I.MỤC TIÊU:
- Tình yêu quê hương đãt nước thể hiện qua thái độ và hành động của mình về tình yêu tổ quốc Việt Nam.
- Biết được những công việc của xã (phường) và giúp đỡ tạo điều kiện cho xã (phường) làm việc.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Tình yêu quê hương đãt nước thể hiện qua thái độ và hành động của mình về tình yêu tổ quốc Việt Nam ; Biết được những công việc của xã (phường) và giúp đỡ tạo điều kiện cho xã (phường) làm việc.
2.Phương pháp: Trực quan, kể chuyện, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại.
3.Hình thức: Học cá nhân, nêu vấn đề, thực hành, trò chơi sắm vai, thảo luận nhóm.
25 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Ấn Độ, Bra-hma, Sắc-lơ Đắc-uyn, Nữ Oa.
- HS viết: truyền thuyết, Bra-hma, vượn cổ, hàng triệu,
- HS viết bài.
- Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi.
- Cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 4 làm bài.
- KQ: Tên người, tên địa lí có trong bài: Chúa trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn độ, Bra- hma, Sác-lơ Đác-uyn, TK XIX.
.Ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. (VD: A-đam, Ê-va, Sác-lơ Đác-uyn)
.Có một số tên người, tên địa nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng VN. Đó là những tên riêng được âm theo âm Hán Việt. (VD: Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ).
- 2HS đọc. (CHT)
- HS làm bài.
- HS nêu: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công.Vì là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt.
- Là kẻ gàn dở, mù quáng, không cần biết đồ cổ đó thật hay giả. (HTT)
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động”
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**************************
Tiết 49: Luyện từ và câu
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ) ; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu ; làm được các BT ở mục III.
II.CHUẨN BỊ: Từ điển TV, sổ tay TV, phiếu học tập
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ) ; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ ; Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu ; làm được các BT ở mục III.
2.Phương pháp: Giảng giải, thực hành, động não, hỏi đáp.
3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
GV
HS
A.Kiểm tra:
- Tìm cặp từ hô úng trong câu sau:
- Đặt một câu ghép có cặp từ hô ứng.
- Nhận xét.
- Trời vừa hửng sáng, nắng đã nhô lên ở rạng đông.
- Chúng tôi đi đến đâu rừng rào rào chuyển động đến đấy.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong các tiết LTVC vừa qua, các em đã học cách nối các vế trong câu ghép. Tiết LTVC hôm nay sẽ dạy các em học cách thức liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ.
2.Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
- YCHS đọc yêu cầu bài.
- YCHS thảo luận nhóm 2, trình bày.
- Trong các từ in nghiêng, từ nào lặp lại từ đã dùng ở câu trước?
Bài 2:
- YCHS đọc đề bài.
- YCHS thảo luận cặp, trả lời câu hỏi: Nếu ta thay từ được dùng lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên có gắn bó với nhau không
- YCHS nhận xét, đọc lại.
Bài 3:
- Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì?
- Để liên kết một câu với câu đứng trước nó ta làm như thế nào?
- GV: Hai câu cùng nói về một đối tượng (ngôi đền). Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành một đoạn văn, bài văn.
- YCHS nhắc lại ghi nhớ.
3.Luyện tập:
Bài 1:
- YCHS đọc đề bài.
- YCHS thảo luận nhóm 2, nối tiếp nhau trả lời.
Bài 2:
- YCHS đọc đề bài.
- YCHS thảo luận nhóm 2.
- Nghe.
- Đọc yêu cầu bài tập. Đọc thầm nội dung BT.
- HS thảo luận, suy nghĩ và phát biểu ý kiến. (CHT)
- Trong câu văn có từ đền lặp lại từ đền ở câu trước.
- Đọc yêu cầu của bài. (CHT)
- Nội dung hai câu không còn gắn bó với nhau nữa. Vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau: câu 1 nói về đền Thượng còn câu 2 lại nói về ngôi nhà hoặc ngôi chùa hoặc trường hoặc lớp.
- 1-2HS đọc lại câu văn sau khi đã thay thế. (CHT)
- Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.
- Ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ xuất hiện ở câu đứng trước.
- HS đọc. (CHT)
- Tiếp nối nhau đọc yêu cầu bài tập. (CHT)
- Phát biểu ý kiến.
- KQ:
a) Từ trống đồng Đông Sơn được dùng lặp lại để liên kết câu.
b) Cụm từ anh chiến sĩ và nét hoa văn được dùng lặp lại để liên kết câu.
- HS đọc. (CHT)
- HS thảo luận nhóm 2
- KQ: Thuyền ; Thuyền ; Thuyền ; Thuyền ; Chợ ; cá song ; cá chim ; tôm.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị:“Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ”
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**************************
Thứ tư, ngày 06 tháng 03 năm 2019
Tiết 123: Toán
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I.MỤC TIÊU:Biết:
- Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải bài toán đơn giản. (Bài 1 dòng 1,2, Bài 2)
II.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian ; Vận dụng giải bài toán đơn giản ; Làm bài: 1 dòng1, 2, bài 3.
2.Phương pháp: Luyện tập, thực hành, động não, hỏi đáp.
3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YCHS đổi:.1giờ = phút ; 1 phút = giây
.1 thế kỉ = .năm
.0,75 ngày = giờ
.2 giờ 15 phút = giờ
- Nhận xét.
.1giờ = 60 phút , 1 phút = 60 giây
.1 thế kỉ = 100 năm
.0,75 ngày = 1080 giờ
.2 giờ 15 phút = 2,25 giờ
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng học cách cộng các số đo thời gian.
2.Hướng dẫn thực hiện phép cộng các số đo thời gian:
a)Ví dụ 1: GV nêu như SGK
- Xe ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa hết bao nhiêu lâu?
- Xe tiếp tục đi từ Thanh Hóa đến Vinh hết bao lâu?
- Bài toán yêu cầu em tính gì?
- Để tính được thời gian xe đi từ Hà Nội đến Vinh chúng ta phải làm phép tính gì?
- GV nêu: Đó chính là một phép cộng hai số đo thời gian. Các em hãy thảo luận với bạn bên cạnh để thực hiện phép cộng này.
- GV kết luận:
3 giờ 15 phút
+
2 giờ 35 phút
5 giờ 50 phút
- GV hỏi: Vậy 3 giờ 15 phút cộng 2 giờ 35 phút bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút?
b)Ví dụ 2:
- GV dán băng giấy số đề bài toán ví dụ 2 và YC HS đọc.
- GV hỏi:
+ Bài toán cho em biết những điều gì?
+ Bài toán yêu cầu em tính gì?
+ Hãy nêu phép tính thời gian đi cả hai chặn đường?
+ Tương tự như cách đặt tính như ở ví dụ 1, em hãy đặt tính và thực hiện phép tính trên
- GV hỏi:
+ 83 giây có thể đổi ra phút không? Đổi được thành bao nhiêu phút, bao nhiêu giây?
+ Như vậy có thể viết 45 phút 83 giây thành 46 phút 23 giây.
* Kết luận:
+ Khi viết số đo thời gian này dưới số đo thời gian kia thì các số cùng một loại đơn vị đo phải thẳng cột như với phép cộng số tự nhiên.
+ Sau khi được kết quả, một số đo có đơn vị thấp hơn có thể đổi thành đơn vị cao hơn liền kề nó nhưng phải dựa vào bảng đơn vị đo thời gian.
3.Thực hành:
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS làm bài vào bảng con.
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS làm bài, sửa bài.
- Lắng nghe.
- Xe ô tô từ Hà Nội đến Thanh Hóa hết 3 giờ 15 phút.
- Xe từ Thanh Hóa đến Vinh hết 2 giờ 35 phút.
- Tính thời gian xe từ Hà Nội đến Vinh.
- Để tính được thời gian xe đi từ Hà Nội đến Vinh chúng ta phải thực hiện phép cộng: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút.
- 2HS ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp thảo luận để tìm cách thực hiện phép cộng. Một số HS nêu trước lớp. HS có thể đưa ra các cách sau
+ Đổi số ra số thập phân rồi tính.
