Giáo án Tuần 19 Khối 4

KHOA HỌC

GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO

I. MỤC TIÊU : Sau bài học HS biết:

 - Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.

 - Nêu cách phòng chống:

+ Theo dõi bản tin thời tiết.

+ Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi.

+ Đến nơi trú ẩn an toàn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh họa trang 76,77 sgk

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ1(5'): Bài cũ :

 - 1HS lên bảng mô tả thí nghiệm giải thích tại sao có gió?

 - GV nhận xét.

HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.

HĐ3(10'): Tìm hiểu về một số cấp gió

 Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió tp, gió dữ .

Cách tiến hành : 2 HS nối tiếp nhau đọc mục bạn cần biết trang 76 sgk

 

doc35 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 19 Khối 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành các cặp cạnh đối diện như thế nào với nhau? - HS tìm trong thực tế các đồ vật có mặt là hình bình hành - HS nhận dạng một số hình vẽ trên bảng phụ .( HS trả lời) HĐ5(20'): Luyện tập, thực hành . c) Bài 1 ( Tr 102, SGK T 4 ): YC HS QS các hình trong bài tập và chỉ rõ đâu là hình bình hành? Hãy nêu tên các hình bình hành ?vì sao em biết ? KL: Củng cố kĩ năng nhận biếy hình bình hành. b) Bài 2 ( Tr 102, SGK T 4 ): GV vẽ lên bảng hình tứ giác ABCD và hình bình hành MNPQ GV chỉ và giới thiệu các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác và hình bình hành. -Hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau? +KL : Củng cố kĩ năng nhận biết các đặc điểm của hình bình hành . HĐ6(3'): Củng cố, dặn dò: - 1 HS nhắc lại đặc điểm của hình bình hành . - Nhận xét chung tiết học, liên hệ. TẬP ĐỌC CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI I. MỤC TIÊU: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ. - Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người ,vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh họa cho bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc (HĐ1) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(5'): Bài cũ : nội dung bài :Bốn anh tài nói lên điều gì? HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học HĐ3(10'): Luỵên đọc Giáo viên HD đọc : Giọng kể chậm, dàn trải ,dịu dàng . - Đọc đoạn : ( HS : đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt ) +Hết lượt1: GV hướng dẫn HS phát âm tiếng khó ( Đã nêu ở Phần mục đích yêu cầu) + Hết lượt 2: GVhướng dẫn HS , ngắt nhịp đoạn: “Nhưng ...Trước nhất” - Đọc theo cặp : ( HS đọc theo cặp - đồng loạt ) HS nhận xét, giáo viên nhận xét . -Đọc toàn bài : 2 HS : K- G đọc toàn bài . - GV đọc mẫu toàn bài . - G/Vđọc diễn cảm toàn bài. HĐ4(12'): Tìm hiểu bài - Y/C 1HS đọc khổ 1( cả lớp theo dõi đọc thầm) và trả lời câu hỏi 1 SGK ( HS : K- G trả lời: Trẻ em được sinh ra ...) - Khổ thơ này nói lên điều gì? ( HS trả lời ) Ý1: Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất ( HS nhắc lại ) -Y/C HS đọc thầm các khổ thơ còn lại và trả lời câu hỏi 2,3 SGK. ( HS: Để nhìn cho rõ ...) - Các khổ thơ còn lại nói lên điều gì? ( HS trả lời) Ý 2: Cuộc sống trên trái đất được thay đổi vì trẻ em. ( HS nhắc lại ) - YC HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi 4 SGK (HS trả lời rút ra ND bài ) -ND: Đã ghi ở phần 1 MĐYC (1HS nhắc lại ) HĐ5(8'): Đọc diễn cảm - HS tìm giọng đọc hay, HS đọc khổ thơ mình thích và nói rõ vì sao - GV hướng dẩn HS TB luyện đọc nâng cao khổ 1, 2 - HS nhẩm HTL bài thơ và thi đọc thuộc lòng bài thơ. HĐ6(3'): Củng cố - dặn dò: -1HS nhắc lại nội dung bài, GVnhận xét tiết học, liênhệ. Dặn HS tiếp tục HTL bài thơ. ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng: + Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm. + Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch, - Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ). - HS khá giỏi: Kể được một số điều kiện để thành phố Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta(Hải Phòng nằm ven biển, bên bờ sông Cấm, thuận lợi cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, nơi đây có nhiều cầu tàu,; có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp,). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: các bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam. - HS: tranh, ảnh về thành phố Hải Phòng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. 1. Hải Phòng – Thành phố cảng HĐ2(11'): Làm việc theo nhóm . MT : HS xác định vị trí TP Hải Phòng trên bản đồ Việt Năm và biết những điều kiện để thành phố Hải Phòng trở thành TP cảng. HS các nhóm dựa vào SGK, bản đồ giao thông và bản đồ hành chính VN, tranh ảnh thảo luận và trả lời các câu hỏi SGV/92. 2. Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng HĐ3(12'): Làm việc cả lớp . MT : HS biết được đóng tàu là ngành công nghiệp của Hải Phòng. HS dựa vào SGK trả lời được các câu hỏi SGV/92, 93. 3. Hải Phòng là trung tâm du lịch. HĐ4(12'): Làm việc theo nhóm. . MT : HS biết được những điều kiện để Hải Phòng trở thành TP du lịch. - GV giao việc: HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh, SGK và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận câu hỏi: Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch? -> Bài học SGK/115. HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò: Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng. Chuẩn bị bài: Đồng bằng Nam Bộ. KĨ THUẬT Bài 14 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA I.MỤC TIÊU: - HS biết một số lợi ích của việc trồng rau, hoa. - Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Sưu tầm tranh, ảnh một số loại rau, hoa. - Tranh minh họa lợi ích trồng rau, hoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ1(5'): Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vật dụng HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. HĐ3(17'): làm việc cá nhân *Mục tiêu:Huớng dẫn hs tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau,hoa *Cách tiến hành: - Gv treo tranh ( h.1/sgk) và hướng dẫn hs quan sát . - yêu cầu hs trả lời: + Nêu lợi ích của việc trồng rau ? + Gia đình em thường dùng những loại rau nào làm thức ăn? + Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày ở gia đình em? +Rau còn được sử dụnh để làm gì? - Gv hướng dẫn hs quan sát hình2/sgk và đặt câu hỏi tương tự như trên đẻ hs nssu tác dụng và lợi ích của việc trồng rau. - Gv nhận xét và kết luận câu trả lời của hs *Kết luận: ghi nhớ sgk/45 HĐ4(18'): làm việc cá nhân *Mục tiêu:Hướng dẫn hs tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta. *Cách tiến hành: - Hỏi: nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta? - Gv nhận xét và bổ sung -Gv liên hệ nhệm vụ của hs phải học tập tốt để nắm vững kĩ thuật gieo trồng,cham sóc rau, hoa. *Kết luận: HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò. GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh. Chuẩn bị bài sau:đọc trước bài tiếp theo và chuẩn bị dụng cụ như sgk Chiều thứ tư THỰC HÀNH LUYỆN VIẾT Bài 16 I. MỤC TIÊU: Giúp HS : -Viết lại đúng chính tả, trình bày đúng, sạch đẹp bài thực hành luyện viết: bài 16 - Học sinh luyện viết đúng mẫu chữ đứng nét thanh nét đậm và luyện viết thêm mẫu chữ nghiêng . - Giáo dục học sinh ý thức viết cẩn thận, sạch đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hs : Vở thực hành luyện viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ 1: (1 phút) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng. -YC 1 HS đọc bài viết.Cả lớp theo dõi và nhận xét, GV nhận xét . HĐ 