BUỔI CHIỀU:
Tiết 1: Đạo đức
BÀI 2: BIẾT NHẬN LỖI, SỬA LỖI( Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU
- HS hiểu khi có lỗi thì nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực.
- HS biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận lỗi và sửa lỗi.
- HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Phiếu thảo luận nhóm nhóm.
7 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án VNEN Lớp 2 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2016.
Buổi sáng:
Tiết 1: HĐTT
TẬP TRUNG TRÊN SÂN TRƯỜNG CHÀO CỜ
Tiết 2+ 3: Tiếng việt
BÀI 4A: ĐỪNG GIẬN NHAU BẠN NHÉ!( Tiết 1+2)
Tiết 4: Thể dục( GV bộ môn dạy)
_______________________________
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Âm nhạc (có GV dạy)
Tiết 2: Toán
BÀI 9: 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ( Tiết 1)
Tiết 3: Tiếng việt
ÔN TẬP BÀI 4A
I/ Mục tiêu:
- HS đọc và hiểu bài Bím tóc đuôi sam.
- HS viết đúng đoạn 4 bài Bím tóc đuôi sam.
II/ Các hoạt động dạy và học
Bài 1: Đọc đúng bài Bím tóc đuôi sam.
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS thi đọc đoạn, đọc cả bài
Bài 2: Hiểu bài Bạn của Nai Nhỏ
Các bạn gái khen Hà thế nào?
Vì sao Hà khóc?
Thầy giáo làm cho HÀ vui lên bằng cách nào?
Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì?
Bài 3: Viết chính tả đoạn 4 bài Bím tóc đuôi sam.
- HS tự viết đoạn 4 vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi.
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2016.
Tiết 1: Toán
BÀI 9: 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ( Tiết 1)
Tiết 2: Tiếng việt
BÀI 4A: ĐỪNG GIẠN NHAU BẠN NHÉ!( Tiết 3)
Tiết 3: Tiếng việt
BÀI 4B: ĐỪNG KHÓC BẠN ƠI( Tiết 1)
Tiết 4: Thủ công( GV bộ môn dạy)
Bài 3: GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC( Tiết 1)
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP: 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ
I/ Mục tiêu:
- HS thuộc lòng bảng 9 cộng với một số: đặt tính đúng, thực hiện tính đúng, so sánh số đúng.
HS giải được bài toán bằng một phép cộng dạng 9 cộng với một số.
II/ Các hoạt động dạy học:
Bài 1: Học thuộc bảng cộng 9 cộng với một số.
- HS học thuộc bảng cộng và chơi trờ chơi Sì điện
9 + 2 = 9 + 6 =
9 + 3 = 9 + 7 =
9 + 4 = 9 + 8 =
9 + 5 = 9 + 9 =
Bài 2: Đặt tính rồi tính
9 + 2 9 + 6
9 + 4 9 + 8
9 + 5 9 + 9
Bài 3: Điền dấu
9 + 9 . 19 9 + 3 3 + 9
Bài 4: Giải bài toán: Nhà em có 9 con gà, mẹ mua thêm 5 con gà nữa. Hỏi nhà em có tất cả bao nhiêu con gà?
Tiết 2+3: Tiếng việt
ÔN TẬP BÀI 4B
I/ Mục tiêu:
- HS kể được câu chuyện Bím tóc đuôi sam.
- Viết đúng chữ hoa C, từ Chia, các từ ngữ Chia ngọt sẻ bùi.
II/ Các hoạt động dạy học:
Bài 1: HS kể được câu chuyện Bím tóc đuôi sam.
HS thực hiện trong nhóm: Mỗi bạn kế một đoạn.
Kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện.
HS thi kể trước lớp.
Bình chọn bạn kế hay nhất.
Bài 2: Viết đúng chữ hoa chữ hoa C, từ Chia, các từ ngữ Chia ngọt sẻ bùi.
- Viết bảng con: C, Chia
- Viết vào vở ô ly: chữ hoa C, từ Chia, các từ ngữ Chia ngọt sẻ bùi mỗi nội dung 2 lần.
Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2016.
Tiết 1: Thể dục( GV bộ môn dạy)
Tiết 2+3: Tiếng việt
BÀI 4B: ĐỪNG KHÓC BẠN ƠI ( Tiết 2+3)
Tiết 4: Toán
BÀI 9: 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ( Tiết 2)
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1: Đạo đức
BÀI 2: BIẾT NHẬN LỖI, SỬA LỖI( Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU
- HS hiểu khi có lỗi thì nhận lỗi và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm, trung thực.