+ Đổi ra phút rồi tính
+ Đặt tính rồi tính.
- HS nêu: 3 giờ 15 phút cộng 2 giờ 35 phút bằng 5 giờ 50 phút.
- HS đọc. (CHT)
+ Bài toán cho biết:
Chặng thứ nhất đi: 22 phút 58 giây
Chặng thứ hai đi: 23 phút 25 giây
+ Bài toán yêu cầu tính thời gian đi cả hai chặng
+ Phép cộng: 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây
+ 1HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp vào giấy nháp:
22 phút 58 giây
+
23 phút 25 giây
45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây
+ HS nêu: 83 giây = 1 phút 23 giây
- HS nghe và nhớ. Cộng theo từng cột đơn vị. Trường hợp số đo thời gian theo đơn vị phút, giây lớn hơn 60 hoặc bằng 60 thì đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
- HS đọc yêu cầu. (CHT)
- HS làm bảng con.
- KQ:
a) 7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng = 12 năm 15 tháng = 13 năm 3 tháng
3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút = 9 giờ 37 phút
b) 3 ngày 20 giờ + 4 ngày 15 giờ = 8 ngày 11 giờ
4 phút 13 giây + 5 phút 15 giây = 9 phút 28 giây
- HS đọc yc. (CHT)
- HS làm bài.
Bài giải
Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng lịch sử là:
35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút
Đáp số : 2 giờ 55 phút
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Trừ số đo thời gian.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**************************
Tiết 50: Tập đọc
CỬA SÔNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết, gắn bó.
- Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ; thuộc 3,4 khổ thơ).
* GDBVMT: Sông cho ta nhiều phù sa, nước, cá tômcần bảo vệ và giữ gìn
II.CHUẨN BỊ: Tranh minh họa phóng to, bảng phụ viết rèn đọc.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng tha thiết, gắn bó ; Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn ; trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ; thuộc 3,4 khổ thơ.
2.Phương pháp: Trực quan, làm mẫu, giảng giải, thực hành, động não, đàm thoại.
3.Hình thức: Học cá nhân, luyện tập, thảo luận nhóm.
GV
HS
A.Kiểm tra:
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
- Em hiểu câu ca dao sao như thế nào?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
- Nhận xét, đánh giá.
- Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn,...giếng Ngọc trong xanh,...
- Ca ngợi một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: thuỷ chung, luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc,...
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Bài thơ Cửa sông sáng tác của nhà thơ Quang Huy là một bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, lời thơ giản dị nhưng giàu ý nghĩa. Qua bài thơ này, nhà thơ Quang Huy muốn nói với các em một điều rất quan trọng. Chúng ta cùng học bài thơ để biết điều đó.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc
- YCHS đọc.
- YC 6HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài.
.L1: Luyện phát âm: bãi bồi, nông sâu,
.HD ngắt nhịp: Là cửa/nhưngkhóa.
Mênh mông/một.nước.
.L2: Giải nghĩa từ ở cuối bài.
- YCHS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu.
.Giọng nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm.
.Nhấn giọng TN: không then khóa, khép lại, mênh mông, lấp lóa,
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
- GV: Tác giả đã dựa vào cái tên “cửa sông” để chơi chữ.
+ Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
+ Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
* Rút từ: cội nguồn, cần câu uốn cong lưỡi sóng.
+ Nêu nội dung của bài?
* GDBVMT: Sông cho ta nhiều phù sa, nước, cá tômcần bảo vệ và giữ gìn
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc. (HTT)
- 6HS nối tiếp nhau đoạn của bài.
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm 2.
+ Là cửa, nhưng không then, khóa /Cũng không khép khóa bao giờ. Là cách nói rất đặc biệt-cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường: không có then, có khóa. Bằng cách đó, tác giả làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất quen thuộc.
+ Là những nơi dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ ; nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền ; nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hòa lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ ; nơi cá tôm tụ hội ; những chiếc thuyền câu lấp lóa đêm trăng ; nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất, nơi tiễn đưa người ra khơi.
