Tiết 3
Toán
MƯỜI SÁU, MƯỜI BẢY, MƯỜI TÁM, MƯỜI CHÍN
I. Mục tiêu:
- Kiến thức, kỹ năng: Nhận biết được mỗi số 16, 17, 18, 19 gồm 1 chục và một số đơn vị (6, 7, 8, 9). Biết đọc, viết các số đó. Điền được các số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 trên tia số
- Năng lực: Biết thảo luận và chia sẻ trong nhóm để tự nhận ra 16, 17, 18, 19 và đọc viết đúng số 16, 17, 18, 19. Tự hoàn thành tốt nội dung bài học.
- Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến
II. Chuẩn bị:
- GV: Bộ đồ dùng toán
- HS: Que tính
III. Các hoạt động dạy - học:
11 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 19 - Lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19- Buổi sáng
Ngày soạn: 12/ 1/ 2019
Ngày dạy: 14/ 1/ 2019
Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2019
Tiết 1
Chào cờ
Tiết 2+3
Tiếng Việt (2 tiết)
NGUYÊN ÂM ĐÔI /uô/. VẦN CÓ ÂM CUỐI /uôn/, /uôt/
(STK trang 148 – 151; SGK trang 76 – 77)
Tiết 4
Toán(ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Kiến thức, kĩ năng: Giúp HS củng cố kiến thức về các phép cộng phép trừ trong phạm vi 10.
Năng lực: Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập.
Phẩm chất: Giáo dục HS tự tin khi trình bày ý kiến cá nhân
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
HS: vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện tập:
Bài 1: Tính
2 + 4 =...... 6 + 3 =..... 5 + 5 =.....
0 + 7 =...... 9 + 1 =..... 1 + 1 =.....
3 + 2 =...... 4 + 4 =..... 10 + 0=.....
Bài 2: Số
3 + 4 = 2 +..... 1 + 0= 0 +.....
5 + 4 = 7 +..... 8 - 2= 3 +.....
7 – 4 = 0 +..... 6 – 5 = 1 +.....
10 + 0 = 2 +..... 2+ 2 = 10 -.....
Bài 3: > < =
0+ 2.....2 + 3 6 + 4 .... 6 – 3
8 – 5.....0 + 6 10 + 0....3+ 7
0 + 7......4 + 3 2 + 6......8 - 4
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
Có : 5 quả bóng Có : 2 cái bút
Cho : 3 quả bóng Thêm : 6 cái bút Còn lại:.... quả bóng Có tất cả:..cái bút
2. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-HS chú ý lắng nghe.
- HS làm bảng con, bảng lớp.
- HS chia sẻ bài với bạn.
- HS làm phiếu học tập.
- HS chia sẻ bài.
-HS làm bảng con.
- HS nêu miệng kết quả, cách làm.
- HS nêu bài toán.
- HS nêu cách thực hiện.
- HS nêu miệng phép tính
5 – 3 = 2 2 + 6 = 8
-HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Ngày soạn: 12/ 1/ 2019
Ngày dạy: 15/ 1 / 2019
Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2019
Tiết 1+ 2
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI /ua/
(STK trang 152-154; SGK trang 78 – 79)
Tiết 3
Toán
MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI
I. Mục tiêu:
Kiến thức, kỹ năng: Nhận biết: Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số.
Năng lực: Biết thảo luận và chia sẻ trong nhóm để tự nhận ra 11, 12 và đọc viết đúng số 11, 12
Phẩm chất: Biết chia sẻ với bạn bè, tích cực trong hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bộ đồ dùng toán.
- HS: Que tính.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra(3’)
- Một chục còn gọi là mấy?
- Mười gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Nhận xét sửa
2. Bài mới (15’)
a. Giới thiệu bài
- GVghi tên bài
b. Giới thiệu số 11
- GV yêu cầu HS lấy một bó một chục que tính và một que tính rời.
+ Có mấy que tính?
