Giáo án Tuần 30 - Lớp Hai

Tập đọc

Cháu nhớ Bác Hồ

I. Mục tiêu :

 - Đọc rõ ràng toàn bài, biết ngắt nhịp hợp lí; Bước đầu biết đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

 - Hiểu nội dung : Tình cảm đẹp đẽ của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. (trả lời được câu hỏi 1, 3, 4; thuộc 6 dòng thơ cuối).

 *GD Tư tưởng HCM: -BD tình cảm của thiếu nhi đối với Bác.

 - HSHTT thuộc được cả bài thơ và trả lời được câu hỏi 2.

II. Chuẩn bị :

- GV: Tranh minh hoạ.

- HS: SGK .

III. Các hoạt động :

 

doc37 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 30 - Lớp Hai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyện. - HSHTTù kể. - Thật thà, dũng cảm. Người dạy: Phan Văn Cường Ngày soạn: 8/4/2028 Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2018 Toán Mi-li-mét I. Mục tiêu : - Biết Mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét với xăng-ti-mét, mét. - Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm, trong một số trường hợp đơn giản. - Bài tập cần làm 1, 2, 4. II. Chuẩn bị : - GV: Thước kẻ HS có chia vạch milimet. - HS: Thước kẻ có chia vạch milimet. III. Các hoạt động : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2. 2. Bài cũ : Ki-lô-met. - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ trống. 466km . . . 476km 313km . . . 312km 179km . . . 179km - Nhận xét . 3. Bài mới : a. Giới thiệu : Bài học này, các em được làm quen với một đơn vị đo độ dài nữa, nhỏ hơn xăng-ti-met, đó là mi-li-met. - Yêu cầu HS quan sát thước kẻ HS và tìm độ dài từ vạch 0 đến 1 và hỏi: Độ dài từ 0 đến 1 được chia thành mấy phần bằng nhau ? - Mỗi phần nhỏ chính là độ dài của 1 mi-li-met, milimet viết tắt là: mm - 10mm có độ dài bằng 1cm. - Viết lên bảng: 10mm = 1cm. Hỏi: 1 mét bằng bao nhiêu xăngtimet? - 1m bằng 100cm, 1cm bằng 10mm, từ đó ta nói 1m bằng 1000mm. - Viết lên bảng: 1m = 1000mm. - Gọi 1 HS đọc phần bài học trong SGK. *Nghỉ giữa tiết. b. Thực hành : -Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Yêu cầu HS đọc lại bài làm, sau khi đã hoàn thành. -Bài 2: - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự trả lời câu hỏi của bài. - Nhận xét . -Bài 4: - Tổ chức cho HS thực hành đo bằng thước để ước lượng. 4. Củng cố – dặn dò : - 1cm = mm? ; 1m = mm? - Dặn dò HS về nhà xem lại bài. - Nhận xét tiết học. -Hát. - HSCHT làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp. *HSCHT- Được chia thành 10 phần bằng nhau. - Cả lớp đọc mi-li-met viết tắt là: mm. - 10mm = 1cm. *HSHTT- 1m bằng 100cm. - Cả lớp đọc: 1m = 1000mm. *HS đọc - HS thực hiện theo yêu cầu. 1cm=10mm 1000mm=1m 5cm=50mm 1m=1000mm 10mm=10cm 3cm=30mm - Nhận xét bổ sung. - HS nêu. MN=60mm AB=30mm CD=70mm -Cả lớp nhận xét. - HS thực hành đo bằng thước rồi nêu kết quả. -Đáp án: a)10cm b) 2mm c) 15cm - HS nêu. Chính tả Ai ngoan sẽ được thưởng I. Mục tiêu : - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi toàn bài. - Làm được BT2a). II. Chuẩn bị : - GV: Bảng chép sẵn BT2a). - HS: Vở. III. Các hoạt động : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Hoa phượng. - Cho HS viết các từ: chen lẫn, dãy phố. - Nhận xét HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu : Chính tả hôm nay các em sẽ viết lại đoạn 1 của bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng và làm các bài tập chính tả phân biệt tr / ch. b. Hướng dẫn tập chép : - GV đọc đoạn viết. -HS đọc lại. -Hỏi+ Trong bài những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Đọc các từ sau cho HS viết: Bác Hồ, ùa tới, quây quanh, hồng hào. - Viết bài - Soát lỗi - GV thống kê lỗi và nhận xét số bài. *Nghỉ giữa tiết. c. Hướng dẫn làm bài tập : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT2a) - HS lên bảng làm, yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào VBT. - GV nhận xét. 4. Củng cố – dặn dò : - Cho HS luyện viết