Giáo án Tổng hợp môn khối lớp 5 - Tuần 8

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức: Học sinh biết:

- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/ 9/ 1930 ở Nghệ An.

- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã.

 * Kỹ năng: Rèn KN nhận biết các sự kiện, nhân vật lịch sử.

* Thái độ: GD cho HS ham thích tìm hiểu các sự kiện, nhân vật lịch sử; yêu quê hương.

 - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi; năng lực hợp tác, chia sẻ trong nhóm

 II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: SGK, bản đồ hành chính Việt Nam.

2. Học sinh: SGK và vở bài tập.

 

docx34 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp môn khối lớp 5 - Tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4. * Kỹ năng: Rèn KN nhận biết và sử dụng vốn từ. * Thái độ: Yêu thích sự phong phú của ngôn ngữ. - Phát triển năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, VBT 2. Học sinh: SGK, vở ghi và sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - PP: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho chơi TC: Truyền điện. Các bạn nối tiếp nhau tìm từ ghép có tiếng xe. - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Thực hành: a) Mục tiêu: - Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ tìm được . b) Cách tiến hành: Làm việc cá nhânÒChia sẻ nhóm đôiÒChia sẻ trước lớp. * Bài tập 1: HĐ cặp đôi Ò GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án đúng. -Thiên nhiên là tất cả những sự vật hiện tượng không do con người tạo ra. Chọn ý b. Lưu ý: GV hướng dẫn trực tiếp nhóm có em Nhật, Phương Nam, Trác Linh. * Bài tập 2: HĐ cặp đôi Ò Nhận xét, đánh giá, chốt đáp án đúng: A, thác, ghềnh; b, gió , bão; c, sông; d, đất, khoai, mạ Dự kiến: HS mức 1, 2 chỉ tìm được 5 trong 8 từ. Sau bổ sung khi đã chữa bài. * Bài tập 3: HĐ nhóm GV Nhận xét, đánh giá, chốt đáp án. + bao la, mênh mông, bát ngát, bất tận,... + tít tắp, tít, tít mù khơi, muôn trùng khơi,.. + dằng dặc, lê thê, lướt thướt, dài thượt, - Lưu ý: Giúp đỡ em Trâm, Hoàng Anh. * Bài tập 4: HĐ nhóm Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm làm theo yêu cầu của BT trong SGK. - Chia sẻ trong nhóm - Cán sự lớp điều hành các nhóm báo cáo kết quả TL. - Mời các bạn chia sẻ. Lưu ý: GV kiểm tra trực tiếp hoạt động của em Nhật, Hoàng Anh, Trâm, Trác Linh. 3. Hoạt động Vận dụng: - Yêu cầu HS ghi nhớ các từ ngữ miêu tả không gian, sông nước. - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa. 4. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------- TOÁN TIẾT 37: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Biết: So sánh hai số thập phân. - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. * Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính nhanh, đúng, chính xác. * Thái độ: HS yêu thích học toán. Bài tập cần hoàn thành: Bài 1, Bài 2. - Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: 1 bảng phụ. SGK, VBT. 2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Ai nhanh hơn - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: a) Mục tiêu: HS biết so sánh hai số thập phân. - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. b) Cách tiến hành: Làm việc cá nhânÒChia sẻ nhóm đôiÒChia sẻ trước lớp. Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ 1: HĐ nhóm. - GV đưa ví dụ: So sánh 8,1m và 7,9 m - Nhóm trưởng điều khiển nhóm tìm cách so sánh hai STP 8,1m và 7,9m. - Đại diện các nhóm nêu cách so sánh hai STP. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt: 8,1 m > 7,9 m nên 8,1 > 7,9 - GV đưa ví dụ: So sánh 35,7 và 35, 698 - Thực hiện tương tự như ví dụ 1. - Kết luận: Trong 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn. Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ 2: HĐ nhóm. - Kết luận: Trong 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn. Hoạt động 3: Quy tắc (SGK): HĐ cả lớp. - Lưu ý : HS mức 3,4 thuộc quy tắc ngay trên lớp và lấy được các ví dụ cụ thể. 3. Hoạt động Thực hành: a) Mục tiêu: - Củng cố so sánh số thập phân b) Cách tiến hành: Làm việc cá nhânÒChia sẻ nhóm đôiÒChia sẻ trước lớp. Bài tập 1: Củng cố cách so sánh hai số thập phân - HĐ nhóm - HS đọc yêu cầu bài tập. - Chia sẻ trong nhóm, trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng. a) 48, 97 96,38 c) 0,7 > 0,65 - Lưu ý gọi em Nhật, Việt, Phương Tú học chậm làm bài. 4. Hoạt động Vận dụng: Bài tập 2: - Củng cố cách sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu bài tập - Chia sẻ kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: 6,375 < 6,735 < 7,19 < 8,72 < 9,01 - HS mức 3,4 nhắc lại quy tắc so sánh hai STP. 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: - Yêu cầu nhắc lại cách so sánh hai số thập phân. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài: Luyện tập. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Buổi chiều: TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) --------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2018 Buổi sáng: LỊCH SỬ XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Học sinh biết: - Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/ 9/ 1930 ở Nghệ An. - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã. * Kỹ năng: Rèn KN nhận biết các sự kiện, nhân vật lịch sử. * Thái độ: GD cho HS ham thích tìm hiểu các sự kiện, nhân vật lịch sử; yêu quê hương. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi; năng lực hợp tác, chia sẻ trong nhóm II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGK, bản đồ hành chính Việt Nam. 2. Học sinh: SGK và vở bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp phó văn nghệ cho các bạn hát bài: Hoa lá mùa xuân - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: a) Mục tiêu: - Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/ 9/ 1930 ở Nghệ An. - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã. b) Cách tiến hành HS làm việc cá nhânÒChia sẻ nhóm đôiÒChia sẻ trước lớp. * Hoạt động 1: HĐ cả lớp * Cuộc biểu tình ngày 12/ 9/ 1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 - 1931. - GV chốt: - Ngày 12/ 9/ 1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm dẫn đầu kéo về những kẻ đứng đầu thôn xã sợ hãi bỏ chốn hoặc đầu hàng. - Nhân dân có tinh thần đấu tranh cao, quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai. * Hoạt động 2: HĐ nhóm * Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng. - Lưu ý : HS mức 1,2 GV kết luận: - Không hề xảy ra trộm cắp. - Các hủ tục lạc hậu như mê tín dị đoan bị bãi bỏ, tệ cờ bạc cũng bị đả phá. - Các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ. - Nhân dân được nghe giải thích chính sách và được bàn bạc công việc chung. 3. Hoạt động Thực hành: - GV cho HS thảo luận tìm hiểu ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh. - HS đại diện phát biểu. * Ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh. GVKL: - Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động. - Khích lệ cổ vũ tinh thần yêu nước với nhân dân ta. 4. Hoạt động Vận dụng: - HS nêu cảm nhận về phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh. - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Cách mạng mùa thu. 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần; mở bài, thân bài, kết bài. Dựa vào dàn ý (thân bài) viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. * Kỹ năng: Rèn KN viết văn tả cảnh. * Thái độ: HS có ý thức học tốt. * GDBVMT: giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, chia sẻ trong nhóm II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : bảng phụ, VBT 2. Học sinh: SGK, Vở ghi và sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: PP quan sát, PP đàm thoại, PP thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài: “Quê hương tươi đẹp”. - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1: HĐ nhóm - HS TL theo hệ thống câu hỏi: + Phần mở bài em cần nêu được những gì? + Hãy nêu nội dung chính của thân bài? + Phần kết bài cần nêu những gì? Dự kiến các ý trả lời: + Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp định tả, địa điểm của cảnh đẹp đó, giới thiệu được t/ gian địa điểm mà mình quan sát. + Thân bài: tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh đẹp trở lên gần gũi, hấp dẫn người đọc + Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ cao xuống thấp.. + Kết bài: nêu cảm xúc của mình với cảnh đẹp quê hương. - HS tự lập dàn bài (làm bài cá nhân) 3. Hoạt động Vận dụng: - HĐ cá nhân * Mục tiêu: Dựa vào dàn ý (thân bài) viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. - Lưu ý: HS mức 3,4 viết dược câu văn giàu hình ảnh. 4. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: - GV yêu cầu HS đọc đoạn văn vừa viết. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------------------- TOÁN TIẾT 38: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Củng cố: So sánh hai số thập phân. - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn. * Kỹ năng: Rèn KN làm tính nhanh, đúng, chính xác. * Thái độ: HS yêu thích học toán Bài tập cần hoàn thành: Bài 1, Bài 2, Bài 3, bài 4(a). - Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ.SGK, VBT. 2. Học sinh : SGK, VBT. