ĐỊA LÍ
BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO.
(Mức độ tích hợp: Bộ phận)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh biết:
- Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ(lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Vai trò của biển đông đảo, quần đảo đối với n¬ước ta.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ và tự hào về biển, đảo của đất nước mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: - Bản đồ tự nhiên Việt nam. Tranh, ảnh về biển, đảo, quần đảoVN.
16 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 32 Khối 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét tiết học. Dặn hs đọc bài và chuẩn bị bài sau .
LỊCH SỬ
KINH THÀNH HUẾ
(Mức độ tích hợp: Liên hệ)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs biết:
- Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế:
+ Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.
+ Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: thành có 10 cửa chính ra, vào, nằm giữa kinh thành là Hoàng thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993, Huế được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
- Tự hào vì Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Tranh ảnh về kinh thành Huế - HS : VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: HS trình bày những chính sách hà khắc của bộ luật Gia Long. GV nhận xét ghi diểm.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(15'): Quá trình xây dựng kinh thành Huế
- GV trình bày vì sao Huế được chọn là nơi xây kinh thành.
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm 3 với nhiệm vụ:
+ Mô tả cho bạn nghe quá trình xây dựng kinh thành.
+ Nêu sự vất vả của dân ta khi xây kinh thành.
- Đại diện HS trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, chốt HĐ1: Mô tả cho HS hiểu thêm về cấu trúc kinh thành.
Khu vua thiết triều; Khu ở của hoàng tộc; Khu thưởng ngoạn của vua.
HĐ4(15'): Vẻ đẹp đồ sộ và tráng lệ của Huế
- HS thảo luận nhóm bàn với các nhiệm vụ sau:
+ Đọc SGK, lấy tranh ảnh đã sưu tầm và giới thiệu cho bạn.
+ Chọn cảnh đẹp để mô tả cho các bạn cả lớp.
- Đại diện HS nhóm nối tiếp trình bày.
- GV và hs theo dõi, nhận xét đánh giá.- GV kết luận, chốt lại HĐ2: Hệ thống lại để HS nắm được sự đồ sộ và huy hoàng của kinh thành: Cửa Ngọ Môn, Điện Thái Hòa. Có 8 cửa ra vào kinh thành Huế.
-GV nêu câu hỏi, HS trả lời liên hệ việc bảo vệ của nhà nước ta.
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò: GV cho hs nhắc lại nội dung cần nhớ của bài học.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn hs học bài, chuẩn bị bài sau .
Thứ 3 ngày 17 tháng 4 năm 2018
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
- Tính được giá trị của biểu thức hai chữ.
- Thực hiện được 4 phép tính với số tự nhiên.
- Biết vận dụng giải bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi kết quả để HS đối chiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: 2HS lên bảng làm BT3, BT4 ở VBT.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(30'): Hướng dẫn HS thực hành:
Bài 1a: Củng cố k/n tính giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ
- HS nêu y/c bài, HS thảo luận nhóm nêu cách làm.
- Thực hành làm theo nhóm: Nói "Nếu ... thì ... " HS nối tiếp nêu trước lớp.
+ Nếu m = 952, n = 28 thì m + n = 952 + 28 = 980
+ Nếu m = 952, n = 28 thì m - n = 952 - 28 = 927
- GV và hs nhận xét, kết luận, giúp HS nhớ cách trình bày.
Bài 2: Củng cố k/n tính giá trị của biểu thức
- HS nêu y/c bài, HS nêu cách làm rồi cả lớp làm vào vở.
- 2 HS chữa bài ở bảng lớp. GV theo dõi HS thêm cho HS còn lúng túng.
- Kết quả: a) = 12054 : 82 ; = 29150 - 27336 b) = 97 + 432 ; = (800 - 100) : 4
= 147 = 1814 = 529 = 700 : 4
= 175
- GV, HS nhận xét chung, HS nêu lại các bước làm, GV chốt dạng bài
Bài 4: Củng cố k/n giải toán liên quan đến các phép tính về số tự nhiên
+ HS nêu đề bài xác định dạng toán trung bình cộng và lên bảng tóm tắt.