lại các từ đã viết sai ở bài CT. - Dặn HS về luyện viết lại các từ khó trong bài CT. - Nhận xét tiết học. - Hát - HSCHT lên bảng viết, còn lại viết bảng con -HS nghe. -HS đọc lại. *HSHTT+ Tên riêng: Bác, Bác Hồ. * HSCHT đọc viết các từ này và viết bảng con. - HS nghe-viết theo yêu cầu. - HS đổi vở để chữa lỗi. - Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào ô trống? - HSHTT lên bảng làm bài theo yêu cầu. cây trúc, chúc mừng; trở lại, che chở. - HS nhận xét. Tự nhiên và xã hội Nhận biết cây cối và các con vật I. Mục tiêu : - Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước. - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật. - HS nêu được số điểm khác nhau giữa cây cối và con vật. *GDKNS: KN hợp tác. *GD ứng phó BĐKH: Bảo vệ, chăm sóc cây cối và những con vật có ích và bảo vệ môi trường sống của chúng ta. II. Chuẩn bị : - GV: Các tranh, ảnh về cây con do HS sưu tầm được. - HS: SGK. III. Các hoạt động : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Một số loài vật sống dưới nước. - Gọi vài HS kể kể số con vật sống dưới nước và ích lợi của chúng. - GV nhận xét. 3. Bài mới : a. Giới thiệu : GV nêu mục tiêu tiết học. *Hoạt động1:Nhận biết cây cối trong tranhvẽ. Mục tiêu: Nêu được tên số cây trên cạn, dưới nước - Hoạt động nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận biết cây cối trong tranh vẽ theo trình tự sau: + Tên gọi.+ Nơi sống.+ Ích lợi. - Hoạt động cả lớp. GV kết luận : Cây cối có thể sống ở mọi nơi: trên cạn, dưới nước và hút chất bổ dưỡng trong không khí. + Hãy quan sát các hình minh họa và cho biết: Với cây có rễ hút chất dinh dưỡng trong không khí thì rễ nằm ngoài không khí. Vậy với cây sống trên cạn, rễ nằm ở đâu? + Rễ cây sống dưới nước nằm ở đâu? *Nghỉ giữa tiết. * Hoạt động 2 : Nhận biết các con vật trong tranh vẽ Mục tiêu: Nêu được tên số con vật trên cạn, dưới nước. GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ, thảo luận để nhận biết các con vật theo trình tự sau: + Tên gọi. + Nơi sống. + Ích lợi. + Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày. *GV kết luận : Cũng như cây cối, các con vật cũng có thể sống ở mọi nơi: Dưới nước, trên cạn, trên không và loài sống cả trên cạn lẫn dưới nước. *GDKNS: KN hợp tác trong quá trình thực hiện hiện nhiệm vụ. 4. Củng cố, dặn dò:: *GD ứng phó BĐKH: Bảo vệ, chăm sóc cây cối và những con vật có ích và bảo vệ môi trường sống của chúng ta. - Gọi HS nêu lại những nơi cây cối và loài vật có thể sống. -Nhận xét tiết học. - Hát. - HS nêu. - HS thảo luận. - Đại diện nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày. Các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và bổ sung. *HSCHT- Nằm trong đất (để hút chất bổ dưỡng trong đất). + Ngâm trong nước (hút chất bổ dưỡng trong nước). - HS thảo luận. *HSHTT nhóm trình bày. -Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. Người dạy: Phan Văn Cường Ngày soạn: 9/4/2028 Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2018 Toán Luyện tập I. Mục tiêu : - Biết thực hiện phép tính, giải bài toán liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học. - Biết dùng thước để đo độ dài cạnh của hình tam giác theo đơn vị cm hoặc mm. - Bài tập cần làm 1, 2, 4. II. Chuẩn bị : - GV: Thước có chia vạch milimet. - HS: SGK. III. Các hoạt động : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Milimet. - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Số? 1cm = . . . mm 1000mm = . . . m 1m = . . . mm 10mm = . . . cm 4cm = . . . mm 7cm = . . . mm. - Nhận xét . 