Bài 6. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC TÍNH VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Chỉ ra được tính tương đối của quỹ đạo và của vận tốc, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc chọn hệ qui chiếu.
-Phân biệt được hệ qui chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động.
-Viết được công thức cộng vận tốc tổng quát và cụ thể cho từng trường hợp.
2. Kĩ năng:
-Chỉ rõ được hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động trong các trường hợp cụ thể.
-Giải được các bài tập đơn giản xung quanh công thức cộng vận tốc.
Dựa vào tính tương đối của chuyển động để giải thích một số hiện tượng có liên quan.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Đọc lại SGK VL 8 để xem HS đã được học những gì về tính tương đối của chuyển động.
- Chuẩn bị một số thí nghiệm nào đó về tính tương đối của chuyển động để tăng tính hấp dẫn của bài học. Chẳng hạn như: Một con lắc treo trên một chiếc xe lăn, phía dưới con lắc có treo một cái bút lông hay một túi cát nhỏ. Mặt phẳng dao động của con lắc vuông gốc với hướng chuyển động của xe. Xe lăn trên một tờ giấy phẳng, bút sẽ vẽ (hoặc cát sẽ rơi) lên trên tờ giấy.
17 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 tiết 7 đến 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai đại lượng là chu kì và tần số.
2. Kỹ năng:
- Giải được các bài tập đơn giản về chuyển động tròn đều.
- Nêu được một số ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:Một vài thí nghiệm đơn giản minh hoạ CĐ tròn đều.
2. Học sinh: Ôn lại các khái niệm vận tốc, gia tốc ở bài 3.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
2. Nội dung bài dạy:
Đặt vấn đề: ta đã biết khi vật chuyển động trên quỹ đạo là đường thẳng thì tốc độ trung bình được xác định bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để thực hiện quãng đường đó. Nếu vật không chuyển động trên quỹ đạo thẳng mà là quỹ đạo tròn tốc độ trung bình được tính như thế nào, và có những đại lượng đặc trưng nào
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyển động tròn, chuyển động tròn đều (5p)
? Nếu vật chuyển động theo quỹ đạo là đường tròn thì ta gọi đó là chuyển động gì
Chuyển động tròn
I. Định nghĩa:
1. Chuyển động tròn:
Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn
? Nêu ví dụ về chuyển động tròn trong thực tế
? Tương tự như chuyển động thẳng, tính tốc độ trung bình
2. Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn:
Tốc độ TB
? Nếu tốc độ trung bình không thay đổi trên mọi cung tròn thì ta có chuyển động lúc này là gì
Chuyển động tròn đều
3. Chuyển động tròn đều
? Định nghĩa chuyển động tròn đều
Chuyển động tròn đều là chuyển động có
- Quỹ đạo là đường tròn
- Tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau
Hoạt động 2: Tìm hiểu vận tốc dài(15p)
Trong chd thẳng đều người ta dùng tốc độ chỉ mức độ nhanh hay chậm của vận tốc , trong đó s là đoạn thẳng, có chiều không đổi, trong cd tròn đều thì s là cung tròn, do đó đại lượng đặc trưng cho chd nhanh, chậm, phương và chiều của chd gọi là tốc độ dài
II. Tốc độ dài và tốc độ góc:
1. Tốc độ dài:
? Để tính tốc độ dài, ta xem quãng đường đi được rất ngắn trong khoảng thời gian rất ngắn, vậy tốc độ dài tính như thế nào
, tốc độ dài chính là độ lớn của vận tốc tức thời trong chuyển động tròn đều
? Trong chuyển động tròn đều độ lớn tốc độ dài có thay đổi không
Không
? Trong chuyển động tròn đều phương, chiều chuyển động có bị thay đổi không
Có
Giới thiệu vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều
2. Vecto vận tốc trong chuyển động tròn:
? Đọc mục II.2 trong SGK cho biết các đặc trưng của vecto vận tốc trong chd tròn đều
- Có điểm đặt tại chuyển động
- Phương tiếp tuyến với đường tròn
- Chiều là chiều của cd
Vecto vận tốc trong chd tròn đều có đặc trưng:
- Phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo
- Độ lớn
Trong đó: : vecto độ dời
Hoạt động 3: Tìm hiểu các khái niệm tốc độ góc, chu kỳ, tần số(15p)
Đặt vấn đề: Quan sát hình 5.4 nhận thấy khi M là vị trí tức thời của vật chuyển động được 1 cung tròn Ds thì bán kính OM quay được 1 góc nào ?