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác, IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Chuyền hoa - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1: Củng cố cách so sánh hai số thập phân: - HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu bài tập. - Chia sẻ trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: 84,2 > 84,19 47,5 = 47,500 6,843 89,6 - Lưu ý gọi em Nhật, Trác Linh, Trâm học chậm làm bài Bài 2: Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn. - HĐ nhóm - HS đọc yêu cầu bài tập -Chia sẻ trong nhóm ,trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: 4,23 < 4,32 < 5,3 < 5,7 < 6,02 - Dự kiến: HS mức 3,4 làm xong trước, khuyến khích các em đi hỗ trợ, giúp đỡ các bạn chậm Bài 3: Vận dụng so sánh hai số thập phân để giải bài toán tìm x - HĐ nhóm - Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm tìm hiểu đề và thảo luận cách giải bài toán. - Đại diện các nhóm báo cáo quá trình thảo luận và chia sẻ cách giải của nhóm. - HS nhận xét, đánh giá. - Gv chốt cách làm đúng. - Dự kiến: HS mức 1 sẽ lúng túng khi tìm lời giải. 97, x8 < 9,718 vì phần nguyên và hàng phần mười của 2 số đều bằng nhau. Để 9,7 x 8 < 9,718 thì x < 1. Vậy x = 0 Ta có : 9,708 < 9,718 - Lưu ý: GV hướng dẫn trực tiếp em Trác Linh, Hùng, Phương Nam cách giải và cách trình bày bài toán. 3. Hoạt động Vận dụng: - HĐ cặp đôi - Lưu ý: HS mức 3,4 giải thích được cách làm. - HS làm bài theo cặp. - Đại diện một số cặp chia sẻ bài làm, cặp khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt bài làm đúng: a/ 0,9 < x < 1,2 x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2 - HS nhắc lại cách so sánh hai STP. 4. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: - HS nhắc lại cách so sánh hai số thập phân - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------- Buổi chiều: KHOA HỌC PHÒNG BỆNH HIV/ AIDS I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS. * Kĩ năng : - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV / ADIS và cách phòng tránh bệnh HIV / ADIS. * Thái độ: HS có kĩ năng phòng tránh bệnh. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Các hình ảnh trong SGK - Phiếu học tập 2. Học sinh : - SGK, vở ghi và sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hỏi đáp Phương pháp quan sát Phương pháp thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Cán sự lớp điều hành các bạn chơi - Chơi TC : Ai nhanh hơn - GV chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm * Mục tiêu: Thảo luận các câu ôn lại KT * Cách tiến hành: Làm việc cá nhânÒChia sẻ nhóm đôiÒChia sẻ trước lớp. + Chia sẻ kiến thức - Kiểm tra việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh HIV/ AIDS. - GV nêu: Các em đã biết gì về căn bệnh này? Hãy chia sẻ điều đó với các bạn. HS dùng tranh ảnh mà mình sưu tầm được để trình bày. Hoạt động 2: HIV/ AIDS là gì? Con đường lây truyền HIV/ AIDS - Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” + Chia HS thành các nhóm yêu cầu thảo luận tìm câu trả lời tương ứng với các CH. - Nhận xét, khen ngợi nhóm thắng cuộc. - Tổ chức cho HS thực hành hỏi – đáp về HIV/ AIDS (theo câu hỏi SGK). - Nhận xét HS có hiểu biết về HIV/ AIDS. * Kết luận: HIV/AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do vi rút gây nên. 3. Hoạt động Thực hành: Cách phòng tránh HIV/ AIDS - Cho HS quan sát tranh minh họa trang 35 và đọc các thông tin. - Hỏi: Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/ AIDS? - HS trả lời: + Thực hiện nếp sống lành mạnh, chung thuỷ. + Không nghiện hút, tiêm chích ma tuý. + Dùng bơm kim tiêm tiệt trùng, 1 lần dùng. + Khi truyền máu phải xét nghiệm máu. + Phụ nữ mắc bệnh HVI/AIDS không nên sinh con. - GV nhận xét, tuyên dương những bạn trả lời tốt. 4. Hoạt động Vận dụng: - GV cho HS cùng trao đổi về căn bệnh HIV/ AIDS. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - GV tuyên dương các nhóm trả lời tốt. 5. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo: - Tổ chức thi tuyên truyền phòng chống HIV / AIDS bằng nhiều hình thức. - GV tóm tắt nội dung bài. - Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------- KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. * Kỹ năng: Rèn KN nghe và kể lại được nội dung câu chuyện. * Thái độ: GD cho HS biết yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên. - GDBVMT : Mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân; KN kiên định. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh minh họa truyện. 2. Học sinh: SGK và vở ghi. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Hái hoa - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: HĐ cả lớp: H/dẫn HS hiểu đề bài. - Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - GV Gạch dưới: đã nghe, đã đọc, quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Dự kiến: HS mức 1. 2 có thể chưa chuẩn bị đúng câu chuyện, GV định hướng để HS lựa chọn câu chuyện sẽ kể. 3. Hoạt động Thực hành: * Mục tiêu: HS kể được câu chuyện đúng chủ đề và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lần lượt nêu tên câu chuyện mình sẽ kể. - HS kể chuyện trong nhóm, chia sẻ vể ý nghĩa câu chuyện. - Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Nhắc nhở học sinh trước khi kể: + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy. + Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện. - Lưu ý: HS mức 1. 2 có thể chưa kể được cả câu chuyện chỉ yêu cầu kể 1 đoạn chuyện. 