Luyện từ và câu :
SO SÁNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nắm được một kiểu so sánh mới, so sánh hơn kém.
-Biết thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh
2. Kĩ năng: Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở bài tập 2.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức học tập, vận dụng kiến thức để viết văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung khổ thơ trong bài tập 3
HS: VBT Tiếng Việt 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
39 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp Tuần 5 - Lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày có tất cả số giờ là :
24 x 6 =144 ( giờ )
Đáp số: 144 giờ
- HS dưới lớp trình bày bài làm
- HS so sánh bài làm và nhận xét
- Một em nêu đề bài.
- Cả lớp thực hiện quay kim đồng hồ.
- 1 em lên thực hiện cho cả lớp quan sát.
- 2 học sinh nhắc lại nội dung bài học.
---------------------------------------------------------------
Chính tả: (Nghe – viết)
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần đễ lẫn en / eng. Ôn bảng chữ : Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng và học thuộc 9 chữ đó.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết chính tả, nghe viết chính xác một đoạn của bài “Người lính
dũng cảm“.Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu vở sạch chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ ghi bài tập 2b
HS: VBT Tiếng việt 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ(5’):
- Gọi 3 HS lên bảng viết các từ ngữ học sinh thường hay viết sai.
-Yêu cầu đọc thuộc lòng 19 chữ cái đã học
- GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới (25’):
a, Giới thiệu bài
b, Hướng dẫn nghe viết:
- GV đọc đoạn viết.
H: Đoạn văn này kể chuyện gì ?
H: Đoạn văn trên có mấy câu?
H:Những chữ nào trong đoạn văn được viết..
H:Lời các nhân vật được đánh dấu bằng ...
- Yêu cầu học sinh lấy bảng con và viết các tiếng khó.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Đọc cho học sinh viết vào vở
- Đọc lại để HS tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề.
* Thu vở học sinh đánh giá và nhận xét.
c, Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 2a :
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2a.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm, lớp theo dõi.
- Gọi HS đọc bài làm
- Y/C HS nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá
*Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
- Cả lớp tự làm bài vào VBT.
- Gọi 9 HS tiếp nhau lên bảng điền cho đủ 9 chữ và tên chữ.
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng tại lớp.
-Yêu cầu 2HS đọc thuộc lòng theo thứ tự 28 tên chữ đã học.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
- Y/C HS nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà viết lại cho đúng những chữ đã viết sai.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- 3HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con các từ : loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, nâng niu.
- 2HS đọc 19 chữ và tên chữ đã học.
- HS theo dõi, 2 em đọc đoạn chính tả, cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Đoạn văn kể lại lớp học tan chú lính nhỏ và viên tướng ra vườn trường sửa...
+ Đoạn văn có 6 câu.
+Những...là những chữ đầu câu và tên..
+Lời các nhân vật viết sau dấu 2 chấm..
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở
- Học sinh nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- HS nêu yêu cầu bài
- Làm vào vở bài tập
- Hai học sinh lên bảng làm bài.
Hoa lựu nở đỏ đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
- 3-4 HS đọc bài
- Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét.
- Một em nêu yêu cầu bài 3.
- Lớp thực hiện làm vào vở bài tập.
- Lần lượt 9 em lên bảng làm bài.
- Lần lượt từng HS nhìn bảng đọc 9 tên chữ.
- Đọc thuộc lòng 28 chữ cái đã học theo thứ tự
- HS nêu nội dung bài vừa học
-------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Hiểu tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung.
2. Kĩ năng: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh khi nói , viết phải hết câu và biết sử dụng dấu câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh ảnh minh họa SGK.
5 hoặc 6 tờ giấy tô ki và bút lông chuẩn bị cho hoạt động nhóm.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ(5’)
- Gọi học sinh đọc bài: Người lính dũng cảm và trả lời câu hỏi
+ Thầy giáo mong chờ điều gì ở các em học sinh?