Biểu thức nào thể hiện được sự quay nhanh hay chậm của bán kính OM ?
Do đó bắt buộc phải đưa ra đại lượng mới có tên là tốc độ góc của chuyển động tròn đều, ký hiệu: w
Vận tốc dài cho biết quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian thì tốc độ góc cho ta biết điều gì ? Có thể tính bằng công thức nào ?
Cho biết góc mà bán kính nối vật quay được trong 1 đv thời gian.
Trong Dt quay được Da
Trong 1 đơn vị thời gian quay được 1 góc w:
a. Tốc độ góc:
Da là góc mà bán kính nối từ tâm đến vật quét được trong thời gian Dt.
? Đơn vị đo tốc độ góc
Đơn vị: rad/s
? Hoàn thành câu C3
Trong ví dụ trên, kim giây cứ quay 1 vòng mất hết 60s, người ta gọi 60s là chu kỳ của kim giây.
?.Tương tự thì chu kỳ của kim giờ, kim phút là bao nhiêu ?
Chu kỳ kim phút: 3600s
Chu kỳ kim giờ : 43200s
? Chu kỳ của chuyển động tròn là gì. Đơn vị
b. Chu kỳ: chu kỳ (T) của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng
, đơn vị giây (s)
Giới thiệu tần số
c. Tần số (f): của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây
?Viết biểu thức tính tần số, đơn vị ?
Gợi ý:
Trong T(s) quay được 1 vòng
1(s) f
Đơn vị: vòng/s hoặc Hz
? yêu cầu đọc mục e trong SGK tìm mối liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc
d. Mối liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc:
v = rw
? Trả lời câu C6 SGK
IV. CỦNG CỐ: (5p)
Chuyển động tròn đều:
Tốc độ dài: Trong chuyển động tròn đều tốc độ dài của vật không đổi.
Tốc độ góc: Da là góc mà bán kính nối từ tâm đến vật quét được trong thời gian Dt. Đơn vị: rad/s
Chu kỳ: là thời gian để vật đi được 1 vòng. Đơn vị là giây (s)
Tần số: là số vòng vật đi được trong 1 giây. Đơn vị tần số là vòng/s hoặc Hez
Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và vận tốc góc: v = rw
V. CHUẨN BỊ VỀ NHÀ:
- Xem tiếp bài cđ tròn đều.
+ Hướng của vectơ a trong cđ tròn đều.
+ Gia tốc hướng tâm.
Duyệt Tổ chuyên môn
Tuần:4
Tiết: 8
Ngày soạn:30/8/2018
Bài 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm, đặc biệt nhận thấy được sự hướng tâm của vectơ gia tốc.
Nhận ra được gia tốc trong chuyển động tròn đều không biểu thị sự tăng hay giảm của vận tốc theo thời gian vì tốc độ quay không đổi mà chỉ đổi hướng chuyển động, do vậy gia tốc chỉ biểu thị sự thay đổi phương của vận tốc.
2. Kỹ năng: Giải được các bài tập đơn giản trong SGK
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Một vài thí nghiệm đơn giản minh hoạ CĐ tròn đều..
2. Học sinh:
Ôn lại các khái niệm vận tốc, gia tốc ở bài 3.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
2. Nội dung bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
LƯU BẢNG
Hoạt động 1:Tìm hiểu hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều. (10p)
?.Trong chuyển động thẳng biến đổi đều gia tốc cho biết sự biến thiên của yếu tố nào của vận tốc ?