- GV ghi bảng: 11
- Đọc là: Mười một
- Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 11 có hai chữ số viết liền nhau.
c. Giới thiệu số 12
- GV yêu cầu HS lấy một bó một chục que tính và 2 que tính rời.
+ Có mấy que tính?
GV ghi bảng: 12
Đọc là: Mười hai
- Số 12 gồm 1chục và 2 đơn vị. Số 12 có hai chữ số viết liền nhau.
d. Thực hành(15’)
Bài 1(101) Điền số thích hợp vào ô trống
- Cho HS nêu yêu cầu
- Nhận xét sửa.
Bài 2(102): Vẽ thêm chấm tròn (theo mẫu).
- Cho HS nêu yêu cầu
- HS nêu cách làm
- Nhận xét sửa
Bài 3(102). Tô màu 11 hình tam giác và 12 hình vuông:
- Cho HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm
- Nhận xét sửa
3. Củng cố, dặn dò(2’)
- Nhận xét bài. Chuẩn bị bài sau
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm và lấy que tính
- Có 11 que tính.
- HS quan sát GV viết
- HS đọc viết và nói cấu tạo số
- HS lấy que tính
- Có 12 que tính
- HS quan sát GV viết
- HS thảo luận để đọc, viết và nói cấu tạo số
- HS nêu cách làm.
- HS thảo luận theo nhóm để đếm số ngôi sao rồi điền số vào ô trống.
- HS vẽ thêm chấm tròn vào ô có ghi một đơn vị, hai chầm vào ô có hai đơn vị.
- HS dùng bút màu tô 11 hình tam giác, 12 hình tam giác.
-HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 4
Tự nhiên và xã hội
CUỘC SỐNG XUNG QUANH (Tiết 2)
I. Mục tiêu
Kiến thức, kỹ năng: HS quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
Năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp.
Phẩm chất: HS có ý thức gắn bó quê hương
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh vẽ
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra(3’)
2. Bài mới:(15’)
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
Mục tiêu: HS biết phân tích hai bức tranh trong sách giáo khoa để nhận ra bức tranh nào vẽ cuộc sống nông thôn, thành thị.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài.
+ Bức tranh ở tranh 38, 39 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
+ Bức tranh ở tranh 40, 41 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết?
Kết luận: Bức tranh bài 18 vẽ cuộc sống ở nông thôn, bức tranh bài 19 vẽ cuộc sống ở thành phố.
- Theo em 2 bức tranh đó có cảnh nào đẹp nhất?Vì sao em thích?
Hoạt động 2:(15’)Thảo luận về cuộc sống ở địa phương mình.
- GV cho HS thảo luận nhóm
+ Các em đang sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi em sống?
- Giáo dục HS yêu mến quê hương đất nước.
3. Củng cố, dặn dò:(2’)
- GVnhận xét tiết học-Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nói những gì mình nhìn thấy trong tranh.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại nội dung tranh.
-HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS nói cho nhau nghe.
- HS thảo luận,đại diện nhóm phát biểu.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Ngày soạn: 12/ 1/ 2019
Ngày dạy: 16/ 1/ 2019
Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2019
Tiết 1:
Thể dục
BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu:
Kiến thức, kỹ năng: Học 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Thực hiện cơ bản đúng động tác theo nhịp hô, đúng hướng, cơ bản đúng kỹ thuật.
Năng lực: Có khả năng tự hoàn thành tốt nội dung các động tác thể dục đã học.
Phẩm chất: HS có ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khoẻ, thể lực, kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn.
II. Địa điểm và phương tiện:
Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập
Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, tranh thể dục, các dụng cụ cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp tổ chức:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
* Nhận lớp : Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Học động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung
- Ôn trò chơi“ Nhảy ô tiếp sức”
* Khởi động: - Chạy theo hàng dọc xung quanh sân tập.
