I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Nguyễn Công Trứ (1778- 1858)
Quê : Hà Tĩnh , xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
Có tài, có cá tính, đỗ đạt làm quan nhưng con đường làm quan gạp nhiều thăng trầm.
Là người có công đầu với thể loại ca trù.
2. Bài thơ :
- Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ sáng tác trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.
- Thể loại : hát nói là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.
- Đề tài : thái độ sống của bản thân theo lối tự thuật.
3. Bố cục : 2 phần
6 câu đầu : Quảng đời làm quan của Nguyễn Công Trứ.
13 câu tiếp : Quảng đời khi cáo quan về hưu.
II. Đọc – hiểu
1. Cảm hứng chủ đạo :
Từ “ ngất ngưởng” : → thế cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngã.
→ tư thế, thái độ cách sống ngang tàng, vượt thế tục của con người.
Ngất ngưởng: Là phong cách sống nhất quán của Nguyễn Công Trứ: Kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình, và khi đã nghỉ hưu. Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình.
2. Quảng đời làm quan:
“ Vũ trụ nội mạc phi phận sự”
→ mọi việc trong tời đất đều là phận sư của ông.
Nguyễn Công Trứ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình với dân với nước.
=> Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ. Quan niệm sống là hành động.
4 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 180658 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 11: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13:
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
( Nguyễn Công Trứ ).
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ ông ngất ngưỡng”, tiêu biểu cho mẫu người tài tử hậu kì văn học trung đại Việt Nam.
- Phong cách sống, thái độ sống của tác giả.
- Đặc điểm của thể hát nói.
2. Kĩ năng:
Phân tích thơ hát nói theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Giáo dục phong cách sống, ý thức sống cao đẹp.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:
- Tổ chức hs đọc diễn cảm tác phẩm.
- Định hướng hs phân tích cắt và khái quát bằng đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận.
- Tổ chức hs tự nhận thức bộc lộ bằng liên hệ bản thân.
1.2. Phương tiện:
Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Hs chủ tìm hiểu về tác giả, thể loại, đọc kĩ về tác phẩm để cảm nhận được tâm hồn tự do phóng khoáng cung thái độ tự tin của tác giả.
C. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Ngôn ngữ chung và ngôn ngữ riêng có mối quan hệ như thế nào?
3.Giới thiệu bài mới.
“ Kiếp sau xin chớ làm người.
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”
Nguyễn Công Trứ muốn làm cây thông để đón gió bốn phương, để ở độ cao vời vợi, để cất tiếng hát tự do theo gió, để “ ngất ngưỡng” bốn mùa. Bài thơ sắp học phải chăng là thái độ của cây thông đứng giữa trời mà reo. Ta cùng tìm hiểu bài mới “ Bài ca ngất ngưỡng”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động : Gv hướng dẫn hs đọc hiểu khái quát.
GV gọi hs đọc phần tiểu dẫn sgk, gv đưa ra câu hỏi hs trả lời.
1. Phần tiểu dẫn sgk trình bày những nội dung nào?
2. Nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ?
(hs trả lời cá nhân, gv nhận xét chốt ý )
3. Hãy xác định hoàn cảnh sáng tác, thể loại và đề tài của bài thơ ?
(hs trả lời cá nhân)
3. Hãy xác định bố cục và nêu ý nghĩa từng phần?
Hoạt động 2: gv hướng dẫn hs đọc hiểu chi tiết.
GV gọi hs đọc và hướng dẫn hs giải thích từ khó.
- Câu 1: Mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải là phận sự của ta.
- Câu 7: Đô môn: Kinh đô, Giải tổ chi niên: Năm cởi áo mũ. Năm cáo quan về hưu.
- Điển tích: Người Tái thượng – Chú thích 12.
1. Hãy giải thích nội dung ý nghĩa từ “ngất ngưỡng”? Từ nghĩa ấy em hãy xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
(hs trả lời cá nhân, gv nhận xét chốt ý)
2. Em hãy cho biết ý nghĩa câu mở đầu của bài thơ? Nhận xét cách biểu đạt của nhà thơ?
GV giảng: Nguyễn Công Trứ khẳng định vai trò trachf nhiệm của mình với dân với nước. Đã làm trai thì phải “đầu đội trời chân đạp đất” làm việc gì có ích cho dân cho nướcvaf điều này là một quan niệm đạo đức của các nhà nho mà NCT đã từng nói: Khắp trời đất dọc ngang , ngang dọc.
Nợ tang bồng vay trả, trả vay”
Cuộc đời NCT là cuộc đời say mê hành động mà lúc nào trong tâm khảm của nhà thơ cũng hiện ra một câu hỏi lớn:
“ Đã mang tiếng ỏ trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”.