´.Gia tốc có hướng như thế nào ?
? Chuyển động tròn đều thì hướng và độ lớn của vectơ vận tốc như thế nào
¨ Chuyển động tròn đều có độ lớn vận tốc không đổi nhưng hướng của vectơ vận tốc luôn thay đổi, đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi đó là gia tốc của chuyển động tròn đều !
Hướng dẫn HS thấy được hướng của gia tốc qua hình 5.5 và công thức xác định gia tốc.
´.Gia tốc của chuyển động tròn đều có đặc điểm gì ? Được xác định bằng công thức nào ?
Cho biết sự biến thiên độ lớn của vận tốc.
Cùng hoặc ngược hướng với vận tốc
độ lớn không đổi nhưng hướng thay đổi
III. Gia tốc hướng tâm:
1. Hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều:
Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu độ lớn của gia tốc hướng tâm. (10p)
Yêu cầu HS tham khảo cách chứng minh độ lớn của gia tốc hướng tâm ở SGK.
Hướng dẫn thêm cho HS qua hình 5.5
DIv1v2 đồng dạng DOM1M2
? Đơn vị của gia tốc hướng tâm ?
? Hoàn thành yêu cầu C7
Đọc SGK
Đơn vị cũng là m/s2
Hoàn thành yêu cầu C7
2. Độ lớn của gia tốc hướng tâm:
Hoạt động 3: bài tập (15p)
LÝ THUYẾT
1. Chọn Câu sai: Chuyển động tròn đều có
A. tốc độ góc thay đổi. B. tốc độ góc không đổi. C. quỹ đạo là đường tròn. D. tốc độ dài không đổi.
2. Khi vật chuyển động tròn đều thì:
A.vectơ gia tốc không đổi. B.vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm.
C.vectơ vận tốc không đổi. D.vectơ vận tốc luôn hướng vào tâm.
3. Chu kỳ trong chuyển động tròn đều là ;
A.thời gian vật chuyển động. B.số vòng vật đi được trong 1 giây.
C.thời gian vật đi Được một vòng. D. thời gian vật di chuyển.
4. Gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có
a. hướng không đổi b. chiều không đổi c. phương không đổi d. độ lớn không đổi
5. Chỉ ra câu sai.Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:
a. Quỹ đạo là đường tròn; b. vectơ gia tốc không đổi;
c. Tốc độ góc không dổi; d. vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm.
6. Một chất điểm chuyển động tròn đều thì giữa tốc độ dài và tốc độ góc, giữa gia tốc hướng tâm và tốc độ dài có sự liên hệ.( r là bán kính quỹ đạo).
a. b. c. d.
7. Điều nào sau đây là đúng khi nói về chu kì và tần số của vật chuyển động tròn đều?
A.Khoảng thời gian trong đó chất điểm quay được một vòng gọi là chu kì quay.
B.Tần số cho biết số vòng mà chất điểm quay được trong một giây.
C.Giữa tần số f và chu kì T có mối liên hệ:.
D.Các phát biểu A,B,C đúng.
8. Chuyển động của vật no dưới đây là chuyển động trịn đều ?
A.Chuyển động của một con lắc đồng hồ.
B.Chuyển động của một mắt xích xe đạp.
C.Chuyển động của đầu van xe đạp đối với người ngồi trn xe; xe chạy đều.
D.Chuyển động của đầu van xe đạp đối với mặt đường; xe chạy đều.
9. Chọn Câu ĐÚNG
A.Vận tốc dài của chuyển động tròn đều tỉ lệ thuận với bn kính quỹ đạo.
B.Vận tốc góc của chuyển động tròn đều tỉ lệ thuận với vận tốc di.
C. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ thuận với bán kính.
D.Gia tốc hướng tâm tỉ lệ nghịch với bán kính.
10. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều ?
