I. MỤC TIÊU
- Nắm được khái niệm Đại từ xưng hô (ND ghi nhớ SGK).
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống (BT2).
- HS trên chuẩn nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài tập 2, 3 viết sẵn trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
32 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp môn lớp 5, kì I - Tuần 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thành phép trừ hai STP
- GV vẽ đường gấp khúc ABC như SGK lên bảng, nêu bài toán.
+ Để tính được độ dài đoạn thẳng BC chúng ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách thức hiện 4,29m - 1,84m
- Vậy 4,29 - 1,84 bằng bao nhiêu
* Giới thiệu kĩ thuật tính
+ Đặt tính.
+ Tính: Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
- So sánh 2 phép trừ.
+ Em có nhận xét gì về các dấu phẩy ở hiệu trong phép tính trừ hai số thập phân?
- GV nêu ví dụ: Đặt tính rồi tính.
45,8 - 19,26
+ Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần thập phân của SBT so với các chữ số ở phần thập phân của ST?
+ Hãy tìm cách làm cho các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ bằng các chữ số phần thập phân của số trừ?
- Yêu cầu HS thực hiện tính.
- Nhận xét chốt lại.
* Ghi nhớ
+ Qua hai ví dụ trên hãy nêu cách thực hiện trừ hai số thập phân?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đọc chú ý.
* Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét lại, chữa bài.
- Hãy nêu cách thực hiện trừ hai số thập phân?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét lại, chữa bài.
Bài 3
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng
3. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trừ hai số thập phân.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- 2 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm ra nháp.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS nêu bài toán.
+ Lấy độ dài đường gấp khúc ABC trừ đi độ dài đoạn thẳng AB.
Phép trừ 4,29 - 1,84.
- Chuyển về phép trừ hai số tự nhiên.
4,29m = 429cm
1,84m = 184cm
Độ dài đoạn thẳng BC là:
429 - 184 = 245 (cm)
245cm = 2,45m
- HS nêu: 4,29 - 1,84 = 2,45
- Giống về cách đặt tính và thực hiện tính.
- Khác nhau: một phép tính có dấu phẩy một phép tính không có dấu phẩy
- Các dấu phẩy được viết thẳng cột với nhau
- HS: Số các chữ số ở phần thập phân của SBT ít hơn so với số các chữ số ở phần thập phân của số trừ.
- Ta viết thêm 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của số bị trừ.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp đặt tính.
+ Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên. Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ.
- 1 HS đọc.
- Tính.
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên. Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài vào vở ô li, 1 HS làm bảng phụ.
- HS đổi chéo vở nhận xét.
- 1 HS đọc.
- 2 cặp làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS đọc bài của mình, HS nhận xét chữa bài.
- 2 HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Cách 1:
Tổng số kg đường lấy ra là:
10,5 + 8 = 18,5 (kg)
Số kg đường còn lại là:
28,75 – 18,5 = 10,25 (kg)
Đáp số : 10,25 kg đường
Cách 2:
Số kg đường lấy ra lần thứ nhất là:
28,75 – 10,5 = 18,25 (kg)
Số kg đường còn lại là:
18,25 – 8 = 10,25 (kg)
Đáp số : 10,25 kg đường
- 2 HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I. MỤC TIÊU
- Nắm được khái niệm Đại từ xưng hô (ND ghi nhớ SGK).
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống (BT2).
- HS trên chuẩn nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài tập 2, 3 viết sẵn trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
+ Đại từ là gì? Đặt câu có đại từ.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
+ Đoạn văn có những nhân vật nào?
+ Các nhân vật làm gì?
+ Những từ nào được in đậm trong đoạn văn trên?
+ Những từ đó dùng để làm gì?
+ Những từ nào chỉ người nghe?
+ Từ nào chỉ vật hay người được nhắc tới?
- Kết luận: Các từ chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô. Đại từ xưng hô được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp.
+ Thế nào là đại từ xưng hô?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS đọc lại lời của Cơm và chị Hơ Bia.
+ Theo em cách xưng hô của mỗi nhân vật trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
- Kết luận: Cách xưng hô của mỗi người thể hiện thái độ của người đó đối với người nghe hoặc đối tượng được nhắc đến. Do đó trong khi nói chuyện, chúng ta cần thận trọng trong dùng từ. Vì từ ngữ thể hiện thái độ của mình với chính mình và với những người xung quanh.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài.
- Gọi đại diện các cặp báo cáo.
- Nhận xét chốt lại.
* Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
* Luyện tập
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gợi ý cách làm bài cho HS.
+ Đọc kĩ đoạn văn.
