III, Các loài thực vật:
1. TẢO:
Tảo bao gồm vài nhóm sinh vật khác biệt, sinh ra nguồn năng lượng thông qua quang hợp. Dễ thấy nhất là các loài tảo biển, là các loại tảo đa bào thông thường rất giống với thực vật trên đất liền, được tìm thấy bao gồm tảo lục, tảo đỏ và tảo nâu. Các nhóm tảo này cùng với các nhóm tảo khác cũng bao gồm các sinh vật đơn bào khác nhau.
Thực vật có phôi đã phát triển và tiến hóa từ tảo lục; cả hai được gọi tổng thể như là thực vật xanh (Viridaeplantae). Giới thực vật (Plantae) hiện nay thông thường được chọn lựa sao cho nó là một nhóm đơn ngành, như chỉ ra trên đây. Với một ít ngoại lệ trong nhóm tảo lục, tất cả các dạng này đều có màng tế bào chứa xenluloza và lạp lục chứa các chất diệp lục a và b, và lưu trữ nguồn thức ăn dưới dạng tinh bột. Chúng trải qua sự phân bào có tơ khép kín mà không có các trung thể, và thông thường có các ti thể với các nếp màng trong thể sợi hạt phẳng.
7 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2749 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bài sinh 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN
I, Thực vật là gì?Và số loài và ngành?
Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lạp lục của thực vật. Như vậy thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Quá trình quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục - Diệp lục có ở tất cả các loài thực vật (không có ở động vật) và nấm là một ngoại lệ, dù không có chất diệp lục nhưng nó thu được các chất dinh dưỡng nhờ các chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác hoặc mô chết. Thực vật còn có đặc trưng bởi có thành tế bào bằng xenluloza (không có ở động vật). Thực vật không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động được. Thực vật còn khác ở động vật là chúng phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường phải đến hàng ngày và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo dài.
Thực vật là một nhóm chính các sinh vật, bao gồm các sinh vật rất quen thuộc như cây gỗ, cây hoa, cây cỏ, dương xỉ hay rêu. Khoảng 350.000 loài thực vật, được xác định như là thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và các dạng gần giống như dương xỉ, đã được ước tính là đang tồn tại. Vào thời điểm năm 2004, khoảng 287.655 loài đã được nhận dạng, trong đó 258.650 loài là thực vật có hoa và 15.000 loài rêu.
Aristotle phân chia sinh vật ra thành thực vật, nói chung là không di chuyển được, và động vật. Trong hệ thống của Linnaeus, chúng trở thành các giới Vegetabilia (sau này là Plantae) và Animalia. Kể từ đó trở đi, một điều trở nên rõ ràng là giới thực vật như trong định nghĩa nguyên thủy đã bao gồm vài nhóm không có quan hệ họ hàng gì, và người ta đã loại nấm và một vài nhóm tảo ra để tạo thành các giới mới. Tuy nhiên, chúng vẫn còn được coi là thực vật trong nhiều ngữ cảnh. Thực vậy, bất kỳ cố gắng nào nhằm làm cho "thực vật" trở thành một đơn vị phân loại đơn duy nhất đều chịu một số phận bi đát, do thực vật là một khái niệm được định nghĩa một cách gần đúng, không liên quan với các khái niệm được cho là đúng của phát sinh loài, mà phân loại học hiện đại đang dựa vào nó.
II, Sơ lược về sự tiến hóa
Quen thuộc nhất là các loài thực vật đa bào sống trên mặt đất, được gọi là thực vật có phôi (Embryophyta). Chúng bao gồm các loài thực vật có mạch, là các loại thực vật với các hệ thống đầy đủ của lá, thân và rễ. Chúng cũng bao gồm cả một ít các loài có quan hệ họ hàng gần với thực vật có mạch, thường được gọi trong khoa học là Bryophyta, với các loài rêu là phổ biến nhất.
Tất cả các loại thực vật này đều có các tế bào nhân chuẩn với các màng tế bào được tạo thành từ xenluloza và phần lớn thực vật thu được nguồn năng lượng thông qua quang hợp, trong đó chúng sử dụng ánh sáng và điôxít cacbon để tổng hợp thức ăn. Khoảng 300 loài thực vật không quang hợp mà sống ký sinh trên các loài thực vật quang hợp khác. Thực vật là khác với tảo lục, mà chúng đã tiến hóa từ đó, ở điểm là chúng có các cơ quan sinh sản chuyên biệt được các mô không sinh sản bảo vệ.