3.Tại sao tác giả coi việc làm quan là “vào lồng” nhưng lại tự hào tài thao lược của mình với các chức quan?
(hs suy nghĩ trả lời)
Gv giảng: tài năng của ông đủ làm ông cao ngạo nhưng ông thấy sự gò bó, sự trói buộc của chốn quan trường vẫn là trái với tính cách phóng đãng của ông.
GV cho học sinh thảo luận nhóm 4’ đại diện nhóm trả lời, gv nhận xét chốt ý.
Nhóm 1:
1. Quảng đời về hưu, nhà thơ đã có cách sống và quan niệm sống như thế nào?
Nhóm 2 :
2. Em hãy nhận xét về cách sống và quan niệm sống của tác giả?
Nhóm 3.
Em nhận xét về điều gì về thái độ sống của tác giả ở 3 câu thơ cuối?
Nhóm 4:
4. Từ “ ngất ngưỡng “ được tác giả làm cảm hứng chủ đạo trong bài khẳng định điều gì?
1. Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
Hoạt động 3: gv hướng dẫn hs tổng kết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Nguyễn Công Trứ (1778- 1858)
Quê : Hà Tĩnh , xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
Có tài, có cá tính, đỗ đạt làm quan nhưng con đường làm quan gạp nhiều thăng trầm.
Là người có công đầu với thể loại ca trù.
2. Bài thơ :
- Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ sáng tác trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.
- Thể loại : hát nói là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.
- Đề tài : thái độ sống của bản thân theo lối tự thuật.
3. Bố cục : 2 phần
6 câu đầu : Quảng đời làm quan của Nguyễn Công Trứ.
13 câu tiếp : Quảng đời khi cáo quan về hưu.
II. Đọc – hiểu
1. Cảm hứng chủ đạo :
Từ “ ngất ngưởng” : → thế cao chênh vênh, không vững, nghiêng ngã.
→ tư thế, thái độ cách sống ngang tàng, vượt thế tục của con người.
Ngất ngưởng: Là phong cách sống nhất quán của Nguyễn Công Trứ: Kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình, và khi đã nghỉ hưu. Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình.
2. Quảng đời làm quan:
“ Vũ trụ nội mạc phi phận sự”
→ mọi việc trong tời đất đều là phận sư của ông.
Nguyễn Công Trứ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình với dân với nước.
=> Tuyên ngôn về chí làm trai của nhà thơ. Quan niệm sống là hành động.
- Nêu những việc mình đã làm ở chốn quan trường và tài năng của mình:
+ Tài học(thủ khoa).
+ Tài chính trị (tham tan, tổng đốc)
+ Tài quân sự (thao lược) đã làm ông thành “một tay” (con người nổi tiếng) về tài trí.
→ Tự hào mình là một người tài năng lỗi lạc, danh vị vẻ vang văn vẻ toàn tài.
=> 6 câu thơ đầu là lời từ thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài tử, phóng khoáng khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng. Hay thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lí tưởng.
3. Quảng đời khi cáo quan về hưu :
- Cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân:
+ Cưỡi bò đeo đạc ngựa.
+ Đi chùa có gót tiên theo sau.
+ Khi ca, khi tửu, khi cắt, khi tùng
→ giễu đời hưởng thú phiêu diêu trần tục.
- Quan niệm sống:
Không màng đến chuyệ khen chê được mất của thế gian, sánh mình với bậc danh tướng, khẳng định lòng trung với vua, nhấn mạnh thái độ sống ngất ngưởng.
Sống ung dung yêu đời vượt thế tục nhưng một lòng trung quân.
- thái độ sống :
+ “ chẳng trái Nhạc,..”
+ Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung.
+ Trong triều ai ngất ngưỡng như ông.
→ khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng.
=> Từ ngất ngưỡng khẳng định cách sống tự do của bậc tài tử phong lưu,không ngần ngại khẳng định cá tính của mình. Thái độ sống ngất ngưỡng đầy thách thức trước những tôn ti phép tắc khắc kỉ của XHPK.
4. Đặc sắc nghệ thuật:
Sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm cảm tự do phóng túng, thoát ra ngoài khuôn khổ của tác giả.
III. Tổng kết:
Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện tong hình ảnh “ngất ngưỡng” : từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.
4. củng cố:
Hệ thống hóa bài học.
5. Dặn dò:
Học bài cũ, soạn bài mới .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án Văn 11 bài BÀI CA NGẤT NGƯỞNG.docx