TOÁN
TIẾT 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TT)
I.Mục đích - yêu cầu:
1- Kiến thức:
-Thực hiện được phép tính cộng, trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Tính được giá trị biểu thức .
HSNK: Thực hiện hết các bài tập theo yêu cầu.
HSCT: Làm được một số bài theo yêu cầu chuẩn.
2- Kĩ năng:
- Biết tính cộng, trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết So sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000.
3- Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc và cẩn thận khi làm bài
40 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 1 Lớp Bốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học.
Dặn dò:
Làm bài tập 2a; bài 4a (đối với HS NK)
Chuẩn bị bài: ôn tập các số đến 100 000 (tt).
HátH
HS sửa bài
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa.
HS đọc kết quả
HS kế bên đứng lên đọc kết quả
HS kế bên đứng lên đọc kết quả
HS đọc yêu cầu bài1 (cột 1), làm bài miệng
HS sửa bài và nhận xét bài của bạn.
HS đọc yêu cầu bài, nêu cách đặt tính và làm bài vào bảng con + 2HS lên bảng
4637 7035 325 25968 3
+ 8245 - 2316 x 3 19 8656
12882 4719 975 16
18
0
HS sửa bài và nhận xét bài của bạn.
HS đọc yêu cầu bàiH; làm bài vào vở.
4327 > 3742 28676 = 28676
5870 < 5890 97321 < 97400
HS làm bài vào nháp và sau đó thi nhau lên bảng làm xem ai làm nhanh
b/ 92678; 82679; 79862; 62978.
HS sửa bài
2 HS nêu
Cả lớp theo dõi nhận xét.
HS nhận xét tiết học.
HS về nhà làm.
LỊCH SỬ
TIẾT 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I.Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Biết môn Lịch sử và Địa lý ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông Cha ta trong thời kỳ dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
2. Kĩ năng:
Biết môn Lịch sử và Địa lý góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị:
GV:Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
Hình ảnh sinh hoạt một số dân tộc ở một số vùng.
HS: SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
hoạt động của gv
hoạt động của hs
Khởi động:
Bài mới:
Giới thiệu:
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV treo bản đồ
- GV giới thiệu vị trí của đất nước ta & cư dân ở mỗi vùng.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV đưa cho mỗi nhóm 1 bức tranh (ảnh) về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng, yêu cầu HS tìm hiểu & mô tả bức tranh hoặc ảnh đó.
- GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- GV đặt vấn đề: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước & giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó.
- GV kết luận
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
GV hướng dẫn HS cách học.
Môn Lịch sử và Địa lí giúp em hiểu biết điều gì?
3. Củng cố
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
4. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Làm quen với bản đồ.
- HS theo dõi.
- HS trình bày lại & xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí thành phố mà em đang sống.
- Các nhóm làm việc
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS phát biểu ý kiến
- HS theo dõi.
- HS trả lời
- Giúp em hiểu được thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến đầu thời Nguyễn.
HS trả lời
HS khác nhận xét
Thứ tư ngày 30 tháng 08 năm 2017
Tập đọc
Tiết 2: Mẹ ốm
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
- HSNK: Hiểu nội dung bài, thuộc bài thơ.
- HSCT: Trả lời được các CH 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài.
2. Kĩ năng:
- Đọc rõ ràng, trình bày thành thạo các yêu cầu trước lớp.
3. Thái độ:
- Biết yêu thương, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
KNS:Trải nghiệm, trình bày ý kiến.
II Đồ dùng dạy học:
GV:
-Tranh minh hoạ nội dung bài.
-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
HS:SGK
III,hoạt động dạy học
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Khởi động:
Bài cũ: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
GV nhận xét .
Bài mới:
a/Khám phá
Hôm nay các em sẽ học bài thơ Mẹ
ốm của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đây là một bài thơ thể hiện tình cảm của làng xóm đối với một người bị ốm, nhưng đậm đà, sâu nặng hơn vẫn là tình cảm của người con với mẹ.
b/Kết nối
Hoạt động1: luyện đọc trơn
Bước 1: GV yêu cầu HS luyện đọc
*Lượt đọc thứ 1: GV chú ý kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc cho HS. Chú ý nghỉ hơi đúng ở một số chỗ để câu thơ thể hiện được đúng nghĩa
* Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
- GV giải nghĩa thêm 1 số từ: Truyện Kiều: là truyện thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du, kể về thân phận của một người con gái tài sắc vẹn toàn tên là Thuý Kiều.
Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài
Với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Chuyển giọng linh hoạt: từ trầm, buồn khi đọc khổ thơ 1, 2 (mẹ ốm); đến lo lắng ở khổ 3 (mẹ sốt cao, xóm làng tới thăm); vui hơn khi mẹ đã khoẻ, em diễn trò cho mẹ xem (khổ thơ 4, 5); thiết tha ở khổ thơ 6, 7 (lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ)
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc
thành tiếng, đọc thầm 2 khổ thơ đầu
N1: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
GV nhận xét G & chốt ý
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 3
N2: Sự quan tâm chăm sóc của làng xóm đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
GV nhận xét & chốt ý
Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài thơ, trả lời câu hỏi:
N3: Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
GV nhận xét & chốt ý
c/Thực hành
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơH
-GV mời 3 HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ trong bài
-GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc & thể hiện đúng nội dung các khổ thơ hợp với diễn biến tâm trạng của đứa con khi mẹ ốm.
Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
* GV treo bảng phụ có ghi khổ thơ cần đọc diễn cảm (Sáng nay trời đổ mưa rào Một mình con sắm cả ba vai chèo)
* GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV theo dõi, uốn nắn
* Yêu cầu HS nhẩm HTL bài thơ. GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
4. Vận dụng
Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?
5. Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt)
- HS hát.
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS trả lời câu hỏi 1, 3 SGK
HS nhận xét
+ HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ, cả lớp theo dõi đọc thầm và đọc chú giải.
+ HS đọc theo cặp.
+ HS sửa lỗi phát âm & cách ngắt nghỉ hơi ở những câu sau:
Lá trầu / khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay.
Cánh màn / khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín / ngọt ngào bay hương.
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc 2 khổ thơ đầu
Những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ bị ốm: lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được. Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được.
* HS đọc khổ thơ 3
Cô bác xóm làng đến thăm – Người cho trứng, người cho cam – Anh y sĩ đã mang thuốc vào.
HS đọc thầm toàn bài thơ
Bạn nhỏ xót thương mẹ: Nắng mưa từ những ngày xưa / Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan – Cả đời đi gió đi sương / Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi – Vì con, mẹ khổ đủ điều / Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏi: Con mong mẹ khoẻ dần dần
Bạn nhỏ không quản ngại, làm mọi việc để mẹ vui: Mẹ vui, con có quản gì / Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.
- HS đọc theo nhóm.
- HS thi đọc theo nhóm.
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
-HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ theo cặp
-HS luyện đọc diễn cảm trước lớp
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ & thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài.
*Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
HS nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 1: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu có cuối, liên quan đến 1, 2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa (mục III).
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
KNS:
-Tìm và xử lí thông tin, phân tích , đối chiêu.
-Ra quyết định: tìm ;kiếm các lựa chon.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Phiếu khổ to ghi sẵn nội dung BT1
Bảng phụ ghi sẵn các sự việc chính trong truyện: Sự tích hồ Ba Bể.
HS:VBT
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Khởi động:
Bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng & sách vở học tập.
3. Bài mới:
a/Khám phá
Lên lớp 4, các em sẽ học các bài tập
làm văn có nội dung khó hơn lớp 3 nhưng cũng rất lí thú. Cô sẽ dạy các em cách viết các đoạn văn, bài văn kể chuyện, miêu tả, viết thư; dạy cách trao đổi ý kiến với người thân, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức, điền vào giấy tờ in sẵn. Tiết học hôm nay, các em sẽ học để biết thế nào là bài văn kể chuyện.
b/Kết nối
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1
Yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể.
GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu bài tập theo nhóm vào phiếu
GV nhận xét
HS đọc nội dung bài tập
HS khá, giỏi kể lại nội dung câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể
Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của bài theo nhóm vào phiếu khổ to
HS dán bài làm lên bảng lớp xem nhóm nào làm đúng, nhanh
HS nhận xét
Bài tập 2:
GV gợi ý:
+ Bài văn có nhân vật không
+ Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối
với các nhân vật không?
Bài tập 3:
GV hỏi: Theo em, như thế nào là kể chuyện?
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ
c/Thực hành
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV giúp HS khai thác đề bài:
+ Nhân vật chính là ai?
+ Em phải xưng hô như thế nào?
+ Nội dung câu chuyện là gì? – Gồm những chuỗi sự việc nào?
(GV ghi khi HS trả lời)
GV nhận xét & góp ý
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV hỏi từng ý:
+ Những nhân vật trong câu chuyện của em?
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện?