Các loài rêu trong nhóm Bryophyta lần đầu tiên xuất hiện từ đầu đại Cổ Sinh. Chúng chỉ có thể sống sót trong các môi trường ẩm ướt, và giữ nguyên kích thước nhỏ trong suốt chu trình sống của chúng. Nó bao gồm sự luân phiên giữa hai thế hệ: giai đoạn đơn bội, được gọi là thể giao tử và giai đoạn lưỡng bội, được gọi là thể bào tử. Thể bào tử có thời gian sống ngắn và là phụ thuộc vào cha, mẹ của chúng.
Thực vật có mạch xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ của kỷ Silur (409-439 Ma), và vào kỷ Devon (359-416 Ma) chúng đã đa dạng hóa và lan rộng trong nhiều môi trường đất khác nhau. Chúng có nhiều cơ chế thích nghi, cho phép chúng vượt qua các hạn chế của Bryophyta. Các cơ chế này bao gồm lớp biểu bì (chất cutin) chống bị khô và các mô có mạch để vận chuyển nước trong khắp cơ thể. Ở nhiều loài, thể bào tử đóng vai trò như một cá thể tách rời, trong khi thể giao tử vẫn là nhỏ.
Phát sinh loài của Spermatophyta (thực vật có hạt) hiện nay và một số nhóm thực vật có mạch đồng minh khác. Lưu rằng thực vật có mạch mang bào tử là cận ngành đối với thực vật có hạt, với nhóm dương xỉ (Pteridophyta) có quan hệ họ hàng gần gũi với thực vật có hạt hơn là với thông đất (Lycopodiophyta).
Thực vật có hạt nguyên thủy đầu tiên, Pteridospermatophyta (dương xỉ có hạt) và nhóm Cordaitales, cả hai nhóm này hiện nay đã tuyệt chủng, đã xuất hiện vào cuối kỷ Devon và đa dạng hóa trong kỷ Than Đá (280-340 Ma), với sự tiến hóa kế tiếp diễn ra trong kỷ Permi (248-280 Ma) và kỷ Trias (200-251 Ma). Ở chúng, giai đoạn thể giao tử bị suy giảm hoàn toàn, và thể bào tử bắt đầu cuộc sống bên trong lớp bao bọc, gọi là hạt, chúng phát triển khi đang ở trên thực vật cha mẹ và với sự thụ phấn bằng các hạt phấn. Trong khi các loài thực vật có mạch khác, chẳng hạn như dương xỉ, sinh sản nhờ các bào tử và cần có sự ẩm ướt để phát triển thì một số thực vật có hạt có thể sinh sống và sinh sản trong các điều kiện cực kỳ khô cằn.
Các loài thực vật có hạt đầu tiên được nói đến như là thực vật hạt trần (Gymnospermae), do phôi hạt không được bao bọc trong một cấu trúc bảo vệ khi thụ phấn, với các hạt phấn trực tiếp hạ xuống phôi. Bốn nhóm còn sống sót hiện vẫn phổ biến rộng khắp, cụ thể là thực vật quả nón, là nhóm cây thân gỗ thống trị trong một vài quần xã sinh vật. Thực vật hạt kín (Angiosperm), bao gồm thực vật có hoa, là nhóm thực vật chính cuối cùng đã xuất hiện, nảy ra từ thực vật hạt trần trong kỷ Jura (146-200 Ma) và đa dạng hóa nhanh chóng trong kỷ Phấn Trắng (65-146 Ma). Chúng khác với thực vật hạt trần ở chỗ các phôi hạt được bao bọc, vì thế phấn hoa cần phải phát triển một ống để xâm nhập qua lớp vỏ bảo vệ hạt; chúng là nhóm thống trị trong giới thực vật ngày nay ở phần lớn các quần xã sinh
III, Các loài thực vật:
TẢO:
Tảo bao gồm vài nhóm sinh vật khác biệt, sinh ra nguồn năng lượng thông qua quang hợp. Dễ thấy nhất là các loài tảo biển, là các loại tảo đa bào thông thường rất giống với thực vật trên đất liền, được tìm thấy bao gồm tảo lục, tảo đỏ và tảo nâu. Các nhóm tảo này cùng với các nhóm tảo khác cũng bao gồm các sinh vật đơn bào khác nhau.
Thực vật có phôi đã phát triển và tiến hóa từ tảo lục; cả hai được gọi tổng thể như là thực vật xanh (Viridaeplantae). Giới thực vật (Plantae) hiện nay thông thường được chọn lựa sao cho nó là một nhóm đơn ngành, như chỉ ra trên đây. Với một ít ngoại lệ trong nhóm tảo lục, tất cả các dạng này đều có màng tế bào chứa xenluloza và lạp lục chứa các chất diệp lục a và b, và lưu trữ nguồn thức ăn dưới dạng tinh bột. Chúng trải qua sự phân bào có tơ khép kín mà không có các trung thể, và thông thường có các ti thể với các nếp màng trong thể sợi hạt phẳng.