A.Chuyển động quay của bánh xe otô khi vừa khởi hành.
B.Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời .
C.Chuyển động quay của cánh quạt khi đang quay ổn định.
D.Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện.
BÀI TẬP
Câu 1: Một chiếc xe đang chạy với tốc độ dài 36 km/h trên một vòng đĩa có bán kính 100 m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe là:
A). 0,1 m/s2 B).12,96 m/s2 C). 0,36 m/s2 D). 1 m/s2
Câu 2: Một chiếc xe đạp chạy với vận tốc 40 Km/h trên một vòng đua có bán kính 100m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe bằng bao nhiêu?
A. 0,11m/s2. B. 0,1m/s2. C. 1,23 m/s2. D. 11m/s2.
Câu 3: Một chất điểm chuyển động tròn đều với chu kì T= 4s. Tốc độ góc có giá trị nào sao đây.
a. 1,57 rad/s. b. 3,14 rad/s c. 6,28 m/s. d. 12,56 rad/s.
Câu 4: Một đĩa tròn bán kính 10cm, quay đều mỗi vòng hết 0,2s. Vận tốc dài của một điểm nằm trên vành đĩa có giá trị:
A. v=314m/s. B. v=31,4m/s. C. v=0,314 m/s. D. v=3,14 m/s.
Câu 5: Tìm vận tốc góc của Tri Đất quanh trục của nó. Trái Đất quay 1 vòng quanh trục của nó mất 24 giờ.
A. ≈ 7,27.10-4rad/s ; B. ≈ 7,27.10-5rad/s ; C. ≈ 6,20.10-6rad/s ; D. ≈ 5,42.10-5rad/s ;
IV. CỦNG CỐ: (5p)Gia tốc hướng tâm: Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.
Độ lớn của gia tốc hướng tâm:
V. YÊU CẦU VỀ NHÀ:
- Làm bài tập 11, 12, 13, 14, 15 trang 34 SGK
- Xem trước bài tính tương đối.
+ Chỉ ra được tính tương đối của quỹ đạo và của vận tốc.
+ Phân biệt được hệ qui chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động.
+ Công thức cộng vận tốc tổng quát và cụ thể cho từng trường hợp
Duyệt Tổ Chuyên môn
Tuần: 5
Tiết: 9
Ngày soạn: 9/9/2018
Bài 6. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC TÍNH VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Chỉ ra được tính tương đối của quỹ đạo và của vận tốc, từ đó thấy được tầm quan trọng của việc chọn hệ qui chiếu.
Phân biệt được hệ qui chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động.
Viết được công thức cộng vận tốc tổng quát và cụ thể cho từng trường hợp.
2. Kĩ năng:
Chỉ rõ được hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động trong các trường hợp cụ thể.
Giải được các bài tập đơn giản xung quanh công thức cộng vận tốc.
Dựa vào tính tương đối của chuyển động để giải thích một số hiện tượng có liên quan.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Đọc lại SGK VL 8 để xem HS đã được học những gì về tính tương đối của chuyển động.
- Chuẩn bị một số thí nghiệm nào đó về tính tương đối của chuyển động để tăng tính hấp dẫn của bài học. Chẳng hạn như: Một con lắc treo trên một chiếc xe lăn, phía dưới con lắc có treo một cái bút lông hay một túi cát nhỏ. Mặt phẳng dao động của con lắc vuông gốc với hướng chuyển động của xe. Xe lăn trên một tờ giấy phẳng, bút sẽ vẽ (hoặc cát sẽ rơi) lên trên tờ giấy.
2.Học sinh: Ôn lại những kiến thức đã được học về tính tương đối của chuyển động trong SGK VL 8.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
2. Nội dung bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động (10p)
Yêu cầu HS đọc SGK
? Quỹ đạo của chuyển động được xác định dựa vào cái gì ?
? Kết luận gì về hình dạng quỹ đạo của 1 chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau ?
