I Mục tiêu: Luyện tập về tính chu vi hình tròn.
II. Các hoạt động dạy – học.
1. Yêu cầu HS làm trong VBT Toán.
2. Thu chấm và chữa bài.
Bài 1cho HS nêu miệng.
Bài 2: 1 HS lên làm.
26 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn bằng cách: lấy bán kính nhân bán kính rồi nhân 3,14.
- HS vận dụng cách tính diện tích hình tròn vào làm các bài tập chính xác, thành thạo.
* HS khá, giỏi làm hết bài 1,2.
II. Chuẩn bị: GV: Com pa, thước chia cm.
HS: Com pa, thước chia cm.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1. Bài cũ: “Luyện tập”
- Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào?
-. Nêu cách tính bán kính, đường kính khi có chu vi?
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động1: Hình thành kiến thức
- GV giới thiệu cách tính diện tích hình tròn:
Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14.
S = r x r x 3,14
(S: diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn)
-Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn.
- GV lấy một số VD cho HS thực hiện nháp, nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1 và bài 2.
- Gọi HS đọc bài và vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tròn vào làm bài.
- GV hướng dẫn HS trường hợp r = m hoặc d = m thì có thể chuyển thành các số thập phân rồi tính.
- Cho HS làm bài vào vở, vài HS lên bảng thực hiện, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
* Đáp án: Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r:
a) r = 5cm => S = 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
b) r = 0,4 dm => S = 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
c) r = m => S = x x 3.14 = 1,1304 (m2)
Bài 2: Tính diện tích hình tròn có đường kính d:
a) d = 12 cm b) d = 7,2 dm
r = 12 : 2 = 6(cm) r = 7,2 : 2 = 3,6 (dm)
S = 6 x 6 x 3,14 =113,04 (cm2) S = 3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944 (dm2)
c) d = m r = : 2 = (m)
S = x x 3,14 = 0,5024 (m2 )
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài, tìm hiểu đề theo nhóm đôi.
- Cho HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng thực hiện, nhận xét, sửa bài.
- GV chấm bài, nhận xét, sửa bài.
* Đáp số: 6,3585 cm2
3. Củng cố – Dặn dò: Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích hình tròn khi biết đường kính hay bán kính. Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài: “Luyện tập”.
- 2 HS nêu.
- Theo dõi.
- Vài HS nhắc lại.
- Làm nháp, sửa bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi.
- 3 HS lên bảng làm.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Làm vở, sửa bài.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc, thực hiện theo yêu cầu.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( Tiết 39 )
Mở rộng vốn từ : Công dân
I.Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân.
- Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân
- HS có thói quen dùng đúng từ trong chủ điểm.
* HS khá, giỏi làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác
II.Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi nội dung bài 3, phiếu bài 3. Từ điển tiếng Việt.
HS : Tìm hiểu bài. Từ điển tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1. Bài cũ: “Cách nối các vế câu ghép”
- Trong câu ghép có mấy cách nối các vế câu?
- Nêu các cách nối trong câu ghép?
2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi đề
Hoạt động: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, có thể sử dụng từ điển để tra nghĩa từ “Công dân”
- Gọi HS trình bày, nhận xét.
- GV chốt ý: dòng b: công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
Bài 2: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, lần lượt gọi 3 HS lên bảng làm, nhận xét, sửa bài.
- GV chốt ý kiến đúng :
a) Công là của nhà nước của chung:Công dân, công cộng, công chúng
b) Công là không thiên vị: Công bằng, công lý, công minh, công tâm.
c) Công là thợ khéo tay: Công nhân, công nghiệp.
Bài 3 : Gọi HS đọc và nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm phiếu, 1HS lên bảng thực hiện, nhận xét, sửa bài.
- GV chốt ý kiến đúng.
* Đồng nghĩa với từ công dân : nhân dân, dân chúng, dân.