- HS biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận lỗi và sửa lỗi.
- HS biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Phiếu thảo luận nhóm nhóm.
III/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
HĐ1: Đóng vai theo tình huống
- Việc 1: GV chia nhóm HS và phát phiếu giao việc.
- Việc 2: Các nhóm chuẩn bị đóng vai một tình huống.
- Việc 3: Các nhóm lên trình bày cách ứng xử của mình qua tiểu phẩm.
- Việc 4: Cả lớp nhận xét
- GV kết luận
HĐ2: Thảo luận.
- GV chia nhóm HS và phát phiếu giao việc.
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp nhận xét.
- GV kết luận.
HĐ3: Tự liên hệ
- Một số em lên kể những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi.
- HS lên trình bày.
- GV cùng HS phân tích tìm ra cách giải quyết đúng.
- GV khen những HS trong lớp biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- GV kết luận.
* Hoạt động ứng dụng
- Chuẩn bị kể một trường hợp em đã nhận lỗi, sửa lỗi hoặc người khác đã nhận lỗi và sửa lỗi với em.
__________________________
Tiết 2+3: HĐTT( Tổng Phụ trách Đội thực hiện)
Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2016.
Tiết 1: Toán
EM THỰC HIỆN PHÉP TÍNH DẠNG 49 + 25; 29 + 5 NHƯ THẾ NÀO?
( Tiết 1)
Tiết 2+ 3: Tiếng việt
BÀI 4C: BẠN BÈ LUÔN BÊN NHAU( Tiết 1+2)
- Yêu cầu 6: Chuyển hoạt động nhóm thành hoạt động cả lớp.
Tiết 4: TNXH
BÀI 2: LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN ( Tiết 2)
BUỔI CIỀU:
Tiết 1: Mĩ Thuật (Có Gv dạy)
Tiết 2: Toán
ÔN TẬP DẠNG TOÁN 49 + 25; 29 + 5
I/ Mục tiêu:
- Thực hiện được các phép tính cộng dạng 49 + 25; 29 + 5
- HS thực hiện được các phép tính cộng, trừ có đơn vị đo là cm, dm.
- HS giải được bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng dạng vừa học trên.
II/ Các hoạt động dạy học:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
29 + 45 19 + 9
39 + 18 59 + 7
79 + 19 69 + 1
Bài 2: Tính
19 cm + 17 cm = 94 cm – 42 cm =
19 dm + 48 dm = 69 dm – 36 dm =
Bài 3: Giải bài toán
Lớp em có 9 bạn nam và 9 bạn nữ. Hỏi lớp em có tất cả bao nhiêu bạn?
Tiết 3: An toàn giao thông
BÀI 2: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ
A - MỤC TIÊU :
1. Kiến thức
- HS kể tên và mô tả một số đường phố nơi em ở hoặc dường phố mà các em biết (rộng , hẹp, biển báo, vỉa hè , ....)
- HS biết được sự khác nhau của đương phố, ngõ( hẻm ), ngã ba, ngã tư, ...
2. Kĩ năng
- Nhớ tên và nêu được đặc điểm đường phố (hoặc nơi HS sinh sống).
- Hs nhận biết được các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an toàn của đường phố.
3. Thái độ
- HS thực hiện đùng qui định đi trên đường phố.
II/ NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
1- Ổn định lớp :
2- Một số đặc điểm của đường phố là:
- Đường phố có tên gọi.
- Mặt đường trải nhựa hoặc bê tông.
- Có lòng đường (dành cho các loại xe) vỉa hè (dành cho người đi bộ).
- Có đường các loại xe đi theo một chiều và đường các loại xe đi hai chiều.
- Đường phố có (hoặc chưa có) đèn tín hiệu giao thông ở ngã ba, ngã tư.
- Đường phố có đèn chiếu sáng về ban đêm.
Khái niệm: Bên trái- Bên phải
Các điều luật có liên quan: Điều 30 khoản 1,2,3,4,5 (Luật GTĐB).
3- Dạy bài mới:
HĐ1:Giới thiệu đường phố
- GV phát phiếu bài tập:
+HS nhớ lại tên và một số đặc điểm của đường phố mà các em đã quan sát.