RÊU:
IV, Vai trò của thực vật:
Quang hợp và cố định điôxít cacbon của thực vật có phôi và tảo là nguồn năng lượng cũng như nguồn các chất hữu cơ cơ bản nhất trong gần như mọi môi trường sống trên Trái Đất. Quá trình này cũng làm thay đổi hoàn toàn thành phần của khí quyển Trái Đất, với kết quả là nó có thành phần ôxy cao. Động vật và phần lớn các sinh vật khác là các sinh vật hiếu khí, phụ thuộc vào ôxy; chúng không thể sinh sống được trong các môi trường kỵ khí.
Phần lớn nguồn dinh dưỡng của loài người phụ thuộc vào ngũ cốc. Các loại thực vật khác mà con người cũng dùng bao gồm các loại hoa quả, rau, gia vị và cây thuốc. Một số loài thực vật có mạch, được coi là cây thân gỗ hay cây bụi, sản sinh ra các thân gỗ và là nguồn vật liệu xây dựng quan trọng. Một số các loài cây khác được sử dụng với mục đích làm cảnh hay trang trí, bao gồm nhiều loại cây hoa.
Như vậy, có thể cho rằng thực vật là yếu tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất. Không có thực vật thì nhiều sinh vật khác cũng không thể tồn tại, vì các dạng sinh vật cao hơn đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật và về cơ bản đều sử dụng thực vật như là nguồn thức ăn. Trong khi đó, hầu hết mọi thực vật đều có thể sử dụng ánh sáng Mặt Trời tự tạo thức ăn cho mình.
V,Các loài thực vật kì là:
1. Các cây “ăn thịt”
Khi sống trong môi trường thiếu chất dinh dưỡng (như ở đất chua bạc màu, đầm lầy nước ngọt...), một số loài cây có lá biến đổi thành bộ phận có khả năng bắt mồi và tiêu hoá thức ăn động vật. Đó là những cây:
- Cây nắp ấm với những chiếc lá rất đặc biệt gồm 3 phần: phần dưới hình bản hẹp, màu lục có chức năng quang hợp, phần giữa là một sợi do gân lá kéo dài rồi tiếp đến là phần cuối phình to thành một cái túi (hay cái bình) có nắp đậy(H.). Bên trong thành bình có rất nhiều lông tuyến tiết chất dịch khiến thành bình rất trơn, chất dịch này có khả năng tiêu hoá thức ăn; mép bình lại tiết dịch thơm nên thu hút sâu bọ rất tốt. Khi sâu bọ bị rơi vào trong bình, chúng khó có thể bò ra ngoài (do thành bình rất trơn), bị rơi xuống đáy, ngập trong chất dịch và bị tiêu hoá. Có người cho rằng : cho dù con vật có cố giẫy giụa, vùng vẫy đến mấy nó cũng không thể thoát ra khỏi chiếc bình quái ác, vì khi bị kích thích nắp bình sẽ đóng sập lại, nhốt chặt con vật trong đó.
Ta có thể gặp cây nắp ấm mọc ở vùng đầm lầy (Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế...). Do lá có hình dáng và cấu trúc rất đặc biệt nên gần đây ở Trung Quốc người ta đã khai thác tạo giống cây nắp ấm thành một loài cây cảnh độc đáo và đã được xuất sang thị trường cây cảnh nước ta trong dịp Tết.
2. Cây “bóp cổ” Cây không có tay nhưng vẫn có thể bóp được cổ, không phải cổ người, mà là bóp thân cây khác. Đây là hiện tượng có thật xảy ra trong giới Thực vậtmà thủ phạm là một số loài đa. Chim chóc khi ăn quả của những cây này vô tình nhả hạt vào hốc những cây to khác trong rừng. Nhờ chất mùn và độ ẩm ở hốc, hạt nảy mầm và mọc thành cây, lớn dần lên, đâm những rễ phụ hướng xuống phía dưới. Các rễ phụ này phát triển mạnh và dài mãi ra, khi chạm đất chúng cắm chắc vào đó, tạo thành một tấm lưới dầy đặc và chắc khoẻ, bao bọc xung quanh thân cây chủ. Chúng cứ xiết chặt, xiết chặt dần khiến cuối cùng cây chủ bị chết vì các mạch dẫn bên trong bị tắc nghẽn, không thể dẫn truyền được nước và muối khoáng lên cho bộ lá để quang hợp. Hiện tượng này chẳng khác nào một người bị kẻ cướp đột nhập vào nhà bóp cổ cho đến nghen thở và chết để cướp lấy chỗ ở ! Các nhà khoa học gọi đó là hiện tượng “thắt nghẹn” hay “ bóp cổ”, một hiện tượng khá phổ biến ở trong rừng nhiệt đới, ví dụ như rừng Cúc Phương ở nước ta; và loài cây gây hiện tượng này thường là các loài đa, được gọi là cây “đa bóp cổ”.