- Xoay cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
8-10 phút
2-3 phút
5-6 phút
- Cán sự tập hợp lớp, báo cáo sĩ số và chúc GV khoẻ
( GV)
- Chạy theo hàng dọc, sau đó tập hợp thành 3 hàng ngang
2. Phần cơ bản
* Học động tác vươn thở
- Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay đưa lên cao chếch hình chữ V, mặt ngửa, mắt nhìn lên cao. Hít sâu vào bằng mũi
-Nhịp 2: Đưa tay theo chiều ngược lại với nhịp 1, sau đó hai tay bắt chéo trước bụng, thở mạnh ra bằng miệng.
- Nhịp 3: Như nhịp 1 .
- Nhịp 4: Về TTCB
-Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4
* Động tác tay:
- Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, đồng thời vỗ hai bàn tay phía trước ngực, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 2: Đưa 2 tay dang ngang lòng bàn tay ngửa
- Nhịp 3: Vỗ hai tay vào nhau phía trước ngực
- Nhịp 4: Về TTCB
- Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân phải ở nhịp 5
* Thi đua giữa các tổ
* Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”
18-22 phút
4-5 Lần
2 x8 nhịp
4-5 lần
2x8 nhịp
6-8 phút
- GV nêu tên động tác, làm mẫu toàn bộ, sau đó làm mẫu chậm và phân tích kỹ thuật
- Hô nhịp chậm và thực hiện để HS tập theo, xen kẽ GV nhận xét uốn nắn
(GV)
- GV Phân tích trên tranh và cho HS tập
- Sau mỗi lần tập GV quan sát nhận xét đánh giá
- Cán sự điều khiển GV quan sát nhận xét, sửa sai cho HS
(GV)
- Từng tổ lên thực hiện do cán sự điều khiển GV cùng học sinh quan sát nhận xét
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi sau đó cho HS chơi thử và chơi chính thức. Trong quá trình chơi GV quan sát nhận xét uốn nắn.
(GV)
3. Phần kết thúc
- Cúi người thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài học
- Nhận xét giờ học.
3-5 phút
- Cán sự điều khiển và cùng GV hệ thống bài học.
Tiết 2
Toán
MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM
I. Mục tiêu:
Kiến thức, kỹ năng: HS nhận biết: Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị. Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị. Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị. Biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số.
Năng lực: Biết thảo luận và chia sẻ trong nhóm để tự nhận ra 13, 14, 15 và đọc viết đúng số 13, 14, 15
Phẩm chất:Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bộ đồ dùng toán
- HS: Que tính
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra (3’)
- Một chục còn gọi là mấy?
- Mười một gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Nhận xét.
2. Bài mới (15’)
a. Giới thiệu bài - giáo viên ghi bài
b. Giới thiệu số 13
- GV yêu cầu HS lấy một bó một chục que tính và ba que tính rời.
+ Có mấy que tính?
GV ghi bảng: 13
Đọc là: Mười ba
- Số 13 gồm 1chục và 3 đơn vị. Số 13 có hai chữ số viết liền nhau.
c. Giới thiệu số 14.
- GV yêu cầu HS lấy một bó một chục que tính và 4 que tính rời.
+ Có mấy que tính?
GV ghi bảng: 14
Đọc là: Mười bốn
- Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị. Số 14 có hai chữ số viết liền nhau.
d. Giới thiệu số 15: tương tự số 14
e. Thực hành.(15’)
Bài 1(103). Viết số
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Nhận xét sửa
Bài 2(104). Điền số thích hợp vào ô trống - Cho HS nêu yêu cầu
- Nhận xét sửa.
Bài 3(104). Nối mỗi tranh với một số thích hợp (theo mẫu)
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Nhận xét sửa.
3. Củng cố, dặn dò(2’)
- Nhận xét bài. Chuẩn bị bài sau
- HS trả lời.
- HS lấy que tính
- Có 13 que tính.
- HS quan sát giáo viên viết
- HS thảo luận tìm cách đọc, viêt và nói cấu tạo số.
- HS lấy que tính
- Có 14 que tính.
- HS quan sát giáo viên viết
- HS thảo luận tìm cách đọc viêt và nói cấu tạo số
- HS nêu cách làm
- HS làm vào bảng con.