+ Gạch chân dưới các đại từ xưng hô.
+ Đọc kĩ lời nhân vật có đại từ xưng hô để thấy được tình cảm thái độ của mỗi nhân vật.
- Gọi HS phát biểu, GV gạch chân dưới các đại từ trong đoạn văn: Ta, chú em, tôi, anh.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Đoạn văn có những nhân vật nào?
+ Nội dung của đoạn văn là gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã điền đầy đủ.
3. Củng cố dặn dò
+ Thế nào là đại từ xưng hô?
+ Khi xưng hô cần chú ý gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đoạn văn
+ Hơ Bia, cơm và thóc gạo.
+ Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng.
+ Các từ: chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng.
+ Dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc, gạo, cơm.
+ Chị, các người.
+ Chúng.
- HS lắng nghe.
- Đại từ xưng hô là những từ để chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
- 1 HS đọc.
+ Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?
+ Ta đẹp là do công cha, công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.
- Cách xưng hô của cơm rất lịch sự. Cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm từ.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
+ Với thầy cô: xưng là em, con.
+ Với bố mẹ: xưng là con.
+ Với anh, chị, em: xưng là em, anh (chị).
+ Với bạn bè: xưng là tôi, tớ, mình.
- HS đọc. Cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
- 1 HS đọc.
- 2 HS thảo luận làm bài.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
+ Các đại từ Ta, chú em, tôi, anh.
+ Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em, thái độ của thỏ: kiêu căng, coi thường rùa.
+ Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh, thái độ của rùa: tôn trọng, lịch sự với thỏ.
- HS đọc.
+ Bồ Chao, Tu Hú, các bạn của Bồ Chao, Bồ Các.
+ Kể lại chuyện Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn chuyện nó và Tu Hú gặp cái trụ chống trời. Bồ Các giải thích đó chỉ là cái trụ điện cao thế mới được xây dựng. Các loài chim cười Bồ Chao quá sợ sệt.
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở bài tập.
- 1 HS nhận xét.
- Thứ tự điền vào các ô trống: 1 - tôi; 2 - tôi; 3 - nó; 4 - tôi; 5 - nó; 6 - chúng ta.
- 1 HS đọc.
+ Đại từ xưng hô là những từ để chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
+ Khi xưng hô cần chú ý chọn từ ngữ cho lịch sự phù hợp với mối quan hệ
- Lắng nghe.
Tiết 4: TẬP ĐỌC: KÈM HS YẾU
Tiết 5: KĨ THUẬT (GV Bộ môn)
-----------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 08 tháng 11 năm 2017
Tiết 1: TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện trừ hai số thập phân.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân.
- Cách trừ một số cho một tổng.
- BTCL: 1, 2 (a, c), 4ª.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS đọc bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng phụ.
- Nhận xét đánh giá HS.
Bài 2
+ Yêu cầu của bài tập 2 là gì?
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi đại diện các cặp báo cáo và nêu cách làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng nhóm.
- GV chữa bài đánh giá HS.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm các thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ STP.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng nhóm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 4
- Treo bảng phụ có kẻ sẵn nội dung phần a và yêu cầu HS làm bài.
- Hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc về trừ một số cho 1 tổng.
- Khi thay các chữ bằng 1 bộ số thì giá trị của biểu thức a - b - c và a - (b + c) như thế nào so với nhau?
- Kết luận: a - b - c = a - (b + c).
- Khi trừ 1 STP cho 1 tổng các STP ta có thể lấy số đó trừ đi các số hạng của tổng.
- Gợi ý cho HS áp dụng quy tắc vừa nêu để làm bài tập 4b.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- 1 HS lên chữa bài tập.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 2 HS làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ô li.
- 2 HS đọc bài.
- 2 HS nhận xét, lớp chữa bài.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- 3 cặp làm bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ô ly.
- 3 cặp báo cáo, các cặp khác nhận xét bổ sung.
a. x + 4,32 = 8,67
x = 8,67 – 4,32
x = 4,35
c. x – 3,64 = 5,86
x = 5,86 + 3,64
x = 9,5
b. 6,85 + x = 10,29
x = 10,29 – 6,85
x = 3,44
d. 7,9 – x = 2,5
x = 7,9 – 2,5
x = 5,4
- 1 HS làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ô li.
- 1 HS đọc lớp nhận xét chữa bài.
Bài giải
Quả thứ hai cân nặng số kg là:
4,8 – 1,2 = 3,6 (kg)
Quả thứ ba cân nặng số kg là:
14,5 – (4,8 + 3,6) = 6,1 (kg)
Đáp số: 6,1 kg
- 1 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ. Cả lớp làm bài vào vở.