* Không đồng nghĩa với từ công dân : đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng
Bài 4: Gọi HS đọc và nêu yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng :
* Đáp án : Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa ở bài tập 3. Vì từ công dân có hàm ý “người dân một nước độc lập”, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý này ngược với ý của từ nô lệ.
3. Củng cố - Dặn dò: Cho HS nhắc lại một số từ ngữ gắn với chủ điểm Công dân. Về nhà xem lại bài, chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”.
- 2 HS nêu.
- 1 HS đọc, nêu yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS lần lượt trình bày.
- 1 HS đọc, nêu yêu cầu.
- HS làm trong VBT, 3 HS lên bảng làm.
- 1 HS đọc và nêu yêu cầu.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS thảo luận theo cặp.
- Báo cáo kết quả.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
ÔN TOÁN:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- HS nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn bằng cách: lấy bán kính nhân bán kính rồi nhân 3,14.
- HS vận dụng cách tính diện tích hình tròn vào làm các bài tập chính xác, thành thạo.
II. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Bài 1 và bài 2.
- Gọi HS đọc bài và vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tròn vào làm bài.
- GV hướng dẫn HS trường hợp r = m hoặc d = m thì có thể chuyển thành các số thập phân rồi tính.
- Cho HS làm bài vào vở, vài HS lên bảng thực hiện, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
* Đáp án: Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r:
a) r = 5cm => S = 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
b) r = 0,4 dm => S = 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
c) r = m => S = x x 3.14 = 1,1304 (m2)
Bài 2: Tính diện tích hình tròn có đường kính d:
a) d = 12 cm b) d = 7,2 dm
r = 12 : 2 = 6(cm) r = 7,2 : 2 = 3,6 (dm)
S = 6 x 6 x 3,14 =113,04 (cm2) S = 3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944 (dm2)
c) d = m r = : 2 = (m)
S = x x 3,14 = 0,5024 (m2 )
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài, tìm hiểu đề theo nhóm đôi.
- Cho HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng thực hiện, nhận xét, sửa bài.
- GV chấm bài, nhận xét, sửa bài.
* Đáp số: 6,3585 cm2
3. Củng cố – Dặn dò:
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi.
- 3 HS lên bảng làm.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Làm vở, sửa bài.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc, thực hiện theo yêu cầu.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2011
TOÁN ( Tiết 98 )
Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
- HS vận dụng cách tính chu vi, diện tích hình tròn làm bài tập chính xác, thành thạo.
* HS khá, giỏi làm được bài 3.
II.Chuẩn bị: GV: Compa, thước chia cm. .
HS: Ôn cách tính chu vi, diện tích hình tròn; Compa, thước chia cm.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1. Bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại cách tính diện tích hình tròn.
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vở, 2HS lên bảng thực hiện, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
* Đáp án: a) 113,04 (cm2) ; b) 0,38465 (dm2)
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn HS cách tính: từ chu vi tính bán kính hình tròn, vận dụng công thức để tính diện tích của hình tròn.
- Cho HS làm vở, 1HS lên bảng thực hiện, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
* Đáp án: Diện tích: 3,14 (cm2)
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài, tìm hiểu đề theo nhóm đôi.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
- Cho HS làm vở, 1HS lên bảng thực hiện, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài giải:
Diện tích miệng giếng là: 0,7 x 0,7 x 3,14 = 1,5386 (m2)
Bán kính giếng và thành giếng là: 0,7 + 0,3 = 1 (m)
Diện tích miệng giếng và thành giếng là: 1 x 1 x 3,14 = 3,14 (m2)
Diện tích thành giếng là: 3,14 – 1,5386 = 1,6014 (m2)
Đáp số: 1,6014 m2
3. Củng cố – Dặn dò: Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích hình tròn khi biết đường kính hay bán kính. Về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài: “Luyện tập chung”.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS nêu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc, tìm hiểu đề.
- Quan sát hình vẽ.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
TẬP ĐỌC ( Tiết 40 )
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
I.Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi, kính trọng nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
- Hiểu được:
+ Nghĩa các từ: tư sản, ngân quỹ và các từ phần chú giải.