4. Hoạt động Vận dụng: - GDBVMT : Con người cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên ? - GV hỏi: Em nên làm gì để bảo vệ môi trường? - HS chia sẻ, trả lời. - GV tuyên dương những bạn trả lời tốt, nhận xét và kết luận. 5. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo: a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan trong thực tiễn. b) Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi - HS liên hệ chia sẻ trước lớp. - Qua tiết học này, em thấy bản thân mình đã từng làm gì tốt với thiên nhiên chưa? - HS lần lượt chia sẻ. - GV nhận xét, tuyên dương HS có những hành động đẹp. - Nhận xét tiết học, dặn HS về chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- THỂ DỤC ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “ KẾT BẠN ” I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái. - Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi “ Kết bạn ".YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II. CHUẨN BỊ: - Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, an toàn. 1 còi, 4 quả bóng. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Khởi động: (6 – 10’): - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh" - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường. - Đi thường hít thở sâu, xoay các khớp cổ chân, cổ tay,... 2. Hoạt động thực hành: ( 18 – 22’): - Ôn dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải,vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. GV điều khiển lớp tập. Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS. Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn.GV quan sát, nhận xét biểu dương thi đua. Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố - Chơi trò chơi “ Kết bạn ”. - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi, cho cả lớp cùng chơi, thi đua giữa các tổ với nhau. (Giúp đỡ HS còn lúng túng: Nhật, Hưng, Phương Nam, Trâm) 3. Hoạt động tiếp nối: ( 4 – 6’): - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng. - Đứng tại chỗ hát một bài vỗ tay theo nhịp. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét đánh giá kết quả bài học.Về nhà ôn ĐHĐN. ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------- Luyện Toán: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về số thập phân, so sánh hai số thập phân. 2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: - GV cho HS hát một bài hát. - GV giới thiệu nội dung ôn tập. 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S: a) 12,30 = 123 b) 12,30 = 12,300 c) 20,08 = 20,080 d) 20,08 = 200,800 Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống: 4 dm 5 cm = 4,5 dm 9m192mm = 9, 192 m 7m3cm = 7,03 m 8m57mm = 8,057m Bài 3 : Một vườn hình chữ nhật được vẽ vào giấy với tỉ lệ xích có kích thước như sau: 7 cm 5cm Tính diện tích mảnh vườn ra ha? Lời giải : Chiều dài thực mảnh vườn là : 500 7 = 3500 (cm) = 35m Chiều rộng thực mảnh vườn là : 500 5 = 2500 (cm) = 25m Diện tích của mảnh vườn là : 25 35 = 875 (m2) = 0,0875ha Đáp số : 0,0875ha Bài 4 : Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng chiều dài. Trên đó người ta trồng cà chua, cứ mỗi 10m2 thu hoạch được 6kg. Tính số cà chua thu hoạch được ra tạ. Lời giải : Chiều rộng mảnh vườn là : 60 : 4 3 = 45 (m) Diện tích mảnh vườn là : 60 45 = 2700 (m2) Số cà chua thu hoạch được là : 6 (2700 : 10) = 1620 (kg) = 16,2 tạ. Đáp số : 16,2 tạ. ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2018 Buổi sáng: THỂ DỤC ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “ KẾT BẠN ” I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái. - Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi “ Kết bạn ".YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II. CHUẨN BỊ: - Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, an toàn. 1 còi, 4 quả bóng. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Khởi động: (6 – 10’): - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh" - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường. - Đi thường hít thở sâu, xoay các khớp cổ chân, cổ tay,... 2. Hoạt động thực hành: ( 18 – 22’): - Ôn dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải,vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. GV điều khiển lớp tập. Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS. Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn.GV quan sát, nhận xét biểu dương thi đua. Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố - Chơi trò chơi “ Kết bạn ”. - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi, cho cả lớp cùng chơi, thi đua giữa các tổ với nhau. (Giúp đỡ HS còn lúng túng: Nhật, Hưng, Phương Nam, Trâm) 3. Hoạt động tiếp nối: ( 4 – 6’): - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng. - Đứng tại chỗ hát một bài vỗ tay theo nhịp. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét đánh giá kết quả bài học.Về nhà ôn ĐHĐN. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 8 Lop 5_12453536.docx