- Giá trị của biểu thức a - b - c bằng giá trị của biểu thức a - (b + c) và bằng 3,1.
- Giá trị của hai biểu thức luôn bằng nhau.
- Quy tắc trừ 1 số cho 1 tổng.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở ô li.
- Lắng nghe.
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được một số quan hệ từ trong các câu văn (BT1, mục III); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của quan hệ từ trong câu (BT2).
- Biết đặt câu với quan hệ từ (BT3).
GDBVMT: Dựa vào nội dung bài tập 2 liên hệ GD ý thức BVMT cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các câu văn ở phần nhận xét viết sẵn trên bảng phụ.
- Bài tập 2, 3 phần luyện tập viết vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng: Đặt câu có đại từ xưng hô.
- Nhận xét lại.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp theo gợi ý.
+ Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu?
+ Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn quan hệ gì?
- Chốt lại lời giải đúng.
- Kết luận: Những từ in đậm trong các ví dụ trên được dùng để nối các từ trong 1 câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người dọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa các câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ.
- Quan hệ từ là gì?
- Quan hệ từ có tác dụng gì?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tiến hành tương tự như bài 1.
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng câu trả lời đúng.
* Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
* Luyện tập
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Thế nào là quan hệ từ? Cho VD?
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn.
+ Đọc kĩ từng câu văn.
+ Dùng bút chì gạch chân dưới QHT và viết tác dụng của QHT ở phía dưới câu.
- Gọi HS đọc bài.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Liên hệ GD ý thức BVMT cho HS.
Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc câu mình đặt, GV sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét đánh giá HS.
3. Củng cố dặn dò
+ Quan hệ từ là gì ?
+ QHT có tác dụng gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- HS tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ nói về 1 câu.
a. Và nối xay ngay với ấm nóng (QH liên hợp).
b. Của nối tiếng hót dìu dặt với Hoạ Mi (QH sở hữu).
c. Như nối không đơm đặc với hoa đào (QH so sánh).
Nhưng nối câu văn sau với câu văn trước (QH tương phản).
- Quan hệ từ là những từ để nối từ với từ câu với câu. Nhằm thể hiện mối quan hệ giữa nhứng từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận để hoàn thành bài tập.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
a. nếu ... thì ... biểu thị QH điều kiện, giả thiết - kết quả.
b. Tuy ... nhưng: biểu thị QH tương phản.
- HS đọc. Cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.
- 1 HS đọc bài, lớp nhận xét chữa bài.
a. và: nối to với nặng.
của: nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi.
b. và: nối to với nặng.
như: nối rơi xuống với ai ném đá.
c. với: nối ngồi với ông nội.
về: nối giảng với từng loại cây.
+ Quan hệ từ là những từ để nối từ với từ câu với câu. Nhằm thể hiện mối quan hệ giữa nhứng từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.
- 2 HS đọc bài, lớp nhận xét chữa bài.
a. vì ... nên: biểu thị quan hệ nhân quả.
b. tuy ... nhưng ..: biểu thị quan hệ tương phản.
- 1 HS đọc.
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vào VBT.
- 3 HS đọc bài, các HS khác nhận xét bổ sung.
+ Em và Hoa là đôi bạn thân.
+ Em học giỏi Tiếng việt nhưng em trai em lại học giỏi Toán.
+ Cái áo của tôi còn mới nguyên.
+ Quan hệ từ là những từ để nối từ với từ câu với câu. Nhằm thể hiện mối quan hệ giữa nhứng từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
- Lắng nghe.
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
- Biết rút kinh ngiệm bài văn (bố cục trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi sẵn 1 số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, hình ảnh ... cần chữa chung cho cả lớp.
- Bảng phụ.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài
- Nhận xét ưu khuyết điểm bài làm của HS, hướng dẫn sửa một số lỗi cơ bản. HS chú ý rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện vào bài làm lần sau.
2. Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.
+ Đề bài thuộc thể loại gì? Kiểu bài? Trọng tâm?
- Nhận xét chung.
* Ưu điểm: Về nội dung đúng trọng tâm của đề bài, về hình thức trình bày đúng theo bài làm đã quy định.
+ HS hiểu đề, viết đúng theo yêu cầu của đề.
+ Bố cục 1 số bài rõ ràng.
+ Trình tự miêu tả hợp lí.
+ Diễn đạt súc tích; sử dụng các hình ảnh so sánh nhân hoá.
* Khuyết điểm: Về nội dung: HS chủ yếu mới liệt kê;
+ 1 số bài viết có bố cục chưa rõ ràng.
+ Lối diễn đạt còn lủng củng.
+ Còn sai lỗi chính tả.
