TẬP LÀM VĂN
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn: thư chuyển tiền (BT1); bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã
nhận được tiền gửi(BT2).
- Biết vận dụng để giúp người thân ghi vào thư chuyển tiền khi cần thiết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS : VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: HS nêu lại cách điền vào tờ tạm trú, tạm vắng. GV và HS nhận xét.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(30'): HD luyện tập
Bài1: - HS đọc yêu cầu bài tập, GV nhấn mạnh lại cho HS rõ.GV giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó hiểu, từ viết tắt. SVĐ, TBT, ĐBT- kí hiệu riêng, không liên quan đến người gửi. Nhật ấn dấu ấn ngày. Căn cước- chứng minh thư. Người làm chứng người chứng nhận đã lấy đủ tiền. 2 HS mỗi em đọc 1 mặt của thư chuyển tiền. GV giúp HS ghi các chi tiết cần thiết vào 2 mặt của giấy in sẵn.
31 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 33 Khối 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịp thơ.
- HS luyện đọc theo nhóm: đọc diễn cảm và thuộc lòng.
- HS thi đọc diễn cảm trớc lớp, đọc thuộc lòng. GV và HS nhận xét.
- GV kết luận ghi điểm cho HS.
HĐ6(3'):Củng cố, dặn dò: GV : Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học
ĐỊA LÍ
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
(Mức độ tích hợp: Liên hệ, bộ phận)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo(hải sản, dầu khí, du lịch, cảng biển,...).
+ Khai thác khoáng sản, dầu khí, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Phát triển du lịch.
- Chỉ trên bản đồ Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.
- Nguyên nhân dầu, hải sản cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm môi trường biển.
- Giáo dục HS niềm tự hào về thiên nhiên Việt Nam, biết bảo vệ và tuyên truyền về việc khai thác khoáng sản hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bản đồ khoáng sản Việt Nam, HS : VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: HS nêu đặc điểm của vùng biển nước ta GV nhận xét.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(11'): Khai thác khoáng sản
- HS thảo luận nhóm đôi với nhiệm vụ:
+ Quan sát lược đồ ở SGK, nêu tên khoáng sản biển của nước ta.
+ Trong đó, khoáng sản nào là quan trọng?
+ Ta đang khai thác những gì? Ở vùng nào? Để làm gì?
+ Tìm trên bản đồ nơi ta đang khai thác khoáng sản đó.
- HS đại diện lên bảng trình bày và chỉ từng nội dung ở bản đồ.
- HS nhận xét, bổ sung cho bạn
- GV kết luận và nhấn mạnh kiến thức HĐ1.
HĐ4(12'): Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
- HS thảo luận nhóm đôi với nhiệm vụ sau:
+ Dựa vào tranh và bản đồ, nêu VD nói rằng nước ta có nhiều hải sản.
+ Nhân dân ta đã làm gì để phát triển ngành thủy, hải sản
+ Nêu nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm biển.
- HS nối tiếp trả lời trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV giới thiệu thêm cho HS hiểu và giúp HS tìm các cách để bảo vệ môi trường biển.
HĐ5(5'): Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại bài, đọc ghi nhớ. Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
KĨ THUẬT
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
- Với HS khéo tay: Lắp ghép được ít nhất một mô hình tự chọn. Mô hình lắp chắn chắn, sử dụng được.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn khi lắp, tháo các chi tiết của mô hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(3'): Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS lấy bộ lắp ghép, nói cách mở, cách sử dùng bộ lắp ghép đó.
- GV khen và nhắc HS cách bảo quản bộ lắp ghép.
- HS nhắc lại các bước lắp xe tải. GV nhận xét, nhấn mạnh lại.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(5'): GV hướng dẫn HS chọn mô hình lắp ghép
- HS nêu tên mô hình đã chọn để lắp ghép.
- GV chia HS thành các nhóm theo sở thích.
+ Quan sát mô hình đã chọn. Nghiên cứu hình vẽ trong SGK về các bộ phận của mô hình.
+ Chọn các chi tiết để vào nắp hộp theo từng loại.
HĐ4(20'): HS thực hành lắp mô hình đã chọn
1. Lắp từng bộ phận
- GV lắp mẫu từng bộ phận, vừa lắp vừa hỏi để HS nhớ qui trình lắp.
