Giáo án Vật lý 11 tiết 60: Mắt (Tiết 1)

Hoạt động 4: Tìm hiểu năng suất phân ly của mắt (8 phút)

-Mục tiêu:

 + Biết được cơ chế điều tiết của mắt

 + Biết được đặc điểm của điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rõ của mắt.

-Hình thức tổ chức dạy học: Đàm thoại giữa giáo viên và học sinh

-Phương tiện : SGK, hình vẽ

-Các bước thực hiện:

 

doc9 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 tiết 60: Mắt (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:60 (PPCT) Tên bài: Mắt ( Tiết 1) Ngày duyệt:/3/2018 Chữ kí của tổ/nhóm trưởng CM I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Nêu được cấu tạo quang học của mắt. -Phát biểu được thế nào là sự điều tiết của mắt, sự điều tiết của mắt ở cực cận, ở cực viễn. -Nêu được góc trông vật là gì, năng suất phân ly là gì. 2. Về kỹ năng: - Vận dụng được các khái niệm để xác định khoảng cực cận, khoảng cực viễn, khoảng nhìn rõ của mắt. 3. Về thái độ: - Tích cực, chủ động, hợp tác trong học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực:Giúp phát triển một phần nhỏ các năng lực sau: - Năng lực tự học: tự nghiên cứu SGK và nêu được cấu tạo quang học của mắt. -Năng lực phát hiện ,giải quyết vấn đề: HS phát hiện được vấn đề :” muốn nhìn rõ vật thì mắt phải điều tiết”, biết được cơ chế điều tiết của mắt. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị hình ảnh cấu tạo của mắt. 2. Học sinh: - Học bài cũ và đọc trước bài mới. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: MÔ TẢ CHUNG CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG Mô tả khái quát phương pháp thực hiện và chuỗi các hoạt động học trong bài học: STT Các bước Hoạt động Tên hoạt động Thời gian 1 Khởi động Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới. 7’ 2 Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2 Tìm hiểu cấu tạo quang học của mắt. 15’ 33’ Hoạt động 3 Tìm hiểu sự điều tiết của mắt , điểm cực cận, điểm cực viễn. 10’ Hoạt động 4 Tìm hiểu năng suất phân ly của mắt. 8’ 3 Luyện tập Hoạt động 5 Hệ thống kiến thức 5’ 4 Tìm tòi mở rộng Hoạt động 6 Giao bài tập về nhà 1’ Hoạt động đặt vấn đề/khởi động:-Thời gian:7 phút -Mục tiêu: kiểm tra bài cũ , đặt vấn đề vào bài mới. -Hình thức học tập: cá nhân, thuyết trình. -Phương tiện: lời nói -Các bước thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Giáo viên gọi 1 HS lên bảng kiểm tra bài cũ. Câu hỏi kiểm tra: 1. Hãy viết công thức thấu kính, giải thích các đại lượng trong công thức. 2. Viết công thức của độ phóng đại k ? 3. Muốn giữ khoảng cách từ ảnh đến thấu kính không đổi khi khoảng cách từ vật đến thấu kính thay đổi, thì tiêu cự f có phải thay đổi không? Nếu có , hãy viết biểu thức xác định tiêu cự lúc đấy. - Đặt vấn đề vào bài mới : Mắt là 1 bộ phận thu nhận ánh sáng giúp người nhìn thấy các vật xung quanh .Vậy có khi nào mà đặt vật trước mắt mà mắt người không nhìn thấy không?Ví dụ như đặt 1 con vi khuẩn ở trước mắt, hoặc đặt một vật gì đấy ở gần mắt. Để trả lời cho câu hỏi đấy , chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay : “tiết 60 :Mắt (tiết 1)”. Để biết được cơ chế tạo ảnh của mắt , chúng ta tim hiểu phần đầu tiên: I. Cấu tạo quang học của mắt. d: khoảng cách vật –TK d’:khoảng cách TK- ảnh f: tiêu cự của thấu kính. k>0 : vật- ảnh cùng chiều k<0: vật ảnh ngược chiều. -tiêu cự thay đổi, biểu thức: -Có Tiết 60 : MẮT (tiết 1) Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1.Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo quang học của mắt ( 15 phút) -Mục tiêu: Biết được các bộ phận của mắt , cấu tạo quang học của mắt -Hình thức học tập: lớp,thuyết trình kết hợp đàm thoại giữa giáo viên với HS -phương tiện: tranh vẽ cấu tạo mắt. -Các bước thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng -GV treo hình vẽ cấu tạo của mắt lên bảng. -Yêu cầu học sinh dựa vào hình vẽ , và tự nghiên cứu sách giáo khoa , hãy nêu cấu tạo của mắt. -GV cho biết thêm các đặc điểm của từng bộ phận. - Giới thiệu hệ quang học của mắt và hoạt động của nó. - Để nhìn thấy rõ các vật thì ảnh thật của vật phải tạo ra ở màng lưới.Khi khoảng cách từ vật đến mắt thay đổi, tức là vật ở các vị trí khác nhau đặt trước mắt , muốn mắt nhìn rõ được vật thì ảnh thật của vật luôn luôn phải tạo ra ở màng lưới. Để làm được điều đó , mắt phải thay đổi tiêu cự. Việc đó được gọi là sự điều tiết của mắt . Để tìm hiểu rõ hơn cơ chế điều tiết của mắt ,chúng ta sang phần “II.Sự điều tiết của mắt.Điểm cực viễn, điểm cực cận.” -Hs quan sát. -Mắt cấu tạo gồm : màng giác ,thủy dịch , lòng đen , con ngươi, thể thủy tinh, cơ vòng, dịch thủy tinh , màng lưới. I.CẤU TẠO QUANG HỌC CỦA MẮT: - cấu tạo : màng giác ,thủy dịch , lòng đen , con ngươi, thể thủy tinh, cơ vòng, dịch thủy tinh , màng lưới. + Thể thủy tinh: Khối chất đặc trong suốt có hình dạng thấu kính hai mặt lồi. + Màng lưới (võng mạc): nơi tập trung đầu các sợi dây thần kinh thị giác. Ở màng lưới có điểm vàng V và điểm mù . - Hệ quang học của mắt được coi tương đương một thấu kính hội tụ gọi là thấu kính mắt. - Mắt hoạt động như một máy ảnh, trong đó: + Thấu kính mắt có vai trò như vật kính. + Màng lưới có vai trò như phim. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự điều tiết của mắt, điểm cực viễn, điểm cực cận (10 phút) -Mục tiêu: + Biết được cơ chế điều tiết của mắt + Biết được đặc điểm của điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rõ của mắt. -Hình thức tổ chức dạy học: Đàm thoại giữa giáo viên và học sinh -Phương tiện : SGK, hình vẽ -Các bước thực hiện: -Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để cho ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới. -Vậy thì mắt thay đổi tiêu cự bằng cách nào, mời các em xem hình vẽ mô tả cơ chế điều tiết của mắt. ? Khi cơ vòng của mắt ở trạng thái bình thường thì tiêu điểm ảnh của thấu kính mắt nằm ở đâu ? ? Khi cơ vòng của mắt bóp tối đa ( mắt ở trạng thái điều tiết tối đa thì tiêu điểm F’ nằm ở đâu? -Nhìn trên hình vẽ , khi cơ mắt điều tiết thì hình dạng của thể thủy tinh thay đổi như thế nào? àKhi cơ vòng bóp lại làm thể thủy tinh phồng lên , làm giảm bán kính cong của của thấu kính mắt, do đó tiêu cự của mắt giảm. + Khi mắt không điều tiết, điểm trên trục của mắt mà ảnh tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực viễn CV. Đó cũng là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ. Mắt không có tật CV ở xa vô cùng (OCV = ¥). - Tương tự điểm cực viẽân, yêu cầu học sinh trình bày về điểm cực cận của mắt. - Yêu cầu học sinh xem bảng 31.1 và rút ra nhận xét. + Khoảng cách giữa CV và CC gọi là khoảng nhìn rỏ của mắt. OCV gọi là khoảng cực viễn, Đ = OCC gọi là khoảng cực cận. -HS quan sát. - Trên màng lưới -Trước màng lưới -Khi cơ vòng bóp lại làm thể thủy tinh phồng lên - Ghi nhận điểm cực viễn của mắt. + Khi mắt điều tiết tối đa, điểm trên trục của mắt mà ảnh còn được tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực cận CC. Đó cũng là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ. -Càng lớn tuổi điểm cực cận càng lùi xa mắt. II.Sự điều tiết của mắt, điểm cực viễn, điểm cực cận. 1.Sự điều tiết của mắt: -Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đôi tiêu cự của mắt để cho ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới. -Mắt ỏ trạng thái không điều tiết: tiêu cự mắt lớn nhất :fmax . -Mắt ở trạng thái điều tiết tối đa: tiêu cự mắt nhỏ nhất : fmin 2. Điểm cực viễn. Điểm cực cận -Điểm cực viễn CV là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ. -Điểm cực viễn CV là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ. + CcCv: khoảng nhìn rõ của mắt +OCv: khoảng cực viễn +OCc: khoảng cực cận Hoạt động 4: Tìm hiểu năng suất phân ly của mắt (8 phút) -Mục tiêu: + Biết được cơ chế điều tiết của mắt + Biết được đặc điểm của điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng nhìn rõ của mắt. -Hình thức tổ chức dạy học: Đàm thoại giữa giáo viên và học sinh -Phương tiện : SGK, hình vẽ -Các bước thực hiện: - Vẽ hình, giới thiệu góc trông vật của mắt. α : góc trông vật -Để mắt có thể phân biệt được 2 điểm A và B thì góc trông vật không thể nhỏ hơn một giá trị tối thiểu gọi là năng suất phân ly ε của mắt. Khi đó , ảnh của điểm đầu và điểm cuối của vật AB được tạo ra ở 2 tế bào thần kinh thị giác kế cận nhau.Năng suất phân ly thay đổi tùy theo từng người, nhưng giá trị trung bình là ε = αmin 1’ ? Tại sao con vi khuẩn đặt trước mắt ta( cụ thể là trong khoảng nhìn thấy của mắt) mà ta lại không nhìn thấy nó? ? Điều kiện để mắt người nhìn thấy một vật đặt trước mắt là gì? -Góc trông con vi khuẩn nhỏ hơn năng suất phân ly của mắt người. -Vật đặt trong khoảng nhìn thấy của mắt và góc trông vật lớn hơn năng suất phân ly của mắt. III.Năng suất phân ly của mắt: α : góc trông vật - Góc trông vật nhỏ nhất mà mắt có thể phân biệt được 2 điểm A và B được gọi là năng suất phân ly ε của mắt. ε = αmin 1’ 3.Luyện tập: Hệ thống kiến thức (5 phút). -Mục đích: nhắc lại kiến thức về cấu tạo quang học của mắt, sự điều tiết của mắt ,cơ chế điều tiết của mắt, điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng nhìn rõ của mắt, năng suất phân ly của mắt. -Hình thức học tập : Vấn đáp, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh -Phương tiện: Sách giáo khoa -Các bước thực hiện: Hoạt động 5: Hệ thống kiến thức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng - Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về cấu tạo quang học của mắt, sự điều tiết của mắt ,cơ chế điều tiết của mắt, điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng nhìn rõ của mắt, năng suất phân ly của mắt. -Nhận xét và bổ sung câu trả lời của học sinh. HS nhắc lại kiến thức về cấu tạo quang học của mắt, sự điều tiết của mắt ,cơ chế điều tiết của mắt, điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng nhìn rõ của mắt, năng suất phân ly của mắt. 4.Tìm tòi, mở rộng: (thời gian 1 phút) -Mục đích: Giao nhiệm vụ về nhà -Hình thức học tập: cá nhân. -Phương tiện: Sách giáo khoa -Các bước thực hiện: Hoạt động 6: Tìm tòi mở rộng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng - Giao nhiệm vụ về nhà: học bài cũ và đọc trước nội dung “IV, V:Các tật của mắt và cách khắc phục “ trang 201 - Cá nhân nhận nhiệm vụ học tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 31 Mat_12318665.doc
Tài liệu liên quan