+ Dù giáp mặt biển rộng. Cửa sông chẳng dứt cội nguồn. Bỗng nhớ Phép nhân hóa giúp tác giả nói được tấm lòng của cửa sông không quên cội nguồn.
+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn. (HTT)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- YC 3HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ của bài.
- GV đọc mẫu khổ 4,5.
- YCHS luyện đọc theo cặp.
- YCHS đọc thuộc lòng bài.
- YCHS thi đọc trước lớp.
- Nhận xét.
- 3HS nối tiếp nhau đọc. (HTT)
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc HTL từng khổ, cả bài.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**************************
Tiết 25: Kể chuyện
VÌ MUÔN DÂN
I.MỤC TIÊU:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đạo nghĩa.
II.CHUẨN BỊ: Bộ tranh phóng to trong SGK.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân ; Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đạo nghĩa.
2.Phương pháp: Kể chuyện, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại.
3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, trò chơi sắm vai, thảo luận nhóm.
GV
HS
A.Kiểm tra:
- YCHS kể lại câu chuyện về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS kể.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Câu chuyện các em được nghe hôm nay có tên gọi Vì muôn dân. Đây là câu chuyện có thật trong lịch sử nước ta.. Câu chuyện cho các em biết thêm một nét đẹp trong tính cách của Trần Hưng Đạo vị anh hùng dân tộc đã có công giúp các vua nhà Trần ba lần đánh tan cuộc xâm lược của giặc Nguyên. Nét đẹp đó là tấm lòng chí công vô tư, biết gạt bỏ tị hiềm cá nhân, gia tộc vì vận mệnh của muôn dân và giang sơn.
2.GV kể chuyện:
- GV kể lần 1 không sử dụng tranh, viết lên bảng những từ ngữ khó và giải nghĩa từ cho HS hiểu.
.Tị hiềm: Nghi ngờ, không tin nhau, tránh không quan hệ với nhau.
.Quốc công Tiết chế: Chỉ huy cao nhất của quân đội.
.Chăm-pa: Một nước ở phía Nam nước Đại Việt bấy giờ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nay).
.Sát thát: Giết giặc Nguyên.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa.
+ Đ1: (Giọng chậm rãi, trầm lắng) Tranh vẽ cảnh Trần Liễu đang trăn trối với TQT.
+ Đ2: (Giọng nhanh hơn, căm hờn) Cảnh giặc Nguyên xâm lượt nước ta và cảnh TQT tiếp TQK ở Bến Đông.
+ Đ3: Cảnh họp với các bô lão trong hội nghị Diên Hồng.
+ Đ4: (Giọng chậm rãi, vui mừng) Cảnh giặc Nguyên tan tác chạy về nước.
3.Hướng dẫn HS kể chuyện:
- YCHS đọc YC.
* KC trong nhóm:
- YCHS thảo luận nhóm 4 kể cho nhau nghe nội dung của từng tranh trong vòng thời 7 phút và trao đổi với nhau tìm nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Gợi ý nội dung của từng tranh:
+ Tranh 1: Cha của Trần Quốc Tuấn trước khi qua đời dặn con phải dành lại ngôi vua.Trần Quốc Tuấn không cho điều đó là phải, nhưng thương cha nên gật đầu.
+ Tranh 2: Năm 1 284, giặc Nguyên lại sang xâm lược nước ta.
+ Tranh 3: Trần Quốc Tuấn mời Trần Quang Khải xuống thuyền của mình ở bến Đông để cùng bàn kế đánh giặc.
+ Tranh 4: Trần Quốc Tuấn tự tay dội nước tắm cho Trần Quang Khải, khéo léo cởi bỏ mâu thuẫn gia tộc.
+ Tranh 5: Theo lời Trần Quốc Tuấn, vua mở Hội nghị Diên Hồng triệu tập các bô lão từ mọi miền đất nước. Vua tôi đồng lòng quyết tâm đánh giặc.
+ Tranh 6: Cả nước đoàn kết một lòng nên giặc Nguyên đã bị đánh tan.