- HS từng nhóm thực hiện lắp chi tiết của nhóm
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Lớp bầu ban giám khảo để chấm điểm cho các nhóm.
- GV công bố kết quả, khen nhóm thực hành tốt.
2. Lắp ráp thành mô hình:
- GV y/c HS chuẩn bị cho tiết sau
HĐ5(4'): Nhận xét, đánh giá:
- GV tổ chức cho HS nhận xét đánh giá các sẩn phẩm đã lắp ghép được của HS.
HĐ6(1'): Củng cố, dặn dò: GV nhận xét thái độ học tập của hs. Khen HS có ý thức học, bài làm tốt. Nhắc nhở HS chưa chú ý học. Dặn hs về thực hành và chuẩn bị tiết sau .
Chiều thứ 3 ngày 24 tháng 4 năm 2018
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
- Chuyển đổi được các số đo khối lượng.
- Thực hiện được phép tính với số đo đại lượng.
- Vận dụng các đơn vị đo đã học vào toán trong đời sống hàng ngày có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: 2HS lên bảng làm BT4 ở VBT. HS nhận xét, GV kết luận .
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(30'):Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1: Củng cố k/n chuyển đổi các số đo đại lượng
+ HS đọc yêu cầu đề bài. HS thảo luận nhóm nêu các đơn vị đo theo thứ tự. 1HS làm ở bảng nhóm, HS còn lại làm vào vở. GV và hs nhận xét, kết luận, giúp HS nhớ cách làm.
Bài 2: Tiếp tục củng cố k/n chuyển đổi các số đo đại lượng
+ HS đọc y/c bài tập.1HS nêu cách làm rồi cả lớp làm vào vở. 2 HS thi làm nhanh ở bảng lớp. GV và HS chữa bài để có kết quả chung. HS nhắc lại cách đổi đơn vị đo: từ lớn ra bé.
Bài 4: Củng cố k/n giải toán có liên quan
+ HS nêu yêu cầu bài và tóm tắt lên bảng. HS thảo luận tìm cách làm. HS làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. T/c nhận xét.
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại các kiến thức cần nhớ. GV nhận xét, đánh giá tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Biết xác định được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu đặt được câu có trạng ngữ chỉ mục đích (BT2, BT3).
- Biết vận dụng và sử dụng trạng ngữ khi viết câu cho câu văn thêm phong phú.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi bài tập cho HS làm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: - HS lên bảng làm BT 4 tiết trước.
- GV nhận xét
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(30'): Luyện tập:
Bài1: + HS làm cá nhân vào vở, tìm tn chỉ mục đích trong câu. HS nối tiếp trình bày trước lớp. GV và HS chữa bài:
a, Để tiêm phòng dịch cho trẻ em.
b, Vì Tổ quốc.
c, Nhằm giáo dục ... cho học sinh.
Bài2: + HS nêu y/c của bài.
+ HS thảo luận nhóm: 1 em nêu câu 1 em đặt thêm trạng ngữ. Từng cặp HS nối tiếp nêu trớc lớp. HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
Bài 3: + GV nêu y/c: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích thích hợp cho câu.1 HS làm mẫu trước lớp. 1HS làm vào bảng nhóm. HS thảo luận nhóm 2 nói cho nhau nghe TN mình đặt. HS nối tiếp theo hàng dọc đọc trước lớp. Trình bày bài làm ở bảng nhóm, nhận xét về cách viết, cách trình bày. GV và HS nhận xét để giúp bạn thêm TN chính xác, hợp lí.
HĐ4(3'): Củng cố dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn hs xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau.
TẬP LÀM VĂN
MIÊU TẢ CON VẬT
(KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân
thực.
- Viết cẩn thận, rõ ràng. Trình bày sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chuẩn bị quan sát trước con vật ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: HS đọc đoạn văn kết bài ở tiết trước. GV và HS nhận xét, GV ghi điểm cho HS.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(2'): Tìm hiểu đề bài:
- GV ghi đề bài lên bảng. HS nối tiếp đọc lại đề bài.
- Xác định trọng tâm và yêu cầu của đề bài, GV hỏi, HS trả lời, GV gạch chân dưới các từ trọng tâm đó.
