I. THẤU KÍNH. PHÂN LOẠI THẤU KÍNH
1.Định nghĩa
Thấu kính là một khối chất trong suốt (thủy tinh, nhựa ) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.
2.Phân loại thấu kính
-Thấu kính lồi (rìa mỏng)-Thấu kính hội tụ.
-Thấu kính lõm (rìa dày)-Thấu kính phân kì.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 Bài 29: Thấu kính mỏng (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp giảng dạy : 11B1
Họ và tên sinh viên thực tập : Huỳnh Thị Hạnh
Giáo viên hướng dẫn : Võ Thị Ngọc Lan
Bài 29
THẤU KÍNH MỎNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được cấu tạo và phân loại của thấu kính.
- Trình bày được các khái niệm về : quang tâm, trục, tiêu điểm (ảnh, vật), tiêu cự, độ tụ của thấu kính mỏng.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được các loại thấu kính
- Vẽ được ảnh tạo bởi thấu kính và nêu được đặc điểm của ảnh (thật hay ảo;chiều;độ lớn)
- Viết và vận dụng được các công thức về thấu kính để giải các bài tập về thấu kính
3.Thái độ
- Yêu thích môn học, tích cực phát biểu xây dựng bài
- Tích cực hoạt động tìm hiểu kiến thức
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực hợp tác.
-Năng lực giao tiếp.
-Năng lực giải quyết vấn đề.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THẬT DẠY HỌC
-Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
-Phương pháp thuyết trình, đàm thoại dẫn dắt học sinh xây dựng kiến thức
III.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Giáo viên
- Sử dụng các loại thấu kính để giới thiệu với học sinh
- Các sơ đồ, tranh ảnh, video về đường truyền tia sáng qua thấu kính
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức về thấu kính đã học ở lớp 9.
- Ôn lại các kết quả đã học ở những bài trước về:
+ Khúc xạ ánh sáng
+ Lăng kính.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Hoạt động khởi động/ Tạo tình huống học tập
a.Kiểm tra bài cũ
Câu 1.Nêu cấu tạo lăng kính.
Câu 2.Nêu đường truyền tia sáng qua lăng kính.
b.Vào bài
Ở bài trước ta đã tìm hiểu về dụng cụ quang đầu tiên là lăng kính.Bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu về một dụng cụ thứ hai, nó là bộ phân cơ bản của hầu hết các dụng cụ quang quang trọng ví dụ như kính cận, máy ảnh, kính lúp, kính hiển vi, kính thiên vănđó chính là thấu kính. Ở bài này ta sẽ tìm hiểu về thấu kính mỏng bổ sung những gì đã học ở lớp 9.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1 Tìm hiểu về cấu tạo và phân loại thấu kính
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Giới thiệu các loại thấu kính và yêu cầu học sinh quan sát, rút ra định nghĩa thấu kính.
Hs: Quan sát các thấu kính giáo viên đưa ra để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu giáo viên.
Câu trả lời đúng: Thấu kính là một khối chất trong suốt (thủy tinh, nhựa) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.
GV: Cho học sinh quan sát hai thấu kính và yêu cầu so sánh đặc điểm hình dạng của hai thấu kính
Hs: Thấu kính thứ nhất được giới hạn bởi hai đường cong lõm vào. Thấu kính thứ hai đường cong lồi ra.
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh từ đó đưa ra cách phân loại thấu kính theo hình dạng: thấu kính lồi, thấu kín lõm.
GV: Hướng dẫn học sinh làm C1
Hs: Suy nghĩ, trả lời
-Ba loại thấu kính lồi:
+Hai mặt lồi
+Phẳng-lồi
+Lồi-lõm bờ mỏng (rìa mỏng)
-Ba loại thấu kính lõm:
+Hai mặt lõm
+Phẳng-lõm
+Lồi-lõm bờ dày (rìa dày)
GV: Cho học sinh xem video thí nghiệm chiếu chùm sáng song song qua thấu kính lồi, yêu cầu học sinh quan sát và rút ra nhận xét về chùm tia ló.
Hs: Quan sát thí nghiệm để nhận xét:
Chùm tia ló sau khi đi qua thấu kính lồi thì hội tụ lại một điểm.
GV: Nhận xét câu trả lời học sinh
Khi chiếu chùm tia tới là chùm song song qua thấu kính lồi thì chùm tia ló hội tụ tại một điểm. Do đó thấu kính lồi còn gọi là thấu kính hội tụ.
GV: Cho học sinh xem video thí nghiệm chiếu chùm sáng song song qua thấu kính lõm, yêu cầu học sinh quan sát và rút ra nhận xét về chùm tia ló.
Hs:Chùm tia ló sau khi đi qua thấu kính lõm thì phân kì.
GV: Các tia ló phân kì và đường kéo dài của các tia ló đồng quy tại một điểm do vậy ta gọi thấu kính lõm là thấu kính phân kì.