3. Bài mới : a. Giới thiệu : GV nêu mục tiêu tiết học b. Hướng dẫn luyện tập: -Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi: Các phép tính trong bài tập là những phép tính như thế nào? - Khi thực hiện phép tính với các số đo ta làm như thế nào? - GV nhận xét chung. -Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài. -Hỏi:+Bài toán đã cho biết gi? +Bài toán hỏi gì? +Muốn biết người đó đã đi bao nhiêu km ta làm sao? - Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài. - GV nhận xét. *Nghỉ giữa tiết. -Bài 4: - Yêu cầu HS nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, cách tính chu vi của một hình tam giác, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét . 4. Củng cố – dặn dò : - Về nhà xem lại bài. - Nhận xét tiết học. - Hát. - HSCHT lên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp. - Là các phép tính với các số đo độ dài. - Ta thực hiện bình thường, sau đó ghép tên đơn vị vào kết quả tính. 13m+15m=28m 5kmx2=10km 66km-24km=42km 18m:3=6m 23mm+42mm=65mm 25mm:5=5mm - HS làm bài, sau đó chữa bài - HS đọc BT2. +Một người đã đi 18km, đi tiếp 12km. *HSCHT+Ngươi đó đã đi bao nhiêu km? *HSHTT+Ta thực hiện phép tính cộng. - HS tự giải rồi chữa bài Bài giải Người đó đã đi số kilômet là: 18 + 12 = 30 (km) Đáp số: 30km. + Các cạnh của hình tam giác là: AB = 3cm, BC = 4cm, CA = 5cm Bài giải Chu vi của hình tam giác là: 3 + 4 + 5 = 12 (cm) Đáp số: 12cm Luyện từ và câu Từ ngữ về Bác Hồ I. Mục tiêu : - Nêu được một số từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác(BT1); biết đặt câu với từ tìm được ở BT1 (BT2). - Ghi lại được hoạt động vẽ trong tranh bằng một câu ngắn(BT3). *GDtư tưởng HCM: -Tình thương yêu bao la của Bác đối với thiếu nhi. -BD tình cảm của thiếu nhi đối với Bác. II. Chuẩn bị : - GV: SGK, bảng nhóm. - HS: VBT. III. Các hoạt động : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Từ ngữ về cây cối. Đặt và TLCH: Để làm gì? - Gọi 3 HS lên viết các từ chỉ các bộ phận của cây và các từ dùng để tả từng bộ phận. - Nhận xét. 3. Bài mới : a. Giới thiệu : GV nêu mục tiêu tiết học. b. Hướng dẫn làm bài: -Bài 1 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Chia lớp thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm một bảng nhóm. + Nhóm 1, 2 tìm từ theo yêu cầu a. + Nhóm 3, 4 tìm từ theo yêu cầu b. - Sau 5 phút thảo luận, gọi các nhóm lên trình bày kết quả hoạt động. - Nhận xét, chốt lại các từ đúng. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng, hay. -Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS đặt câu với từ tìm được - GV nhận xét chung. *Nghỉ giữa tiết. -Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Cho HS quan sát và tự đặt câu. - Gọi HS trình bày bài làm của mình. GV có thể ghi bảng các câu hay. - Nhận xét, tuyên dương. *GDHS: -Tình thương yêu bao la của Bác đối với thiếu nhi. -BD tình cảm của thiếu nhi đối với Bác. 4. Củng cố – dặn dò : - Về nhà xem lại bài. - Nhận xét tiết học. - Hát. - HS 1: Thân cây: . - HS 2: Lá cây: - HS 3: Hoa: .. - 1 HS đọc. - Nhận đồ dùng và hoạt động nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả lên trên bảng, sau đo gọi *HSCHTù đọc to các từ tìm được. - HS đặt rồi nêu trước lớp, nhận xét bổ sung. - Đọc yêu cầu trong SGK. - HS làm bài cá nhân. -Lớp nhận xét. - Đọc yêu cầu trong SGK. - HS làm bài cá nhân. *HSHTT+ Tranh 1: Các cháu thiếu nhi vào lăng viếng Bác. + Tranh 2: Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài Bác Hồ .+ Tranh 3: Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác. Tập đọc Cháu nhớ Bác Hồ I. Mục tiêu : - Đọc rõ ràng toàn bài, biết ngắt nhịp hợp lí; Bước đầu biết đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung : Tình cảm đẹp đẽ của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. (trả lời được câu hỏi 1, 3, 4; thuộc 6 dòng thơ cuối). *GD Tư tưởng HCM: -BD tình cảm của thiếu nhi đối với Bác. - HSHTT thuộc được cả bài thơ và trả lời được câu hỏi 2. II. Chuẩn bị : - GV: Tranh minh hoạ. - HS: SGK . III. Các hoạt động : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Ai ngoan sẽ được thưởng. - Gọi 3 em đọc bài, TLCH. - Nhận xét. 3. Bài mới : a. Giới thiệu : Bạn nhỏ trong tranh