HĐ4(28'): HS thực hành viết:
HS viết dàn ý sơ lược ra giấy nháp: Mở bài, kết bài theo kiểu nào,thân bài: Tả hình dáng thì chọn đặc điểm nào?Tả hoạt động thì chọn những gì? HS nêu cách trình bày bài văn. GV nhắc nhở cách ngồi viết, ý thức làm bài cho HS. Cố gắng chọn tả những đặc điểm lí thú, dùng phép so sánh và nhân hóa hợp lí.
* HS viết bài: Cả lớp làm bài vào vở. GV theo dõi HS thêm cho HS chưa hoàn thành. GV thu vở về chấm .
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm bài cho hoàn chỉnh.
KHOA HỌC
CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
(Phương thức tích hợp: Liên hệ, bộ phận)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs biết:
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
- Giáo dục HS liên hệ vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: tranh ở SGK. HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: 2HS lên bảng vẽ sơ đồ sự trao đổi chất của động vật, của thực vật. HS khác nhận xét. GV nhận xét.
HĐ2(1'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(13'): Vẽ và trình bày sơ đồ.
- HS quan sát hình 1 thảo luận nhóm 3 với nhiệm vụ:
+ Kể tên thức ăn của bò.
+ Giữa bò và cỏ có mối quan hệ gì?
+ Phân bò bị phân hủy cung cấp chất gì cho cỏ?
+ Bò và cỏ có mqh gì?
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV theo dõi và giúp đỡ HS.
- Đại diện hs nối tiếp trình bày trớc lớp .
- HS nhận xét ,bổ sung. GV chốt HĐ1 và y/c HS: Vẽ sơ đồ nói về mqh giữa bò và cỏ trong nhóm. HS vẽ và trình bàytrước lớp, GV nhấn mạnh và chốt HĐ1.
HĐ4(13'): Nêu các VD khác về chuỗi thức ăn, định nghĩa chuỗi thức ăn
- HS thảo luận nhóm bàn với nhiệm vụ: Quan sát và kể tên những gì được vẽ ở hình 2, Kể cho nhau nghe 1 số chuỗi thức ăn có trong tự nhiên. Chỉ và nói chi bạn nghe về chuỗi thức ăn dược vẽ trong hình. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng. Đại diện trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận.
- GV hỏi HS : Thế nào là chuỗi thức ăn ? HS thảo luận và nêu trước lớp. GV và cả lớp nhận xét chốt ý đúng.
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò : HS đọc mục Bạn cần biết. GV nhận xét tiết học, khen hs chú ý học .
Mĩ THUẬT
Bài 11. EM THAM GIA GIAO THÔNG.
Số tiết: 4. Tuần dạy: 30, 31, 32, 33.
I. Mục tiêu :
Hiểu biết về giao thông và tham gia giao thông an toàn.
Biết cách thực hiện và tạo hình được sản phẩm bằng hình thức vẽ; xé/ cắt dán giấy; nặn, tạo hình từ vật tìm được.
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
Giới thiệu , nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Chuẩn bị :
màu vẽ, giấy vẽ, giấy báo, bìa, giấy màu, kéo, hồ dán,..
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
HĐ 1: Tìm hiểu
-Yêu cầu HS quan sát H11.1 và H12.2 để thảo luận, và ghi kết quả ra giấy nháp
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.62
* GV nhấn mạnh về ý thức chấp hành giao thông của học sinh.
- Quan sát và thảo luận N2 :
+ Nêu các phương tiện giao thông?
+ Các phương tiện hoạt động ở đâu?
+ Chỉ ra các hoạt động giao thông an toàn và không an toàn?
- Đại diện các nhóm chỉ vào tranh minh họa và nói theo yêu cầu trên trước lớp.
- HS đọc yêu cầu phần ghi nhớ
TIẾT 2
HĐ 2 : Cách thực hiện
- Tạo hình về chủ đề giao thông
-Yêu cầu quan sát H11.3 để tìm hiểu cách thực hiện tạo hình.
-Yêu cầu HS thảo luận tìm nội dung, ý tưởng.
-Yêu cầu HS phát họa sản phẩm theo chủ đề ATGT
-Thảo luận nhóm và trả lời cách thực hiện sản phẩm trên: vẽ - xé/ cắt - dán
-Hs cùng nhau tìm ý tưởng cho sản phẩm của mình.
-Học sinh thực hiện.
