Giáo án văn 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp)

3. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân:

a. Tìm hiểu ngữ liệu:

- Từ “hoa 1”phần cây cỏ nở ra đầu mút cành nhỏ rồi kết lại thành quả → nghĩa gốc.

- Từ “hoa 2” chỉ nước mắt người con gái đẹp.

- Từ “hoa 3” vì tình yêu của Thúy Kiều mà Kim Trọng phải tìm nàng.

- Từ “hoa 4” chỉ người quân tử trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất công, thua thiệt, uất ức. Cỏ chỉ bọn quan tham.

b. Kết luận:

- Ngôn ngữ chung là cơ sở để sản sinh ra lời nói cụ thể của mình đồng thời để lĩnh hội lời nói cá nhân khác.

- Ngược lại lời nói cá nhân vừa là biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.

 

docx3 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 68670 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12. TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN. (tiếp). A.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Mqh giữa ngôn ngữ chung của xh và lời nói cá nhân : Ngôn ngữ chung là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm những đơn vị ngôn ngữ chung (âm, tiếng, từ, ngữ cố định,…) và các quy tắc thống nhất về việc sử dụng các đơn vị và tạo lập các sản phẩm (cụm, từ, câu, đoạn, văn bản). Còn lời nói cá nhân là những sản phẩm được tạo ra, khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ chung để giao tiếp. - Những biểu hiện của mqh giữa cái chung và riêng : Trong lời nói cá nhân vừa có những yếu tố chung của ngôn ngữ xh, vừa có nét riêng, có sự sáng tạo cá nhân. - Sự tương tác : ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát triển 2. Kĩ năng: - Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói. - Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân (tiêu biểu là các nhà văn có uy tính) trong lời nói - Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội. - Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân 3. Thái độ: ý thức sử dụng lòi nói cá nhân đạt hiệu quả giao tiếp cao B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học: -Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận. -Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn. 1.2. Phương tiện: Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3.Giới thiệu bài mới. Trước tiết chúng ta tìm hiểu thế nào là ngôn ngữ chung? Là lời nói cá nhân? Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có quan hệ với nhau. Vậy đó là mối quan hệ gì? Chúng ta tìm hiểu tiết tiếp theo. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1. hướng dẫn hs tìm hiểu mục III. Sgk. Gv chép ngữ liệu lên bảng hs chép vào vở và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết sự khác nhau giữa các từ “hoa” trong các câu thơ sau: - Hoa hồng nở, hoa hồng lai rụng. - Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng. - Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa. - Hoa thường hay héo cỏ thường tươi. Qua tìm hiểu ngữ liệu trên em hãy cho biết mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân? (Hs trả lòi cá nhân, gv nhận xét chốt ý) Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs làm bài tập sgk. GV chia nhóm thảo luận theo các đề bài sgk. Bài tập 1:sgk tr 35 Nhóm 1: Bài tập 2: sgk tr 36 Nhóm 2: Bài tập 3: Sgk tr36 Nhóm 3. Bài tập 4: Sgk tr36 Nhóm 4 3. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân: a. Tìm hiểu ngữ liệu: - Từ “hoa 1”phần cây cỏ nở ra đầu mút cành nhỏ rồi kết lại thành quả → nghĩa gốc. - Từ “hoa 2” chỉ nước mắt người con gái đẹp. - Từ “hoa 3” vì tình yêu của Thúy Kiều mà Kim Trọng phải tìm nàng. - Từ “hoa 4” chỉ người quân tử trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất công, thua thiệt, uất ức. Cỏ chỉ bọn quan tham. b. Kết luận: - Ngôn ngữ chung là cơ sở để sản sinh ra lời nói cụ thể của mình đồng thời để lĩnh hội lời nói cá nhân khác. - Ngược lại lời nói cá nhân vừa là biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung. II. Luyện tập : Bài tập 1: “ nách” chỉ góc tường Nguyễn Du chuyển nghĩa vị trí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc. Nguyễn Du theo phương thức chuyển nghĩa chung của tiếng Việt. Phương thức ẩn dụ (dựa vào quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng gọi tên). Bài tập 2. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại. - Xuân ( đi ): Tuổi xuân, vẻ đẹp con người. - Xuân ( lại ): Nghĩa gốc- Mùa xuân. Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay. - Vẻ đẹp người con gái. Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. - Mùa xuân: Nghĩa gốc, chỉ mùa đầu tiên trong một năm. - Xuân: Sức sống, tươi đẹp. Bài tập 3: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa. - Mặt trời: Nghĩa gốc, được nhân hóa Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim - Mặt trời: Lý tưởng cách mạng. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng. - Mặt trời( của bắp ): Nghĩa gốc. - Mặt trời ( của mẹ): Ẩn dụ - đứa con. Bài tập 4. Từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây: - Mọm mằn: Nhỏ, quá nhỏ à Qui tắc tạo từ lấy, lặp phụ âm đầu. - Giỏi giắn: Rất giỏi à Láy phụ âm đầu. - Nội soi: Từ ghép chính phụà Soi: Chính à Nội 4. Củng cố: Hệ thống hóa bài học. 5. Dặn dò: Học bài cũ, soạn bài mới .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Văn 11 bài TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN (tiếp).docx
Tài liệu liên quan