- HS nêu cách làm
- HS thảo luận nhóm đếm số ngôi sao điền vào ô trống.
- HS nêu cách làm
- HS đếm số con vật và nối với số thích hợp.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 3+ 4
Tiếng Việt (2 tiết)
LUYỆN TẬP
(STK trang 155)
Ngày soạn: 12/ 1/ 2019
Ngày dạy: 17/ 1/ 2019
Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2019
Tiết 1+ 2
Tiếng Việt (2 tiết)
NGUYÊN ÂM ĐÔI /ươ/. VẦN CÓ ÂM CUỐI /ươn/, /ươt/
(STK trang 156 – SGK trang 80 – 81)
Tiết 3
Toán
MƯỜI SÁU, MƯỜI BẢY, MƯỜI TÁM, MƯỜI CHÍN
I. Mục tiêu:
Kiến thức, kỹ năng: Nhận biết được mỗi số 16, 17, 18, 19 gồm 1 chục và một số đơn vị (6, 7, 8, 9). Biết đọc, viết các số đó. Điền được các số 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 trên tia số
Năng lực: Biết thảo luận và chia sẻ trong nhóm để tự nhận ra 16, 17, 18, 19 và đọc viết đúng số 16, 17, 18, 19. Tự hoàn thành tốt nội dung bài học.
Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến
II. Chuẩn bị:
- GV: Bộ đồ dùng toán
- HS: Que tính
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra(3’)
- Cho HS viết số 11, 12, 13, 14, 15
- Nhận xét sửa.
2. Bài mới(15’)
a. Giới thiệu bài - giáo viên ghi bài
b. Giới thiệu số 16
- GV yêu cầu HS lấy một bó một chục que tính và sáu que tính rời.
+ Có mấy que tính?
GV ghi bảng: 16
Đọc là: Mười sáu
- Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị. Số 16 có hai chữ số viết liền nhau.
c. Giới thiệu số 17, 18, 19 :tương tự như số 16
- Cho HS đọc các số trên bảng
- Cho HS viết bảng con các số.
- Nhận xét – sửa chữa.
d. Thực hành(15’)
Bài 1(105) Viết số
- Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm vào bảng con
- Nhận xét sửa
Bài 2(106) Điền số thích hợp vào ô trống.
- Cho HS nêu yêu cầu
- Nhận xét sửa
Bài 3 (106). Nối mỗi tranh với một số thích hợp.
- Cho HS nêu yêu cầu
- Nhận xét sửa
Bài 4(106). Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
- Yêu cầu HS thực hiện làm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét bài. Chuẩn bị bài sau
- HS viết bảng con.
- HS lấy que tính
- Có 16 que tính.
- HS thảo luận tìm cách đọc viêt và nói cấu tạo số
- HS đọc các số.
- HS làm bảng con
- HS nêu cách làm
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu yêu cầu bài
- HS nêu cách làm
- HS nối tranh với số thích hợp
- HS lên bảng làm.
- HS làm vào SGK.
-HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 4
Toán(ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Kiến thức, kĩ năng: Giúp HS nhận biết được các số 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19
Năng lực: Biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
Phẩm chất: HS tích cực tham gia học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: Nội dung bài dạy
HS: vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra (5’)
- Cho HS làm bảng lớp, bảng con
- Nhận xét.
2. Bài mới: (25’)
a. Giới thiệu bài- GV ghi bảng tên bài
b. Luyện tập:
Bài 1: Viết các số: 19,15,18,17,16,14,12, 13.
- Theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Nhận xét, sửa chữa.
- Yêu cầu HS viết một dãy số gồm 5 số theo thứ tự từ lớn đến bé.
Bài 2: > < =
10 – 3 + 2 17 19 8 + 2 + 0
0 + 10 - 0 9 11 6 + 3 + 1
6 + 4 – 3 11 12 10 – 5 + 4
1 + 9 - 2 12 11 8 – 6 + 7
Bài 3: Số?
10 < ....< 12 9 <....< 11 17 <....< 19
16 ....> 11 14>....> 12
3. Củng cố, dặn dò (5’)
- GV nhận xét tiết học.