TIẾT 3
HĐ 3: Thực hành
-Lưu ý: Vẽ các dáng hoạt động của người phù hợp với nội dung đề tài lựa chọn.
Sắp xếp bố cục hợp lí
Sử dụng màu sắc..
-Mỗi nhóm thực hiện vẽ sản phẩm của mình trên giấy.
-Cắt rời hình ra khỏi giấy
-Thảo luận nhóm để :
+ Chỉnh sửa dáng
+ Sắp xếp bố cục
+ Thêm chi tiết, màu sắc để tạo sản phẩm.
TIẾT 4
HĐ 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
-Yêu cầu trưng bày tranh sản phẩm của nhóm mình và nhận xét đánh giá sản phẩm
* Vận dụng sáng tạo
-Tạo dáng phương tiện giao thông bằng các vật liệu tìm được
-Hoc sinh trưng bày sản phẩm
-Cùng nhận xét bài của nhau
-Ghi nhận xét vào SGK
-Thực hành tại nhà
Thứ 5 ngày 26 tháng 4 năm 2018
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
- Chuyển đổi được các số đo khối lượng.
- Thực hiện được phép tính với số đo đại lượng.
- Vận dụng các đơn vị đo đã học vào toán trong đời sống hàng ngày có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: 2HS lên bảng làm BT4 ở VBT. HS nhận xét, GV kết luận .
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(30'):Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1: Củng cố k/n chuyển đổi các số đo đại lượng
+ HS đọc yêu cầu đề bài. HS thảo luận nhóm nêu các đơn vị đo theo thứ tự. 1HS làm ở bảng nhóm, HS còn lại làm vào vở. GV và hs nhận xét, kết luận, giúp HS nhớ cách làm.
Bài 2: Tiếp tục củng cố k/n chuyển đổi các số đo đại lượng
+ HS đọc y/c bài tập.1HS nêu cách làm rồi cả lớp làm vào vở. 2 HS thi làm nhanh ở bảng lớp. GV và HS chữa bài để có kết quả chung. HS nhắc lại cách đổi đơn vị đo: từ lớn ra bé.
Bài 4: Củng cố k/n giải toán có liên quan
+ HS nêu yêu cầu bài và tóm tắt lên bảng. HS thảo luận tìm cách làm. HS làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài. T/c nhận xét.
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại các kiến thức cần nhớ. GV nhận xét, đánh giá tiết học.
CHÍNH TẢ
NHỚ - VIẾT: NGẮM TRĂNG - KHÔNG ĐỀ
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Nhớ, viết đúng chính tả, biết trình bày hai bài thơ ngắn theo 2 thể thơ khác nhau: thơ 7 chữ và thơ lục bát.
- Làm đúng các bài tập phân biệt ch/tr và iêu/ iu.
- Rèn tính cẩn thận kiên trì cho HS, viết chữ rõ ràng, đúng độ cao và khoảng cách đều nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS :VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: HS lên bảng viết, HS khác viết vào vở nháp. GV đọc cho HS viết: xanh tơi, xinh đẹp, sinh sôi nảy nở.HS khác viết nháp. GV nhận xét .
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(23'): Hướng dẫn HS nhớ - viết :
- 2HS đọc 2 bài thơ cần viết - HS khác theo dõi ở SGK. GV đọc lại 1 lần.
- GV giúp HS tìm hiểu nội dung:
+ Hai bài thơ nói về điều gì?
- HS đọc thầm lại, chú ý các câu, từ viết dễ sai dễ lẫn , cách trình bày bài .
- HS nêu các từ đã tìm được - GV ghi bảng giúp hs viết đúng .
- HS lên bảng viết , hs khác viết vào vở nháp các từ HS nêu là khó viết.
- GV nhắc hs cách ngồi đúng,cầm bút đúng,
- HS gấp sách, lấy vở để viết bài .
- HS viết xong tự soát lại bài .
- Thu vở của 7 hs chấm, HS còn lại đổi vở chấm cho nhau .
- GV kiểm tra số lỗi của hs cả lớp.
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS viết tốt.
HĐ4(7'): Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả .
Bài 2a: Phân biệt ch/ tr
- HS đọc yêu cầu bài tập. HS tự điền vào VBT, đối chiếu với bạn. Đại diện HS mỗi dãy bàn lên điền trước lớp thi làm nhanh. HS nhận xét bình nhóm thắng cuộc. GV giúp HS hiểu nghĩa từ để phân biệt cách viết. GV nhận xét chung .