GV: Kết luận: trong không khí thấu kính lồi là thấu kính hội tụ, thấu kính lõm là thấu kính phân kì
GV: Trong giới hạn chương trình phổ thông ta chỉ xét thấu kính mỏng đó là thấu kính mà có khoảng cách giữa hai đỉnh của hai chỏm cầu rất nhỏ so với bán kính của hai mặt cầu. Với thấu kính mỏng, một số tính toán quang hình có thể được làm xấp xỉ về dạng đơn giản.
I. THẤU KÍNH. PHÂN LOẠI THẤU KÍNH
1.Định nghĩa
Thấu kính là một khối chất trong suốt (thủy tinh, nhựa) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.
2.Phân loại thấu kính
-Thấu kính lồi (rìa mỏng)-Thấu kính hội tụ.
-Thấu kính lõm (rìa dày)-Thấu kính phân kì.
3. Kí hiệu
-Thấu kính hội tụ
-Thấu kính phân kì
Hoạt động 2 Tìm hiểu về quang tâm, tiêu điểm, tiêu diện
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK tìm hiểu về quang tâm, lên bảng vẽ đường truyền tia sáng qua quang tâm.
- Có bao nhiêu trục chính và bao nhiêu trục phụ?
HS: Có một trục chính và vô số các trục phụ.
GV:Cho học sinh xem video về đường đi của chùm tia sáng khi chiếu song song với trục chính, từ đó yêu cầu học sinh rút ra nhận xét về chùm tia ló.
Hs:Các tia ló cắt nhau tại một điểm trên trục chính.
GV: Đưa ra định nghĩa tiêu điểm ảnh chính
GV: Cho học sinh xem hình ảnh về chùm tia tới xuất phát từ một điểm cho chùm tia ló song song, yêu cầu học sinh nhận xét chùm tia ló.
Hs: Nhận xét: chùm tia ló ra khỏi thấu kính song song với nhau.
GV: Đưa ra định nghĩa tiêu điểm vật của thấu kính
GV: Cho học sinh xem hình ảnh về đường đi chùm tia sáng khi chiếu song song với trục phụ, đi qua thấu kính hội tụ và yêu cầu học sinh nhận xét
Hs:các tia sáng hội tụ tại một điểm trên trục phụ.
GV:Đưa ra định nghĩa tiêu điểm ảnh phụ
GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh chùm tia tới xuất phát từ một điểm trên trục phụ cho chùm tia ló song song => tiêu điểm vật phụ.
GV: Nêu khái niệm tiêu diện
GV:Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm vẽ đường truyền tia sáng qua thấu kính phân kỳ.
II. QUANG TÂM.TIÊU ĐIỂM.TIÊU DIỆN
1.Quang tâm
2.Tiêu điểm, tiêu diện
a.Thấu kính hội tụ
-Tiêu điểm ảnh là điểm hội tụ của chùm tia ló khi chùm tia tới là chùm song song
-Tiêu điểm vật chính kí hiệu là F.
-Tiêu điểm ảnh phụ kí hiệu Fn’
F1’
-Tiêu điểm vật phụ kí hiệu là Fn
(n=1,2,3)
F1
-Tiêu điểm ảnh và tiêu điểm vật trên một trục nằm đối xứng với nhau qua quang tâm
-Tiêu diện là mặt phẳng vuông góc với trục chính tại tiêu điểm chính.
b.Thấu kính phân kỳ
-Cách vẽ tương tự thấu kính hội tụ
Tiêu điểm ảnh của TKPK là điểm đồng quy của đường kéo dài của chùm tia ló sau khi chùm tia tới song song với trục chính.
Hoạt động 3 Tìm hiểu về tiêu tự, độ tụ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV Thông báo khái niệm về tiêu diện
GV:Giới thiệu về tiêu cự của thấu kính: là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm của thấu kính.
-Yêu cầu học sinh viết công thức tính tiêu cự.
Hs: Suy nghĩ, trả lời:
f = OF'
GV: Giới thiệu về độ tụ của thấu kính là đặc trưng cho khả năng hội tụ chùm sáng của thấu kính.
-Liên hệ thực tế.
III.TIÊU CỰ. ĐỘ TỤ
1.Tiêu cự là khoảng cách từ quang tâm tới tiêu điểm chính.
(1).
Quy ước: TKHT:
TKPK: f <0
2.Độ tụ D: Là đại lượng nghịch đảo của tiêu cự.
(2).
*Chú ý: Khi tính độ tụ, tiêu cự phải đổi ra mét.
- Đơn vi của độ tụ là điốp (dp).
3. Hoạt động luyện tập
Một thấu kính có tiêu cự .Hỏi
a.Thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì?
b.Tính độ tụ của thấu kính?
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
Kính cận thị là sử dụng thấu kính hội tụ hay phân kì? Cách nhận biết?
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
1. Hướng dẫn học bài cũ
-Yêu cầu học sinh nắm các nội dung trọng tâm của bài.
-Yêu cầu học sinh làm bài tập 1,2,3 SGK trang 189.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
Yêu cầu học sinh xem trước các nội dung còn lại Thấu kính mỏng về các vấn đề
-Sự tạo ảnh bởi thấu kính.
-Các công thức về thấu kinh.
-Công dụng của thấu kính.
Triệu phong, ngày 19 tháng 3 năm 2018
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 29 Thau kinh mong_12368676.docx