+ Nội dung bài: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền cho Cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2)
- Giáo dục HS ý thức giúp đỡ, ủng hộ khi cần thiết.
* HS khá, giỏi phát biểu được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm công dân với đất nước ( câu hỏi 3).
II. Chuẩn bị:
- Ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện in trong SGK. Bảng phụ ghi đoạn 2; 3.
HS: Tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1. Bài cũ: “Thái sư Trần Thủ Độ”
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động 1: Luyện đọc:
- GV gọi HS khá giỏi đọc cả bài, lớp đọc thầm.
- GV chia bài 5 đoạn nhỏ như SGK.
- GV cho HS đọc nối tiếp: sửa sai, hướng dẫn ngắt nghỉ
- Giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và trả lời các câu hỏi ở SGK.
Câu 1: Kể những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì?
Câu 2: Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
Câu 3: Qua câu chuyện này, em nghĩ như thế nào về trách nhiệm của người công dân với đất nước?
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
* Ý nghĩa: Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì cách mạng gặp khó khăn về tài chính.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc theo từng đoạn, nhận xét cách đọc của bạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 và 3: chú ý thể hiện sự thán phục, kính trọng; nhấn mạnh các từ ngữ chỉ con số về tiền, tài sản.
- GV đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp, nhận xét, sửa sai.
- GV cho HS bình chọn HS đọc tốt.
3. Củng cố - Dặn dò: Cho HS nhắc lại ý nghĩa bài đọc. Về nhà đọc bài, chuẩn bị: “Trí dũng song toàn
- 2 HS lên bảng đọc bài.
- 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm.
- 5 HS tiếp nối đọc 5 đoạn.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS nghe.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS đọc trong SGK và trả lời.
cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung.
là người phải biết hi sinh vì cách mạng, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,...
- HS nêu.
- Nhắc lại.
- 5 HS tiếp nối đọc lại bài.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
ÔN TOÁN:
Luyện tập
I Mục tiêu: Luyện tập về tính chu vi hình tròn.
II. Các hoạt động dạy – học.
Yêu cầu HS làm trong VBT Toán.
Thu chấm và chữa bài.
Bài 1cho HS nêu miệng.
Bài 2: 1 HS lên làm.
Bài giải
a. Đường kính của hình tròn là:
3,14 : 3,14 = 1 ( m )
b. Bán kính của hình tròn là:
188,4 : 3,14 : 2 = 30 ( cm )
Đáp số: a. 1 m ; 30 cm
Bài 3: 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
a. Chu vi của bánh xe đó là: 3,14 x 0,8 = 2,512 ( m )
b. Bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng được số mét là:
2,152 x 10 = 25,120 ( m )
Bánh xe lăn trên mặt đất 200 vòng được số mét là:
2,512 x 200 = 502,4 ( m )
Bánh xe lăn trên mặt đất 200 vòng được số mét là:
2,512 x 1000 = 2512 ( m )
Bài 4: HS nêu miệng và giải thích. ( chu vi hình A, B bằng nhau ).
3. NX, dặn dò.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
CHÍNH TẢ Tiết 20
(Nghe - viết) Cánh cam lạc mẹ
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chính tả bài thơ “Cánh cam lạc mẹ.”
- Rèn viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở.
* Giáo dục tình cảm yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.
II. Chuẩn bị : Phiếu bài tập 2. Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1. Bài cũ:
- HS lên bảng viết lại : chài lưới, khắp vùng Tây Nam Bộ, vang dội , Nguyễn Trung Trực
2. Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết bài.
- GV đọc mẫu bài viết.
- Gọi 1 HS đọc bài.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
+ Bài thơ nói lên điều gì ?
- GV yêu cầu HS luyện viết những chữ HS dễ viết sai: xô vào, khản đặc, râm ran,...vào vở nháp, HS lên bảng viết.
- GV nhắc nhở HS trước lúc viết bài.
- GV đọc bài.
