Giáo án Vật lý 11 tiết 12 bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện (t2)

II. Nguồn điện

1. Điều kiện để có dòng điện

Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.

2. Nguồn điện

+ Nguồn điện duy trì HĐT giữa hai cực của nó.

+ Lực lạ bên trong nguồn điện là những lực có bản chất không phải là lực điện

+ Tác dụng của lực lạ là tách và chuyển electron hoặc ion dương ra khỏi mỗi cực, tạo thành cực âm (thừa nhiều electron) và cực dương (thiếu hoặc thừa ít electron) do đó duy trì được HĐT giữa hai cực của nó.

 

docx3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 tiết 12 bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện (t2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN VẬT LÝ 11 TIẾT 12: BÀI 7: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN(T2) Người soạn: Lê Thị Hoài Thương Ngày soạn: 19/08/2018 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa cường độ dòng điện, biểu thức định nghĩa CĐDĐ. - Phát biểu được suất điện động của nguồn điện và viết được công thức thể hiện định nghĩa này. - Giải thích được sự tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của pin Vôn-ta 2. Kỹ năng Giải được các bài toán có liên quan đến các hệ thức : I = ∆q∆t ; I = qt và E = Aq 3. Thái độ - Tích cực, tự lực hứng thú - Vận dụng những kiến thức đã học về pin volta và các loại pin khác và giải thích được hiện tượng liên quan đến nó II. Chuẩn bị 1. Giáo viên Xem lại những kiến thức liên quan đến bài dạy 2. Học sinh Ôn lại những kiến thức liên quan đến dòng điện không đổi III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (3 phút) - Báo cáo sĩ số 2. Bài cũ (5 phút) - Nhắc lại khái niệm dòng điện không đổi và viết công thức tính dòng điện không đổi 3. Bài mới Hoạt động 1. ( 15 phút) Tìm hiểu nguồn điện Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh Nội dung Yêu cầu học sinh thực hiện C5. - Yêu cầu học sinh thực hiện C6. - Điều kiện có dòng điện? - C7? - Nguồn điện? - C8. - C9. + Lực lạ bên trong nguồn điện: Là những lực có bản chất không phải là lực điện. Tác dụng của lực lạ là tách và chuyển electron hoặc ion dương ra khỏi mỗi cực, tạo thành cực âm (thừa nhiều electron) và cực dương (thiếu hoặc thừa ít electron). Vật dẫn, hạt mang điện tự do. - Hiệu điện thế - Có hạt mang điện tự do, HĐT - Thực hiện C7. - Thực hiện C8. - Thực hiện C9. II. Nguồn điện 1. Điều kiện để có dòng điện Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện. 2. Nguồn điện + Nguồn điện duy trì HĐT giữa hai cực của nó. + Lực lạ bên trong nguồn điện là những lực có bản chất không phải là lực điện + Tác dụng của lực lạ là tách và chuyển electron hoặc ion dương ra khỏi mỗi cực, tạo thành cực âm (thừa nhiều electron) và cực dương (thiếu hoặc thừa ít electron) do đó duy trì được HĐT giữa hai cực của nó. Hoạt động 2: ( 15 phút) Tìm hiểu Suất điện động Hoạt động của giáo viên HĐ của học sinh Nội dung  Công của nguồn điện? - Vì sao nguồn điện là nguồn năng lượng? - Suất điện động của nguồn điện? - Công thức tính suất điện động? - Đơn vị SĐĐ của nguồn điện? - Yêu cầu HS nêu cách đo SĐĐ? - Giới thiệu điện trở trong của nguồn điện. Ghi nhận công của nguồn điện. - Ghi nhận khái niệm. E = Aq  - Đo SĐĐ bằng vôn kế. - Ghi nhận điện trở trong của nguồn điện. IV. Suất điện động của nguồn điện 1. Công của nguồn điện Công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện. 2. Suất điện động của nguồn điện + Suất điện động E  của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện + E = Aq (V) + Mỗi nguồn điện có một điện trở gọi là điện trở trong của nguồn điện. + E = U: khi mạch ngoài hở Hoạt động 3: (7 phút) Vận dụng, củng cố Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Tóm tắt lại nội dung bài học + Dòng điện + Dòng điện không đổi + Cường độ dòng điện và cường độ dòng điện không đổi + Nguồn điện + Suất điện động Lắng nghe, ghi nhớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 7 Dong dien khong doi Nguon dien_12461108.docx
Tài liệu liên quan