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới (32’)
a, Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ bài học và ghi tựa bài
b, Luyện đọc :
* GV đọc mẫu, giới thiệu giọng bài đọc
- Hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc từng câu và luyện phát âm từ khó dễ lẫn
- GV theo dõi sửa sai.
* Đọc từng đoạn: Giáo viên chia đoạn.
+ Cho HS đọc đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn đọc đúng ở các kiểu câu trong bài như câu hỏi, câu cảm
+ Cho học sinh đọc từng đoạn trong nhóm
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
c, Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Yêu cầu lớp đọc thầm bài và trả lời câu hỏi
H: Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?
- Gọi một học sinh đọc các đoạn còn lại.
H: Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn ?
- Một học sinh đọc thành tiếng yêu cầu3.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ lớn và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để TLCH 3.
- YC đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.
- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét.
d, Luyện đọc lại :
- Đọc mẫu lại một vài đoạn văn.
- Hướng dẫn đọc câu khó và ngắt nghỉ đúng cũng như đọc diễn cảm đoạn văn.
- Gọi mỗi nhóm 4 em thi đọc phân vai.
- Nhận xét đánh giá bình chọn nhóm đọc hay.
3. Củng cố dặn dò (3’):
- Gọi 2 học sinh nêu nội dung bài học.
-Về nhà học bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- 3HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi
- Lớp theo dõi .
- Lớp quan sát tranh minh họa.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp,
- HS đọc từ khó
- Đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
1em đọc từu chú giải.
- Theo dõi giáo viên hướng dẫn để đọc đúng đoạn văn.
- Lần lượt đọc từng đoạn trong nhóm.
- 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Lớp đọc thầm bài văn.
- Bàn cách giúp đỡ bạn Hoàng do bạn không biết dùng dấu câu nên câu văn
- Một học sinh đọc các đoạn còn lại.
- Giao cho anh dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng
- 1Học sinh đọc câu hỏi 3 trong SGK.
- Các nhóm đọc thầm và thảo luận rồi viết vào tờ giấy câu trả lời.
- Đại diện các nhóm lên thi báo cáo.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu bài một lần
- Một học sinh khá đọc lại bài.
- Học sinh phân nhóm các nhóm chia ra từng vai thi đua đọc bài văn.
- 2 học sinh nêu nội dung vừa học
------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Hiểu được các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. Chức năng của thận
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
2. Kĩ năng: - Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh biết giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Sau bài học học sinh biết:
* BVMT: Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan bài tiết nước tiểu. HS biết một số việc làm có lợi, hại cho sức khỏe.
* QTE: Quyền bình đẳng giới; Quyền được học hành, phát triển; Quyền được chăm sóc sức khỏe; Bổn phận giữ vệ sinh sạch sẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Các hình liên quan bài học ( trang 22 và 23 sách giáo khoa)
HS: VBT TNXH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ(5’):
- Nêu các nguyên nhân bị bệnh thấp tim? Nêu cách đề phòng bệnh thấp tim?
- Giáo viên nhận xét đánh giá
2. Bài mới 32’
a) Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ bài học và ghi tựa bài
b) Các hoạt động
Hoạt động 1: Quan sát - Thảo luận - Yêu cầu quan sát theo cặp hình 1 trang 22 và trả lời :
H: Chỉ đâu là thận và đâu là ống dẫn nước...?
- Làm việc cả lớp
- Treo tranh hệ bài tiết nước tiểu lên bảng và yêu cầu vài học sinh lên chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ
Hoạt động 2 Thảo luận nhóm.
* Làm việc cá nhân.
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh 23 đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi của bạn trong tranh ?
* Làm việc theo nhóm :
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 2 sách giáo khoa trang 23 và trả lời các câu hỏi sau
H: Nước tiểu được tạo thành ở đâu ?
H:Theo bạn nước tiểu được đưa xuống ...?
H:Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào?
H:Mỗi ngày mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu nước tiểu?
* Làm việc cả lớp
- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò (3’):
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ – Giáo dục.