+ HS tự làm vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS chưa hoàn thành
+ 2HS làm ở bảng nhóm.
+ GV và HS chữa bài, nhấn mạnh cách làm dạng bài. Đáp số: 51 m vải
HĐ4(3'): Củng cố , dặn dò : - HS nhắc lại cách tính nhân, chia với STN.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu(trả lời cho CH Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? ND ghi nhớ).
- Biết nhận diện trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chỗ thích hợp trong đoạn văn a hoặc đoạn văn b ở bài tập(2).
- Giáo dục HS kĩ năng sử dụng câu trong giao tiếp cho phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi nội dung bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: - HS lên bảng làm lại BT2 tiết trước. GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(12'): Nhận xét: 3 HS nối tiếp nêu 3 yêu cầu của 3 bài tập.
- HS thảo luận nhóm 2, trình bày kết quả thảo luận vào vở.
- HS nối tiếp nêu trước lớp: trạng ngữ tìm được và ý nghĩa của chúng.
- GV cần chú ý: Chỉ dạy cho HS dạng câu có trạng ngữ đứng trước.
- HS nêu cách thêm TN chỉ thời gian cho câu.
- HS thảo luận nhóm 3, đặt câu hỏi để tìm trạng ngữ.
- HS nối tiếp nêu trước lớp, GV chốt lại kiến thức.
HĐ4(5'):Ghi nhớ: 3 HS đọc ghi nhớ, HS cả lớp theo dõi ở SGK.
HĐ5(13'): Luyện tập:
Bài1:+ HS đọc thầm y/c, 2 HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.
+ HS thảo luận nhóm để làm bài vào vở.
+ HS trình bày: Đọc câu và tìm TN trong câu, nói rõ ý nghĩa của TN.
+ Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn. GV kết luận, chốt kết quả đúng : a. Từ ngày còn ít tuổi; Vừa mới ngày qua.
b. Từ ngày còn ít tuổi; Mỗi lần ... Hà Nội.
Bài2: + HS nêu y/c của bài. HS thảo luận theo nhóm đôi làm vào vở. Đại diện mỗi dãy bàn lên làm tiếp sức ở bảng. HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
HĐ6(3'): Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn hs xem lại bài, làm các BT còn lại cho hoàn chỉnh. Chuẩn bị bài tiết sau.
KỂ CHUYỆN
KHÁT VỌNG SỐNG
(Phương thức tích hợp: Khai thác trực tiếp nội dung bài)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện rõ ràng đủ ý. Bước đầu kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
- Hiểu nghĩa câu chuyện: Ca ngợi con người nhờ có khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát để trở về với cuộc sống.
- Giáo dục ý thức ham học hỏi sẵn sàng vượt qua khó khăn trở ngại trong csống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: 1 HS kể chuyện: đã nghe đã đọc. HS nêu ý nghĩa câu chuyện. GV và HS nhận xét – GV ghi điểm.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(15'): GV kể chuyện:
- HS đọc nhiệm vụ của tiết kể chuyện.
- GV kể chuyện, HS quan sát tranh ở SGK theo dõi câu chuyện.
- GV kể 2 lần:
+ Lần 1: Kể bằng lời
+ Lần 2: Kể kết hợp chỉ theo tranh treo bảng.
- HS theo dõi GV kể để nhớ truyện.
HĐ4(25'): Hướng dẫn hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* HS kể trong nhóm:
- GV nhắc HS: kể tự nhiên, kết hợp điệu bộ, nét mặt, giọng nói.
- HS nối tiếp kể cho nhau nghe theo nhóm 3.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng
- Nhắc HS : nếu chưa nhớ chỉ cần kể 1 vài đoạn theo tranh.
- HS trao đổi cảm xúc và ý nghĩa câu chuyện với bạn,
* HS thi kể trước lớp:
- HS thi kể trước lớp, vừa kể vừa chỉ vào tranh ở bảng
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- HS đặt câu hỏi để bạn trả lời và rút ý nghĩa của câu chuyện.
