Giáo án Vật lý 11 tiết 57: Thấu kính mỏng (Tiết 2)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1.Hoạt động 2: Nghiên cứu sự tạo ảnh bởi thấu kính (27 phút)

-Mục tiêu:

+Biết được khái niệm ảnh, vật, cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính

+Vẽ được ảnh tạo bởi thấu kính

-Hình thức học tập: nhóm, đàm thoại giữa giáo viên với HS

-phương tiện: bảng phụ ( bài tập trên giấy A2), SGK

-Các bước thực hiện:

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 tiết 57: Thấu kính mỏng (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:57 (PPCT) Tên bài: Thấu kính mỏng ( Tiết 2) Ngày duyệt:/3/2018 Chữ kí của tổ/nhóm trưởng CM I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Nêu được khái niệm ảnh điểm, vật điểm. - Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính. - Các trường hợp tạo ảnh bởi thấu kính, đặc điểm của ảnh (thật hay ảo, chiều, độ lớn) - Các công thức về thấu kính (số phóng đại ảnh, xác định vị trí ảnh) 2. Về kỹ năng: - Vẽ ảnh tạo bởi các loại thấu kính. - Vận dụng được các công thức về thấu kính để giải được bài tập về thấu kính. 3. Về thái độ: - Tích cực, chủ động, hợp tác trong học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực:Giúp phát triển một phần nhỏ các năng lực sau: - Năng lực hợp tác: làm việc nhóm -Năng lực giải quyết vấn đề: Biết vận dụng các kiến thức về đường đi của các tia sáng đặc biệt để xác định đường truyền của tia sáng. -Năng lực thẩm mỹ: Vẽ ảnh tạo bởi các loại thấu kính. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị các phiếu học tập 2. Học sinh: - Ôn lại khái niệm về ảnh đã học ở lớp 7 và lớp 9 - Học lại khái niệm quang tâm, tiêu điểm, tiêu diện, trục phụ ở bài cũ (tiết 1). III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: MÔ TẢ CHUNG CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG Mô tả khái quát phương pháp thực hiện và chuỗi các hoạt động học trong bài học: STT Các bước Hoạt động Tên hoạt động Thời gian 1 Khởi động(đặt vấn đề) Hoạt động 1 Tình huống có vấn đề 3’ 2 Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2 Nghiên cứu sự tạo ảnh bởi thấu kính 27’ 35’ Hoạt động 3 Tìm hiểu các công thức về thấu kính 8’ 3 Luyện tập Hoạt động 4 Hệ thống kiến thức 5’ 4 Tìm tòi mở rộng Hoạt động 5 Giao bài tập về nhà( Phụ lục ) 2’ Hoạt động đặt vấn đề/khởi động:-Thời gian:3 phút -Mục tiêu: đặt vấn đề vào bài mới. -Hình thức học tập: thuyết trình. -phương tiện: lời nói -Các bước thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Ở tiết trước chúng ta vừa đi tìm hiểu những kiến thức đại cương về thấu kính như cấu tạo và phân loại thấu kính, các khái niệm về quang tâm, tiêu điểm, tiêu diện, tiêu cự, độ tụ. Tiết còn lại hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về sự tạo ảnh bởi thấu kính và các công thức của thấu kính. Trước tiên chúng ta tìm hiểu khái niệm ảnh và vật. Tiếp thu Bài 29 : THẤU KÍNH MỎNG (tiết 2) Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1.Hoạt động 2: Nghiên cứu sự tạo ảnh bởi thấu kính (27 phút) -Mục tiêu: +Biết được khái niệm ảnh, vật, cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính +Vẽ được ảnh tạo bởi thấu kính -Hình thức học tập: nhóm, đàm thoại giữa giáo viên với HS -phương tiện: bảng phụ ( bài tập trên giấy A2), SGK -Các bước thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Bằng kiến thức đã học và tham khảo sách giáo khoa các em cho thầy biết: - Tia tới qua quang tâm O của thấu kính, tia ló sẽ đi thế nào? - Tia tới song song với trục chính, tia ló sẽ đi thế nào? - Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính hay có đường kéo dài qua, tia ló sẽ đi thế nào? - Trong TH phải vẽ một tia bất kỳ các em về nhà tự nghiên cứu sách giáo khoa. -Vẽ ảnh của vật AB đặt trước thấu kính hội tụ , cách thấu kính 1 đoạn f<d<2f: I F O F’ I’ -AB: vật A’B’: ảnh A’:ảnh điểm của vật điểm A -Ảnh điểm: điểm đồng quy của chùm tia ló hay đường kéo dài của chúng. +ảnh thật:nếu chùm tia ló là chùm hội tụ +ảnh ảo: nếu chùm tia ló là chùm phân kì. -Vật điểm: là điểm đồng quy của chùm tia tới hay đường kéo dài của chúng.