* QTE: Các em cần làm gì để giúp hệ bài tiết luôn khỏe mạnh?
- Dặn HS về nhà ôn lại bài.
- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ
- HS nhận xét
- HS theo dõi
- Lớp tiến hành quan sát hình và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn.
- HS chỉ các bộ phận trong hình
- Lần lượt từng HS lên bảng chỉ và nêu các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu
- Dựa vào tranh 23 quan sát để đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi của bạn trong...
Lớp tiến hành làm việc theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu
- Nước tiểu được tạo thành ở thận...
-Trước khi thải ra ngoài nước tiểu ...
- Thải ra ngoài bằng ống đái.
- Mỗi ngày mỗi người có thể thải ra từ một đến một lít rưỡi nước tiểu
- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-------------------------------------------
Thực hành Tiếng Việt (Tiết 1)
ĐỌC HIỂU: CẬU BÉ ĐỨNG NGOÀI LỚP HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS hiểu nghĩa từ (nghe lỏm, trôi chảy, trung nghĩa, sáng dạ). Hiểu ND của bài (ca ngợi tinh thần ham học của ông Vũ Duệ).
- Ôn tập câu hỏi Ai – là gì?.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc: đọc đúng các từ khó (Vũ Duệ, nghe lỏm, tài năng), câu khó.
3. Thái độ: HS có tinh thần ham học, luôn mong muốn lĩnh hội kiến thức
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ.
HS: VBT Tiếng Việt
III. CÁC HĐ DẠY HỌC
1. KTBC 5’
- Y/c 3Hs đọc bài “Ba con búp bê” và trả lời câu hỏi
- Gv nx, đánh giá.
2. Bài mới 32’
a) Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ bài học
b) Hướng dẫn HS thực hành
BT1: Đọc truyện Cậu bé đứng ngoài lớp học.
- GV đọc mẫu, HD chung cách đọc.
- Đọc nối tiếp câu: 2 lượt, kết hợp chỉnh sửa phát âm.
- Đọc đoạn: 4 đoạn
- Y/c H đặt câu với từ tài năng.
- Hs đọc từng đoạn trong nhóm
- 1 H đọc cả bài.
-Hs lắng nghe
-Hs đọc nối tiếp
-Hs đọc nối tiếp đoạn 2 lượt, kết hợp giải nghĩa từ Vũ Duệ, nghe lỏm, trôi chảy, tài năng.
-Hs đặt câu
2- 3 nhóm đọc trước lớp.
*BT2: Đánh dấu √ vào thích hợp: đúng hay sai?
- Gv HD Hs dựa vào ND truyện để làm bài.
? Hoàn cảnh nhà Duệ ntn? Duệ có đến trường học k?
? Duệ đã học bằng cách nào?
? Cách học như thế cho thấy Duệ là cậu bé ntn?
? Thấy Duệ ham học, thầy giáo có cho Duệ vào học không? Duệ đã được đi học bằng cách nào?
? Nhờ đâu mà Duệ xóa được nợ cho bố mẹ?
? Về sau Duệ trở thành người ntn?
- T/c cho H làm bài cá nhân, một H làm trên bảng phụ.
-Gọi H nx bài,
-Gv chữa bài, sau đó liên hệ cho HS cậu bé Duệ là một tấm gương ham học cho các em noi theo. Vậy các em cần học tập theo tấm gương này.
-Hs đọc yêu cầu
HS trả lời câu hỏi theo hướng dẫn
-Hs làm bài
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe.
*BT3: Chọn câu trả lời đúng.
- Gọi H nêu y/c của bài,
- T/c cho HS làm bài cá nhân, sau đó mời đại diện 3 tổ lên thi điền nhanh, điền đúng và giải thích vì sao chọn đáp án đó.
a) Em hiểu thế nào là sáng dạ?
b) Vũ Duệ thành tài nhờ đâu?
c) Bộ phận in đậm trong câu “Vũ Duệ là vị quan tài năng trung nghĩa.” Trả lời câu hỏi nào?