- Lớp theo dõi , bình chọn bạn kể chuyện hay và hấp dẫn nhất .
- GV kết luận ghi điểm cho hs .
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò: GV nhận xét đánh giá tiết học, khen hs có ý thức học tốt. Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị cho tiết sau .
KHOA HỌC
ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG?
(Mức độ tích hợp: Liên hệ, bộ phận)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Kể tên 1 số động vật và nêu thức ăn chúng hay ăn.
- Sau bài học HS biết vận dụng kiến thức đã học để chăm sóc vật nuôi trong nhà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS : VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: HS lên bảng vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
HĐ3(15'): Nhu cầu thức ăn của một số loài động vật.
- HS thảo luận nhóm 4 với nhiệm vụ:
+Đọc SGK, tìm các loại động vật theo các nhóm sau:
Nhóm ăn thịt Nhóm ăn cả lá và thịt
Nhóm ăn thực vật Nhóm ăn sâu bọ
Nhóm ăn hạt Nhóm ăn tạp (ăn cả các thức ăn của...)
- Đại diện nhóm nối tiếp trình bày trước lớp. HS nhận xét ,bổ sung .
- GV kết luận yêu cầu HS làm vào VBT. GV chốt lại kiến thức.
HĐ4(15'):Trò chơi "Đố bạn con gì? "
- GV nêu cách chơi, HS nghe để nắm được cách chơi.
- GV cho HS chơi thử: 1 HS nói: "con bò" HS khác phải nói ngay: "ăn cỏ"
- HS chơi theo bàn. Đại diện HS chơi trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận và tuyên dương cho HS.
- GV giúp HS liên hệ thực tế để chăm sóc vật nuôi.
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò: HS đọc mục Bạn cần biết.
- GV nxét tiết học, khen hs. Dặn hs học bài, vận dụng khi chăm sóc vật nuôi.
Thứ 4 ngày 18 tháng 4 năm 2018
TOÁN
ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
- Biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ cột.
- Biết vận dụng cách đọc các thông tin trên biểu đồ khi cần thiết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: 2HS lên bảng làm bài 3 ở VBT GV, HS nhận xét.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(30'): Hướng dẫn HS thực hành:
Bài 2: Xử lí dữ liệu trên biểu đồ cột
+ HS đọc và nêu y/c của đề bài. HS thảo luận nhóm nêu cách làm. HS làm vào vở. GV theo dõi HD thêm cho HS.
+ 1 HS trình bày vào bảng nhóm và treo trước lớp
+ Lớp nhận xét, bổ sung để có kết quả đúng:
Đáp số: 334 km2.
Bài 3: Phân tích số liệu biểu đồ cột
+ HS đọc và nêu đề bài. HS làm bài vào vở ô li, GV theo dõi HS thêm cho HS
+ 2 HS làm bài ở bảng lớp. GV và HS chữa bài để có kết quả chung.
+ HS thảo luận để đặt thêm các câu hỏi nhằm khai thác thêm về biểu đồ
+HS thực hiện trước lớp: 1 HS hỏi, HS khác trả lời;
+ GV và HS khác làm trọng tài, bình chọn nhóm thắng cuộc
+ GV nhận xét, chốt kiến thức dạng bài.
HĐ4(3'): Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại các bước đọc và sử lí bản đồ. GV nhận xét tiết học, khen hs có ý thức học tốt.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
TẬP ĐỌC
NGẮM TRĂNG - KHÔNG ĐỀ
(Phương thức tích hợp: Khai thác trực tiếp nội dung bài)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung.
- Nội dung(Hai bài thơ ngắn): Nêu bật tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, không nản trí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ.(trả lời được các CH trong SGK, thuộc 1 trong 2 bài thơ).
