HĐ2: Tốc độ trung bình, CĐTĐ
a) Mục tiêu hoạt động
Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu để hiểu được vận tốc trung bình
Học sinh nêu được định nghĩa chuyển động thẳng đều.
Nội dung hoạt động:
- Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để biết được thế nào là độ dời, quãng đường đi, tốc độ trung bình, vận tốc trung bình.
Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để đưa ra ví dụ về CĐTĐ
- Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm là sáng tỏ vấn đề.
- Giáo viên phát phiếu học tập và hướng dẫn HS thảo luận nhóm về các đơn vị kiến thức sau:
+ Phân biệt độ dời và quãng đường đi.
+ Biểu thức tính tốc độ trung bình.
+ Biểu thức tính vận tốc trung bình.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm là sáng tỏ định nghĩa chuyển động thẳng đều, lấy ví dụ.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 tiết 2: Chuyển động thẳng đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .//
Ngày dạy: .//
Ngày kí duyệt:
Tiết 2:
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
a, Kiến thức:
Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều. Vận dụng được công thức tính quãng đường và phương trình chuyển động để giải các bài tập.
b, Kĩ năng:
- Giải được các bài toán về chuyển động thẳng đều ở các dạng khác nhau. Vẽ được đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều, biết cách thu thập thông tin từ đồ thị như: xác định được vị trí và thời điểm xuất phát, vị trí và thời điểm gặp nhau, thời gian chuyển động .
- Nhận biết được chuyển động thẳng đều trong thực tế nếu gặp phải.
c, Tình cảm thái độ:
- Học sinh có ý thức học tâp, hứng thú với bài học.
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, khắc phục được khó khăn trong thực tiễn.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học: đọc và nghiên cứu tài liệu
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo:
- Năng lực hợp tác nhóm:
- Năng lực tính toán,
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hình vẽ 2.2, 2.3 trên giấy lớn. Một số bài tập về chuyển động thẳng đều
- Phiếu học tập
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài ở nhà, nắm được kiến thức cơ bản của bài theo yêu cầu của giáo viên.
- Ôn lại kiến thức chuyển động thẳng đều đã học ở THCS.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh:
1. Hướng dẫn chung
Chủ đề gồm có chuỗi hoạt động học thiết kế theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: Từ bài tập ví dụ, giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu vấn đề nghiên cứu về chuyển động thẳng đều. Tiếp đến, thông qua các nhiệm vụ học tập để định hướng các hoạt động nghiên cứu của học sinh (các hoạt động theo phương pháp liên hệ kiến thức cũ, làm nảy sinh kiến thức mới từ đó tạo động lực tìm tòi xây dựng kiến thức mới). Sau đó tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thể chế hóa kiến thức.
Bước 1 (Khởi động): Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề tìm hiểu đặc điểm của chuyển động thẳng đều.
Bước 2 (Giải quyết vấn đề - hình thành kiến thức).
Bước 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng.
Bước 4 (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): Các dạng chuyển động thẳng đều trong thực tế.
Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống có vấn đề về
chuyển động thẳng đều
10phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Chuyển động thẳng đều, tốc độ trung bình
30 phút
Hoạt động 3
PTCĐ và đồ thị tọa độ - thời gian của CĐTĐ
Luyện tập
Hoạt động 4
Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng
5 phút
Tìm tòi mở rộng
Hoạt động 5
Tìm hiểu vai trò của CĐ thẳng đều trong đời sống, kĩ thuật
Ở nhà,
45 phút
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
HĐ1: Làm nảy sinh vấn đề tìm hiểu chuyển động thẳng:
a) Mục tiêu hoạt động
Từ BT tình huống được thực hiện để tạo cho học sinh sự quan tâm đến các vấn đề về chuyển động thẳng và đặt được các câu hỏi để tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của chuyển động thẳng đều.
Nội dung hoạt động: Tạo tình huống xuất phát.
Một ô tô chuyển động trên đoạn đường thẳng AC. Lúc 7 giờ xe đi qua A với vận tốc 20 km/h. Đến 8 giờ xe tới điểm B với AB = 20km, vận tốc xe tại B cũng là 20km/h.
a. Tính vận tốc trung bình của xe trên mỗi đoạn đường?
b. Dự đoán tính chất chuyển động của xe?
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức về chuyển động thẳng đều đã học ở THCS.
- Học sinh trao đổi nhóm để giải bài tập.
c) Sản phẩm của hoạt động
* Dự đoán các phương án trả lời của học sinh:
Câu a.
km/h;
Câu b.
Chuyển động đều. (vì vận tốc tại A và B bằng nhau).
HĐ2: Tốc độ trung bình, CĐTĐ
a) Mục tiêu hoạt động
Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu để hiểu được vận tốc trung bình
Học sinh nêu được định nghĩa chuyển động thẳng đều.
Nội dung hoạt động:
- Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để biết được thế nào là độ dời, quãng đường đi, tốc độ trung bình, vận tốc trung bình...
Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để đưa ra ví dụ về CĐTĐ
- Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm là sáng tỏ vấn đề.
- Giáo viên phát phiếu học tập và hướng dẫn HS thảo luận nhóm về các đơn vị kiến thức sau:
+ Phân biệt độ dời và quãng đường đi.
+ Biểu thức tính tốc độ trung bình.
+ Biểu thức tính vận tốc trung bình.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm là sáng tỏ định nghĩa chuyển động thẳng đều, lấy ví dụ.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
- Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.
c) Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của nhóm học sinh. Căn cứ vào quá trình thực hiện, các báo cáo kết quả trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh.
Hoạt động 3: PTCĐ và ĐT tọa độ - thời gian của CĐTĐ
a) Mục tiêu hoạt động
HS viết được công thức quãng đường đi, phương trình chuyển động
Nội dung hoạt động:
Học sinh làm việc nhóm xây dựng được công quãng đường đi, phương trình CĐ.
Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm là sáng tỏ các vấn đề sau:
+ Thành lập phương trình chuyển động thẳng đều.
+ Vẽ đồ thị tọa độ thời gian và đồ thị vận tốc thời gian.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận.
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
- Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức.
- GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kháo sát thực nghiệm chuyển động thẳng (bố trí theo SGK).
- Cho học sinh làm bài tập ví dụ:
Bài tập ví dụ: Lúc 7 giờ một ô tô khởi hành từ A đi về B với vân tốc 40km/h. Cùng lúc một xe khởi hành từ B về A với vận tốc 60km/h. Biết AB= 150km.
a. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe.
b. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của 2 xe trên cùng 1 hệ trục tọa độ. Dựa vào đồ thị chỉ ra vị trí và thời gian và thời điểm hai xe gặp nhau.
c. Xác định vị trí và thời gian và thời điểm hai xe gặp nhau.
c) Sản phẩm hoạt động: Căn cứ vào quá trình thực hiện nhiệm vụ, các báo cáo kết quả và kết quả làm bài tập để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh.
HĐ 4: Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng.
A. Hệ thống kiến thức
1. Vận tốc
+ Vận tốc trung bình
+ Tốc độ trung bình
2. Chuyển động thẳng đều (xét trường hợp t0=0)
+ Vận tốc: v = hằng số
+ Quãng đường đi: s = vt
+ Phương trình chuyển động: x = x0 + vt
B. Bài tập vận dụng
Bài 1. Lúc 6 giờ một ô tô xuất phát từ A đi về B với vận tốc 60km/h. Cùng lúc đó một ô tô khác xuất phát từ B về A với tốc độ 50km/h. Coi A và B nằm trên đường thẳng và cách nhau 220km. Lấy AB làm trục tọa độ, A là gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B và gốc thời gian là lúc 6 giờ.
a. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe.
b. Định vị trí và thời gian hai xe gặp nhau.
c. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của 2 xe trên cùng 1 hệ trục tọa độ.
Bài 2. Một ôtô chạy trên đường thẳng. Trên nửa đầu của quãng đường đi, ôtô chạy với tốc độ không đổi bằng 50 km/h. Trên quãng đường còn lại, ôtô chạy với tốc độ không đổi bằng 60 km/h. Tính tốc độ trung bình của ôtô trên cả quãng đường.
HĐ 6: Tìm hiểu vai trò của CĐ trong đời sống, kĩ thuật
- Học sinh làm việc ở nhà và báo cáo thảo luận ở lớp.
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề
1. Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Chọn trục toạ độ ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một khoảng OA = x0 . Phương trình chuyển động của vật là:
A. . B. x = x0 +vt.
C. . D.
2. Chọn đáp án sai.
A.Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức:s =v.t
C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: .
D. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là: x = x0 +vt.
3. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5+ 60t (x: km, t: h) Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.
B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.
C. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5khm/h.
D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.
4. Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với vận tốc 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe là:
A.v = 34 km/h. B. v = 35 km/h. C. v = 30 km/h. D. v = 40 km/h
5. Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t – 10. (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h là:
A. 4,5 km. B. 2 km. C. 6 km. D. 8 km.
6. Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t – 10. (x: km, t: h). Tọa độ của chất điểm sau 2h là:
A. 4,5 km. B. -2 km. C. 6 km. D. 8 km.
7. Điều nào sau đây là sai với vật chuyển động thẳng đều?
A..quỹ đạo là đường thẳng,vận tốc không thay đổi theo thời gian.
B..vectơ vận tốc không thay đổi theo thời gian.
C.vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoãng thời gianbằng nhau bất kì.
D.vectơ vận tốc của vật thay đổi theo thời gian.
8. Một ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường và xe ô tô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 3km. Chọn bến xe làm vật mốc, thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là:
A. x = 3 +80t. B. x = ( 80 -3 )t. C. x =3 – 80t. D. x = 80t.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 2 Chuyen dong thang deu_12478417.docx