- Gọi Hs nx
- Gv nx và KL, mở rộng cho H đặt câu với từ sáng dạ và mẫu câu Ai là gì?.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Liên hệ cho HS tấm gương ham học của Vũ Duệ và trên thực tế các em biết.
- TH: Quyền được học hành.
- Nx tiết học, HD học ở nhà.
- 2 H đọc nội dung của bài.
-Hs làm bài
a) Sáng dạ: là thông minh, hiểu nhanh
b) Nhờ ham học hỏi, sáng dạ, có chí vươn lên.
c) Là gì?
-Hs NX
------------------------------------------------
Thực hành Tiếng Việt
LUYỆN TẬP PHÂN BIỆT L/N - SO SÁNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết cách nhận biết và phân biệt l/n, vần oam/oap
- Củng cố về so sánh.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân biệt l/n; oam/oap nhanh, đúng.
- Tìm được sự vật so sánh trong câu văn
3. Thái độ: HS thêm yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ.
HS: VBT TH Tiếng Việt
III. CÁC HĐ DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
1. KTBC: 5’
- Gv đọc cho HS cả lớp viết vào bảng con các từ sau: giận dỗi, rành mạch, dồn dập.
- 3 H viết trên bảng.
- Nx và đánh giá
2. Bài mới: 32’
a) Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ môn học
b) Hướng dẫn HS thực hành
*Bài 1/a: Điền chữ l hoặc n.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Y/c HS làm bài cá nhân vào VBT
Tổ chức cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài làm
- Gọi 1 -2 HS đọc bài làm
- GV nhận xét, chốt y đúng
Em trồng cây lựu xanh xanh
Cuốc kêu chưa dứt mà cành đầy hoa.
Hoa lựu như ửa lập òe
Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày.
Nhớ khi mưa ớn, gió ay
Em mang que chống cho cây cứng dần.
Trưa ay bỗng thấy ve ngân
Ve ngân trưa ắng, quả dần vàng tươi.
- Y/c HS nhận xét
- G nx và chốt đúng .
Hoạt động của học sinh
- HS lên bảng viết các từ
- HS nhận xét
- Hs nêu yêu cầu bài
- HS nghe GV hướng dẫn
- HS làm bài cá nhân vào VBT
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài làm
- HS đọc bài làm
- 2 H làm trên bảng phụ.
Em trồng cây lựu xanh xanh
Cuốc kêu chưa dứt mà cành đầy hoa.
Hoa lựu như lửa lập lòe
Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày.
Nhớ khi mưa lớn, gió lay
Em mang que chống cho cây cứng dần.
Trưa nay bỗng thấy ve ngân
Ve ngân trưa nắng, quả dần vàng tươi.
- Y/c HS nhận xét
- Hs lắng nghe
*Bài 2: Điền vần oam hoặc oap.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Y/c HS 1 làm bài trên bảng phụ. HS dưới lớp làm bài vào VBT
Buổi trưa bên sông thật yên tĩnh. Có thể nghe thấy tiếng sóng bờ ì ...; tiếng ngoạm cỏ của đàn trâu; tiếng bọn trẻ chăn trâu vừa hò hét, vừa nhồm nhoàm nhai bánh trưng, khoai nướng.
- Gọi HS trình bày bài làm
- Y/C HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt y
- Hs đọc Y/C
- 2 H làm trên bảng phụ.
Buổi trưa bên sông thật yên tĩnh. Có thể nghe thấy tiếng sóng bờ ì oạp; tiếng ngoạm cỏ của đàn trâu; tiếng bọn trẻ chăn trâu vừa hò hét, vừa nhồm nhoàm nhai bánh trưng, khoai nướng
- Hs trình bày bài
- Hs nhận xét
*Bài 3: Gạch chân các sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn, thơ sau:
- Gọi H đọc y/c và ND của bài.