- Đọc cho HS soát lỗi, thống kê.
- GV chấm bài, yêu cầu HS sửa lỗi.
- Nhận xét chung.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài vào phiếu, 1HS lên bảng điền chữ cái thích hợp vào ô trống, đổi phiếu chấm bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
* Đáp án : Thứ từ các tiếng điền vào:
a) ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi.
b) đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn, một.
- Gọi 2HS đọc lại 2 phần bài.
3. Củng cố - Dặn dò: GV nhắc nhở chung lỗi sai của cả lớp. Về nhà sửa lỗi sai, chuẩn bị: “Trí dũng song toàn”
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
- 1 HS đọc.
- Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, yêu thương của bạn bè .
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
- Viết nháp, sửa lỗi.
- Viết bài vào vở.
- Đổi chéo vở soát lỗi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Làm phiếu, sửa bài.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
TOÁN ( Tiết 99 )
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Củng cố lại cách tính chu vi và diện tích hình tròn.
- HS thực hiện tính được chu vi, diện tích hình tròn để làm bài tập chính xác, thành thạo.
* HS khá, giỏi làm được bài 4.
II. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Hoạt động: Luyện tập.
Bài 1: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ để nhận ra độ dài sợi dây thép chính là tổng chu vi của hai đường tròn.
- Cho HS làm vở, 1HS lên bảng thực hiện, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vở, 1HS lên bảng thực hiện, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài 3: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV gắn lên bảng hình vẽ, yêu cầu HS quan sát để nhận ra: Diện tích hình đã cho là tổng diện tích hai nửa hình tròn và diện tích hình chữ nhật.
- Cho HS làm vở, 1HS lên bảng thực hiện, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài 4: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV gắn lên bảng hình vẽ bài tập 4, yêu cầu HS tính diện tích hình tô màu bằng cách khoanh chữ cái đặt trước câu trả lời đúng vào phiếu, đổi phiếu sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
* Đáp án A.
* Củng cố – Dặn dò: Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi, diện tích hình tròn, bán kính, đường kính. chuẩn bị bài sau.“Giới thiệu biểu đồ hình quạt”.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Quan sát, nhận biết.
- Làm vở, 1 em lên bảng làm.
* Độ dài của sợi dây thép là:
7 x 2 x 3,14 + 10 x 2 x 3,14 = 106,76 (cm)
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Làm vở, sửa bài.
Bài giải
Bán kính hình tròn lớn là:
15 + 60 = 75 (cm)
Chu vi hình tròn lớn là:
75 x 2 x 3,14 = 471 (cm)
Chu vi hình tròn nhỏ là:
60 x 2 x 3,14 = 376,8 (cm)
Chu vi hình tròn lớn hơn hình tròn bé là:
471 – 376,8 = 94,2 (cm)
Đáp số: 94,2cm
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Quan sát, nhận biết.
- Làm vở, sửa bài.
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật:
7 x 2 = 14 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
14 x 10 = 140 (cm2)
Diện tích hai nửa hình tròn là:
7 x 7 x 3,14 = 153,86 (cm2)
Diện tích hình đã cho là:
140 + 153,86 = 293,86 (cm2)
Đáp số: 293,86 cm2
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Thực hiện, làm phiếu, sửa bài.
- Theo dõi.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
KỂ CHUYỆN ( Tiết 20 )
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói: HS tìm và kể được câu chuyện đã được nghe, được đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh bằng lời của mình, biết trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể, biết nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Giáo dục HS tinh thần, thái độ sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
II. Chuẩn bị:
- GV và HS: Một số câu chuyện về gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1. Bài cũ: “Chiếc đồng hồ”
- 3 HS lên kể lại câu chuyện.
- NX, ghi điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động1: Tìm hiểu đề:
- Gọi 2HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- GV kết hợp gạch chân dưới các từ trọng tâm của đề: tấm gương, pháp luật, nếp sống văn minh.