đang mơ về Bác, tình cảm của bạn chính là tình cảm chân thành tha thiết của thiếu nhi miền Nam và thiếu nhi cả nước đối với Bác Hồ. Các em đọc và tìm hiểu bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ . c. Hướng dẫn luyện đọc : - GV đọc mẫu toàn bài thơ. - Đọc từng câu. - Luyện đọc từ khó. - Giúp các em phát âm đúng các từ khó. - Đọc nối tiếp từng đoạn. - Hướng dẫn HS ngắt giọng: Đoạn 1: 8 câu thơ đầu. Đoạn 2: 6 câu thơ cuối. - Đọc nối tiếp từng đoạn, trả lời các từ trong chú giải. - Đọc theo nhóm. - GV theo dõi giúp các nhóm đọc tốt. - Thi đọc giữa các nhóm - GV nhận xét. *Nghỉ giữa tiết. d. Tìm hiểu bài : -Câu 1:Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu? -Câu 2: Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác? -Câu 3: Hình ảnh Bác hiện lên ntn qua 8 dòng thơ đầu? -Câu 4: Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ? - Hướng dẫn HS học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối. + GV xoá dần từng dòng thơ chỉ để lại những chữ đầu dòng. + Gọi HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng đoạn thơ. *GD Tư tưởng HCM: -BD tình cảm của thiếu nhi đối với Bác. 4. Củng cố – dặn dò: - Bạn nhỏ trong bài thơ như thế nào đối với Bác Hồ ? - Để nhớ ơn Bác, các em phải cố gắng học thật tốt để là cháu ngoan của Bác - Nhận xét tiết học. - Hát. - HS đọc và trả lời. - HS quan sát tranh. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. - HSCHT bến, ngẩn ngơ, vầng trán - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . -HS đọc. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . - HS nhóm luyện đọc. - HS thi đọc, nhận xét. . *HSCHT+ở vùng địch tạm chiếm. *HSHTT: +Sợ giặc phát hiện; giặc cấm. +Đôi má hồng hào, râu, tóc bạc phơ, mắt sáng tựa vì sao. +Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu, càng nhìn càng lại ngẩn ngơ, ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bắc hôn. - HS thi đua đọc thuộc lòng. +mong nhớ Bác, mong muốn được gặp Bác. Tập viết Chữ hoa M (kiểu 2) I. Mục tiêu : - Viết đúng chữ hoa M kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dong cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng : Mắt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường. - HSHTT viết 4 lần câu ứng dụng. HSCHT viết 2 lần. II. Chuẩn bị : - GV: Chữ mẫu M kiểu 2 . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. - HS: Bảng, vở. III. Các hoạt động : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2. Bài cũ : - Kiểm tra vở viết. - Yêu cầu viết: Chữ A hoa kiểu 2 - Ao. - GV nhận xét. 3. Bài mới : a. Giới thiệu : GV nêu mục đích và yêu cầu. Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng. b. Hướng dẫn viết chữ cái hoa : * Gắn mẫu chữ M kiểu 2 - Chữ M kiểu 2 cao mấy li? - Viết bởi mấy nét? - GV chỉ vào chữ M kiểu 2 và miêu tả: + Gồm 3 nét là 1 nét móc hai đầu, một nét móc xuôi trái và 1 nét là kết hợp của các nét cơ bản lượn ngang, cong trái. + GV viết bảng lớp. - GV hướng dẫn cách viết: + Nét 1: ĐB trên ĐK 5, viết nét móc 2 đầu bên trái (hai đầu đều lượn vào trong), DB ở ĐK2. + Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đoạn nét cong ở ĐK5, viết tiếp nét móc xuôi trái, dừng bút ở đường kẽ 1. + Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK5, viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, dừng bút ở đường kẽ 2. - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. - GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. - GV nhận xét uốn nắn. * Hướng dẫn viết câu ứng dụng. Treo bảng phụ - Giới thiệu câu: Mắt sáng như sao. - Quan sát và nhận xét: + Nêu độ cao các chữ cái. + Cách đặt dấu thanh ở các chữ. + Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? + GV viết mẫu chữ: Mắt lưu ý nối nét M và ắt. - Viết: : Mắt - GV nhận xét và uốn nắn. *Nghỉ giữa tiết. - GV nêu yêu cầu viết. - GV theo dõi, giúp đỡ HSCHT. -GV nhận