? Nêu tên các sự vật được nhắc đến trong các câu?
? Trong câu văn a), cây đèn của anh Đom Đóm được so sánh với gì?
- Gọi Hs trả lời câu hỏi.
- Gọi H lên bảng nối tiếp gạch chân các sự vật được so sánh với nhau.
- Gv nx và đánh giá.
? Các sự vật trên được so sánh với nhau bằng từ nào? Đó là kiểu so sánh nào?
(từ như, đó là kiểu so sánh ngang bằng)
- T/c cho HS đặt câu có hình ảnh so sánh theo kiểu ngang bằng và hơn kém (dành cho H khá, giỏi).
- Một số HS nêu câu, Gv nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò 5’
- Gv chú ý cho H cách lựa chọn các hình ảnh để so sánh phải đúng và sinh động.
- Nx tiết học, hướng dẫn hs về nhà.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS trả lời theo hướng dẫn chủa GV
- HS làm bài
a) Cây đèn của anh Đom Đóm nhấp nháy như một ngôi sao.
b)Ông trăng như cái mâm vàng
Mọc lên từ đáy đầm làng quê ta.
c) Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu.
d) Hoa lựu như lửa lập lòe.
e) Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng.
-------------------------------------------------------
Ngày soạn: 28/ 9 / 2017
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 4 tháng 10 năm 2017.
Toán
BẢNG CHIA 6
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và học thuộc bảng chia 6.
2. Kĩ năng: - Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6).
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức học tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ. Các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn.
HS: VBT Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ(5’) :
- Gọi lên bảng sửa bài tập số 2 cột b và c và bài 3 tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới( 32’) :
a, Giới thiệu bài: GV giới tiệu bài, ghi tự
b, Hướng dẫn học sinh lập bảng chia 6 :
- Giáo viên đưa tấm bìa lên và nêu để lập lại công thức của bảng nhân, Rồi cũng dùng tấm bìa đó để chuyển công thức nhân thành công thức chia.
* Hướng dẫn học sinh lập công thức bảng chia 6 như sách giáo viên.
- Yêu cầu học sinh HTL bảng chia 6.
c, Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm.
- GV hướng dẫn phép tính: 42 : 6 = 7
-Yêu cầu học sinh tương tự: đọc rồi điền ngay kết quả ở các ý còn lại.
- Yêu cầu học sinh nêu miệng
- Y/C HS nhận xét
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : Tính nhẩm.
- Gọi HS đọc Y/C bài tập
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm
- Y/C cả lớp so sánh bài làm nhận xét chữa bài.
- Giáo viên nhận xét chung về bài làm của HS.
Bài 3:
- YC 1 em đọc đề bài, học sinh dưới lớp đọc thầm
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi đoạn dây dài bao nhiêu xăng – ti - mét ta làm thế nào?
- GV hướng dẫn HS cách giải
- Mời học sinh lên bảng giải.
- Gọi HS trình bày bài làm
- Y/C HS theo dõi nhận xét
- Thu vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
* Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài tập 4 và BT3 có gì giống và khác nhau?
+ Muốn biết cắt được mấy đoạn dây ta làm thế nào?
- GV hướng dẫn HS cách giải
- Mời 1 học sinh lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào VBT
- Y/C HS so sánh bài làm trên bảng và nhận xét
- GV nhận xét chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò (3’):
- Y/C HS đọc lại bảng chia 6
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài học sau
- Hai học sinh lên bảng làm bài.
- HS1: làm bài 2 , HS2 : làm bài 3
- HS nêu lại tên bài
- Lớp lần lượt từng học sinh quan sát và nhận xét về số chấm tròn trong tấm bìa.
- Hai học sinh nhắc lại.
- HTL bảng chia 6.
- Hai đến ba em nhắc lại về bảng chia 6.
- 1 em nêu yêu cầu
- Cả lớp thực hiện làm mẫu ý 1
- Cả lớp tự làm bài dựa vào bảng chia 6.