2 : (22 phút) HD HS luyện viết : a-Trao đổi về nội dung bài viết. - GV nêu câu hỏi- HS trả lời - Tổ chức nhận xét b-Luyện viết chữ hoa : - GV cho HS tìm và nêu các chữ cần viết hoa. - HS viết bảng con. Tổ chức nhận xét. c-Thực hành luyện viết : - HS luyện viết theo mẫu chữ đứng - GV theo dõi, uốn nắn nhở học sinh - GV chấm bài, nhận xét. (Nếu còn thời gian cho học sinh luyện viết mẫu chữ nghiêng) HĐ 5: (2 phút) Củng cố dặn dò -GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà luyện viết mẫu chữ nghiêng MĨ THUẬT Bài 7: VŨ ĐIỆU CỦA SẮC MÀU . Số tiết dạy : 2 Tiết. I/ Mục tiêu: Biết cách lắng nghe và vận động theo giai điệu của âm nhạc, chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy. Nhận ra được các hòa sắc màu nóng,lạnh,tương phản,đậm nhạc trong bức tranh vẽ theo nhạc. Từ đường nét, màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc, cảm nhận và tưởng tượng được những hình ảnh có ý nghĩa. Phát triển được trí tưởng tượng và sáng tạo trong quá trình tạo ra bức tranh biểu cảm mới. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình,của bạn. II/ Chuẩn bị: Màu vẽ, giấy vẽ,bút chì Kéo , hồ dán, băng dính. III/ Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu a/ Trải nghiệm hoạt động vẽ theo nhạc: - Quan sát hình 1.7 SGK - Thực hiện hoạt động vẽ theo nhạc dưới sự hướng dẫn của GV b/ Thưởng thức và cảm nhận về màu sắc: - Quan sát tranh vẽ theo nhạc và nêu cảm nhận về: đường nét,màu sắc,hình ảnh được tưởng tượng, c/ Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng: - Quan sát hình 7.3 để thực hiện cách tạo khung và chọn phần tranh mình thích trên bức tranh lớn. - GV hướng dẫn - Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ ở SGK Hoạt động 2: Cách thực hiện - Quan sát hình 7.4 để tìm ra cách thể hiện hình ảnh tưởng tượng một cách sáng tạo theo ý thích. - GV hướng dẫn - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ ở SGK Hoạt động 3: Thực hành - Căn cứ vào các quy trình ở hoạt động 2 kết hợp ý tưởng sáng tạo cá nhân tạo bức tranh theo ý thích. - GV hỗ trợ giúp đỡ HS còn lúng túng. Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm - GV hướng dẫn - GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của học sinh Vận dụng sáng tạo: Sử dụng phần còn lại của bức tranh vẽ theo nhạc đẻ tạo dáng và trang trí một sản phẩm theo ý thích:bưu thiếp chúc mừng,bìa sách,túi xách. - Học sinh quan sát tranh . - Lắng nghe, cảm nhận âm nhạc,vận động cơ thể và vẽ màu theo giai điệu bài hát - Quan sát tranh vẽ và trả lời: + Đường nét: nét thẳng,cong. + Màu sắc: sáng, tối, đậm,nhạt Màu nóng, màu lạnh + Hình ảnh được liên tưởng. - Quan sát tranh SGK - Tạo khung theo ý thích - Chọn phần tranh mình thích trên bức tranh lớn của nhóm. - 1,2 HS đọc ghi nhớ SGK. - Quan sát và thực hiện: + Cắt rời phần tranh đã chọn. + Dựa vào đường nét, màu sắc, tưởng tượng ra những hình ảnh: thiên nhiên, con người, con vật, xây dựng câu chuyện + Vẽ thêm đường nét, màu sắc,để làm rõ hơn những hình ảnh đã tưởng tượng. + 1,2 HS đọc ghi nhớ - HS thực hành - HS trưng bày và giới thiệu về sản phẩm sản phẩm của mình - HS cảm nhận và nhận xét về sản phẩm của bạn. Thứ năm ngày 11 tháng 1 năm 2018 TOÁN DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết cách tính diện tích của hình bình hành. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1 - GV: Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong sgk. 2 - HS: Giấy kẻ ô - vuông, thước kẻ, ê-ke và kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(5'): Bài cũ : 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi:Hình bình hành có đặc điểm gì? HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học HĐ3(10'): Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành - GVvẽ trên bảng hình bình hành ABCD; vẽ AH vuông góc với DC và giới thiệuDC là đáy của hình bình hành; độ dài AHlà chiều cao của hình bình hành. +Hãy tính diện tích hình bình hành ABCD đã cho. - GV YC HS kẻ đường caoAH của hình bình hành sau đó cắt phần tam giácADH và ghép lại như hình vẽ trong sgk để được hình chữ nhậtABIH - YC HS nhận xét diện tích hình chữ nhật và hình bình hành vừa tạo thành - HS nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của 2 hình - HS giỏi rút ra công thức tính diện tích hình bình hành. HS nhắc lại. S = a x h HĐ4(20'): Luyện tập, thực hành . a) Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? HS tự làm bài.( GVgiúp HS ) - 3 HS báo cáo KQ của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi nhận xét. KL: Củng cố kiến thức tính diện tích hình bình hành b) Bài3a: HS đọc YC của bài trước lớp ( cả lớp đọc thầm) 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập ( GV giúp đỡ HS chưa hoàn thành) HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò. - 1HS nhắc lại công thức tính diện tích hình bình hành. - Nhận xét chung tiết học, liên hệ. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I-MỤC TIÊU: - Nắm vững hai cách mở bài (gián tiếp, trực tiếp) trong bài văn tả đồ vật(BT1). - Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học(BT2). II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp)trong bài văn miêu tả đồ vật. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(5'): Bài cũ: Trong bài văn miêu tả đồ vật có mấy cách mở bài ? HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học HĐ3(30'): Hướng dẫn HS luyện tập 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập (cả lớp đọc thầm ) HS thảo luận nhóm đôi tìm điểm giống nhau và điểm khác nhau của các đoạn mở bài. KL:Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp. Điểm khác nhau: Đoạn a,b (mở bài trực tiếp):giới thiệu ngay đồ vật cần tả. Đoạn c (mở bài gián tiếp): Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả. 1 HS TB nhắc lại. KL:Củng cố kiến thức về 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật. Bài 2: 1 HS đọc thông tin yêu cầu của bài tập ( cả lớp đọc thầm ) -GV nhắc HS: bài này YC các em chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. Em phải viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau cho bài văn. -HSlàm cá nhân vào vở nháp. HS tiếp nối nhau đọc bài viết ( mỗi HS đọc cả 2 kiểu mở bài ) HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học . YC những HS viết bài chưa đạt tiếp tục hoàn chỉnh 2 đoạn văn, viết lại vào vở. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG I. MỤC TIÊU: - Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; Biết sắp xếp các từ Hán Việt theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với từ đã xếp (BT1,2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3,4). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - 8 tờ giấy phiếu khổ to kẻ bảng phân loại từ ở bài tập 1(HĐ1) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(5'): Bài cũ: Nêu ý nghĩa của chủ ngữ? chủ ngữ do từ loại nào tạo thành ? HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học HĐ3(30'): Hướng dẫn hs làm bài tập a) Bài tập 1: 1 HS đọc thông tin nội dung BT1( đọc cả mẫu ) - HS thảo luận nhóm 4 HS chia nhanh các từ có tiếng tài vào 2 nhóm , GV phát phiếu cho các nhóm làm bài . - Đại diện nhóm thi trình bày KQ - Trọng tài và GV nhận xét, chốt lời giải đúng +KL: Củng cố kĩ năng tìm từ b)Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài tập - Mỗi hs tự đặt một câu với một trong các từ ở bài tập 1. - 3 TB TB lên bảng viết câu văn của mình, HS tiếp nối nhau đọc nhanh câu của mình GV nhận xét . +KL: Củng cố kĩ năng đặt câu. c) Bài 3 : 1 HS đọc thông tin YC của bài, cả lớp đọc thầm . - GV gợi ý HS cách