* KC trước lớp:
- YC 1HS trong nhóm kể nội dung tranh 1,2
- YC 1HS trong nhóm kể nội dung tranh 3,4
- YC 2HS kể toàn bộ câu chuyện và nêu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu vua tôi nhà Trần không đoàn kết chống giặc?
+ Bạn biết những câu ca dao, tục ngữ nào nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc?
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
- Lắng nghe.
- Nghe.
- HS vừa nghe vừa QS tranh trong SGK.
- 1HS đọc. (HTT)
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện 1 nhóm 4 em kể nội dung 6 bức tranh.
- 1HS kể. (HTT)
- 1HS kể
- 2HS kể trước lớp: + 1HS nhìn tranh kể
+ 1HS không nhìn tranh
+ Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xóa bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. (HTT)
+ Nếu không đoàn kết thì mất nước. Nhà Trần sẽ bị lịch sử lên án, đời sau nguyền rủa. (HTT)
+ Môi hở răng lạnh./Máu chảy ruột mềm./Chị ngã, em nâng,....
- HS nêu.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Kể chuyện đã nghe đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc VN.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**************************
Tiết 25: Địa lí
CHÂU PHI
I.MỤC TIÊU:
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn Châu Phi: Châu Phi ở phía nam Châu Âu và phía tây nam Châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
- Nêu được 1 số đặc điểm về địa hình khí hậu:
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
+ Khí hậu nóng và khô.
+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa-van.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ Châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).
* HS (HTT): giải thích được vì sao Châu Phi có khí hậu nóng bậc nhất thế giới: vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
- Dựa vào các lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với Châu Phi.
* GDBVMT: Gia tăng dân số với việc khai thác môi trường.
II.CHUẨN BỊ: Bản đồ tự nhiên Châu Phi.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn Châu Phi: Châu Phi ở phía nam Châu Âu và phía tây nam Châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục ; Nêu được 1 số đặc điểm về địa hình khí hậu ; Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ Châu Phi ; Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).
2.Phương pháp: Trưc quan, quan sát, động não, hỏi đáp.
3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
GV
HS
A.Kiểm tra:
- So sánh diện tích của Châu Á và Châu Âu?
- Châu Á có khí hậu gì?
- Châu Âu khí hậu gì?
- Nhận xét, đánh giá.
- Châu Á (44 triệu km2) gấp khoảng 4 lần Châu Âu (10 triệu km2).
- Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Chủ yếu có khí hậu ôn hòa.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết địa lí hôm nay chúng ta cùng học bài Châu Phi .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn.
- YCHS quan sát H1, thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau:
+ Châu Phi nằm ở phía nào của Châu Âu và Châu Á, giáp với biển và đại dương nào?
+ Đường xích đạo đi ngang qua phần lãnh thổ nào của Châu Phi?
+ Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết Châu Phi đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới?
* Kết luận: Châu Phi ở phía nam Châu Âu và phía tây nam Châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục. Châu Phi có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, sau Châu Á và Châu Mĩ.
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên
- YCHS thảo luận nhóm 4, quan sát H1 trả lời các câu hỏi sau:
.Giải thích: bồn địa.
+ N1,2,3: Tìm và đọc tên các cao nguyên và bồn địa, con sông lớ, hồ lớn ở Châu Phi?
+ N4,5: Chỉ trên hình 1 vị trí hoang mạc Xa-ha-ra và vùng xa-van của Châu Phi? Nêu đặc điểm?
+ N6: Ở Châu Phi có những loại rừng nào? Loại rừng nào chiếm diện tích lớn nhất?
+ N7,8: Địa hình châu phi có đặc điểm gì? Khí hậu Châu Phi khác các châu lục đã học?
+ Vì sao Châu Phi có khí hậu nóng bậc nhất thế giới?
* Kết luận: Địa hình Châu Phi tương đối cao, được coi như là một cao nguyên khổng lồ. Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới. Châu Phi có rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc. Các quang cảnh rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất.
- Dựa vào các lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi?
- YCHS đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 2.