- Lần lượt từng học sinh nêu miệng kết quả.
42 : 6 = 7 24 : 6 = 4 48 : 6 = 8
54 : 6 = 9 36 : 6 = 6 18 : 6 = 3
12 : 6 = 2 6 : 6 = 1 60 : 6 = 10
30 : 6 = 5 30 : 5 = 6 30 : 3 = 10
- GV nhận xét bài làm
- Một học sinh đọc yêu cầu.
- HS làm bài
- Tự đọc từng phép tính trong mỗi cột, tính nhẩm rồi điền kết quả.
6 x 4 = 24 6 x 2 = 12 6 x 5 = 30
24 : 6 = 4 12 : 6 = 2 30 : 6 = 5
24 : 4 = 6 12 : 2 = 6 30 : 5 = 6
- HS nhận xét bài làm
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa.
+ Sợi dây đồng dài: 48 cm
Cắt thành: 6 đoạn bằng nhau
+ Mỗi đoạn dài bao nhiêu cm?
+ HS trả lời
-Cả lớp làm vào vào vở bài tập.
-Một học sinh lên bảng giải bài
Bài giải:
Độ dài mỗi đoạn dây đồng là :
48 : 6 = 8 (cm)
Đáp số : 8 cm
- HS trình bày bài
- HS nhận xét
- Đọc bảng chia 6.
-Về nhà học bài và làm bài tập.
- Một em đọc đề bài
+ Sợi dây đồng dài: 48 cm
Cắt thành các đoạn bằng nhau. Mỗi đoạn dài 6cm
+ Cắt được mấy đoạn dây?
+ HS trả lời
-Cả lớp làm vào vào vở bài tập.
- Một học sinh lên bảng giải bài. HS dưới lớp làm bài vào VBT
Bài giải:
Cắt được số đoạn dây đồng là :
48 : 6 = 8 (đoạn)
Đáp số : 8 đoạn dây
- HS so sánh bài làm rồi nhận xét
- HS đọc bảng chia 6
--------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu :
SO SÁNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nắm được một kiểu so sánh mới, so sánh hơn kém.
-Biết thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh
2. Kĩ năng: Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở bài tập 2.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức học tập, vận dụng kiến thức để viết văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung khổ thơ trong bài tập 3
HS: VBT Tiếng Việt 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ(5’):
Gọi HS đặt câu theo mẫu Ai là gì? ở BT3 tiết trước
- Y/C HS nhận xét
- Nhận xét đánh giá
3. Bài mới(32’):
a, Giới thiệu bài; GV giới thiệu bài và ghi tự đề
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
* Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh...
- Gọi HS đọc Y/C bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài tập vào nháp.
- Mời 3 học sinh lên bảng làm bài
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Giúp học sinh phân biệt hai loại so sánh: so sánh ngang bằngcó sử dụng từ ngữ như từ: là. So sánh hơn kém sử dụng từ ngữ như từ hơn, chẳng bằng
* Bài 2: Ghi lại các từ so sánh...
- Gọi HS đọc Y/C bài tập
- GV hướng dẫn, gợi để HS tìm từ so sánh
- Cho HS tự tìm các từ so sánh trong mỗi khổ thơ.
- Y/C HS nhận xét bài làm
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
* Bài 3 : Tìm những sự vật...
- Gọi HS đọc Y/C bài tập
- GV hướng dẫn HS tìm các sự vật được so sánh
- Giáo viên mời một học sinh làm
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.
- Gọi HS nhận xét
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
* Bài 4: Hãy tìm các từ so sánh có thể...
- Gọi HS đọc Y/C bài tập
- Nhắc học sinh có thể tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay cho dấu gạch nối.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Mời 2HS lên bảng làm bài sau đó đọc kết quả.
- Y/C HS nhận xét các câu
- Giáo viên chốt lại ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò (3’):
Nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học xem trước bài mới.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- 2HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét
- HS nhắc lại
- Hai em đọc yêu cầu.