GV lưu ý: nếu có HS nói đứa con nhỏ cũng là một nhân vật thì GV vẫn chấp nhận là đúng nhưng cần giải thích thêm cho HS hiểu đây chỉ là nhân vật phụ.
4. Vận dụng
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu về nhà đọc thuộc nội dung cần ghi nhớ.
Chuẩn bị bài: Nhân vật trong chuyện
HS đọc yêu cầu
Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
+ Không.
+ Không. Chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể như: độ cao, chiều dài, đặc điểm địa hình, khung cảnh thi vị gợi cảm xúc thơ ca
- So sánh bài hồ Ba Bể với sự tích hồ Ba Bể ta rút ra kết luận: Bài này không phải là bài văn kể chuyện, mà chỉ là giới thiệu về hồ Ba Bể (dùng trong ngành du lịch, trong các sách giới thiệu danh lam thắng cảnh)
Thảo luận nhóm rồi trả lời
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK3
1 HS đọc yêu cầu bài tập: Kể lại câu chuyện em đã giúp một người phụ nữ bế con, mang xách nhiều đồ đạc trên đường.
HS nêu
Từng cặp HS tập kể trước lớp
Cả lớp nhận xét, góp ý.
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trả lời
+ Người phụ nữ & em
+ Quan tâm, giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp
TOÁN
TIẾT 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TT)
I.Mục đích - yêu cầu:
1- Kiến thức:
-Thực hiện được phép tính cộng, trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Tính được giá trị biểu thức .
HSNK: Thực hiện hết các bài tập theo yêu cầu.
HSCT: Làm được một số bài theo yêu cầu chuẩn.
2- Kĩ năng:
- Biết tính cộng, trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết So sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000.
3- Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc và cẩn thận khi làm bài
II.Chuẩn bị:
GV: SGK
HS: VBT, SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs
1. Khởi động:
2. Bài cũ: ôn tập các số đến 100000 (tt)
Yêu cầu HS sửa bài về nhà
GV nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu:
Thực hành
Bài tập 1:
Cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia?
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu BT 2b.
Bài tập 3:
Yêu cầu HS nêu các trường hợp tính giá trị của biểu thức:BT 3 a,b.
+ Trong biểu thức có 2 phép tính cộng & trừ (hoặc nhân & chia)
+ Trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân.
+ Trong biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn
Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
GV chấm một số vở –nhận xét, sửa bài.
Củng cố
Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính, cách tính giá trị biểu thức trong từng trường hợp.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa 1 chữ
Làm bài 2, 4/ 6 (SGK)
HS sửa bài
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu bài và làm bài
1 HS nêu phép tính –1HS nêu kết quả - các HS khác sửa bàivà nhận xét.
- HS làm bài và nêu kết quả
- HS nhận xét.
HS nêu
HS làm bài
3257+4659-1300 b)6000-1300 x 2
= 7916-1300 = 6000-2600
= 6616 = 3400
HS sửa & thống nhất kết
HS trả lời.
KHOA HỌC
TIẾT 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
2. Kĩ năng:
- Nắm được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.
3. Thái độ:
Yêu thích môn học.
* Tích hợp: Giáo dục học sinh bảo vệ các nguồn nước , bảo vệ bầu không khí là có ý thức bảo vệ môi trường .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV:Hình trang 4, 5 SGK
Phiếu học tập
HS:SGK, VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Khởi động
Bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Động não
Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV đặt vấn đề & nêu yêu cầu: Em
hãy kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống của mình?
GV chỉ định từng HS nêu & viết các ý kiến đó lên bảng
Bước 2: GV tóm tắt lại tất cả những ý kiến của HS đã được ghi trên bảng & rút ra nhận xét chung dựa trên ý kiến các em đã nêu ra
Lưu ý: Nếu ý kiến của HS tương đối đầy đủ thì GV không cần phải nêu phần kết luận dưới đây.
Kết luận của GV:
Những điều kiện cần để con người sống & phát triển là:
Điều kiện vật chất như: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại
Điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội như: tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập & SGK
Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người mới cần
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm
GV phát phiếu học tập & yêu cầu HS làm phiếu học tập theo nhóm
Bước 2: Chữa phiếu học tập cho các nhóm
Bước 3: Thảo luận cả lớp
Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập, GV yêu cầu HS mở SGK & thảo luận lần lượt 2 câu hỏi:
Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?
Kết luận của GV:
Con người, động vật & thực vật đều cần đến thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống của mình.
Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống con người còn cần nhà ở, áo quần, phương tiện giao thông & những tiện nghi khác. Ngoài những yêu cầu về vật chất, con người còn cần những điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội.
Hoạt động 3: Trò chơi Cuộc hành trình đến hành tinh khác
Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người.
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ chơi gồm 20 tấm phiếu có nội dung bao gồm những thứ “cần có” để duy trì cuộc sống & những thứ các em “muốn có”. Mỗi tấm phiếu chỉ vẽ 1 thứ.
Bước 2: GV hướng dẫn cách chơi & chơi
Bước 3: Thảo luận cả lớp
Từng nhóm so sánh kết quả lựa chọn của nhóm mình với các nhóm khác & giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy?
Củng cố :
- Như mọi sinh vật khác, con người cần những gì để duy trì sự sống của mình?
Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?
* Tích hợp: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường , khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra.
Dặn dò:
GV nhận xét chung tiết học, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Trao đổi chất ở người.
Hát
Các tổ KT chéo nhau.
HS nêu ý ngắn gọn
HS theo dõi
HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp
HS bổ sung, nhận xét
HS nêu
HS theo dõi
HS chia thành nhóm nhỏ để tham gia trò chơi
Các nhóm bàn bạc với nhau, chọn ra 10 thứ (được vẽ trong 20 tấm phiếu) mà các em thấy cần phải mang theo khi các em đến 1 hành tinh khác (những tấm phiếu vẽ các hình đã loại ra phải nộp lại cho GV)
Tiếp theo, mỗi nhóm hãy chọn 6 thứ cần hơn cả để mang theo
-HS trả lời
HS trả lời
Thứ năm ngày 31 tháng 08 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 2: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
-Điền được cấu tạo của tiếng theo ba phần đã học (âm đầu, vần,thanh) theo bảng mẫu ở BT1 .
-Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2,BT3.
HSNK: Làm được tất cả các bài tập.
HSCT: Làm được một số bài theo yêu cầu chuẩn.
Kĩ năng:
-Diễn đạt rõ ràng được cấu tạo của tiếng.
Thái độ:
-HS tích cực học và tham gia cùng bạn.
KNS:
-Thể hiện sự tự tin.
-Lằng nghe tích cực .
-Giao tiếp: Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp.
II.Đồ dùng dạy học:
Gv:Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng & phần vần
HS:VBT
III. Hoạt động dậy học
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Khởi động:
Bài cũ: Cấu tạo của tiếng
Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu Lá lành đùm lá rách.
GV nhận xét .
Bài mới:
Hoạt động1: Khám phá
Bài trước, ta đã biết mỗi tiếng gồm
mấy bộ phận?
Hôm nay, các em sẽ làm các bài luyện tập để nắm chắc hơn cấu tạo của tiếng.
Hoạt động 2: Kết nối
Hướng dẫn thực hành luyện tập
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả phần ví dụ
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
Bài tập 5:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV gợi ý:
+ Đây là câu đố chữ (ghi tiếng) nên cầm tìm lời giải là các chữ ghi tiếng.
+ Câu đố yêu cầu: bớt đầu = bớt âm đầu; bớt cuối = bỏ âm cuối
GV nhận xét
4.Vận dụng
Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS xem trước Từ điển HS để nắm nghĩa các từ trong bài tập 2
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết.
Cả lớp làm bài vào vở nháp
2 HS làm bảng phụ
HS nhận xét
HS nêu
HS đọc yêu cầu bài tập
HS làm vào VBT
HS thi đua sửa bài trên bảngH
HS nhận xét
Lời giải: hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là: ngoài – hoài (vần giống nhau: oai)
HS đọc yêu cầu bài tập
HS suy nghĩ, thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp
Lời giải:
+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt – thoắt; xinh – nghênh
+ Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt (vần: oắt)
+ Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh – nghênh
HS làm bài vào VBT
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi nhóm đôi
HS nêu: Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc giống nhau không hoàn toàn
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS nghe gợi ý của GV
HS thi giải đúng, giải nhanh câu đố bằng cách viết ra bảng con
Lời giải: út – ú – bút
HS nêu
Địa lí
Tiết 1: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I.Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Biết bản đồ lả một hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay tòan bộ trái đất theo một tỉ lệ nhất định .
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ , phương hướng, kí hiệu bản đồ.
2. Kĩ năng:
- Trinh bày được yếu tố của bản đồ.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học
II.Chuẩn bị:
GV: SGK; Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam
HS: SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1-Khởi động:
2-Bài cũ: Môn Lịch sử & Địa lí
-Môn Lịch sử & Địa lí lớp 4 giúp em hiểu điều gì?