? Tương tự kết luận gì về vận tốc của 1 chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau ?
? Cho một vài ví dụ về tính tương đối của quỹ đạo, vận tốc ?
Đọc SGK, trả lời câu hỏi của GV
Dựa vào hệ quy chiếu
Hình dạng quỹ đạo khác nhau trong các hệ quy chiếu khác nhau.
Vận tốc khác nhau trong các hệ quy chiếu khác nhau.
HS thảo luận theo nhóm trình bài ví dụ.
I. Tính tương đối của chuyển động:
Quỹ đạo và vận tốc của cùng một vật chuyển động đối với các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau.
VD:
- Đầu van xe đạp khi xe đang cđ (Đ/v người lái xe và đ/v mặt đường) khác nhau à quỹ đạo có tính tương đối.
- (Xe đang chuyển động) vận tốc của người lái xe đ/v xe và đ/v cây bên đường khác nhau à vận tốc có tính tương đối.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động. (10p)
Lấy ví dụ về hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động ?
Hệ qui chiếu đứng yên như hệ qui chiếu gắn với: nhà cửa, cây cối, cột điện,
².Hệ qui chiếu chuyển động như hệ qui chiếu gắn với: xe đang chạy, nước đang chảy,
II. Công thức cộng vận tốc:
1. Hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động:
- Hệ qui chiếu gắn với vật mốc đứng yên là hệ qui chiếu đứng yên
- Hệ qui chiếu gắn với vật mốc chuyển động là hệ qui chiếu chuyển động
Hoạt động 3: Tìm hiểu các khái niệm vận tốc và công thức cộng vận tốc trong trường hợp các vận tốc cùng phương cùng chiều: (15p)
Yêu cầu HS đọc SGK
? Thế nào là vận tốc tuyệt đối ?
? Thế nào là vận tốc tương đối ?
? Thế nào là vận tốc kéo theo ?
? Từ ví dụ đưa ra công thức tính vận tốc tuyệt đối ?
Cho HS đọc SGK
Đọc SGK, trả lời câu hỏi của GV
¡ Là vận tốc của vật đối với hệ qui chiếu đứng yên
¡ Là vận tốc của vật đối với hệ qui chiếu chuyển động
¡ Là vận tốc của hệ qui chiếu chuyển động với hệ qui chiếu đứng yên
¡ Đưa ra công thức:
2. Công thức cộng vận tốc:
Trong đó: số 1 ứng với vật chuyển động; 2 ứng với hệ qui chiếu chuyển động; 3 ứng với hệ qui chiếu đứng yên.
± Độ lớn:
².Trường hợp các vận tốc cùng phương, cùng chiều:
v13 = v12 + v23
².Trường hợp các vận tốc cùng phương, ngược chiều :
IV. CỦNG CỐ: (5p)
- Quỹ đạo và vận tốc của cùng một vật chuyển động đối với các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau.
- Hệ qui chiếu gắn với vật mốc đứng yên là hệ qui chiếu đứng yên.
- Hệ qui chiếu gắn với vật mốc chuyển động là hệ qui chiếu chuyển động.
Công thức cộng vận tốc:
± Độ lớn:
².Trường hợp các vận tốc cùng phương, cùng chiều: v13 = v12 + v23
².Trường hợp các vận tốc cùng phương, ngược chiều :
V. YÊU CẦU VỀ NHÀ:
Xem lại các kiến thức rơi tự do, chuyển động tròn đều, tính tương đối.
Giải bài tập 7, 8/38 SGK.
Tiết sau gải bài tập.
Tuần: 5
Tiết: 10
Ngày soạn:9/9/2018
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Nắm được tính tương đối của quỹ đạo, tính tương đối của vận tốc.
- Nắm được công thức công vận tốc.
2. Kỹ năng :
- Vận dụng tính tương đối của quỹ đạo, của vận tốc để giải thích một số hiện tượng.
- Sử dụng được công thức cộng vận tốc để giải được các bài toán có liên quan.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Giải tất cả các bài tập SGK, SBT.