Không chỉ trong rừng, mà ở ngay trên một số đường phố Hà Nội, các bạn có thể gặp một số cây đa bóp cổ, như ở bên Bờ Hồ phía đường Đinh Tiên Hoàng, hay trước đền Bà Kiệu.
3. Cây “ sinh con”.
Trong thế giới sinh vật, hiện tượng sinh con chỉ gặp ở các loài động vật có vú và con người. Nhưng ở thực vật cũng có thể gặp hiện tượng này. Lạ chưa ?
Hiện tượng sinh con của thực vật (viviparous) chỉ gặp ở một vài loài cây sống trong môi trường đặc biệt. Đó là các cây Đước, Vẹt, Trang... sống ở các khu rừng lầy mặn vùng ven biển (Mangrove). Hạt của những cây này khi chín thường nảy mầm ngay trên cây mẹ thành một bộ phận gọi là “trụ mầm” nối liền với quả. Trụ mầm có cấu tạo của một cây con, gồm thân và chồi lá, chưa có rễ. Trụ mầm nhận các chất dinh dưỡng từ cây mẹ chuyển qua quả vào. Thời gian sống của trụ mầm trên cây mẹ thường khoảng 2-3 tháng. Khi trụ mầm chín sẽ rời khỏi cây mẹ, cắm xuống bùn, ra rễ và bắt đầu cuộc sống độc lập.
Có thể nói hiện tượng “sinh con” là một hình thức thích nghi độc đáo của một số cây sống ở vùng ngập mặn, nhờ đó cây có thể mọc được trong điều kiện thuỷ triều lên xuống hàng ngày, tránh cho hạt khỏi bị nước triều cuốn trôi đi.
Không chỉ có hiện tượng sinh con, các loài cây ngập mặn nói trên còn có bộ rễ khá độc đáo, cũng giúp cây thích nghi được trong điều kiện môi trường lầy ngập không ổn định và thiếu ô-xy. Ngoài những rễ cắm trong đất, chúng còn phát triển hệ rễ khí sinh nổi trên mặt đất, vừa có tác dụng tăng cường sức chống đỡ cho cây, vừa có tác dụng hô hấp (đó là những rễ hô hấp) : Cây Đước với các rễ chống mọc từ thân, cành đâm xuống đất, trông chẳng khác nào như những chiếc gọng nơm; cây Vẹt với những chiếc rễ gập cong hình đầu gối mọc trồi lên khỏi mặt đất ở chung quanh gốc cây (người ta gọi đó là những rễ khuỷu hay rễ đầu gối; còn cây mắm, cây bần lại có những rễ hô hấp dài thẳng, nhọn đầu, trông như những mũi chông mọc tua tủa trên mặt đất.
5. Cây chỉ có một lá.
Thông thường, cây phải có nhiều lá, họp thành tán lá và tạo dáng vẻ cho cây. Nhưng có loài cây chỉ có mỗi một lá duy nhất, khiến cây có tên gọi như vậy : cây một lá. Nó còn có tên khác là Thanh thiên quỳ hay Lan cờ.
Đó là một loài lan địa sinh sống lâu năm, cùng họ với những loài lan cảnh có hoa đẹp khác. Cây chỉ cao độ 10-20cm, có rễ củ gần hình tròn với nhiều ngấn ngang. Một lá mọc thẳng từ củ lên, hình tim, gấp nếp; một cuống dài mang 4-5 hoa nhỏ màu trắng đốm tím hồng cũng mọc từ củ lên, khi lá đã tàn lụi.
Cây Một lá thường mọc trong các hốc đá hoặc trên lớp đất có nhiều thảm mục dưới tán rừng ẩm hoặc rừng trên núi đá vôi các tỉnh phía Bắc và ở Kon Tum, Lâm Đồng. Củ của cây được dùng làm thuốc giải độc (nhất là ngộ độc nấm), làm mát phổi, chữa ho lâu ngày, ho lao, viêm phế quản, nhai củ tươi có thể làm giảm khát nước, bồi dưỡng cơ thể. Do có giá trị lớn nên cây bị khai thác nhiều để bán qua biên giới, nhất là trong những năm gần đây, khiến cho loài cây này trở nên quý hiếm và có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng. Nó được ghi vào danh sách các loài cây cần được bảo vệ trong “Sách Đỏ Việt Nam”.