- Giáo dục HS sự tôn kính và tình cảm mến yêu của mình đối với Bác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : Tranh ở SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: 2 HS đọc bài : Vương quốc vắng nụ cười, nêu nội dung của bài. GV nhận xét, ghi điểm cho HS
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(10'): Luyện đọc
- 2 HS đọc bài - Lớp đọc thầm ở SGK
- 2 HS đọc lượt 1 - GV ghi từ khó, thơ luyện cho học sinh đọc đúng.
- 4 HS đọc lượt 2 và 3. Lớp nhận xét xem đọc đúng chưa? - 1HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm 3 - GV nêu cách đọc và đọc mẫu.
HĐ4(12'):Tìm hiểu bài .
Bài1: Ngắm trăng
+ 1HS đọc to cả bài - GV nêu câu hỏi 1 và 2 ở SGK.
+ GV giúp HS trả lời, nêu cách hiểu từ " hững hờ"
+ GV hỏi: Bài thơ nói lên điều gì?(Tác giả thể hiện sự lạc quan, tin vào chiến thắng của dân tộc)
Bài2: Không đề
+ HS đọc lướt bài thơ, GV nêu câu hỏi 3, 4.
+ GV giúp HS trả lời, hiểu cách dùng từ của Bác.
+ HS đọc cả bài và trả lời:
Bài văn cho em biết điều gì về Bác?
Nội dung: 1 HS đọc cả 2 bài – HS tìm nội dung bài .
+ GV hỏi HS để tìm nội dung bài :2 bài thơ ca ngợi điều gì về Bác?
+ HS trả lời, GV nhận xét, ghi bảng .
HĐ5(8'):Hướng dẫn hs đọc diễn cảm và HTL:
- 2 HS đọc– GV giúp HS đọc đúng giọng tha thiết, dịu dàng.
- GV đọc mẫu 2 bài thơ.
- HS theo dõi hs, nêu những từ được nhấn giọng, cách ngắt nghỉ.
- HS luyện đọc theo nhóm
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV và HS nhận xét.
- GV kết luận ghi điểm cho HS.
HĐ6(3'):Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung bài. Nêu tình cảm của em đối với Bác Hồ. GV nhận xét tiết học - dặn học sinh học bài. Chuẩn bị cho tiết sau .
ĐỊA LÍ
BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO.
(Mức độ tích hợp: Bộ phận)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh biết:
- Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ(lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Vai trò của biển đông đảo, quần đảo đối với nước ta.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ và tự hào về biển, đảo của đất nước mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: - Bản đồ tự nhiên Việt nam. Tranh, ảnh về biển, đảo, quần đảoVN.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: Tại sao thành phố Đà nẵng được gọi là thành phố cảng?
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài.
HĐ3(15'): Vùng biển Việt Nam:
*Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 và TLCH của mục 1trong SGK.
+ Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?(....có diện tích rộng, là một phần của biển đông)
+ Biển có vai trò ntn đối với nớc ta?(... điều hòa khí hậu và đem lại giá trị kinh tế cao )
+ Học sinh nêu ý kiến của mình
+ Học sinh chỉ trên bản đồVN các vịnh Bắc Bộ ,vịnh Thái Lan.
- Giáo viên chốt lại và giới thiệu thêm về biển, đảo và quần đảo ở nước
KL:Vùng biển nước ta có diện tích rộng, là một bộ phận của biển đông, biển đông có vai trò điều hòa khí hậu, đem lại nhiều giá trị kinh tế cao cho nước ta.
HĐ4(15'): Đảo và quần đảo :
*Làm việc cả lớp
-YC học sinh đọc phần kênh chữ trong SGK và TLCH:
+ Em hiểu ntn là đảo, quần đảo?
+ Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất?
- Học sinh trả lời
- Học sinh khác nhận xét, giáo viên bổ sung.
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và dựa vào tranh, ảnh về biển, đảo và quần đảo TLCH:
+ Trình bày một số nét tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo?
+ Các đảo và quần đảo ở nước ta có giá trị gì?
- Đại diện các nhóm trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung.
KL: Nước ta có rất nhiều đảo và quần đảo, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, do đó chúng ta phải khai thác hợp lí nguồn tài nguyên vô giá này .
