3. Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
a. Hiện tượng ảo tượng
b. Cáp quang
* Cấu tạo
Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một sợi dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần.
Sợi quang gồm hai phần chính:
+ Phần lỏi trong suốt bằng thủy tinh siêu sach có chiết suất lớn (n1).
+ Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thủy tinh có chiết suất n2 < n1.
Ngoài cùng là một lớp vỏ bọc bằng nhựa dẻo để tạo cho cáp có độ bền và độ dai cơ học.
* Công dụng
Cáp quang được ứng dụng vào việc truyền thông tin với các ưu điểm:
+ Dung lượng tín hiệu lớn.
+ Không bị nhiễu bởi các bức xạ điện từ bên ngoài.
+ Không có rủi ro cháy (vì không có dòng điện).
Cáp quang còn được dùng để nội soi trong y học.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 Bài 27: Phản xạ toàn phần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 27. PHẢN XẠTOÀN PHẦN
Lớp
Ngày
Tiết
Ngày soạn
Dạy
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng
a/ Về kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần. Phân biệt được hiện tượng này với hiện tượng phản xạ qua gương và hiện tượng phản xạ một phần.
- Trình bày được điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
- Trình bày được ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần, cấu tạo và công dụng của cáp quang trong đời sống kĩ thuật
b/ Về kĩ năng
- Vận dụng kiến thức về hiện tượng phản xạ toàn phần để giải các bài tập đơn giản
- Giải thích được hiện tượng ảo tượng và nguyên tắc truyền tín hiệu bằng cáp quang (sự truyền sáng trong sợi quang)
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
b. Năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tính toán
- Năng lực phân tích thí nghiệm và giải quyết vấn đề thông qua môn vật lý
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Chuẩn bị các thí nghiệm và một số bài tập liên quan
Học sinh: Ôn lại nội dung liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
PPDH: đàm thoại
Thời gian: 10 phút
TCHĐ HS: cá nhân
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
n
n
- Nhắc lại định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng, biểu thức liên hệ giữa i và r
- Biểu diễn tia khúc xạ khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và ngược lại
- Giáo viên nhấn mạnh đến hiện tượng phản xạ một phần xảy ra trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hoạt động 2: Đặt vấn đề
Khi thay đổi góc tới trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng thì vị trí của tia khúc xạ và phản xạ sẽ thay đổi do i’ = i và . Trong trường hợp tăng góc tới thì tia phản xạ và khúc xạ sẽ di chuyển như thế nào? Nếu tiếp tục tăng góc tới thì hiện tượng xảy ra ở mặt phân cách của hai môi trường như thế nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hiện tượng phản xạ toàn phần
PPDH: nêu vấn đề, đàm thoại
Thời gian: 20 phút
TCHĐ HS: cá nhân, nhóm
Tiến trình
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cơ bản
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập tới mỗi cá nhân, yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm; ghi lại cường độ sáng của tia khúc xạ, phản xạ vào bảng (4 phút)
* Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm gọi tên hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm và điều kiện xảy ra hiện tượng (phản xạ toàn phần) (6 phút)
* Trình bày kết quả, thảo luận, chốt kiến thức (10 phút)
1. Thí nghiệm
Góc tới
Chùm tia khúc xạ
Chùm tia phản xạ
i nhỏ
i tăng dần
i lớn
2. Hiện tượng phản xạ toàn phần
a. Định nghĩa
Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ ánh sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
b. Điều kiện để có phản xạ toàn phần
+ Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn.
+ i ≥ igh.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hoạt động cá nhân, quan sát thí nghiệm ghi lại kết quả về vị trí và cường độ sáng của tia khúc xạ, phản xạ trong thí nghiệm
- Thảo luận nhóm, gọi tên và tìm điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
Báo cáo kết quả, thảo luận
Các nhóm ghi lại kết quả vào bảng phụ, trao đổi, thảo luận, bổ sung
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Chốt kiến thức và đánh giá hiệu quả của hoạt động đối với mỗi nhóm
Hoạt động 2. Tìm hiểu về ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
PPDH: thuyết trình, đàm thoại
Thời gian: 5 phút
TCHĐ HS: cá nhân
Tiến trình
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cơ bản
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Giáo viên giới thiệu một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: hiện tượng ảo tượng, lăng kính phản xạ toàn phần, cáp quang .
* Yêu cầu học sinh về nhà:
- tìm hiểu về cấu tạo, nguyên tắc truyền sáng trong cáp quang, công dụng và ưu điểm của cáp quang
- giải thích hiện tượng ảo tượng
3. Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
a. Hiện tượng ảo tượng
b. Cáp quang
* Cấu tạo
Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một sợi dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần.
Sợi quang gồm hai phần chính:
+ Phần lỏi trong suốt bằng thủy tinh siêu sach có chiết suất lớn (n1).
+ Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thủy tinh có chiết suất n2 < n1.