- Gọi HS nối tiếp nêu một dãy số gồm 6 số theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn.
- HS viết các số: 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 vào bảng con, bảng lớp.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS thực hiện làm bảng con, bảng lớp.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện làm phiếu học tập.
- HS chia sẻ kết quả.
- HS thực hiện làm vào vở
- HS chia sẻ kết quả.
- HS thực hiện nêu miệng nối tiếp.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Ngày soạn: 12/ 1/ 2019
Ngày dạy: 18 /1 / 2019
Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2019
Tiết 1+2
Tiếng Việt (2 tiết)
VẦN KHÔNG CÓ ÂM CUỐI: /ưa/
(STK trang 159 – SGK trang 82 – 83)
Tiết 3
Toán
HAI MƯƠI. HAI CHỤC
I. Mục tiêu:
Kiến thức, kỹ năng: HS nhận biết số lượng 20; 20 còn gọi là hai chục. Biết đọc, biết viết số đó.
Năng lực: HS tự học, tự giải quyết trong quá trình thực hiện các bài tập.
Phẩm chất: Chăm chỉ tự giác và tích cực tham gia vào hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bộ đồ dùng toán
- HS: Que tính
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra (3’)
- Một chục còn gọi là mấy?
- Mười gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Nhận xét sửa.
2. Bài mới (15’)
a. Giới thiệu bài
- GV ghi bài
b. Giới thiệu số 20
- GV yêu cầu HS lấy một bó một chục que tính và lấy thêm một bó một chục que nữa.
+ Có mấy que tính?
- GV: Hai mươi còn gọi là hai chục
GV ghi bảng: 20
Đọc là: Hai mươi
- Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Là số có mấy chữ số?
c. Thực hành(15’)
Bài 1(107).
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Nhận xét sửa
Bài 2(107) Trả lời câu hỏi.
- Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bảng lớp, bảng con
- Nhận xét sửa
Bài 3(107)
- Cho HS nêu yêu cầu
- Nhận xét sửa.
3. Củng cố , dặn dò(2’)
- Nhận xét bài. Chuẩn bị bài sau
- HS trả lời.
- HS lấy que tính
- Có 20 que tính
- HS thảo luận tìm cách đọc viết và nói cấu tạo số.
- HS thảo luận và chỉ ra số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. Số 20 có hai chữ số viết liền nhau.
- HS nêu cách làm
- HS viết các số từ 10 đến 20 và từ 20 đến 10.
- HS viết theo mẫu: Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
- Cho HS nêu cách làm.
- HS viết số vào mỗi vạch của tia số.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 4 :
Sinh hoạt tập thể
KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP TRONG TUẦN 19.
I. Mục tiêu:
- Nêu được những ưu,khuyết điểm có trong tuần.
- Đề ra kế hoạch tuần tới.
- Giáo dục HS tự giác thực hiện tốt các nề nếp theo quy định.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung sinh hoạt.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: - GV yêu cầu em chủ tịch hội đồng tự quản lên duy trì buổi sinh hoạt tuần 19.
Hoạt động 2: Đề ra kế hoạch tuần 20
+ Duy trì nề nếp học tập
+ Duy trì sĩ số HS
+ Duy trì nề nếp ra vào lớp, truy bài, vệ sinh
+ Kiểm tra sách vở của HS
+ Kiểm tra vở học ở nhà của HS
+ Tập trung rèn chữ viết cho HS
+ Bồi dưỡng HS yếu
- Yêu cầu ban văn nghệ lên duy trì.
- Chủ tịch hội đồng tự quản duy trì sinh hoạt: Từng ban nhận xét
+ Ban nề nếp nhận xét
+ Ban văn nghệ nhận xét
+ Ban học tập nhận xét
+ Ban thư viện nhận xét
- Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung tuần qua và nêu phương hướng tuần tới.
- HS lắng nghe
- HS vui văn nghệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 19 Lop 1_12529293.docx