làm: Tìm nghĩa bóng của các câu tục ngữ . - HS làm bài cá nhân, ( GV giúp đỡ HS ) d) Bài 4: GVgiúp HS hiểu nghĩa bóng của từng câu tục ngữ - HS tiếp nối nhau nói câu tục ngữ mình thích, giải thích lí do,YC một số HS K - G nêu một số trường hợp sử dụng các câu tục ngữ đó HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học . KHOA HỌC GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO I. MỤC TIÊU : Sau bài học HS biết: - Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của. - Nêu cách phòng chống: + Theo dõi bản tin thời tiết. + Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơi. + Đến nơi trú ẩn an toàn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh họa trang 76,77 sgk III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(5'): Bài cũ : - 1HS lên bảng mô tả thí nghiệm giải thích tại sao có gió? - GV nhận xét. HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. HĐ3(10'): Tìm hiểu về một số cấp gió Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió tp, gió dữ . Cách tiến hành : 2 HS nối tiếp nhau đọc mục bạn cần biết trang 76 sgk -Em thường nghe thấy các cấp độ của gió khi nào? - YC HS QS hình vẽ và đọc các thông tin trong SGK trang 76 thảo luận nhóm 4 để hoàn thành phiếu học tập sau: ( nội dung phiếu: trang 140 SGV ) +KL:Gío có khi thổi mạnh , gió khi thổi yếu, gió càng lớn càng gây tác hại cho con người. ( HS: rút ra kết luận ) ( HS nhắc lại ) HĐ4(10'): Thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống bão M ục tiêu : Nói về những thiệt hại do dông , bão gây ra và cách phồng chống bão. Cách tiến hành - YC HS QS hình 5, 6 và đọc thầm mục bạn cần biết trang 77 sgk thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi sau: - Hãy nêu những dấu hiệu khi trời có giông? ( HS trả lời) - Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão? - Tác hại do bão gây ra? - Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết ? (GVgiúp đỡ các nhóm gặp khó khăn) KL:Các hiện tượng giông, bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa, .... chúng ta cần phải đề phòng tai nạn do bão gây ra. (2 HS TB nhắc lại ) HĐ5(10'): Trò chơi ghép chữ vào hình Mục tiêu : Củng cố hiểu biết của h/s về các cấp độ của gió : gió nhẹ ,gió khá mạnh, gió to, gió giữ. Cách tiến hành: GV phô tô 4 hình minh họa các cấp của gió trang 76 SGK, viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời, các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp . nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc . HĐ6(3'): Củng cố, dặn dò -Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây hại người và của ? ( HS trả lời ) - Nhận xét chung tiết học . - Dặn HS không đi ra ngoài khi có gió, giông, bão . Chiều thứ 5 ngày 11 tháng 1 năm 2018 ĐẠO ĐỨC KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG I - MỤC TIÊU: Học xong bài này, hs: - Biết vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động. - Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. - Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HĐ1(5'): Bài cũ : Những biểu hiện của yêu lao động là gì ? HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học HĐ3(8'): Phân tích truyện : Buổi học đầu tiên 1 - M ục tiêu: thông qua câu chuyện HS hiểu được:Tất cả người lao động, kể cả những người lao động bình thường nhất cũng cần được tôn trọng 2 - Cách tiến hành : 1HS KG đọc truyện : Buổi học đầu tiên -HS thảo luận theo hai câu hỏi sgk -KL: Cần phải kính trọng người lao động ,dù là người lao động bình thường nhất. HĐ4(5'): Những nghề nghiệp của người lao động 1 - Mục tiêu : hs phân biệt được người lao động và những người không phải là người lao động . 2 - Cách tiến hành: YC hs thảo luận nhóm đôi BT1 - GV nêu YC BT.