xét. 4. Củng cố – dặn dò : - GV cho 2 dãy thi đua viết chữ Mắt. - Nhắc HS hoàn thành tốt bài viết ở nhà. - GV nhận xét tiết học. - Hát. - HSCHT viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con Ao. - HS quan sát - HSCHT 5 li. - 3 nét - HS tập viết trên bảng con - HS đọc câu *HSCHT- M, g, h : 2,5 li - t : 1,5 li - s : 1,25 li - a, n, ư, o : 1 li *HSHTT- Dấu sắc (/) trên ă và a - Khoảng chữ cái o - HS viết bảng con Mắt - HS viết bài theo yêu cầu - HSHTT viết 4 lần câu ứng dụng. HSCHT viết 2 lần. - 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp. Người dạy: Phan Văn Cường Ngày soạn: 10/4/2028 Ngày dạy: Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2018 Toán Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị I. Mục tiêu : - Biết viết số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại. - Bài tập cần làm : 1; 2; 3. II. Chuẩn bị : - GV: SGK. - HS: Vở, SGK.. III. Các hoạt động : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Luyện tập. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: Số? a) 221, 222, . . , . . ., 225, . . ., . . ., . . ., 229. b) 991, . . ., . . ., . . ., 994, . . ., . . ., . . . ,998. - Nhận xét. 3. Bài mới : a. Giới thiệu : Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. b. Hướng dẫn và viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Viết lên bảng số 375 và hỏi: Số 375 gồm mấy trăm, chục, đơn vị? Ta có thể viết thành tổng như sau: 375 = 300 + 70 + 5 + 300 là giá trị của hàng nào trong số 375? + 70 là giá trị của hàng trong số 375? + 5 là giá trị của hàng đơn vị, việc viết số 375 thành tổng các trăm, chục, đơn vị chính là phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Yêu cầu HS phân tích các số 456, 764, 893 thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Nêu số 820 và yêu cầu HS lên bảng thực hiện phân tích các số này, HS dưới lớp làm bài ra giấy nháp. - Với các số hàng đơn vị bằng 0 ta không cần viết vào tổng, vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng với chính số đó. - Yêu cầu HS phân tích số 703 sau đó rút ra chú ý: Với các số có hàng chục là 0 chục, ta không viết vào tổng, vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng chính số đó. - Yêu cầu HS phân tích các số 450, 707, 803 thành tổng các trăm, chục, đơn vị. Nghỉ giữa tiết c. Luyện tập, thực hành. - Bài 1: - Yêu cầu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài +389; 3trăm8chục9đơn vị; 389=300+80+9 +237; 2trăm3chục7đơn vị; 237=200+30+7 +164; 1trăm6chục4đơn vị; 164=100+60+4 +352; 3trăm5chục2đơn vị; 352=300+50+2 +658; 6trăm5chục8đơn vị; 658=600+50+8 - Nhận xét . -Bài 2: - Yêu cầu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài -Bài 3: - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tổng tương ứng với với số. - Viết lên bảng số 975 và yêu cầu HS phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Khi đó ta nối số 975 với tổng 900 + 70 + 5. - Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 4. Củng cố – dặn dò : - Cho HS thi đua viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. 876 ; 365 ; 641 - Nhận xét tiết học. - Hát. - HSCHT làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp. *HSCHT- Số 375 gồm 3 trăm, 7 chục và 5 đơn vị. - 300 là giá trị của hàng trăm. - 70 (hay 7 chục) là giá trị của hàng chục. - HS lên bảng viết. 456 = 400 + 50 + 6 764 = 700 + 60 + 4 893 = 800 + 90 + 3 * HSHTT có thể viết: 820 = 800 + 20 + 0 820 = 800 + 20 703 = 700 + 3 - Phân tích số: 450 = 400 + 50 803 = 800 + 3 707 = 700 + 7 - HS đọc các tổng vừa viết được. - HS nhận xét. - HS nêu yêu cầu. - HS đọc các tổng vừa viết được. 271=200+70+1 978=900+70+8 835=800+30+5 509=500+9 - HS đọc bài làm của mình trước lớp. - HS lên thi đua. - Cả lớp nhận xét. Chính tả Cháu nhớ Bác Hồ I. Mục tiêu : - Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng các câu thơ lục bát, không