Bài 3a:Tìm từ láy có phụ âm tr hoặc ch
HS thảo luận nhóm bàn tìm vào vở. 1 HS làm ở bảng, cả lớp theo dõi, bổ sung. GV nhận xét, HS ghi vào vở.
HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết học, khen HS hăng hái học tập. Nhắc HS tự sửa lỗi chính tả vào cuối bài, mỗi chữ sai viết 1 dòng .
TẬP LÀM VĂN
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn: thư chuyển tiền (BT1); bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã
nhận được tiền gửi(BT2).
- Biết vận dụng để giúp người thân ghi vào thư chuyển tiền khi cần thiết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS : VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: HS nêu lại cách điền vào tờ tạm trú, tạm vắng. GV và HS nhận xét.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(30'): HD luyện tập
Bài1: - HS đọc yêu cầu bài tập, GV nhấn mạnh lại cho HS rõ.GV giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó hiểu, từ viết tắt. SVĐ, TBT, ĐBT- kí hiệu riêng, không liên quan đến người gửi. Nhật ấn- dấu ấn ngày. Căn cước- chứng minh thư. Người làm chứng- người chứng nhận đã lấy đủ tiền. 2 HS mỗi em đọc 1 mặt của thư chuyển tiền. GV giúp HS ghi các chi tiết cần thiết vào 2 mặt của giấy in sẵn.
- HS thực hành theo nhóm với các bước :
+ Ghi địa chỉ của ngời gửi, người nhận.
+ Số tiền gửi bằng số, bằng chữ.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS còn lúng túng. Đại diện HS đọc lại tờ giấy đã viết xong. GV và HS theo dõi, nhận xét, đánh giá. HS tự chữa lại vào tờ giấy của mình. 1HS giỏi đọc lại cho cả lớp nghe. GV giúp HS học tập cách ghi vào tờ giấy của bạn.
Bài2:- HS đọc to yêu cầu của bài
- HS thảo luận nhóm 3 trả lời câu hỏi của bài tập.
- HS nối tiếp nêu trước lớp, HS cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV nêu: Em đóng vai bà nhận tiền thì cần viết gì và viết vào chỗ nào? HS thảo luận viết vào mặt sau của giấy. 2 HS đọc to trước lớp, HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận và chốt HĐ 1.
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò:- GV nhấn mạnh những điểm cần nhớ. Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
ĐẠO ĐỨC
THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU: Giúp hs:
- Tìm hiểu về thực trạng việc thực hiện an toàn giao thông ở địa phương.
- Biết tự giác tham gia giao thông an toàn để góp phần bảo vệ bản thân và xã hội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS: Kquả điều tra về việc thực hiện ATGT ở xóm, ở xã em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: HS kể việc làm để bảo vệ môi trường ở trờng lớp. GVvà cả lớp nhận xét. GV kết luận và chốt hoạt động1: Khen HS làm tốt.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(15'):Báo cáo thực trạng các nơi hay xảy ra tai nạn giao thông.
- GV chia lớp làm 4 nhóm (theo xóm) với nhiệm vụ:Thảo luận và nêu địa điểm hay có tai nạn GT ở xóm. Nêu nguyên nhân gây nên TNGT. Đưa ra giải pháp để hạn chế hoặc tránh các tai nạn GT. HS thảo luận, GV giúp đỡ nhóm còn lúng túng. HS đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV và HS nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. GV chốt lại và ghi nhanh các giải pháp mỗi nhóm đưa ra.
- HS thảo luận và chọn giải pháp tốt nhất. GV nhắc HS thực hiện để bảo vệ ATGT ở quê mình.
HĐ4(10'): Thực hành tham gia giao thông an toàn
- GV nêu ý nghĩa của việc thực hiện đúng luật GT. GV chia lớp làm các nhóm theo tổ, giao nhiệm vụ: Mỗi tổ thực hiện tham gia giao thông khi đi học và khi về. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét rồi thực hiện lại. HS thực hành dưới sự
giám sát của GV. Làm xong, GV nhận xét, khen HS.
- GV đưa ra các tình huống: Có xe máy đi từ trên xuống, từ dưới lên có ô tô, công nông: HS đưa ra cách đi an toàn, thực hiện ngay.