- Chuẩn bị một số bài tập tương tự khác để cho HS về nhà làm.
2.Học sinh:
Ôn lại tính tương đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động 1 (5 phút) : Tóm tắt kiến thức :
+ Các công thức của chuyển động rơi tự do : v = g,t ; h = gt2 ; v2 = 2gh
+ Các công thức của chuyển động tròn đều : w = = 2pf ; v = = 2pfr = wr ; aht =
+ Công thức cộng vận tốc : = +
Hoạt động 2 (15 phút) : Giải các câu hỏi trắc nghiệm :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
LƯU BẢNG
Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn D.
Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn C.
Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn B.
Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn D.
Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn D.
Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn B.
Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn C.
Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn C.
Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn B.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Giải thích lựa chọn.
Câu 7 trang 27 : D
Câu 8 trang 27 : D
Câu 9 trang 27 : B
Câu 4 trang 37 : D
Câu 5 trang 38 : C
Câu 6 trang 38 : B
Câu 8 trang 34 : C
Câu 9 trang 34 : C
Câu 10 trang 34 : B
Hoạt động 3 (25 phút) : Giải các bài tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
LƯU BẢNG
Gọi h là độ cao từ đó vật rơi xuống, t là thời gian rơi.
Yêu cầu xác định h theo t.
Yêu cầu xác định quảng đường rơi trong (t – 1) giây.
Yêu cầu lập phương trình để tính t sau đó tính h.
Yêu cầu tính vận tốc góc và vận tốc dài của kim phút.
Yêu cầu tính vận tốc góc và vận tốc dài của kim giờ.
Yêu cầu xác định vật, hệ qui chiếu 1 và hệ qui chiếu 2.
Yêu cầu chọn chiều dương và xác định trị đại số vận tốc của vật so với hệ qui chiếu 1 và hệ qui chiếu 1 so với hệ qui chiếu 2.
Tính vận tốc của vật so với hệ qui chiếu 2.
Viết công thức tính h theo t.
Viết công thức tính quãng đường rơi trước giây cuối.
Lập phương trình để tính t từ đó tính ra h.
Tính vận tốc góc và vận tốc dài của kim phút.
Ttính vận tốc góc và vận tốc dài của kim giờ.
Tính vận tốc của ôtô B so với ôtô A.
Tính vận tốc của ôtô A so với ôtô B.
Bài 12 trang 27
Quãng đường rơi trong giây cuối :
Dh = gt2 – g(t – 1)2
Hay : 15 = 5t2 – 5(t – 1)2
Giải ra ta có : t = 2s.
Độ cao từ đó vật rơi xuống :
h = gt2 = .10.22 = 20(m)
Bài 13 trang 34
Kim phút :
wp = = 0,00174 (rad/s)
vp = wrp = 0,00174.0,1 = 0,000174 (m/s)
Kim giờ :
wh = = 0,000145 (rad/s)
vh = wrh = 0,000145.0,08 = 0,0000116 (m/s)
Bài 7 trang 38
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ôtô B ta có :
Vận tốc của ô tô B so với ô tô A :
vB,A = vB,Đ – vĐA = 60 – 40 = 20 (km/h)
Vận tốc của ôtô A so với ôtô B :
vA,B = vA,Đ – vĐ,B = 40 – 60 = - 20 (km/h)
IV. CỦNG CỐ:
+ Các công thức của chuyển động rơi tự do : v = g,t ; h = gt2 ; v2 = 2gh
+ Các công thức của chuyển động tròn đều : w = = 2pf ; v = = 2pfr = wr ; aht =
+ Công thức cộng vận tốc : = +
V. YÊU CẦU VỀ NHÀ:
- Xem trước bài sai số phép đo.
+ Phép đo các đại lượng vật lý. Phân biệt được phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.
+ Sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống.
+ Cách xác định sai số của phép đo, cách viết KQ đo.
VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Duyệt Tổ chuyên môn
Bài 7. SAI SỐ CÁC PHÉP ĐO CÁC
ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ
Tuần: 6
Tiết: 11
Ngày soạn: 16/9/2018
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
Phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lý. Phân biệt được phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.
Phát biểu được thế nào là sai số của phép đo các đại lượng vật lý.
Phân biệt được hai loại sai số: sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống
2. Kỹ năng:
Xác định sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên.
Tính sai số của phép đo trực tiếp và gián tiếp.
Viết đúng kết quả phép đo, với số các chữ số có nghĩa cần thiết.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một số dụng cụ như thước, nhiệt kế.
- Bài toán tính sai số đề học sinh vận dụng.
2. Học sinh: Đọc sách giáo khoa vật lí 10 bài 7.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
LƯU BẢNG
Hoạt động1 (15 phút) : Tìm hiểu các đại lượng của phép đo
Yêu cầu hs trình bày các khái niệm.
Hướng dẫn phép đo trực tiếp và gián tiếp.
Giới thiệu hệ đơn vị SI.
Giới thiệu các đơn vị cơ bản trong hệ SI.
Yêu cầu hs trả lời một số đơn vị dẫn suất trong hệ SI.
Tìm hiểu và ghi nhớ các khái niệm : Phép đo, dụng cụ đo.
Lấy ví dụ về phép đo trực tiếp, gián tiếp, so sánh.
Ghi nhận hệ đơn vị SI và và các đơn vị cơ bản trong hệ SI.
Nêu đơn vị của vận tốc, gia tốc, diện tích, thể tích trong hệ SI.
I. Phép đo các đại lượng vật lí – Hệ đơn vị SI.
1. Phép đo các đại lượng vật lí.
Phép đo một đại lượng vật lí là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được qui ước làm đơn vị.
+ Công cụ để so sánh gọi là dụng cụ đo.
+ Đo trực tiếp : So sánh trực tiếp qua dụng cụ.
+ Đo gián tiếp : Đo một số đại lượng trực tiếp rồi suy ra đại lượng cần đo thông qua công thức.
2. Đơn vị đo.
Hệ đơn vị đo thông dụng hiện nay là hệ SI.
Hệ SI qui định 7 đơn vị cơ bản : Độ dài : mét (m) ; thời gian : giây (s) ; khối lượng : kilôgam (kg) ; nhiệt độ : kenvin (K) ; cưòng độ dòng điện : ampe (A) ; cường độ sáng : canđêla (Cd) ; lượng chất : mol (mol).
Hoạt động 2 (32 phút) : Tìm hiểu và xác định sai số của phép đo
Yêu cầu trả lời C1.
Giới thiệu sai số dụng cụ và sai số hệ thống.
Giới thiệu về sai số ngẫu nhiên.
Giới thiệu cách tính giá trị gần đúng nhất với giá trị thực của một phép đo một đại lượng.
Giới thiệu sai số tuyệt đối và sai số ngẫu nhiên.
Giới thiệu cách tính sai số tuyệt đối của phép đo.
Giới thiệu cách viết kết quả đo.
Giới thiệu sai số tỉ đối.
Giới thiệu qui tắc tính sai số của tổng và tích.
Đưa ra bài toán xác định sai số của phép đo gián tiếp một đại lượng.
Quan sát hình 7.1 và 7.2 và trả lời C1.
Phân biệt sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên.
Xác định giá trị trung bình của đại lượng A trong n lần đo
Tính sai số tuyệt đói của mỗi lần đo.
Tính sai số ngẫu nhiên của của phép đo.
Tính sai số tuyệt đối của phép đo.
Viết kết quả đo một đại lượng.
Tính sai số tỉ đối của phép đo
Xác định sai số của phép đo gián tiếp.
II. Sai số của phép đo.
1. Sai số hệ thống.
Là sự sai lệch do phần lẻ không đọc được chính xác trên dụng cụ (gọi là sai số dụng cụ DA’) hoặc điểm 0 ban đầu bị lệch.