mắc quá 5 lỗi CT toàn bài. - Làm được BT2a). II. Chuẩn bị : - GV: Bảng viết sẵn bài tập 2. - HS: Vở. III. Các hoạt động : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Ai ngoan sẽ được thưởng. quây quanh, tắm rửa. - Nhận xét 3. Bài mới : a. Giới thiệu : Chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết lại 6 dòng thơ cuối trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và làm các bài tập chính tả. b. Hướng dẫn viết chính tả : - GV đọc 6 dòng thơ cuối. -1HS đọc lại. + Đoạn thơ có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Hướng dẫn HS viết các từ sau: bâng khuâng, vầng trán, ngẩn ngơ. - Viết chính tả. - Soát lỗi - GV thống kê lỗi và nhận xét. *Nghỉ giữa tiết. c. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 2a) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Nhận xét. 4. Củng cố – dặn dò : - Dặn HS về nhà viết lại các từ khó trong bài CT hôm nay. - Nhận xét tiết học. - Hát. - HSCHT lên bảng viết, còn lại viết bảng con. -HS theo dõi. -1HS đọc lại. *HSCHT+Viết hoa các chữ đầu câu: Đêm, Giở, Nhìn, Càng, Oâm. Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính với Bác Hồ. - HS đọc cá nhân, đồng thanh và viết các từ bên bảng con. - HS nghe-viết theo yêu cầu . - HS đổi vở chữa lỗi. - HS đọc. - HSHTT lên bảng làm, còn lại làm vào VBT. chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế. - HS nhận xét. Tập làm văn Nghe – Trả lời câu hỏi I. Mục tiêu : Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối (BT1); viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở BT1 (BT2). *GD tư tưởng HCM: -Tình thương yêu bao la của Bác đối với con người. II. Chuẩn bị : - GV: Tranh minh hoạ câu chuyện. - HS: SGK, Vở. III. Các hoạt động : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Đáp lời chia vui. Nghe – TLCH: - Gọi 3HS kể lại chuyện Sự tích hoa dạ lan hương. - Nhận xét. 3. Bài mới : a. Giới thiệu : Bác Hồ luôn quan tâm đến thiếu nhi mà Bác còn rất quan tâm đến cuộc sống của mọi người. Câu chuyện Qua suối hôm nay các em sẽ hiểu thêm về điều đó. b. Hướng dẫn làm bài : -Bài 1: - GV cho xem tranh SGK. - GV kể chuyện lần 1. Chú ý: giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, giọng Bác ân cần, giọng anh chiến sĩ hồn nhiên. - Gọi HS đọc câu hỏi BT1. - GV kể chuyện lần 2: vừa kể vừa giới thiệu tranh. - GV kể chuyện lần 3. Đặt câu hỏi: a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu? b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ? c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì? d) Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ? - Yêu cầu HS thực hiện hỏi đáp theo cặp. *GDtư tưởng HCM: -Tình thương yêu bao la của Bác đối với con người. *Nghỉ giữa tiết. -Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi 2 HS thực hiện hỏi đáp. - Yêu cầu HS tự viết vào vở. - Gọi HS đọc phần bài làm của mình. - Nhận xét. 4. Củng cố – dặn dò : - Qua câu chuyện Qua suối em tự rút ra được bài học gì? - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe. - Nhận xét tiết học. - Hát. - 3 HS kể lại truyện. - Quan sát. - Lắng nghe nội dung truyện. - HS đọc . - Quan sát, lắng nghe. *HSCHT- Bác và các chiến sĩ đi công tác. - Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ bị sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh. - Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa. *HSHTT- Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không. Bác còn cho kê lại hòn đá để người sau không bị ngã nữa. - HS thực hiện hỏi đáp. + HS 1: Đọc câu hỏi. + HS 2: Trả lời câu hỏi. - Đọc đề bài trong SGK. + HS 1: Đọc câu hỏi. + HS 2: Trả lời câu hỏi. - HS tự làm. - 3 HS trình bày. -HSHTT Phải biết quan tâm đến người khác./ Cần quan tâm tới mọi người xung quanh./ Làm việc gì cũng phải nghĩ đến người khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 30.doc
Tài liệu liên quan