+ Châu Phi nằm ở phía nam Châu Âu và phía tây nam Châu Á; giáp Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
+ Đi ngang qua giữa châu lục.
+ Châu Phi có diện tích 30 triệu km2, lớn thứ ba trên thế giới, sau Châu Á và Châu Mĩ.
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày.
+ Cao nguyên Đông Phi, Ê-to-ô-pi.
.Bồn địa Sát, Côn Gô, Ca-la-ha-ri, Nin Thượng.
.Sông Ni-giê, Nin, Côn-gô, Dăm-be-di.
.Hồ Sát.Vic-to-ri-a
+ HS chỉ (Phía Tây Bắc) hoang mạc Xa-ha-ra lớn nhất thế giới, khắp nơi chỉ thấy những bãi đá khô khốc, những biển cát mênh mông, nhiệt độ ban ngày có khi 500C, ban đêm xuống 00C.
+ Rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc.Các quang cảnh rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất.
+ Địa hình tương đối cao, được coi như là một cao nguyên khổng lồ. Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới.
+ Vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
- 2HS đọc. (CHT)
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài: Châu Phi (tiêp theo)
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**************************
Tiết 49: Khoa học
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I.MỤC TIÊU: Ôn tập về:
- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng ; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kĩ năng bảo vệ bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
II.CHUẨN BỊ: Hình vẽ trang 101,102/SGK.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Ôn tập về: Các kiến thức phần vật chất và năng lượng ; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm ; Những kĩ năng bảo vệ bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
2.Phương pháp: Trực quan, quan sát, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại.
3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
GV
HS
A.Kiểm tra:
- Để đề phòng dòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà, người ta lắp thêm vào mạch điện cái gì?
º Một cái quạt.
º Một bóng đèn điện.
º Một cầu chì.
º Một chuông điện.
- Nhận xét.
- Hãy viết chữ N trước việc nên làm, chữ K trước việc không nên làm. Để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn do điện gây ra, chúng ta nên làm gì?
º Thay dây chì bằng dây đồng trong cầu chì.
º Phơi quần áo trên dây điện.
º Báo cho người lớn biết khi phát hiện thấy dây điện bị đứt.
º Trú mưa dưới trạm điện.
º Chơi thả diều dưới đường dây điện.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết khoa học hôm nay chúng ta ôn tập về vật chất và năng lượng.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Trò chơi “ai nhanh, ai đúng” - YCHS làm việc theo nhóm 4 đọc các câu hỏi trong SGK trang 101,102 suy nghĩ trả lời.
- GV cử một bạn làm trọng tài.
- GV nêu câu hỏi các nhóm dùng thẻ trả lời, nhóm nào có nhiều câu đúng. Nhóm đó thắng cuộc.
- YCHS quan sát hình 1/101 và mô tả thí nghiệm?
- KQ:
+ TNa: Thanh sắt để lâu ngày đã hút không khí ẩm nên sắt bị gỉ ; Điều kiện nhiệt độ bình thường.
+ TNb: Cho đường vào ống nghiệm, đun dưới đèn cồn. Trên thành ống nghiệm đọng những giọt nước còn đường biến thành than ; Điều kiện nhiệt độ cao.
+ TNc: Cho vôi sống vào nước ta được vôi tôi ; Điều kiện nhiệt độ bình thường.
+ TNd: Vắt chanh lên mâm đồng xuất hiện lớp gỉ màu xanh ; Điều kiện nhiệt độ bình thường.
- Nhận xét tuyên dương.
* Kết luận: Qua hoạt động này giúp các em củng cố về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hóa học.
Hoạt động 2: Năng lượng lấy từ đâu.
- YCHS quan sát H2/102 và thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Nêu tên các phương tiện.
+ Lấy năng lượng từ đâu.
- Nhận xét kết luận.
- Lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm 4. Đại diện các nhóm trình bày.
- KQ: 1d ; 2b ; 3c ; 4b ; 5b ; 6c.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS trình bày.
+ Ha: Xe đạp cần N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAO AN L5 TUAN 25 MOI TICH HOP DAY DU_12540770.doc