( HS : các nhóm thảo luận , đại diện nhóm trình bày k.q ) +KL: - Nông dân, bác sĩ ,...là những người lao động (trí óc hoặc chân tay) - Những người ăn xin, kẻ buôn bán ma túy, ...không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại (HS TB nhắc lại ) HĐ5(5'): Bày tỏ ý kiến 1-Mtiêu : hs biết được mọi của cải trong xã hội có được đều là nhờ người lao động - Cách tiến hành: HS thảo luận nhóm (6 nhóm), mỗi nhóm 1 tranh trong bài tập 2 Y/C HS quan sát tranh trong sgk thảo luận ,trả lời câu hỏi sau: +Người lao động trong tranh làm nghề gì? Công việc đó có ích cho xã hội như thế nào ? +KL: (như mục tiêu của HĐ) HĐ6(7'): Kính trọng người lao động 1- Mục tiêu: hs nhận biết được những việc làm thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động 2 - Cách tiến hành : HS làm việc cá nhân - GV nêu YC của bài tập - HS trình bày ý kiến . +KL :Phần trả lời đúng của câu hỏi trên . - Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì? (HS: trả lời , vài em đọc ghi nhớ sgk.) HĐ7(3'): Hoạt động nối tiếp : Chuẩn bị BT 5, 6 . THỰC HÀNH TOÁN ÔN : DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết cách tính diện tích của hình bình hành. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - HS : Vở bài tập toán 4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(3'): Bài cũ : 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào ? HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học HĐ3(35'): Luyện tập thực hành . a) Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? HS tự làm bài.( GVgiúp HS yếu) - 3 HS báo cáo KQ của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi nhận xét. KL: Củng cố kiến thức tính diện tích hình bình hành Bài : - HS làm bài vảo vở - Nối tiếp nhau nêu kết quả. - Tổ chức nhận xét. GV chốt kết quả đúng. b) Bài 3a: HS đọc YC của bài trước lớp ( cả lớp đọc thầm) 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập ( GV giúp đỡ HS yếu) HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò. - 1HS nhắc lại công thức tính diện tích hình bình hành. - Nhận xét chung tiết học, liên hệ. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TH : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG I. MỤC TIÊU: - Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; Biết sắp xếp các từ Hán Việt theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với từ đã xếp (BT1,2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3,. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(5'): Bài cũ: Nêu ý nghĩa của chủ ngữ? chủ ngữ do từ loại nào tạo thành ? HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học HĐ3(30'): Hướng dẫn hs làm bài tập a) Bài tập 1: 1 HS đọc thông tin nội dung BT1 - HS thảo luận nhóm 4 HS chia nhanh các từ có tiếng tài vào 2 nhóm – HS làm bài vào vở. Trình bày KQ - Trọng tài và GV nhận xét, chốt lời giải đúng +KL: Củng cố kĩ năng tìm từ b)Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài tập - Mỗi hs tự đặt một câu với một trong các từ ở bài tập 1. - 3 HS lên bảng viết câu văn của mình, HS tiếp nối nhau đọc nhanh câu của mình GV nhận xét . +KL: Củng cố kĩ năng đặt câu. c) Bài 3 : 1 HS đọc thông tin YC của bài, cả lớp đọc thầm . - GV gợi ý HS cách làm: Tìm nghĩa bóng của các câu tục ngữ . - HS làm bài cá nhân, ( GV giúp đỡ HS ) d) Bài 4: GVgiúp HS hiểu nghĩa bóng của từng câu tục ngữ - HS tiếp nối nhau nói câu tục ngữ mình thích, giải thích lí do,YC một số HS nêu một số trường hợp sử dụng các câu tục ngữ đó HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học . THỂ DỤC ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP TRÒ CHƠI: CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC I. MỤC TIÊU. - Ôn đi vượt chướng ngại vật. Thực hiện ở mức tương đối chính xác. - Trò chơi "Chạy theo hình tam giác". Yêu cầu hs biết cách chơi và tham gia chơi chủ động. II. Địa