Giáo án Tự nhiên và xã hội 2: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

1. Ổn dịnh :

- Yêu cầu HS hát.

2. Kiểm tra bài cũ :

- Trò chơi “ Rung chuông vàng”

- Nhận xét.

3. Bài mới

a) Giới thiệu bài:

b) Hướng dẫn các hoạt động:

 Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ và thảo luận : Những thứ có thể gây ngộ độc :

++ Mục tiêu :- Biết được một số thuốc sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc.

- Phát hiện được một số lý do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống.

 ĐDDH: Tranh

Cách tiến hành :

*Bước 1 : Động não.

- Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống.

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và xã hội 2: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ I. Mục tiêu 1. Nhận biết một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc. Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. 2. Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc. 2.2. Nêu được một số lí do khi bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn bị ôi, thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhằm thuốc, 3. GDHS biết cách phòng tránh ngộ độc khi ở nhà, biết ứng xử khi người thân hoặc người nhà bị ngộ độc. *KNS : - Kỹ năng ra quyết định: nên hay không nên làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. - Kỹ năng tự bảo vệ: ứng phó với các tình huống ngộ độc. - Phát triển kỷ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập. *HSKT: Biết được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. II. Chuẩn bị - GV : Các hình vẽ trong SGK, phiếu bài tập, phần thưởng, các câu hỏi. - HS : SGK, vở BT, ... III. Các hoạt động dạy học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2’ 3’ 30’ 3’ 2’ 1. Ổn dịnh : - Yêu cầu HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ : - Trò chơi “ Rung chuông vàng” - Nhận xét. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn các hoạt động: v Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ và thảo luận : Những thứ có thể gây ngộ độc : ++ Mục tiêu :- Biết được một số thuốc sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc. - Phát hiện được một số lý do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống. ò ĐDDH: Tranh Cách tiến hành : *Bước 1 : Động não. - Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống. - GV ghi lên bảng. *Bước 2 : Làm việc theo nhóm. + Trong những thứ các em kể trên, thứ nào thường cất giữ trong nhà ? + Nhóm 1 quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi : Nếu bạn trong hình ăn bắp ngô thì điều gì có thể xảy ra ? Tại sao ? + Nhóm 2 quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi: Trên bàn có những thứ gì ? Nếu em bé lấy được những viên thuốc tưởng là những viên kẹo thì điều gì có thể xảy ra ? Tại sao? + Nhóm 3 quan sát hình 3 và trả lời câu hỏi : Nơi góc nhà đang để các thứ gì ? Nếu để lẫn lộn dầu hỏa, thuốc trừ sâu hay phân đạm với nước mắm, dầu ăn, ... Thì điều gì có thể xảy ra với những người trong gia đình ? * Bước 3 : Làm việc cả lớp. - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. - GV kết luận: v Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ và thảo luận. Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc. ++ Mục tiêu : Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người. ò DDDH: Tranh. Cách tiến hành : *Bước 1 : Làm việc theo nhóm. -Yêu cầu các nhóm quan sát tiếp hình 4, 5, 6 trong (SGK) và trả lời câu hỏi. + Chỉ và nói mọi người đang làm gì. Nêu tác dụng của việc làm đó. *Bước 2 : Làm việc cả lớp. + Yêu cầu HS nêu những thứ dễ bị ngộ độc chúng được cất giữ ở đâu trong nhà ? + Gọi các nhóm khác bổ sung góp ý sự sắp xếp như vậy đã đảm bảo chưa và những thứ đó được cất giữ ở đâu là tốt nhất ? - GV kết luận : c/ Thưc hành Họat động 3 : Đóng vai. ++ Mục tiêu : Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc. Cách tiến hành : *Bước 1 : Làm việc theo nhóm. - GV nêu nhiệm vụ: Các nhóm đưa ra tình huống tập ứng xử, khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc. - GV treo bảng phụ nêu tình huống. Tình huống 1: Na đi học về đói bụng quá thì thấy trên bàn có nồi chè hôm qua còn lại, Na vội ăn. Một lúc, Na bị đau bụng. Nếu em là Na em sẽ làm gì ? Tình huống 2: Em của em ăn nhầm những viên thuốc để ở bàn mà tưởng là kẹo nên cảm thấy chóng mặt, đau đầu. Em sẽ làm gì khi đó ?*Bước 2 : Làm việc cả lớp. - Gọi một số HS lên đóng vai. - Nhận xét. - GV kết luận. 4. Củng cố : - Khi bị ngộ độc ta cần phải làm gì ? - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tập tốt. 5. Dặn dò : - Xem và ôn lại bài. - HS hát. - HS thực hiện trả lời theo yêu cầu. - Nhận xét. - HS lắng nghe và ghi tên bài vào vở. - HS thảo luận nhóm . - Mỗi HS nêu một thứ. - HS trả lời. - HS quan sát và thảo luận câu hỏi dành cho nhóm mình. - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung. - HS lắng nghe. Nhóm quan sát hình 4, 5, 6. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - HS trả lời. - HS thảo luận trong nhóm theo tình huống Giáo viên đưa ra. + HS các nhóm nhận xét bổ sung. - Các nhóm đóng vai và cách xử lý tình huống. - HS lên đóng vai và cách xử lý tình huống. - Nhận xét. - HS lắng nghe và nêu lại. - Khi bị ngộ độc cần phải báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo hoặc nói cho cán bộ y tế biết bản thân người nhà bị ngộ độc thứ gì. - HS thực hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 14 Phong tranh ngo doc khi o nha_12496084.docx