : Đánh giá, nhận xét bổ sung về các nhóm từ mà bạn đã xếp ( tự sửa bài nếu làm chưa đúng).
- : NT gọi các bạn đọc bài của mình. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét bổ sung cho bạn.
Thống nhất kết quả trong nhóm.
Bài tập 3: Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.
- : Cá nhân chọn một khổ thơ, dựa theo ý khổ thơ đó viết đoạn văn.
- : NT gọi các bạn đọc bài của mình. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét bổ sung cho bạn.
Chọn đoạn văn viết hay chia sẻ trước lớp.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Đọc cho người thân nghe các câu tục ngữ đã học hôm nay, đố người thân ý nghĩa chung của các câu tục ngữ đó. Tìm thêm các câu tục ngữ khác nói về tình cảm gắn bó với quê hương.
- Đọc đoạn văn đã viết cho người thân nghe, nhờ người thân góp ý để viết lại đoạn văn cho hay hơn.
Toán: Tiết 14: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
-Phép nhân và phép chia về phân số.
-Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
-Đổi số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo có 1 tên đơn vị đo viết dưới dạng hỗn số.
-Giải toán có liên quan đến diện tích các hình.
- HS làm BT 1,2,3. HS có năng lực làm thêm BT4
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
*Ôn tập
Bài tập 1:Tính
Việc 1: làm BT1 vào vở
Việc 2 : : Hỏi – đáp cách thực hiện, thống nhất kết quả.
Bài tập 2:Tìm x
Việc 1: làm BT2 vào vở
Việc 2 : : Hỏi – đáp cách thực hiện, thống nhất kết quả.
Việc 3: :
Bài tập3:Viết các số đo độ dài (theo mẫu)
Việc 1- đọc bài mẫu rồi làm BT vào vở
Việc 2- : Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
Việc 3: Chia sẻ kết quả trước lớp
Bài tập 4: (HS có năng lực)Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng
Việc 1- đọc và làm vào sgk
Việc 2- : Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà đố người thân BT : Tìm x biết:
a) b) x
c) x + d) x :
Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2016
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.MỤC TIÊU:
Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn được một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1.
Dựa vào dàn ý đoạn văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước,viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lý ở BT2.
Học sinh khá giỏi biết hoàn chỉnh các bài văn ở BT1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp trò chơi xì điện nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Bạn Quỳnh Liên làm văn tả quang cảnh sau cơn mưa. Bài văn có 4 đoạn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh.
- : Cá nhân đọc 4 đoạn và chọn một đoạn và giúp bạn viết thêm vào những chỗ có dấu() để hoàn chỉnh nội dung của đoạn.
- : Hỏi- đáp.
- Chia sẻ trong nhóm. .
Bài tập 2 : Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em vừa trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn.
- làm vào vở nháp.
- : Đánh giá bài cho nhau- sữa bài.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà lập dàn ý 3 đoạn văn còn lại.
Toán: Tiết 15: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
-Giải toán tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- HS giải được BT1,2. HS có năng lực giải BT3
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
*Ôn tập
a) Bài toán 1:
Việc 1: đọc nội dung và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng vào nháp.
-Nêu lại nội dung BT
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
-Bài toán thuộc dạng toán điển hình nào đã học ở lớp 4? Giải bài toán vào nháp.
Việc 2 : : Thống nhất kết quả.
b) Bài toán 2.
Việc 1: đọc nội dung và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng vào nháp.
-Nêu lại nội dung BT.
-Nhận dạng toán và nêu sự giống và khác nhau về cách giải của hai dạng toán này? Giải bài toán vào nháp.
Việc 2 : : Thống nhất kết quả.
Việc 3: :
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
Việc 1: đọc nội dung và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải vào vở.
Việc 2 : : Thống nhất kết quả.
Bài 2:
Việc 1: đọc nội dung và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải vào vở.
Việc 2 : : Thống nhất kết quả.
Bài 3:HS có năng lực
Việc 1: đọc nội dung và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải vào nháp.
Việc 2 : Thống nhất kết quả.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà đố người thân giải BT3
Ôn Toán: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
- Chuyển các hỗn số thành các phân số.
- Chuyển các số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị.
- Thực hiện các phép tính đối với phân số có chứa các hỗn số.
- Giải toán có lời văn.
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp hát
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
*Ôn tập
Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành PS.
Bài 2: So sánh các hỗn số :
a. và b. và c. và d.và
Việc 1: làm BT1,BT2 vào vở
Việc 2 : : Hỏi – đáp cách thực hiện, thống nhất kết quả.
Bài 3: Viết các số đo độ dài (theo mẫu):
8m 5dm; 9m 7dm; 11cm 3mm; 1m 85cm; 6m 6cm
M: 8m5dm = 8m + m = m
Việc 1: đọc lại mẫu, làm BT3 vào vở
Việc 2 : : thống nhất kết quả.
Bài 4: (dành cho HS có năng lực).
Nhà bếp tập thể mua về một bao gạo. Hôm trước nhà bếp dùng 25kg gạo. Hôm sau dùng số gạo còn lại, cuối cùng trong bao còn 30kg gạo. Hỏi lúc đầu bao gạo có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Việc 1: đọc bài toán và TLCH:
+ Muốn biết số gạo trong bao có lúc đầu ta cần biết gì?
+ Làm thế nào để biết số gạo còn lại sau khi dùng 25kg?
Việc 2 : : Hỏi – đáp cách thực hiện, thống nhất kết quả.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà đố người thân BT 4
Sinh hoạt tập thể: SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp
- Có ý thức xây dựng tập thể lớp , có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp
- Rèn luyện kĩ năng quản lí , tham gia các hoạt động tập thể của hs .
II. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Sinh hoạt lớp :
* Sơ kết tuần:
- Nề nếp : Đa số các bạn đã chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường.Nhiều bạn đã học bài và chuẩn bị bài ở nhà.Trong lớp chú ý nghe giảng,hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 1 số bạn chưa thật sự nghiêm túc trong giờ học, còn nói tự do, làm việc riêng...
- Một số bạn còn đi học muộn, nghỉ học vô lí do.
*Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục thực hiện tốt nội quy trường lớp.
- Thi đua học tập thật tốt giữa cá nhóm, giữa các cá nhân.
- Phát huy tin thần tự quản.
- Thực hiện làm VS sạch sẽ, tự giác.
III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- GV nhận xét kết quả hoạt động, dặn dò nhắc nhở cả lớp đoàn kết giúp đỡ đội ngũ cán bộ lớp hoàn thành nhiệm vụ .
- Động viên đội ngũ cán bộ lớp cố gắng hoàn thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYÊN 3.docx