- Thực hành làm bài tập trao đổi trong nhóm.
- 3HS lên bảng làm bài.
(Các từ được so sánh với nhau:
a. cháu - ông ; ông - buổi trời chiều...
b. trăng - đèn
c. những ngôi sao - mẹ đã thức vì con...)
- 1 em nêu yêu cầu.
- HS theo dõi hướng dẫn
- Học sinh tự làm bài vào vở.
- 3 em lên bảng lên bảng thi làm bài.
- (a. hơn - là - là ; b. hơn; c. chẳng bằng - là)
- HS nhận xét bài
- Một em đọc yêu cầu đề bài
- HS nghe GV hướng dẫn
- 1 em lên bảng thực hiện làm BT3 lớp n/xét.
(quả dừa-đàn lợn; tàu dừa-chiếc lược)
- HS nhận xét bài làm
1 em đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
- Học sinh thực hành làm bài tập
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 2 học sinh lên bảng lên bảng sửa bài
+ Quả dừa tự như đàn lợn con nằm trên cao
Quả dừa giống như đàn lợn con nằm trên cao
Quả dừa hệt như đàn lợn con nằm trên cao
+ Tàu dừa giống chiếc lược chải vào mây xanh.
Tàu dừa tựa chiếc lược chải vào mây xanh.
- HS nhận xét bài làm
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Hai học sinh nhắc lại các kiểu so sánh
------------------------------------------------------
Tập viết
ÔN CHỮ HOA C
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố chữ hoa C
-Viết đúng chữ hoa C, V,A, N, tên riêng Chu Văn An, câu ứng dụng
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, giữ vở sạch đẹp trong khi viết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Mẫu chữ viết hoa Ch, mẫu tên riêng Chu Văn An trên dòng kẻ.
HS: Phấn, bảng con, vở tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ(5’):
- Gọi HS lên bảng viết các từ: Cửu Long, Công cha như núi Thái Sơn...
- Y/C HS dưới lớp viết bảng từ Cửu Long
Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
1. Bài mới (32’):
a, Giới thiệu bài; GV giới thiệu bài và ghi tựa bài
b, Hướng dẫn viết chữ hoa
* Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa C,A, V, N
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ nào viết hoa?
GV treo bảng chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
* Viết bảng;
- Y/C HS viết các chữ viết hoa trên, GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS
c) Luyện viết từ ứng dụng :
* Giới thiệu từ ứng dụng:
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng
- GV giới thiệu về Chu Văn An là một thầy giáo nổi tiếng đời Trần, ông được coi là ông tổ nghề dạy học...
* Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
* Viết bảng:
- Y/C HS viết từ ứng dụng: Chu Văn An vào bảng con
- GV theo dõi, uốn nắn và nhận xét
d) Luyện viết câu ứng dụng :
* Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Giải thích: câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự
* Quan sát nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ co chiều cao như thế nào?
* Viết bảng
-Yêu cầu học sinh luyện viết những tiếng có chữ hoa (Chim, Người ) vào bảng con
c, Hướng dẫn viết vào vở :
- GV nêu yêu cầu :
+ Viết chữ Ch một dòng cỡ nhỏ,viết tên riêng Chu Văn An hai dòng cỡ nhỏ,viết câu tục ngữ hai lần.
* Nhận xét, đánh giá, chữa bài:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá từ 5- 7 bài.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm
3. Củng cố, dặn dò (3’):
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Về nhà viết phần bài ở nhà .
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Hai em lên bảng viết các tiếng: Cửu Long, Công
- Lớp viết vào bảng con
- HS nhận xét bài viết
- Học sinh theo dõi giáo viên.
- Có các chữ hoa C, A, V, N
- 4HS nhắc lại, cả lớp theo dõi
Cả lớp tập viết trên bảng con: Ch, V, A.
- Một học sinh đọc từ ứng dụng.
- Lắng nghe để hiểu thê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2 TUẦN 5.doc