Ngoài cùng là một lớp vỏ bọc bằng nhựa dẻo để tạo cho cáp có độ bền và độ dai cơ học.
* Công dụng
Cáp quang được ứng dụng vào việc truyền thông tin với các ưu điểm:
+ Dung lượng tín hiệu lớn.
+ Không bị nhiễu bởi các bức xạ điện từ bên ngoài.
+ Không có rủi ro cháy (vì không có dòng điện).
Cáp quang còn được dùng để nội soi trong y học.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
Tiếp thu kiến thức và nhiệm vụ học tập được giao
Báo cáo kết quả, thảo luận
Báo cáo kết quả vào giờ học kế tiếp bằng bài làm trên giấy hoặc bài trình chiếu powerpoint
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Tổng kết, đánh giá kết quả học tập của mỗi cá nhân
C. Hoạt động luyện tập, vận dụng
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Một chùm tia sáng hẹp truyền từ môi trường (1) có chiết suất n1 tới mặt phẳng phân cách với môi trường (2) chiết suất n2. Cho biết n1 < n2 và i có giá trị thay đổi. Trường hợp nào sau đây có hiện tượng phản xạ toàn phần?
A. Chùm tia sáng gần như sát mặt phẳng phân cách
B. Góc tới i thỏa mãn điều kiện
C. Góc tới i thỏa mãn điều kiện
D. Không trường hợp nào đã nêu
Câu 2. Chùm sáng hẹp truyền từ nước (n = ) ra không khí (n = 1). Để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần tại mặt phân cách của hai môi trường thì góc tới thỏa mãn điều kiện:
A. i <48035’ B. i ≥48035’ C. i < 41024’ D. i ≥ 41024’
Câu 3. Khi ánh sáng truyền từ thủy tinh (n = ) sang không khí (n = 1). Góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị bằng:
A. 35015’ B. 54044’ C. 600 D. 450
- Yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm định tính với hiện tượng phản xạ toàn phần trên bộ thí nghiệm về hiện tượng này.
D. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
Tìm hiểu và giải thích hiện tượng ảo tượng trong thực tế
Cấu tạo, công dụng, nguyên tắc truyền thông tin bằng cáp quang
PHIẾU HỌC TẬP
Quan sát video thí nghiệm và thực hiện những yêu cầu sau:
Thời gian thực hiện cho cá nhân: 4 phút
Thời gian nhóm thảo luận và trình bày kết quả: 6 phút
1. Ghi lại hiện tượng quan sát trong mỗi thí nghiệm: Cường độ sáng của tia khúc xạ, chùm tia phản xạ
2. Gọi tên hiện tượng sau cùng quan sát được trong mỗi thí nghiệm
3. Điều kiện xảy ra hiện tượng sau cùng trong mỗi thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Sự truyền sáng từ môi trường chiết quang kém (chiết suất nhỏ) vào môi trường chiết quang hơn (chiết suất lớn hơn)
Góc tới
Chùm tia khúc xạ
Chùm tia phản xạ
Nhỏ
i tăng dần và tiến gần giá trị 900
Hiện tượng sau cùng quan sát được: .
Điều kiện xảy ra: .....
Thí nghiệm 2: Sự truyền sáng từ môi trường chiết quang hơn (chiết suất lớn) vào môi trường chiết quang kém hơn (chiết suất nhỏ hơn)
Góc tới
Chùm tia khúc xạ
Chùm tia phản xạ
Nhỏ
Có giá trị đặc biệt igh
Có giá trị lớn hơn giá trị igh
Hiện tượng sau cùng quan sát được:
Điều kiện xảy ra: ...
DỰ KIẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Thí nghiệm 1: Sự truyền sáng từ môi trường chiết quang kém (chiết suất nhỏ) vào môi trường chiết quang hơn (chiết suất lớn hơn)
Góc tới
Chùm tia khúc xạ
Chùm tia phản xạ
Nhỏ
Rất sáng
Ban đầu không quan sát được, rất mờ
i tăng dần và tiến gần giá trị 900
Mờ dần
Tăng dần
Hiện tượng sau cùng quan sát được: Khúc xạ ánh sáng
Điều kiện xảy ra: xảy ra với mọi góc tới (luôn xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng)
Thí nghiệm 2: Sự truyền sáng từ môi trường chiết quang hơn (chiết suất lớn) vào môi trường chiết quang kém hơn (chiết suất nhỏ hơn)
Góc tới
Chùm tia khúc xạ
Chùm tia phản xạ
Nhỏ
Rất sáng
Rất mờ (không quan sát được)
Có giá trị đặc biệt igh
Rất mờ
Rất sáng
Có giá trị lớn hơn giá trị igh
Không tồn tại
Rất sáng
Hiện tượng sau cùng quan sát được: Phản xạ, không tồn tại hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Điều kiện xảy ra: góc tới lớn hơn igh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 27 Phan xa toan phan_12538028.docx