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống toàn bài, 1 hs đọc bài học SGK. Nhận xét chung tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
KĨ THUẬT
LẮP Ô TÔ TẢI (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
HS biết chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải.
Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được.
Rèn tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. GV: Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS lấy bộ lắp ghép, GV kiểm tra. GV khen HS cách bảo quản bộ lắp ghép tốt.
- HS nhắc lại các bước lắp xe tải. GV nhận xét, nhấn mạnh lại.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(23'): GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
1. Chọn chi tiết để lắp ô tô: GV cho HS tự thực hành trong nhóm:
+ Chuẩn bị bộ lắp ghép đầy đủ.
+ Chọn các chi tiết cần để lắp ô tô.
- Nhóm cử đại diện kiểm tra việc chọn chi tiết của nhóm bạn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
2. Lắp từng bộ phận:
- GV lắp mẫu từng bộ phận, vừa lắp vừa hỏi để HS nhớ qui trình lắp.
- HS từng nhóm thực hiện lắp chi tiết của nhóm
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Lớp bầu ban giám khảo để chấm điểm cho các nhóm.
- GV công bố kết quả, khen nhóm thực hành tốt.
3. Lắp ghép hoàn chỉnh chiếc xe tải: HS lắp ráp theo các bước trong SGK
- GV theo dõi, uốn nắn kịp thời cho các em.
HĐ4(4'): Đánh giá kết quả học tập
- GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm: Đặt trên bàn ở bục.
- GV treo bảng ghi tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành
- HS dựa vào tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
- GV nhận xét kết quả học tập của HS.
- Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp vào hộp.
HĐ5(1'): Củng cố, dặn dò : GV nhận xét thái độ học tập của hs.
+ Khen HS có ý thức học, bài làm tốt.
+ Nhắc nhở HS chưa chú ý học. Dặn hs về thực hành và chuẩn bị tiết sau .
Thứ 5 ngày 19 tháng 4 năm 2018
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
- Thực hiện được so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.
- Vận dụng cách rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số cho cách tính toán bài sau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: 2HS lên bảng làm BT2 ở VBT. HS nhận xét, GV kết luận ghi điểm cho HS.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(30'): Hướng dẫn HS thực hành:
Bài 1: Củng cố về cách viết phân số chỉ số phần tô màu
+ HS đọc yêu cầu đề bài.
+ HS làm việc cá nhân tìm phân số ứng với phần đã tô màu.
+ 1HS làm ở bảng nhóm, HS còn lại làm vào vở.
+ GV và hs nhận xét, kết luận, giúp HS nhớ cách làm.
Bài 3: Củng cố k/n rút gọn phân số (Chọn 3 trong 5 ý để làm)
+ HS đọc đề, HS nêu cách Rút gọn phân số.
+ 1 HS làm bài ở bảng, HS khác làm vào vở. GV theo dõi HD thêm cho HS
+ GV nhắc HS rút gọn đến phân số tối giản.
+ GV và HS nhận xét để có kết quả đúng.
Bài 4a,b: Củng cố k/n quy đồng mẫu số các phân số.
+ HS nêu các trường hợp khi qui đồng mẫu số. HS nêu cách qui đồng.
+ HS làm vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài. GV theo dõi HS thêm, nhận xét chốt ý
Bài5: Củng cố k/n sắp xếp các phân số theo thứ tự tăng dần.
+ HS đọc yêu cầu bài, cách làm.
+ 1 HS làm ở bảng nhóm, HS khác làm vào vở.
+ GV và HS chữa bài để có thứ tự sắp xếp đúng.
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại các kiến thức cần nhớ. GV nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn hs học bài, chuẩn bị bài sau .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN CHO CÂU
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Biết xác định được trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu đặt được câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân (BT2, BT3).