-Em hãy tả sơ lược cảnh thiên nhiên & đời sống của người dân nơi em đang sinh sống?
GV nhận xét.
3-Bài mới:
Giới thiệu bài
1. Bản đồ
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Bước 1:
- GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ từ lớn đến nhỏ (thế giới, châu lục, Việt Nam)
- GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng
- Yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ
Bước 2:
- GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bước 1:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 rồi chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm & đền Ngọc Sơn trên từng hình.
- Yêu cầu HS đọc SGK & trả lời các câu hỏi sau:
+ Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm như thế nào?
+ Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ hình 3 trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường?
Bước 2:
- GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời
2. Một số yếu tố của bản đà
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
Bước 1:
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng & thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
+ Hoàn thiện bảng sau (dựa vào ví dụ để hoàn thiện bảng)
+ Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc (B), Nam (N), Đông (Đ), Tây (T) như thế nào?
+ Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
+ Đọc tỉ lệ bản đồ ở hình 2 & cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực tế?
+ Bảng chú giải ở hình 3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
Bước 2:
- GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ & kí hiệu bản đồ.
Hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ
Bước 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 & một số bản đồ khác & vẽ kí hiệu của một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi, sông, thủ đô, thành phố, mỏ khoáng sản
Bước 2: Làm việc theo nhóm đôi
-Tổ chức cho HS thi đua.
4-Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ.
- Bản đồ được dùng để làm gì?
5-Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Làm quen với bản đồ (tt)
Hát.
-2 HS lên bảng trả lời.
- HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS quan sát
- Vài HS đọc
- Bản đồ thế giới thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất, bản đồ châu lục thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất – các châu lục, bản đồ Việt Nam thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt Trái Đất – nước Việt Nam.
-Vài HS nhắc lại.
- HS quan sát & chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm & đền Ngọc Sơn
HS trả lời
+Người ta thường sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay từ vệ tinhtính toán chính xác các khoảng cách trên thực tế sau đó thu nhỏ các tỷ lệ.
+Do khi vẽ người ta chia tỷ lệ khác nhau.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến
-HS thảo luận theo nhóm
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN
Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp
- Các nhóm khác bổ sung & hoàn thiện câu trả lời
- HS quan sát & thực hành vẽ vào vở nháp
-Hai em thi đố cùng nhau: 1 em vẽ kí hiệu, em khác nói kí hiệu đó thể hiện cái gì.
- HS nhận xét
-2 HS nhắc lại ghi nhớ bài.
TOÁN
TIẾT 4: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I.Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Bước đầu nhận biết được biểu thức chứa một chữ.
- Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
HSNK: Nêu được đặc điểm của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
HSCT: Làm được một số bài theo yêu cầu chuẩn.
2. Kĩ năng:
- Biết tính được giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số .
3- Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc và cẩn thận khi làm bài
II.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ kẻ sẵn như SGK (để trống các số ở các cột)
HS: VBT
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Khởi động:
Bài cũ:
Yêu cầu HS sửa bài về nhà
GV nhận xét
Bài mới:
Giới thiệu:
Hoạt động1: Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ
a. Biểu thức chứa một chữ
GV nêu bài toán
Hướng dẫn HS xác định: muốn biết Lan có bao nhiêu vở tất cả, ta lấy 3 + với số vở cho thêm: 3 + o
GV nêu vấn đề: nếu thêm a vở, Lan có tất cả bao nhiêu vở?
GV giới thiệu: 3 + a là biểu thứa có chứa một chữ a
b.Giá trị của biểu thứa có chứa một chữ
a là giá trị cụ thể bất kì vì vậy để tính được giá trị của biểu thức ta phải làm sao? (chuyển ý)
GV nêu từng giá trị của a cho HS tính: 1, 2, 3.
GV hướng dẫn HS tính:
Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4
GV nhận định: 4 là giá trị của biểu thức 3 + a
Tương tự, cho HS làm việc với các trường hợp a = 2, a = 3.
Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp.
-GV sửa bài nhận xét.
Bài tập 2:
-Đây là dạng toán nào?
-GV treo bảng phụ cho HS thi đua cặp đôi.
-GV cùng HS nhận xét –tuyên dương.
Bài tập 3:
-Đây là dạng toán nào?
-Y/c HS làm bài vào vở .
-GV chấm một số vở –sửa bài nhận xét.
Củng cố
Yêu cầu HS nêu vài ví dụ về biểu thức có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 1 Lop 4_12409326.docx