- GV chốt lại HĐ3 và nhắc nhở HS thực hiện nghiêm túc.
HĐ5(3'): Củng cố dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học . Dặn HS thực hiện trong cuộc sống hằng ngày. HS chuẩn bị bài sau .
THỂ DỤC
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU:
- Ôn một số nội dung môn tự chọn . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập. Thực hiện được cơ bản đúng động tác tâng cầu bằng đùi, cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích - ném bóng (không có bóng và có bóng)
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Rèn luyện phù hợp nâng cao sức khỏe và tinh thần để học tập tốt các môn học khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị : mỗi HS 1 dây, bóng, cầu
- Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: Phần mở đầu(8'):
-Tập hợp lớp.
-Kiểm tra động tác kĩ thuật ném bóng.
-Phổ biến nội dung: Môn tự chọn; Nhảy dây.
-Khởi động: Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc.
- Ôn các động tác của bài thể dục PTC.
HĐ2: Phần cơ bản(20'):
1. Nội dung:* Môn tự chọn:- Đá cầu
+Ôn tâng cầu bằng đùi
+ Học chuyền cầu theo nhóm 2 người.
Tập theo đội hình 2-4 hàng ngang hoặc vòng tròn, em nọ cách em kia tổi thiểu 1,5 m ( đứng đối diện nhau từng đôi một).
- Ném bóng:
+ Ôn một số động tác bổ trợ
+ Ôn cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị- ngắm đích - ném
Tập hợp đồng loạt theo 2-4 hàng ngang. GV nêu tên động tác, làm mẫu, cho HS tập, đi kiêûm tra, uốn nắn động tác sai
- GV nêu tên động tác, làm mẫu kết hợp giải thích. Cho HS tập mô phỏng kỹ thuật động tác nhưng chưa ném bóng đi, sau đó ném bóng vào đích. Gv vừa điều khiển vừa quan sát HS để nhận xét về động tác hoặc kỷ luật tập và chỉ dẫn cách sửa động tác sai cho HS
* Nhảy dây: + Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau;Thi nhảy cá nhân tự do
- Tập cá nhân theo đội hình hàng ngang
2. Trò chơi: Nhảy dây
GV nêu tên trò chơi, giải thích kết hợp chỉ dẫn sân chơi và làm mẫu. Cho HS chơi thử, xen kẽ, GV nhận xét, giải thích thêm cách chơi. HS chơi chính thức.
HĐ3: Phần kết thúc(7'):
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- GV nhận xét và ĐG KQ giờ học và giao bài tập về nhà .
- Đi đều và hát. Thực hiện một số động tác hồi tĩnh.
Tuần 34 Chiều thứ 5 ngày 26 tháng 4 năm 2018
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TIẾP)
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.
- Thực hiện được phép tính với số đo diện tích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: 2HS lên bảng làm BT2. GV kiểm tra bài tập giao về nhà cho HS.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(30'): Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1: Củng cố k/n đổi đơn vị đo
+ 1 HS lên bảng viết tên đơn vị đo diện tích đã học.
+ HS khác viết nháp
+ HS thảo luận nhóm nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
+1 HS làm ở bảng nhóm, HS còn lại làm vào vở.
+ GV và hs nhận xét, kết luận, giúp HS nhớ cách trình bày.
+ HS nêu cách làm dạng bài và mối quan hệ giữa các đợn vị đo.
Bài 2: Đổi đơn vị đo
+ 1HS nêu cách làm rồi cả lớp làm vào vở.
+ 2 HS chữa bài ở bảng lớp.
+ GV và HS nhận xét để có kết quả chung
+ HS nêu lại các bước làm, GV chốt dạng bài và nhắc cách trình bày:
Cách1: 1 m2 = 10 000 cm2 Vậy 15 m2 = 150 000cm2.
Cách2: Mỗi đơn vị đo thêm 2 số 0 ( do các đơn vị gấp kém 100)
Bài 4:Toán có lời văn
+ HS đọc đề bài, GV hỏi và tóm tắt lên bảng.
+ HS thảo luận nêu cách làm, GV chốt lại và ghi bảng:
Tìm số thóc – tìm diện tích – S = a x b.
+ HS thảo luận nhóm để làm vào vở.
+ 2HS làm ở bảng nhóm.