- Biết vận dụng và sử dụng trạng ngữ khi viết câu cho câu văn thêm phong phú.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: HS lên bảng làm BT 2 tiết trước. Nêu tác dụng của tn chỉ nơi chốn. GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(30'): Luyện tập:
Bài 1: + HS nêu y/c bài, làm cá nhân vào VBT, tìm tn chỉ nguyên nhân trong câu
+ HS nối tiếp trình bày trước lớp. GV và HS chữa bài:
a, Chỉ 3 tháng sau, nhờ siêng năng cần cù.
b, Vì rét c, Tại Hoa
Bài 2: HS nêu y/c của bài.
+ HS làm việc cá nhân đặt thêm trạng ngữ.
+HS nối tiếp nêu trước lớp. HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận, ghi điểm cho HS.
Bài 3: HS nêu y/c: đặt câu có 1 trạng ngữ chỉ nguyên nhân
+ 1 HS đọc mẫu trước lớp.
+ HS thảo luận nhóm 2 đọc cho nhau nghe câu mình đặt.
+ HS nối tiếp theo hàng dọc đọc trước lớp. GV và HS nhận xét để giúp bạn đặt câu chính xác.
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn hs xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Nhận biết được: đoạn văn và ý chính của đoạn văn trong bài văn tả con vật, đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn (BT1); bước đầu vận dụng kiến thức đã học để được đoạn văn tả ngoại hình(BT2), tả hoạt động (BT3) của một con vật em yêu thích.
- Giáo dục tình cảm đối với vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh ảnh con tê tê.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: HS đọc đoạn văn tả bộ phận của con gà trống. GV và HS nhận xét, GV ghi điểm cho HS.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(30'): Luyện tập
Bài1: HS đọc y/c và nội dung bài ( đọc đoạn văn)
- HS thảo luận nhóm đôi với nhiệm vụ:
+ Quan sát tranh minh họa con tê tê.
+ Viết nhanh các ý trả lời về ngoại hình và HĐ của con tê tê.
- Đại diện HS nối tiếp trình bày trước lớp.
- GVghi nhanh lên bảng: 6 đoạn văn và các ý chính của mỗi đoạn.
- GV giúp HS biết cách quan sát tỉ mỉ và chọn lọc các chi tiết lí thú.
- GV chốt lại kiến thức của bài.
Bài2: - HS đọc y/c và nội dung bài tập
- GV treo tranh 1 số con vật, HS chọn con vật để quan sát.
- HS nối tiếp nêu tên con vật em sẽ quan sát.
- Mỗi em tự làm vào vở. GV theo dõi HD thêm cho HS. HS nối tiếp đọc trước lớp.
- HS nhận xét, bổ sung. GV kết luận, khen HS làm bài tốt.
Bài3: HS đọc đề, GV lưu ý cho các em:
+ Quan sát hđ của con vật em chọn, cố gắng chọn tả những đặc điểm lí thú, dùng phép nhân hóa hợp lí.
- HS tự viết bài vào VBT, GV thu bài chấm của 5 HS.
- GV nhận xét, khen và đọc điểm cho các em.
- HS có bài viết hay, đọc trước lớp cho cả lớp nghe.
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: GV nhấn mạnh những điểm cần nhớ. HS liên hệ. Nhận xét tiết học, dặn HS làm bài cho hoàn chỉnh.
KHOA HỌC
TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
(Mức độ tích hợp: Liên hệ, bộ phận)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs biết:
- Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường : động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu,...
- Thể hiện được sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ.
- Vận dụng hiểu biết vào thực tế đời sống trong những trường hợp cần thiết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: tranh ở SGK. HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: HS lên bảng vẽ sơ đồ sự trao đổi chất của thực vật. HS khác nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(15'): Biểu hiện bên ngoài về trao đổi chất ở động vật.
- HS quan sát hình 1 thảo luận nhóm 3 với nhiệm vụ:
+ Kể tên những con vật có trong hình.
+ Phát hiện các yếu tố khác có vai trò quan trọng đối với động vật.
+ Phát hiện các yếu tố còn thiếu không thể hiện trong hình.
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV theo dõi và giúp đỡ HS.
- Đại diện hs nối tiếp trình bày trước lớp .