(chỉ xét vật thật trong chương trình học) -Chia HS làm 4 nhóm. - Phát phiếu học tập (các hình vẽ trên khổ giấy A2)yêu cầu HS vẽ ảnh của vật tạo bởi thấu kính - NX kết quả và đưa ra bảng tóm tắt trang 186 - Tia ló truyền thẳng - Tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính - Tia ló song song với trục chính -HS chia làm 4 nhóm - Làm trên phiếu học tập. IV. Sự tạo ảnh bởi thấu kính: 1. Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính: a) Các tia đặc biệt: - Tia tới qua quang tâm O của thấu kính thì truyền thẳng. - Tia tới song song với trục chính của thấu kính thì tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính F’ - Tia tới qua tiêu điểm vật chính F (hay có đường kéo dài qua F) thì tia ló song song với trục chính b) Vẽ tia bất kỳ: -SGK 2. Các trường hợp tạo ảnh bởi thấu kính: -Vẽ ảnh của vật AB đặt trước thấu kính hội tụ , cách thấu kính 1 đoạn f<d<2f: I F O F’ I’ -AB: vật A’B’: ảnh A’:ảnh điểm của vật điểm A -Ảnh điểm: điểm đồng quy của chùm tia ló hay đường kéo dài của chúng. +ảnh thật:nếu chùm tia ló là chùm hội tụ +ảnh ảo: nếu chùm tia ló là chùm phân kì. -Vật điểm: là điểm đồng quy của chùm tia tới hay đường kéo dài của chúng.(chỉ xét vật thật trong chương trình học) -SGK, trang 186 Hoạt động 3: Các công thức về thấu kính (8 phút) -Mục tiêu: Biết được công thức xác định vị trí ảnh, độ phóng đại, quy ước dấu. -Hình thức tổ chức dạy học: Đàm thoại giữa giáo viên và học sinh -Phương tiện : SGK -Các bước thực hiện: - Quy ước dấu: OA = d OA’ = d’ Với: d > 0, vật thật; d < 0 vật ảo (không xét). Ảnh thật d’ > 0, ảnh ảo d’ < 0. - Chiều và độ lớn của ảnh được xác định như thế nào? - Nếu k > 0 chiều của ảnh như thế nào? - Nếu k < 0? -Bằng kiến thức đã học và tham khảo sách giáo khoa các em cho thầy biết: - Công thức xác định vị trí ảnh? -Từ đó các em hãy rút các công thức để tính d, d’ và f? - Công thức xác định số phóng đại ảnh? - Vật và ảnh cùng chiều k>0 - Vật và ảnh ngược chiều k<0 - Công thức xác định vị trí ảnh: - Công thức xác định số phóng đại ảnh: V. Các công thức về thấu kính: a) Quy ước dấu: -vật thật : d=OA>0 -vật ảo : d<0 -ảnh thật :d’>0 -ảnh ảo : d’<0 b) Số phóng đại ảnh: - Vật và ảnh cùng chiều k>0 - Vật và ảnh ngược chiều k<0 1. Công thức xác định vị trí ảnh 2. Công thức xác định số phóng đại ảnh 3.Luyện tập: Hệ thống kiến thức (4 phút). -Mục đích: nhắc lại kiến thức về đường truyền của các tia sáng đặc biệt, các công thức thấu kính. -Hình thức học tập : Vấn đáp, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh -Phương tiện: Sách giáo khoa -Các bước thực hiện: Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng - Yêu cầu HS nhắc lại đường truyền của các tia sáng đặc biệt, các công thức thấu kính, quy ước dấu -Nhận xét và bổ sung câu trả lời của học sinh. - Chú ý cho HS: quy ước về dấu. - HS nhắc lại đường truyền của các tia sáng đặc biệt, các công thức thấu kính, quy ước dấu 4.Tìm tòi, mở rộng: thời gian 1 phút. -Mục đích: Giao nhiệm vụ về nhà(làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới) -Hình thức học tập: cá nhân. -Phương tiện: Sách giáo khoa -Các bước thực hiện: Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng - Giao nhiệm vụ về nhà: Hoàn thành các bài tập SGK/179, phiếu bài tập về nhà. - Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThau kinh mong tiet 2_12538262.doc
Tài liệu liên quan