Sai số dụng cụ DA’ thường lấy bằng nữa hoặc một độ chia trên dụng cụ.
2. Sai số ngẫu nhiên.
Là sự sai lệch do hạn chế về khả năng giác quan của con người do chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài.
3. Giá trị trung bình.
4. Cách xác định sai số của phép đo.
Sai số tuyệt đối của mỗi lần đo :
DA1 = ; DA1 = ; .
Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo :
Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số tuyệt đối trung bình và sai số dụng cụ :
5. Cách viết kết quả đo.
A =
6. Sai số tỉ đối.
7. Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp.
Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.
Sai số tỉ đối của một tích hay thương thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số.
Nếu trong công thức vật lí xác định các đại lượng đo gián tiếp có chứa các hằng số thì hằng số phải lấy đến phần thập phân lẻ nhỏ hơn ttổng các sai số có mặt trong cùng công thức tính.
Nếu công thức xác định đại lượng đo gián tiếp tương đối phức tạp và các dụng cụ đo trực tiếp có độ chính xác tương đối cao thì có thể bỏ qua sai số dụng cụ.
IV. CỦNG CỐ: (5p)
- Sai số hệ thống, sai số ngẫu nhiên - Công thức tính giá trị trung bình.
- Cách xác định sai số của phép đo. - Cách viết kết quả đo.
- Sai số tỉ đối - Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp.
V. YÊU CẦU VỀ NHÀ:
Chuẩn bị bài thực hành SGK
Tuần: 6
Tiết: 12, 13
Ngày soạn:16/9/2015
Thực hành :
KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO. XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được tính năng và nguyên tắc hoạt động của đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng công tắc đóng ngắt và cổng quang điện.
- Vẽ được đồ thị mô tả sự thay đổi vận tốc rơi của vật theo thời gian t và quãng đường đi s theo t2. Từ đó rút ra kết luận về tính chất của chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thực hành: thao tác khéo léo để đo được chính xác quãng đường s và thời gian rơi tự do của vật trên những quãng đường s khác nhau.
- Tính g và sai số của phép đo g.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
1. Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, thực hành mẫu
2. Phương tiện:
Cho mỗi nhóm HS:
- Đồng hồ đo thời gian hiện số.
- Hộp công tắc đóng ngắt điện một chiều cấp cho nam châm điện và bộ đếm thời gian.
- Nam châm điện N
- Cổng quang điện E.
- Trụ hoặc viên bi (bằng thép) làm vật rơi tự do.
- Quả dọi.
- Giá đỡ thẳng đứng có vít điều chỉnh thăng bằng.
- Hộp đựng cát khô.
- Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị
- Kẻ sẵn bảng ghi số liệu theo mẫu trong bài 8 SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
(Tiết 1)
Hoạt động 1 (10 phút) : Hoàn chỉnh cơ sở lí thuyết của bài thực hành.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gợi ý Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc ban đầu bằng 0 và có gia tốc g.
Xác định quan hệ giữ quãng đường đi được và khoảng thời gian của chuyển động rơi tự do.
Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu bộ dụng cụ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu các dụng cụ.
Giới thiệu các chế độ làm việc của đồng hồ hiện số.
Tìm hiểu bộ dụng cụ.
Tìm hiểu chế độ làm việc của đồng hồ hiện số sử dụng trong bài thực hành.
Hoạt động 3 (20 phút) : Xác định phương án thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoàn chỉnh phương án thí nghiệm chung.
Mỗi nhóm học sinh trình bày phương án thí nghiệm của nhóm mình.
Các nhóm khác bổ sung.
(Tiết 2)
Hoạt động 1 (20 phút) : Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giúp đở các nhóm.
Đo thời gian rơi tương ứng với các quãng đường khác nhau.
Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 8.1
Hoạt động 2 (20 phút) : Xử lí kết quả.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12411518.doc