Hoạt động 2: HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho 3 HS lần lượt đọc gợi ý 1 trên bảng phụ.
- GV cho HS nối tiếp nhau nói trước lớp: tên câu chuyện, chuyện kể về ai,...
- Yêu cầu 1HS đọc gợi ý 2, cả lớp đọc thầm.
- Cho HS lập nhanh dàn ý câu chuyện mình kể.
- GV cho HS kể chuyện theo nhóm đôi, sau đó trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
- Đại diện thi kể nội dung, nêu ý nghĩa và giao lưu cùng các bạn bằng cách: đặt câu hỏi cho bạn trả lời hay trả lời câu hỏi của bạn, hay câu hỏi của GV trước lớp, nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS nhận xét theo các tiêu chuẩn theo:
+ Nội dung câu chuyện có hay, mới không?
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ).
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- Cho HS bình chọn HS có câu chuyện hay, kể chuyện hấp dẫn, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi thú vị.
3. Củng cố - Dặn dò: .
- 3 HS lên kể theo tranh.
.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS lập dàn ý.
- HS kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể trước lớp.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- NX theo tiêu chí.
- Bình chọn bạn kể theo tiêu chí.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
ÔN TIẾNG VIỆT:
Luyện đọc lại bài Thái sư Trần Thủ Độ
I. Mục tiêu:
- Luyện đọc trôi chảy và phân vai đọc diễn cảm bài Thái sư Trần Thủ Độ.
- Làm bài tập liên quan đến nội dung bài.
II. Các hoạt động dạy – học.
1. Luyện đọc.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn ( 3 lượt )
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS phân vai thi đọc diễn cảm.
2. Bài tập.
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng:
a. Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, là chú của vua, đứng đầu trăm họ.
b. Trần Thủ Độ đồng ý cho người thân quen của vợ làm chức câu đương vì ông có quyền hành lớn trong triều đình, thích gì làm nấy.
c. Trần Thủ Độ yêu cầu chặt một ngón chân của người xin chức câu đương vì muốn răn đe những kẻ có ý định mua quan, bán tước làm rối loạn phép nước.
d. Câu chuyện ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ là người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà trái phép nước.
3. NX, dặn dò.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.
Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2011
TẬP LÀM VĂN ( Tiết 39 )
Tả người ( Kiểm tra viết )
I. Mục tiêu :
- HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- Rèn kĩ năng diễn dạt bài văn trôi chảy, trình bày bài sạch đẹp.
- Giáo dục HS yêu quý, giúp đỡ người thân cũng như mọi người xung quanh.
II. Chuẩn bị : GV: Bảng phụ ghi 3 đề bài. Tranh ảnh minh hoạ nội dung đề.
HS: Tìm hiểu bài, ôn lại ghi nhớ văn tả người, giấy kiểm tra.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1.Bài cũ: “Luyện tập tả người” (Dựng đoạn kết bài)
- Viết đoạn kết bài cho văn tả người có mấy kiểu? Đó là những kiểu nào?
- Nêu kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng?
2.Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
Hoạt động1: Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS đọc 3 đề kiểm tra trên bảng phụ, nêu yêu cầu, GV gạch chân từ ngữ trọng tâm của đề.
- GV hướng dẫn HS: chọn 1 trong 3 đề; chọn tả nhân vật, hoạt động phù hợp với đề; tìm ý, sắp xếp thành dàn ý, rồi dựa vào dàn ý đã xây dựng viết hoàn chỉnh bài văn tả người.
- GV giải đáp những thắc mắc của HS( nếu có ).
Hoạt động2: Làm bài viết.
- GV nhắc nhở HS trước khi làm bài :
+ Bài làm đủ ba phần, cân đối, hợp lý.
+ Dùng từ sát hợp, câu văn gãy gọn.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
- Cho HS làm bài.
- GV theo dõi, nhắc nhở thời gian nộp bài.
- GV thu bài.