6. Cây có quả nằm trong đất.
Ta vẫn thường thấy qủa mọc trên cây. Thế nhưng có một loài cây hết sức quen thuộc với chúng ta lại có quả không mọc như thế. Đó là cây Lạc. Đến mùa thu hoạch Lạc, để có hạt ăn, người ta phải đi “dỡ Lạc”, nghĩa là nhổ cả cây lên, rũ sạch đất, mới thấy quả (hay củ Lạc). Ở cây Lạc, một số hoa mọc phía trên thường không cho quả, chỉ những hoa mọc phía dưới, mọc chúc xuống đất mới cho quả. Sau khi thụ tinh, từ bầu nhuỵ của hoa mọc dài ra thành một cuống cắm sâu xuống đất khiến bầu nhuỵ nằm trong đất và phát triển ở trong dó thành quả, bên trong chứa 1-3 hạt.
Nhân dân ta thường quen gọi những phần của cây không giống rễ mà nằm ở dưới đất là “củ”: củ Khoai, củ Sắn, củ Dong, củ Cà rốt... và cả củ Lạc, bất kể nó là phần nào của cây biến đổi thành. Tuy nhiên, nếu theo phân tích ở trên thì với trường hợp cây lạc, phải gọi là “quả Lạc” mới đúng, vì bên trong đó còn có hạt. Nhưng đã thành thói quen từ rất lâu rồi, biết làm sao!
VI, Môi trường sống của Thực vật:
Ở các cực:
* NAM CỰC:
Quần thực vật Nam Cực là một cộng đồng riêng biệt các loài thực vật có mạch đã tiến hóa hàng triệu năm trước trên siêu lục địa Gondwana, và hiện nay được tìm thấy trong một số khu vực tách biệt của Nam bán cầu, bao gồm miền nam Nam Mỹ, khu vực xa nhất về phía nam của châu Phi, New Zealand, Australia và Tasmania, Nouvelle-Calédonie (New Caledonia).
Các loài thực vật thân gỗ của quần thực vật Nam Cực bao gồm các loại cây quả nón trong các họ Podocarpaceae (kim giao), Araucariaceae (bách tán) và phân họ Callitroideae của Cupressaceae (hoàng đàn), còn thực vật hạt kín là các họ Proteaceae, Griseliniaceae, Cunoniaceae và Winteraceae, với các chi như dẻ gai phương nam (Nothofagus) và hoa đăng (Fuchsia). Nhiều họ khác của thực vật có hoa và dương xỉ, bao gồm dương xỉ thân gỗ như kim mao (Dicksonia), là đặc trưng của quần thực vật Nam Cực.
Châu Nam Cực tự bản thân nó là quá lạnh và quá khô nên gần như không thể hỗ trợ bất kỳ loài thực vật có mạch nào trong hàng triệu năm, vì thế quần thực vật của nó hiện tại chỉ bao gồm khoảng 250 loài địa y, 100 loài rêu, 25-30 rêu tản (ngành Marchantiophyta), khoảng 700 loài tảo trên đất liền hay thủy sinh. Hai loài thực vật có hoa là Deschampsia antarctica (cỏ lông Nam Cực) và Colobanthus quitensis (cỏ trân châu Nam Cực), được tìm thấy ở các phần phía bắc và phía tây của bán đảo Nam Cực.
Ở sa mạc
Trên thế giới có khoảng 10.000 loài mọng nước, và trong số đó 1.500 loài được phân loại thuộc họ xương rồng. Vườn thực vật hoang mạc The Huntington hiện nay đang lưu giữ trên 2.200 cây, đại diện cho hơn 43 họ, 246 chi và 1.261 phân loại loài-dưới loài khác nhau. Bộ sưu tập thực vật khổng lồ nơi đây cũng bao gồm những mẫu vật đến từ các sa mạc rộng lớn của nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới như: Nam Mỹ, Argentina, Bolivia, Chile, Brazil, Quần đảo Canaria, đảo Madagascar, Malawi, Mexico và Nam Phi. Khu vườn đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nền đa dạng sinh học, ngoài ra còn có vai trò lớn hơn là phục vụ giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tiểu luận 1 sinh nâng cao 10.doc