+ Không có sáng tạo khi sử dụng các hình ảnh trong viết văn.
+ Một số bài lạc đề.
* Hướng dẫn chưa 1 số lỗi điển hình về ý, diễn đạt .
- Nêu 1 số lỗi cụ thể cuả một số HS.
- Cho HS nhận xét và lần lượt chữa từng lỗi.
- GV trả bài cho HS.
3. Hướng dẫn chữa bài
* Phần 1
- Gọi HS đọc bài 1.
- Yêu cầu HS tự nhận xét, chữa lỗi theo yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi.
+ Bài văn tả cảnh nên tả theo trình tự nào là hợp lí nhất?
+ Mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn người đọc?
+ Thân bài cần tả những gì? Câu văn nên viết như thế nào để sinh động, gần gũi.
+ Phần kết bài viết như thế nào để bài văn giàu cảm xúc?
- Gọi các nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
*Phần 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Đọc cho HS nghe những đoạn văn hay mà GV sưu tầm được.
- Gọi 5 HS dưới lớp đọc đoạn văn trong bài văn của mình mà em cho là hay cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự viết lại đoạn văn.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn mình viết lại.
- Khen ngợi những HS viết tốt.
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc đề văn.
- Thể loại miêu tả, tả cảnh.
- Lớp trao đổi về chữa bài trên bảng
- Nhận bài. Đọc lại bài của mình, tự chữa lỗi. Đổi bài bạn để soát lỗi.
- Tự nhận xét bài văn của mình.
- 2 bàn HS tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Chọn lại một đoạn văn để viết cho hay hơn.
- HS lắng nghe.
- 5 HS đọc đoạn văn hay trong bài của mình.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS đọc bài, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS ôn lại những kiến thức, những hành vi đã được học trong 5 bài (5 chuẩn mực) đạo đức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc một số bài thơ, ca dao ... nói về tình bạn
- Nhận xét lại, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
- Giao phiếu học tập cho HS ôn lại
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
1. Hãy nêu những điểm thấy mình còn phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5
2. Em tán thành ghi T – không tán thành ghi K những ý kiến sau :
Bạn gây ra lỗi mình biết mà không nhắc là sai?
Mình gây ra lỗi, nhưng không ai biết nên không phải chịu trách nhiệm
Cả nhóm cùng làm sai nên mình không phải chịu trách nhiệm
Chuyện không hay sảy ra đã lâu rồi thì không cần phải xin lỗi
Không giữ lời hứa với em nhỏ cũng là trách nhiệm và có lỗi
3. Hãy kể 1 tấm gương trong cuộc sống “Có chí thì nên” mà em biết.
4. Những việc làm nào thể hiện lòng biết ơn tổ tiên ?
5. Hãy viết những câu thơ, tục ngữ, ca dao nói về tình bạn
- HS làm, trình bày
- Nhận xét.
3. Củng cố và dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò.
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Một số HS nêu
+ Ví dụ: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp lớn nhất của trường. Vì vậy HS lớp 5 phải gương mẫu về mọi mặt để các em HS khối khác noi theo.
- HS nêu ý kiến của bản thân.
- HS giải thích vì sao tán thành, vì sao không tán thành.
- HS nối tiếp nhau kể.
- Một số HS nêu.
+ Ví dụ: Mỗi chúng ta ai cũng có tổ tiên, ông bà , chính vì vậy chúng ta cần phải biết ơn tổ tiên, ông bà và biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình, đó là 1 nét truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc VN.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- Lắng nghe.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: KHOA HỌC: TRE, MÂY, SONG
I. MỤC TIÊU
- Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
- Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song .
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.
GDMT: Biết được lợi ích của cây tre, từ đó giáo dục ý thức BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ trong SGK/38, 39.
- Phiếu học tập kẻ sẵn bảng so sánh về đặc điểm của tre, mây, song.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 1: Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song ở thực tiễn
- Đưa ra cây tre, mây, song thật (hoặc ảnh) và hỏi về từng cây.
- Đây là cây gì, hãy nói những điều em biết về loài cây này.
- Nhận xét khen ngợi những HS có hiểu biết về thiên nhiên.
- Yêu cầu HS lên chỉ rõ đâu là cây tre, mây, song.
- GV chia HS thành các nhóm, phát phiếu học tập cho từng nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu.
- Gọi nhóm HS làm vào phiếu to dán phiếu, đọc phiếu của mình, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Theo em, cây tre, mây, song có đặc điểm chung là gì?
- Ngoài những ứng dụng như làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình, em còn biết cây tre còn được dùng vào việc gì khác?
- Nhận xét chốt lại.
