Giáo án tổng hợp Tuần 28 - Lớp 3

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 56: MẶT TRỜI

I) MỤC TIÊU:

1) Kiến thức:

Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.

2. Kĩ năng:

Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.

3) Thái độ:

Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* GDBVMT:

Giúp học sinh biết Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất. Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ( Hoạt động 3).

* BĐ:

Giúp học sinh biết một nguồn tài nguyên quý giá của biển: muối biển

( Hoạt động 1 ).

II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1) Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2)Học sinh: Sách giáo khoa, bài tập TNXH.

 

doc58 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp Tuần 28 - Lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lên viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: mênh mông, bến bờ, rên rỉ, mệnh lệnh, quả dâu, giày dép. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. B) Dạy bài mới (30’) 1) Giới thiệu bài (1’) - Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn văn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng và làm bài tập chính tả phân biệt l/n và dấu hỏi / dấu ngã. - Giáo viên ghi tên bài lên bảng. b) Hướng dẫn học sinh nghe viết (20’)a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. - Giáo viên đọc đoạn văn 1 lần . - Giáo viên gọi học sinh đọc lại. - Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả. - Giáo viên hỏi : + Đoạn văn trên có mấy câu ? + Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao ? - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả . - Giáo viê yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được và viết vào bảng cob, 2 học sinh lên viết bảng lớp. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. b) Giáo viên đọc, học sinh viết chính tả: - Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi c) Nhận xét, chữa bài - Giáo viên thu vở và nhận xét bài viết của học sinh. 3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập (9’) Bài tập 2b: - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. - Giáo viên treo bảng phụ. - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài. - Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng làm bài. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Giáo viên gọi học sinh đọc lại đoạn văn. C) Củng cố, dặn dò(3’) - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. -Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh ghi tên bài vào vở. - Học sinh lắng nghe. - 2 học sinh đọc lại. - Học sinh trả lời. - Đoạn văn trên có 3 câu. - Những chữ đầu câu: Vốn, Khi và tên riêng của Ngựa Con. - Học sinh tìm từ khó trong bài theo yêu cầu. - Học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được, 2 học sinh lên viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con: Chuẩn bị, khỏe, giành, nguyệt quế, mải ngắm. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe và viết bài vào vở. - Học sinh soát lỗi. - Học sinh nộp vở và lắng nghe giáo viên nhận xét. . - 1 học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa. - Học sinh theo dõi. - Học sinh làm bài vào vở theo yêu cầu. - 2 học sinh lên bảng làm. tuổi – nở – đỏ – thẳng – vẻ – của – dũng – sĩ . - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Một số học sinh đọc. - Học sinh lắng nghe. = = = = = = = = = = = ™&— = = = = = = = = = = = Buổi chiều: ĐẠO ĐỨC Tiết 28: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (Tiết 1) I) MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. 2) Kĩ năng: Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương. Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước. 3) Thái độ: Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học. * KNS: - Rèn các kĩ năng: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn. Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: tiết liệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng. - Các phương pháp: Dự án. Thảo luận. * BĐ: Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống và phát triển kinh tế vùng biển, đảo. Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước vùng biển, đảo ( Hoạt động 2). * HCM: Giáo dục cho học sinh đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ (Hoạt động 3). II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1) Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa. 2) Học sinh: Bài tập Đạo Đức. III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên A)Kiểm tra bài cũ(5’) - Giáo viên nêu tình huống học sinh lắng nghe và trả lời tình huống nào đúng và tình huống nào sai. a) Thấy bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì cho mình. b) Mỗi lần sang nhà hang xóm xem ti vi, Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem. c) Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn lấy thư xem, xem Hải viết gì. d) Sang nhà bạn, thấy nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo với bạn: “ Cậu cho tớ xem những đồ chơi này được không ”. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B) Dạy bài mới (30’) 1) Giới thiệu bài (1’) - Giáo viên nêu mục tiêu tiết học. -Giáo viên ghi tên bài lên bảng. 2) Các hoạt động chính (29’) a) Hoạt động 1: Vẽ tranh (10’) * Mục tiêu: Học sinh hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt. * Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu học sinh: Vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày. - Giáo viên cho học sinh chọn lọc từ tranh vẽ các đồ vật hoặc các từ như: Thức ăn, điện, củi, nước, nhà, ti vi, sách vở, đồ chơi, bóng đá, thuốc, xe đạp những thứ cần thiết trong cuộc sống hằng ngày hoặc xem ảnh. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hay nhóm nhỏ. - Giáo viên yêu cầu các nhóm chọn lấy 4 thứ cần thiết nhất. - Giáo viên hỏi: Nếu không có nước sống của con người sẽ như thế nào ? - Giáo viên kết luận: Nước là nhu cầu cần thiết cho con người, đảm bào cho trẻ em sống và phát triển tốt. b) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (10’) * Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước * Cách tiến hành: - Giáo viên chia nhóm, phát phiếu thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm. a) Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn. b) Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ. c) Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng. d) Để nước chảy tràn bể mà không khóa lại. đ) Không vứt rác trên sông, hồ, biển. - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. - Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét và kết luận: a) Không nên tắm rửa cho trâu,bò ngay cạnh giếng nước ăn vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. ) bĐổ rác ra bờ ao, hồ là sai vì làm ô nhiễm nước. c) Bỏ vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng là việc làm đúng vì đã giữ sạch đồng ruộng và nước không bị nhiễm độc. d) Để nước chảy tràn bể mà không khóa lại là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch. đ) Không vứt rác là việc làm tốt để bào vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. Chúng ta nên sử dụng nguồn nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm. * BĐ: Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống và phát triển kinh tế vùng biển, đảo. Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước vùng biển, đảo. c) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (9’) * Mục tiêu: Học sinh biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở. * Cách tiến hành - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ và phát phiếu thảo luận. a) Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu hay đủ dùng ? b) Nước sinh hoạt nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm ? c) Ở nơi em sống mọi người sử dụng nước như thế nào ? Tiết kiệm hay lãng phí, Giữ gìn sạch sẽ hay làm ô nhiễm nguồn nước ? - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. - Giáo viên gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. * HCM: Giáo dục cho học sinh đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ. C) Củng cố, dặn dò (3’): - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau. Hoạt động của học sinh - Học sinh lên bảng trả lời tình huống nào đúng và tình huống nào sai. + Tình huống a: sai. + Tình huống b: đúng. + Tình huống c: sai. + Tình huống d: đúng. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh ghi tên bài vào vở. - Học sinh vẽ vào giấy theo yêu cầu. - Học sinh làm việc cá nhân hay nhóm nhỏ theo yêu cầu. - Học sinh chọn và trình bày lí do lựa chọn. - Học sinh nêu. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh chia nhóm. - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh chia nhóm theo yêu cầu. - Học sinh thảo luận theo nhóm theo yêu cầu. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung ý kiến. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. = = = = = = = = = = = ™&— = = = = = = = = = = = TỰ NHIÊN Xà HỘI Tiết 56: MẶT TRỜI I) MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. 2. Kĩ năng: Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. 3) Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. * GDBVMT: Giúp học sinh biết Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất. Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ( Hoạt động 3). * BĐ: Giúp học sinh biết một nguồn tài nguyên quý giá của biển: muối biển ( Hoạt động 1 ). II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1) Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2)Học sinh: Sách giáo khoa, bài tập TNXH. III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A) Kiểm tra bài cũ (5’): - Giáo viên gọi học lên sinh trả lời câu hỏi của tiết trước. - Kể tên các loại thú rừng mà em biết ? - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu đặc điểm cấu tạo giống nhau của thú nhà và thú rừng. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. B) Dạy bài mới(30’) 1) Giới thiệu bài (1’) - Giáo viên nêu mục tiêu tiết học. - Giáo viên ghi tên bài lên bảng. 2) Các hoạt động chính: (29’) a) Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (10’) - Học sinh trả lời câu hỏi: - Các loại thú rừng là: Hươu, tê giác, hổ, ngựa, voi, chó, lợn rừng. - Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh ghi tên bài vào vở. * Mục tiêu: Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm theo gợi ý sau : + Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? + Khi đi ra ngoài nắng bạn thấy như thế nào? Tại sao? + Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên hoặc học sinh sửa chữa, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm. - Giáo viên gọi nhóm khác nhận xét. - Giáo viên kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. * BĐ: Giúp học sinh biết một nguồn tài nguyên quý giá của biển: muối biển. b) Hoạt động 2 : Quan sát ngoài trời (10’) *Mục tiêu: Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. * Cách tiến hành : Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận nhóm theo gợi ý sau : + Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật ? + Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Giáo viên gọi nhóm khác bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm. Lưu ý học sinh về một số tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. - Giáo viên kết luận: Nhờ có mặt trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh. c) Hoạt động 3 : Làm việc với sách giáo khoa (9’) * Mục tiêu: Kể một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hàng ngày. * Cách tiến hành : Bước 1: - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình 2, 3, 4, trang 111 sách giáo khoa và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. Bước 2 : - Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời câu hỏi trước lớp. - Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ với thực tế hàng ngày. - Gia đình em thường sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt trời vào để làm gì ? - Giáo viên bổ sung phần trình bày của học sinh và mở rộng cho học sinh biết về những thành tựu ngày nay trong việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời, pin Mặt Trời - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. * GDBVMT:Giúp học sinh biết Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất. Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. - Học sinh chia nhóm, tiến hành thảo luận nhóm dựa vào các gợi ý. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Nhóm khác nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh quan sát phong cảnh xung quanh trừờng và thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh quan sát các hình 2, 3, 4, trang 111 sách giáo khoa và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. - Một số học sinh trả lời câu hỏi trước lớp. - Học sinh liên hệ thực tế: Phơi quần áo, phơi thóc, lạc, đỗ, phơi một số đồ dùng, làm nóng nước. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. C) Củng cố, dặn dò (3’): - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau. = = = = = = = = = = = ™&— = = = = = = = = = = = LUYỆN TIẾNG VIỆT (Tiết 2) ÔN TẬP: ĐẶT CÂU HỎI CHO BỘ PHẬN IN ĐẬM I) MỤC TIÊU: 1) Kiến thức : Học sinh biết cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm. Luyện tập cho học sinh biết dùng dấu chấm,dấu chấm hỏi,dấu chấm than trong câu, trong đoạn văn. 2)Kĩ năng : Rèn kĩ năng đặt câu cho học sinh 3)Thái độ : Yêu thích môn học. II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1) Giáo viên:Vở thực hành Tiếng Việt. 2)Học sinh:Vở thực hành Tiếng Việt. III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên A) Kiểm tra bài cũ (5’) - Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2 tiết 2, lớp theo dõi nhận xét. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. B) Dạy bài mới (30’) 1) Giới thiệu bài (1’) - Giáo viên nêu mục tiêu tiết học. - Giáo viên ghi tên bài lên bảng. 2) Hướng dẫn học sinh làm bài tập (29’) Bài 1 Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm : - Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài,dưới lớp làm bài vào vở thực hành. - Giáo viên theo dõi học sinh làm bài. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Bài 2 Điền vào ô trống dấu chấm,dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than ? - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở thực hành. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm của mình. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn văn '' Mai - cơn Pheo - vận động viên xuất sắc nhất ''. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân. - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bài trước lớp. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. C) Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Hoạt động của học sinh - Học sinh lên bảng làm. a) Đàn bò đi đủng đỉnh Những chiếc bụng tròn căng mang mặt trời xuống núi. Có một kẻ đi sau – người chăn bò mê mải. Túi áo gói đầy hương cỏ thơm. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh ghi tên bài lên bảng. - Học sinh đọc yêu cầu. - 3 học sinh lên bảng làm bài: học sinh dưới lớp làm bài vào vở thực hành. a) Cậu bé rất sợi hãi khi nào ? b) Mọi người khích lệ cậu bé để làm gì ? c) Người cha rất tự hào vì sao ? - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài vào vở thực hành. - Học sinh đọc bài làm của mình. Sợ hết hồn Sau trận đấu quyền Anh, huấn luyện viên an ủi cậu học trò bại trận : - Em đừng buồn ! thi đấu thì cũng phải có lúc thắng lúc thua chứ, dù sao, ở hiệp ba em cũng đã làm đối phương sợ hết hồn. Cậu học trò ngạc nhiên : - Hiệp ba em đánh tốt lắm ạ ? - Không ! Vừa vào hiệp đấu được mấy giây ,bị trúng đòn ,em đã ngã lăn ra sàn đấu. Võ sĩ kia sợ hết hồn, vì anh ta tưởng đã đấm chết em. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài cá nhân. - Học sinh lên báo cáo kết quả. Mai - cơn Pheo là một vận động viên bơi lội người Mĩ. Tại thế vận hội Mùa hè 2008 ở Bắc Kinh,anh tham dự 8 nội dung và đoạt cả 8 Huy chương Vàng,trong đó lập7 kỉ lục thế giới và 1 kỉ lục Ô - lim - pích. Anh trở thành vận động viên xuất sắc nhất trong lịch sử Ô - lim - pích về lỉ lục số Huy chương vàng đạt được trông một kì thế vận hội. Với tổng cộng 14 Huy chương Vàng giành được trong các kì Ô-lim-pích,anh cũng phá kỉ lục về số Huy chương Vàng Ô-lim-pích mà một vận động viên đạt được trong sự nghiệp. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. = = = = = = = = = = = ™&— = = = = = = = = = = = Ngày soạn: Thứ năm, ngày 29 tháng 3 năm 2018 Ngày dạy: Thứ tư, ngày 04 tháng 04 năm 2018 TOÁN Tiết 138: LUYỆN TẬP (tiếp theo) I) MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: Đọc viết các số trong phạm vi 100 000. Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000. 2) Kĩ năng: Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn. 3) Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1) Giáo viên: Sách giáo khoa. 2) Học sinh: Sách giáo khoa, vở. III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A) Kiểm tra bài cũ (5’) - Giáo viên gọi học sinh làm bài tập 3 của tiết trước. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. B) Dạy bài mới ( 30’) 1) Giới thiệu bài (1’) - Bài học này sẽ giúp các em củng cố về so sánh số, thứ tự các số có 5 chữ số, tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải bài toán có liên quan rút về đơn vị, luyện ghép hình. - Giáo viên ghi tên bài lên bảng. 2) Hướng dẫn học sinh làm bài tập (29’) Bài 1: - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài ? - Bài tập này yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài. - Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì ? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài, 4 học sinh lên bảng làm. - Giáo viên yêu cầu học nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, thừa số, số bị chia chưa biết. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Bài tập củng cố cho chúng ta kiến thức gì ? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Bài toán trên thuộc dạng toán nào đã học ? - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm bài vàovở. - Giáo viên tóm tắt cho học sinh. Tóm tắt 3 ngày: 315 m 8 ngày:.m? - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Bài 4 - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và tự xếp hình. - Giáo viên gọi học sinh lên bảng vẽ hình, lớp làm bài vào vở. - Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. C)Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Diện tích của một hình. - 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét. a) 8000 – 3000 = 5000 6000 + 3000= 9000 7000 + 500 = 7500 9000 + 900 + 90 = 9990 b) 3000 x 2= 6000 7600 – 300 = 7300 200 + 8000 : 2 = 4200 300 + 4000 x 2 = 83000 - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. . - Học sinh lắng nghe. - Học sinh ghi tên bài vào vở. - Học sinh đọc yêu cầu. - Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - Học sinh làm bài vào vở. - 3 học sinh lên bảng làm bài , lớp theo dõi nhận xét. a) 3897; 3898; 3899 ; 3900; 3901; 3902. b) 24 686 ; 24 687 ; 24 688 ; 24 689; 24690, 24691. c)99 995; 99 996; 99 997; 99 998; 99 999; 100000. - Học sinh nhận xét. - Học sinh trả lời. - Học sinh lắng nghe và chữa bài. - Học sinh đọc yêu cầu. - Tìm x. - 4 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. a)x+1536=6924 x = 6924-1536 x = 5388 b) x – 636 = 5618 x=5618+636 x= 6254 c)x x 2=2826 x = 2826:2 x = 1413 d) x : 3 = 1628 x = 1628 x 3 x = 4884 - 4 học sinh lần lượt nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, thừa số, số bị chia chưa biết. - Học sinh nhận xét. - Học sinh trả lời. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc đề bài toán. - Bài toán cho biết có một đội thủy lợi đào được 315m mương trong 3 ngày, biết số m mương trong mỗi ngày là như nhau. - Bài toán hỏi trong 8 ngày, đội đó đào được bao nhiêu m mương. - Là bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. - 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. Bài giải Số mét mương đội thủy lợi đào được trong 1 ngày là : 315:3=105 (m) Số mét mương đội thủy lợi đào được trong 8 ngày là : 105 x 8 = 840 (m) Đáp số: 840m - Học sinh nhận xét - Học sinh trả lời. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh quan sát và tự xếp hình. - Học sinh lên bảng vẽ hình, lớp làm bài vào vở. - Học sinh trả lời. - Học sinh lắng nghe. = = = = = = = = = = = ™&— = = = = = = = = = = = LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 28: NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ? DẤU HỎI, DẤU CHẤM THAN I) MỤC TIÊU: 1) Kiến thức: Xác định được cách nhân hóa cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hóa trong Bài tập 1. 2) Kĩ năng: Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì ? ở Bài tập 2. Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống trong câu trong Bài tập 3. 3) Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác. II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1) Giáo viên:Bảng phụ, bảng lớp viết 3 câu văn ở bài tập 2, sách giáo khoa. Máy tính bảng (SDPHTM : BT2/85) 2) Học sinh: Sách giáo khoa, bài tập Tiếng Việt. III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A) Kiểm tra bài cũ (5’) - Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2 tiết 2 tuần 27. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. B) Dạy bài mới (30’) 1) Giới thiệu bài (1’) Trong giờ học luyện từ và câu tuần này, chúng ta tiếp tục học về nhân hóa, sau đó ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Cách sử dụng các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. - Giáo viên ghi tên bài lên bảng. 2) Hướng dẫn học sinh làm bài tập (29’) Bài tập 1: - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 2 đoạn thơ. - Giáo viên hỏi: + Trong những câu thơ vừa đọc, cây cối và sự vật tự xưng là gì? + Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì? - Giáo viên kết luận: Để cây cối, con vật, sự vật tự xưng bằng các từ tự xưng của người như tôi, tớ, mình, là một cách nhân hóa. Khi đó, chúng ta thấy cây cối, con vật, sự vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người như bạn bè. Bài tập 2: - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại các câu văn trong bài tập. - GV hướng dẫn HS làm bài trên máy tính bảng để viết vào ô trống bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gì?” - Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài theo nhóm trên máy tính bảng . - Giáo viên gọi 3 học sinh trình bày bài làm - Giáo viên gọi học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Bài tập 3: - Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập. - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh dưới lớp đổi vở để kiểm tra bài của bạn bên cạnh. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. C) Củng cố, dặn dò (3’) - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - Học sinh lên bảng làm. a) Làn gió: mồ côi, tìm, ngồi. Sợi nắng: gầy, run run, ngã. b) Làn gió: giống một bạn nhỏ mồ côi. c) Tác giả bài thơ rất yêu thương, thong cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những người ốm yếu, không nơi nương tựa. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - 2 HS lên bảng. - Học sinh lắng nghe giới thiệu. - Học sinh ghi tên bài vào vở. - 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong sách giáo khoa. - 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. - Học sinh trả lời. - Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng thâm mật là tớ khi nói về mình. - Cách xưng hô như thế làm cho chúng ta cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta. - Học sinh lắng nghe. - 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi bài trong sách giáo khoa. - 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi. - HS nghe GV hướng dẫn - Học sinh suy nghĩ và tự làm bài tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 28.doc
Tài liệu liên quan