- GV gọi một số HS lên kể cho lớp nghe về đường phố ở gần nhà (hoặc gần trường) mà các em đã quan sát.GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi:
1.Tên đường phố đó là ?
2. Đường phố đó rộng hay hẹp?
3. Con đường đó có nhiều hay ít xe đi lại?
4. Có những loại xe nào đi lại trên đường?
5.Con đường đó có vỉa hè hay không?
- GV có thể kết hợp thêm một số câu hỏi:
+ Xe nào đi nhanh hơn?(Ô tô xe máy đi nhanh hơn xe đạp).
+ Khi ô tô hay xe máy bấm còi người lái ô tô hay xe máy có ý định gì?
+ Em hãy bắt chước tiếng còi xe (chuông xe đạp, tiếng ô tô, xe máy).
- Chơi đùa trên đường phố có được không?Vì sao?
HĐ2:Quan sát tranh
- GV treo ảnh đường phố lên bảng để học sinh quan sát
- GV đặt các câu hỏi sau và gọi một số em HS trả lời:
+ Đường trong ảnh là loại đường gì?(trải nhựa; Bê tông; Đá; Đất).
+ Hai bên đường em thấy những gì?(Vỉa hè, nhà cửa, đèn chiếu sáng, có hoặc không có đèn tín hiệu).
+ Lòng đường rộng hay hẹp?
+ Xe cộ đi từ phía bên nào tới?(Nhìn hình vẽ nói xe nào từ phía bên phải tới xe nào từ phía bên trái tới).
HĐ3 :Vẽ tranh
- GV đặt các câu hỏi sau để HS trả lời:
+Em thấy người đi bộ ở đâu?
+Các loại xe đi ở đâu?
+Vì sao các loại xe không đi trên vỉa hè?
HĐ4: Trò chơi “Hỏi đường”
- GV đưa ảnh đường phố, nhà có số cho HS quan sát.
- Hỏi HS biển đề tên phố để làm gì?
- Số nhà để làm gì?
Kết luận: Các em cần nhớ tên đường phố và số nhà nơi em ở để biết đường về nhà hoặc có thể hỏi thăm đường về nhà khi em không nhớ đường đi.
* Củng cố
a)Tổng kết lại bài học:
+ Đường phố thường có vỉa hè cho người đi bộ và lòng đường cho các loại xe.
+ Có đường một chiều và hai chiều.
+ Những con đường đông và không có vỉa hè là những con đường không an toàn cho người đi bộ.
+ Em cần nhớ tên đường phố nơi em ở để biết đường về nhà.
b)Dặn dò về nhà
+Khi đi đường, em nhớ quan sát tín hiệu đèn và các biển báo hiệu để chuẩn bị cho bài học sau.
Lắng nghe
- Làm phiếu.
- Vài hs kể.
- Trả lời.
- Thực hiện.
- Trả lời.
-Trả lời.
- Quan sát.
- 2 HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Liên hệ.
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2016.
Tiết 1: Toán
EM THỰC HIỆN PHÉP TÍNH DẠNG 49 + 25; 29 + 5 NHƯ THẾ NÀO?
( Tiết 2)
Tiết 2: Tiếng việt
BÀI 4C: BẠN BÈ LUÔN BÊN NHAU( Tiết 3)
Tiết 3: Tiếng việt
ÔN TẬP BÀI 4C
I/ Mục tiêu:
Đọc và hiểu bài Trên chiếc bè.
Viết đúng chính tả đoạn 1, 2 bài Trên chiếc bè.
II/ Các hoạt động dạy học:
Bài 1: Đọc đúng bài Trên chiếc bè
- HS nối tiếp đọc câu.
- HS nối tiếp đọc đoạn.
- HS nối tiếp đọc bài.
- HS nối tiếp thi đọc, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
Bài 2: Trả lời các câu hỏi:
- Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách nào?
- Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi trên sông vào mùa nào?
- Trên đường đi, Dế Mèn và Dế Trũi nhìn thấy cảnh vật ra sao?
- Những từ ngữ nào tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế?
Bài 3: Viết đúng chính tả đoạn 1, 2 bài Trên chiếc bè
- GV đọc HS tự viết bài vào vở.
- HS đổi vở sửa lỗi.
Tiết 4: Sinh hoạt lớp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 4.doc
- Tuần 4 A.doc