- HS nhận xét ,bổ sung. GV chốt HĐ1 và hỏi HS:
+ Kể tên những thứ động vật lấy và thải ra môi trường.
+ Quá trình đó gọi là gì?
- HS nêu trước lớp, GV nhấn mạnh: Đó là q/trình trao đổi chất của động vật.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
HĐ4(15'): Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chất
- HS thảo luận nhóm bàn với nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở ĐV. Dựa vào sơ đồ mô tả sự trao đổi chất ở đv. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng. Đại diện trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận.
- GV cho HS so sánh với sơ đồ trao đổi chất ở người và ở thực vật.
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò: HS đọc mục Bạn cần biết. HS liên hệ thực tế. GV nhận xét tiết học, khen hs chú ý học. Dặn hs về học
bài, chuẩn bị cho tiết sau.
Thứ 6 ngày 20 tháng 4 năm 2018
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
- Thực hiện được cộng, trừ phân số.
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
- Vận dụng tính toán vào trong thực tế.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: 2HS lên bảng làm BT4, BT5 ở VBT. GV kiểm tra bài tập về nhà của HS.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(7'): Hướng dẫn lí thuyết
- HS nêu cách làm tính cộng, trừ với phân số.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, nhắc lại.
- GV nhận xét, chốt lại cách làm.
HĐ4(23'): Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1: Củng cố k/n cộng trừ phân số
+ HS đọc yêu cầu đề bài. HS nêu cách làm.
+3 HS làm ở bảng nhóm, HS còn lại làm vào vở.
+ GV và hs nhận xét, kết luận, giúp HS nhớ cách trình bày.
+ HS nêu cách làm dạng bài để có kết quả đúng.
Bài 2: Tiếp tục củng cố k/n cộng trừ phân số
+ 1HS nêu cách làm rồi cả lớp làm vào vở.
+ 2 HS thi làm nhanh ở bảng lớp.
+ GV và HS chữa bài để có kết quả chung:
* Chú ý cách trình bày: + = + =
+ HS nêu lại các bước làm, cần đưa kết quả về ps tối giản.
Bài 3: Củng cố k/n Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, trừ phân số
+ HS đọc đề, HS thảo luận nêu cách tìm x .
+ 1 HS làm bài ở bảng nhóm, HS khác làm vào vở.
+ GV và HS nhận xét, 1 số HS nêu cách tìm x ở mỗi bài.
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò : HS nhắc lại cách làm tính công trừ phân số. GV nhận xét, đánh giá tiết học. Nhắc hs xem và chuẩn bị trước bài sau.
CHÍNH TẢ
TUẦN 32
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
- Nghe, viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng các bài tập phân biệt x/ s.
- Vận dụng kĩ năng viết đúng vào học tập các phân môn khác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: HS lên bảng viết, HS khác viết vào vở nháp: suy nghĩ, nghỉ ngơi, sạch sẽ, xẻ gỗ. Nhận xét và GV ghi điểm.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(23'): Hướng dẫn HS nghe - viết :
- 1HS đọc đoạn văn cần viết - HS khác theo dõi ở SGK. GV đọc lại 1 lần.
- GV giúp HS tìm hiểu nội dung: Đoạn văn nói về điều gì?
- HS đọc thầm lại, chú ý các câu, từ viết dễ sai dễ lẫn, cách trình bày bài .
- HS nêu các từ đã tìm được - GV ghi bảng giúp hs viết đúng .
- HS lên bảng viết , hs khác viết vào vở nháp các từ HS nêu là khó viết.
- GV nhắc hs cách ngồi đúng, cầm bút đúng.
- HS gấp sách, lấy vở để viết bài theo GV đọc.
- HS viết xong, GV đọc cho HS soát lại bài .
- Thu vở của 10 hs chấm, HS còn lại đổi vở chấm cho nhau .
- GV kiểm tra số lỗi của hs cả lớp. GV nhận xét chung.
HĐ4(7'): Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả:
Bài 2a: Phân biệt x/ s.
- HS đọc yêu cầu bà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuàn 32.doc