Hoạt động 2: Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song
- Sử dụng các tranh minh hoạ trong SGK/47. Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Yêu cầu quan sát từng tranh minh hoạ và cho biết.
- Đó là đồ dùng nào?
- Đồ dùng đó làm từ vật liệu nào?
- Gọi HS trình bày ý kiến.
- Kết luận: tre, mây, song là những vật liệu thông dụng, phổ biến ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú.
Hoạt động 3: Cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song
- Nhà em có đồ dùng nào làm từ tre, mây, song. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình.?
- Nhận xét, khen ngợi HS: Tre, mây, song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc, đặc biệt, chúng ta không nên để các đồ dùng này ngoài mưa, nắng.
3. Củng cố dặn dò
- Nêu đặc điểm, ứng dụng của tre?
- Nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS để đồ dùng lên bàn GV kiểm tra.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS quan sát và trả lời theo hiểu biết thực tế của mình.
- 3 HS tiếp nối nhau nêu ý kiến trước lớp.
- HS lên bảng chỉ.
- HS cùng đọc SGK, thảo luận và làm bài vào phiếu, 1 nhóm làm vào phiếu to.
- 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung và đi đến thống nhất ý kiến.
+ Mọc thành từng bụi, có đốt, lá nhỏ, được dùng làm nhiều đồ dùng trong gia đình.
+ Tre được trồng thành bụi lớn ở chân đê để tránh xói mòn; dùng làm cọc đóng móng nhà; làm chông, làm cung tên để giết giặc.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh và trao đổi trả lời câu hỏi.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
- HS nối tiếp trả lời.
+ Nhà em có bộ bàn ghé làm từ tre. Em lau chùi thường xuyên.
+ Nhà em có rổ làm từ tre. Dùng xong em rửa sạch để nơi kho giáo thoáng mát.
+ Nhà em có đoàn gánh làm từ tre. Dùng xong em để nơi kho giáo thoáng mát.
+ Tre được trồng thành bụi lớn ở chân đê để tránh xói mòn; dùng làm cọc đóng móng nhà; làm chông, làm cung tên để giết giặc.
- Mọc thành từng bụi, có đốt, lá nhỏ, được dùng làm nhiều đồ dùng trong gia đình.
- Lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2017
Tiết 1: TOÁN: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
- Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- BTCL: 1, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- Nhận xét lại, đánh giá.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Giới thiệu quy tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên
- Vẽ lên bảng và nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác ABC.
- 3 cạnh của hình tam giác ABC có gì đặc biệt ?
+ Tìm kết quả.
- Yêu cầu HS cả lớp trao đổi, suy nghĩ để tìm kết quả 1,2m 3.
- Yêu cầu HS nêu cách tính của mình.
- Vậy 1,2m 3 bằng bao nhiêu mét?
- Hướng dẫn HS nhân một số thận phân với một số tự nhiên.
+ Trong phép tính 1,2 3 chúng ta đã tách phần thập phân ở tích như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về số các chữ số phần thập phân của thừa số và của tích?
- Nêu yêu cầu ví dụ 2: Đặt tính và tính 0,46 12.
- Yêu cầu HS thực hiện.
- Nhận xét cách tính của HS.
- Nêu qui tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên.
* Quy tắc
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
* Luyện tập
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS đọc bài
- GV nhận xét chốt lại
+ Hãy nêu cách thực hiện nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả tính của mình.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét lại, chữa bài, đánh giá.
Bài 3
- Gọi HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Chữa bài đánh giá HS.
3. Củng cố dặn dò
- Muốn nhân 1 STP với 1 STN ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
- HS lên bảng chữa bài tập.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS nghe và nêu lại bài toán.
- Chu vi của hình tam giác ABC bẳng tổng độ dài 3 cạnh :
- 3 cạnh của tam giác ABC đều bằng 1,2m.
- HS thảo luận.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
1,2m = 12dm
36dm = 3,6m
- Vậy 1,2 3 = 3,6 (m)
- Phần thập phân ở tích có một chữ số.
- Phần thập phân của thừa số và của tích là giống nhau.
- HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS nêu trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
- Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau
+ Nhân như số tự nhiên.
+ Đếm ở phần thập phân.
+ Dùng dấu phẩy tách từ phải sang trái ở phần tích chung.
- 2 HS đọc ghi nhớ SGk
- Tính.
- HS tự làm bài,1 HS lên bảng.
- 2 HS đọc bài
- HS nhận xét, chữa bài cho bạn.
- Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau
+ Nhân như số tự nhiên.
+ Đếm ở phần thập phân.
+ Dùng dấu phẩy tách từ phả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 11.doc