điểm và phương tiện. Dọn vệ sinh sân tập. III. Nội dung và phương pháp. HĐ1(8') Phần mở đầu: Gv: Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. Hs: Đứng tạ chỗ vỗ tay và hát - Khởi động các khớp. HĐ2(20') Phần cơ bản: a) Bài tập rèn luyện tư thế cân bằng: 12 - 14 phút. - Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp. Gv: Nhắc lại cách thực hiện - Cho hs ôn lại cách đi vượt chướng ngại vật thấp. Hs: thực hiện theo đội hình 2 hàng dọc (em nọ cách em kia 2m). b) Trò chơi vận động: 5 - 6 phút. Trò chơi "Chạy theo hình tam giác". Gv: Nhắc lại tên trò chơi, cách chơi và luật chơi. Hs: Chơi thử 1 - 2 lần. Sau đó chơi chính thức có thi đua giữa các tổ. Gv: Tuyên dương tổ chơi xuất sắc. HĐ3(7') Phần kết thúc: GV cùng HS hệ thống lại bài học. Hs: Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. Gv: Cùng hs hệ thống bài. Gv: Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nhận biết đặc điểm của hình bình hành. - Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(5'): Bài cũ :1HS nêu qui tắc tính diện tích của hình bình hành . HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. HĐ3(30'): Hướng dẫn luyện tập a) Bài 1: GV vẽ bảng hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK và hình tứ giác MNPQ YC 3 HS TB lên bảng chỉ và gọi tên các cặp cạnh đối diện của từng hình ( Mỗi HS một hình ) GV hỏi thêm - Những hình nào có các cặp đối diện song song và bằng nhau? - Hình C/N cũng là H bình hành theo em đúng hay sai? vì sao?( HS trả lời) +KL:Củng cố kiến thức phân biệt hình bình hành với các hình đã học +Bài 2: YC HS đọc thầm bài 2 và suy nghĩ cách làm, 1 HS nêu cách làm. 1HS lên bảng làm trên bảng phụ , HS cả lớp làm vào vở nháp (GV giúp đỡ HS yếu ) +KL:Củng cố kiến thức tính diện tích hình bình hành . c) Bài 3a: GV vẽ hình bình hành lên bảng, giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a, b rồi hướng dẫn HS viết công thức tính chu vi hình bình hành P = ( a+b ) x 2 - 2 HS TB,Y nhắc lại công thức ( diễn đạt thành lời ) - 2 HS lên bảng áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành.Cả lớp làm vào vở nháp. +KL: 1HS TB,Y nhắc lại công thức tính chu vi hình bình hành. HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu HS hệ thống kiến thức - Nhận xét chung tiết học, liên hệ. CHÍNH TẢ TUẦN 19 (Phương thức tích hợp: Khai thác gián tiếp nội dung bài) I. MỤC TIÊU - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm vần dễ lẫn s/x(BT2) . - Giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1 - GV: 3 tờ phiếu viết ND BT2, 3 băng giấy viết ND BT3a III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(5'): Mở đầu: Nêu gương một số em viết đẹp khuyến khích cả lớp học tốt tiết chính tả ở học kì 2. GV Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học HĐ2(30'): Hướng dẫn HS nghe viết -1 HS đọc bài Kim tự tháp Ai Cập, HS cả lớp theo dõi +Đoạn văn nói điều gì? (HS trả lời và nêu cảm nhận của mình về kim tự tháp Ai Cập và nêu suy nghĩ về ý thức bảo vệ danh lam thắng cảnh- GV liên hệ, chốt ý). +HS đọc thầm đoạn văn và tìm những từ khó viết trong bài? - GV hướng dẫn HS viết từ khó - GVnhắc HS cách trình bày bài, tư thế ngồi viết - GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn cho HS viết - Đọc toàn bài chính tả 1 lượt HS soát bài. - GV chấm 10 bài, trong khi đó từng cặp GV đổi vở soát lỗi cho nhau. - GV nêu nhận xét chung HĐ3(10'): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả a)Bài tập 2: YC làm bài cá nhân vào vở (GVgiúp chưa hiểu cách làm) - GV dán 3 tờ phiếu khổ to đã viết nội dung bài, phát bút dạ mời 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức: Các em nối đuôi nhau dùng bút gạch những chữ viết sai chính tả,viết lại nhữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 19.doc