3. Củng cố - Dặn dò: Cho HS nhắc lại ghi nhớ về văn tả người. Về nhà xem lại bài, chuẩn bị: “Lập chương trình hoạt động”.
- 2 HS nêu
- Thực hiện, theo dõi.
- Theo dõi, thực hiện.
- Theo dõi.
- Làm bài vào vở.
- Đọc lại bài trước khi nộp.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( Tiết 40 )
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (Tiết 1)
I. Mục tiêu :
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép; biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép.
- HS có ý thức sử dụng từ, cặp từ nối phù hợp.
* HS khá, giỏi giải thích rõ lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2.
II. Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi bài 1 ( nhận xét ); Bảng phụ ghi bài tập 1, 2, 3; Phiếu bài 1.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1. Bài cũ: “Mở rộng vốn từ: Công dân”
- Có mấy cách nối các vế câu ghép? Đó là những cách nào ?
- Tìm một số từ ngữ gắn với chủ đề Công dân ?
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức.
Nhận xét: Gọi HS đọc trên bảng phụ, lớp đọc thầm và nêu yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu theo yêu cầu: Tìm câu ghép; xác định vế câu; cách nối trong câu ghép có gì khác nhau.
- Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý:
* Đoạn văn có 3 câu ghép: câu 1 ; câu 2; câu 3.
* Câu 1: có 3 vế câu, các vế được gắn với nhau bằng quan hệ từ “thì” và “ dấu phẩy ” ; Câu 3 : có 2 vế câu, các vế được gắn với nhau bằng quan hệ từ “ Tuy nhưng ” ; Câu 6: có 2 vế câu, các vế được gắn với nhau bằng “ dấu phẩy ”
- Cho HS thảo luận nhóm bàn , nội dung :
+ Các vế câu trong những câu ghép được nối với nhau bằng cách nào
+ Những quan hệ từ thướng dùng?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt và rút ra ghi nhớ, gọi HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài vào phiếu, 1HS lên bảng thực hiện vào bảng phụ, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
* Câu 1 là câu ghép có 2 vế câu.
* Cặp quan hê từ trong câu là: Nếu thì.
Bài 2: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài miệng, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
* Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì tôi xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước thì tôi xin cử Trần Trung Tá.
* Tác giả lược bớt các từ trên để câu văn gọn, thoáng, tránh lặp.Lược bớt nhưng đọc vẫn hiểu đầy đủ, hiểu đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng thực hiện vào bảng phụ, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng (mà) vua không nghe.
c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?
3. Củng cố – Dặn dò: Cho HS nhắc lại ghi nhớ. Về nhà xem lại bài, chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Công dân”.
- 2 HS trả lời.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS thảo luận..
- Đại diện trả lời..
- Theo dõi, nhắc lại ghi nhớ trang 22.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Làm phiếu, sửa bài.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Làm miệng, sửa bài.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Làm miệng, sửa bài.
- Theo dõi.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
ÔN TIẾNG VIỆT:
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu :
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép; biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép.
- HS có ý thức sử dụng từ, cặp từ nối phù hợp.
* HS khá, giỏi giải thích rõ lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2.
II. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Bài 1: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài vào phiếu, 1HS lên bảng thực hiện vào bảng phụ, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
* Câu 1 là câu ghép có 2 vế câu.
* Cặp quan hê từ trong câu là: Nếu thì.
Bài 2: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài miệng, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
* Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì tôi xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước thì tôi xin cử Trần Trung Tá.
* Tác giả lược bớt các từ trên để câu văn gọn, thoáng, tránh lặp.Lược bớt nhưng đọc vẫn hiểu đầy đủ, hiểu đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng thực hiện vào bảng phụ, nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng (mà) vua không nghe.
c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?
3. Củng cố – Dặn dò: Cho HS nhắc lại ghi nhớ. Về nhà xem lại bài, chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Công dân”.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Làm miệng, sửa bài.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Làm miệng, sửa bài.
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an theo Tuan 20 lop 5 ki 2_12504378.doc