I. Lực ma sát trượt:
1. Đo độ lớn của lực ma sát trượt như thế nào?
-Thí ngiệm: sgk
2.Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
- Phụ thuộc vào vật liệu tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10: Lực ma sát – lực hướng tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài :LỰC MA SÁT – LỰC HƯỚNG TÂM.
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
* Lực ma sát:
- Nêu được các đặc điểm của các lực ma sát ma sát trượt.
- Viết được công thức của lực ma sát trượt.
- Nêu một số cách làm giảm hoặc tăng ma sát.
* Lực hướng tâm:
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức của lực hướng tâm.
- Nêu được vài ví về lực hướng tâm trong chuyển động tròn.
2. Kỹ năng:
* Lực ma sát:
- Vận dụng được công thức của lực ma sát trượt để giải các bài tập.
* Lực hướng tâm:
- Biết cách xác định lực hướng tâm.
- Vận dụng công thức để giải bài tập.
3. Thái độ:
- Có thái độ tích cực tham gia xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
* Lực ma sát.
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm gồm: khối gỗ có mắt khóe các lỗ để đựng quả cân, một số quả cân, một lực kế và một máng trượt.
* Lực hướng tâm:
- Một vài hình ảnh miêu tả lực hướng tâm.
2. Học sinh:
* Lực ma sát.
- Ôn lại những kiến thức đã học về ma sát.
* Lực hướng tâm.
- Ôn lại kiến thức về chuyển động tròn đều, giá tốc hướng tâm, định luật II Niuton.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Hoạt động1: (20 phút) Tìm hiểu lực ma sát trượt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
-GV: Các em cho cô biết tại sao khi đi xe đạp mà chúng ta ngừng đạp thì sau một thời gian xe sẽ dừng lại?
-GV: Vậy ma sát là gì? Có bao nhiêu lực ma sát?
-GV:Nhận xét câu trả lời
-GV: vào bài: Để biết rõ hơn các lực ma sát chúng ta sẽ học bài: Lực Ma Sát.
-GV: Cho HS quan sát thí nghiệm đo độ lớn lực ma sát.
-GV: Đặt câu hỏi liên quan: thí nghiệm đo độ lớn ma sát trượt cần đo bao nhiêu lần và giá trị lực ma sát trượt sẽ tính như thế nào?
-GV: làm thí nghiệm kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến lực ma sát trượt.
-GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu C1.
-GV: Giới thiệu hệ số ma sát trượt
-GV:Giới thiệu bảng hệ số ma sát trượt của một số cặp vật liệu.
-GV: Nêu biểu thức hệ số ma sát trượt.
-HS: do có lực ma sát làm cho xe ngừng lại.
-HS: Trả lời câu hỏi của giáo viên.
-HS: Theo em thì có các lực ma sát như sau: ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ
-HS: quan sát thí nghiệm.
-HS: Thảo luận tìm cách đo độ lớn của lực ma sát trượt.
-HS: Nhiều lần và lấy giá tị trung bình.
-HS: Ghi nhận kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
-HS: trả lời câu hỏi C1 trong sgk.
-HS: quan sát sgk, và ghi nhận bài.
I. Lực ma sát trượt:
1. Đo độ lớn của lực ma sát trượt như thế nào?
-Thí ngiệm: sgk
2.Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
- Phụ thuộc vào vật liệu tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
3. Hệ số ma sát trượt:
mt =
Hệ số ma sát trượt mt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
4. Công thức của lực ma sát trượt :
Fmst = mt.N
Hoạt động 2: Tìm hiểu lực hướng tâm ( 25 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
GV: cho HS xem một vài hình ảnh liên quan đến lực hướng tâm.
-GV: Hình một chất điểm trên một quỹ đạo tròn, yêu cầu HS xác định gia tốc hướng tâm.
-GV: nhận xét nội dung.
-GV: một vật thu được gia tốc khi nào?
-GV: HS nêu định nghĩa lực hướng tâm trong sgk.
-GV: Kết hợp định luật II Niuton, chúng ta thiết lập công thức lực hướng tâm như thế nào?
-GV: cho HS thảo luận và làm bài.
-GV: nhận xát và kết luận.
-GV: giải thích các đại lượng trong công thức?
-GV: cho HS tìm hiểu về một số ví dụ trong sgk.
-GV: HS làm câu C1 trong sgk.
-HS: mô tả vecto aht, vẽ hình.
-HS: khi có lực tác dụng.
-HS: phát biểu nội dung.
-HS: ghi bài.
-HS: Theo định luật II Niuton ta có:
aht=Fhtm
Fht=m.aht
Fht=m.v2r=m.ω2.r
-HS: Fht : lực hướng tâm(N).
m: khối lượng của vật(kg).
ω: tốc độ góc ( rad/s).
v: tốc độ dài(m/s).
r: bán kính quỹ đạo (m).
-HS: thảo luận và trả lời câu hỏi C1
LỰC HƯỚNG TÂM.
Định nghĩa: sgk.
Công thức:
Fht=m.aht =m.v2r=m.ω2.rω
-trong đó:
Fht : lực hướng tâm(N).
m: khối lượng của vật(kg).
ω: tốc độ góc ( rad/s).
v: tốc độ dài(m/s).
r: bán kính quỹ đạo (m).
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 13 Luc ma sat_12542039.doc