+ GV và HS chữa bài, nhấn mạnh cách làm dạng bài.
HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại cách đổi đơn vị đo diện tích từ bé ra lớn và ngược lại. GV nhận xét, đánh giá tiết học.
TẬP ĐỌC
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I. MỤC TIÊU: Giúp hs :
- Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
- Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.(trả lời được các CH trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ở SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1(5'): Bài cũ: - 2 HS đọc đoạn 2,3 bài "Vương quốc vắng nụ cười"phần 2
- GV nhận xét.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. Ghi bảng .
HĐ3(10'): Luyện đọc
- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm chia bài làm 3 đoạn (SGK).
- 3 HS nối tiếp đọc - GV ghi tiếng khó giúp HS đọc đúng.
- 3 HS đọc nối tiếp - Lớp nhận xét,-1hs đọc chú giải
- HS luyện đọc theo nhóm 3 - GV nêu cách đọc và đọc mẫu.
HĐ4(12'): Tìm hiểu bài.
* Đoạn 1:Tiếng cười là đặc điểm phân biệt người và động vật
- HS đọc thầm, GV nêu câu hỏi 1 - HS thảo luận trả lời, có nhận xét bổ sung .
- GV kết luận, giúp HS rút ý 1.
* Đoạn 2:Tiếng cười là liều thuốc bổ
- 1HS đọc to 2 đoạn văn –GV nêu câu hỏi 2 - HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung kết hợp giải nghĩa từ : liều thuốc
- GV giúp HS rút ý 2.
* Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi 3.
- Hs cả lớp nhận xét, bổ sung- HS rút ý 3.
*Nội dung: HS đọc lướt –thảo luận tìm nội dung bài bằng cách trả lời câu hỏi.
+ Cười có tác dụng thế nào với sức khỏe con người?
- HS trả lời, GV bổ sung và ghi bảng .
HĐ5(8'):Hướng dẫn hs đọc diễn cảm
- HS thảo luận để tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn của bài.
- GV chia HS thành các nhóm 3 để luyện đọc theo nhóm.
- HS luyện đọc theo nhóm đoạn 2 của bài.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS và GV theo dõi, nhận xét , tuyên dương
HĐ6(3'):Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs vể nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.
LỊCH SỬ
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU: Giúp hs biết:
- Ôn tập, hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê - thời Nguyễn.
- Giáo dục HS lòng tự hào về lịch sử của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Băng thời gian. HS: VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1(5'): Bài cũ: HS trình bày BT3 ở VBT. GV nhận xét .
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ3(10'): Nước ta cuối thời Trần đến thời Hậu Lê
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm 3 với nhiệm vụ:
+ Tường thuật cho nhau nghe về chiến thắng Chi Lăng
+ Nêu những thành tựu của nhà Hậu Lê đối với đất nước.
+ Kể tên những nhân vật tiêu biểu trong triều đại này.
- Đại diện HS trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, chốt HĐ1:
Nêu lại các sự kiện trên theo sự lô gíc của lịch sử cho HS nắm .
HĐ4(10'): Nước ta thời Trịnh - Nguyễn phân tranh
- HS thảo luận nhóm bàn với các nhiệm vụ sau:
+ Đọc SGK, nêu nguyên nhân Trịnh - Nguyễn phân tranh
+ Nêu hậu quả của cuộc phân tranh này với lịch sử dân tộc.
- Đại diện HS nhóm nối tiếp trình bày.
- GV và hs theo dõi, nhận xét đánh giá.
- GV kết luận, chốt lại HĐ2, hệ thống lại để HS nắm được: Hơn 200 năm phân tranh, đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ kinh tế suy kiệt, làng mạc hoang tàn.
HĐ5(10'): Nước ta thời Tây Sơn đến đầu thời nhà Nguyễn
- HS thảo luận nhóm 6 và nêu:
+ Thành tựu lịch sử của nhà Tây Sơn, nhân vật tiêu biểu thời này.
+ Nguyên nhân nhà Nguyễn thành lập và việc xây kinh thành Huế.
- HS trình bày trước lớp
- GV và HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, nêu lại các kiến thức phần này cho HS nắm chắc.
HĐ6(3'): Củng cố, dặn dò:
- GV cho hs nhắc lại nội dung cần nhớ của bài học.
- Nhận xét đánh giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuần 33.doc