Giáo án_an toàn giao thông_lớp 3

+Hoạt động 2: Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ.

-Các em đã đi trên đường tỉnh, đường huyện, theo em điều kiện nào đảm bảo ATGT cho những con đường đó?

 

 

-Tại sao đường quốc lộ,có đủ điếu kiện nói trên lại xảy ra tai nạn giao thông ?

 

GV kết luận: Những điều kiện an toàn cho các con đường.

-Đường phẳng,đủ rộng để các xe tránh nhau .

-Có giải phân cách các vạch kẻ đơừng chia các làn xe chạy.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8761 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án_an toàn giao thông_lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: HS nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ, hs nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và chưa an toàn. 2.Kỹ năng: phân biệt được các loại đường bộ vá biết cách đi trên các con đường đó một cách an toàn. 3.Thái độ: Thực hiện đúng qui định về giao thông đường bộ. II.CHUẨN BỊ: GV:Bàn đồ GTĐB Việt Nam, tranh ảnh đường phố, đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh lộ,…… dụng cụ trò chơi "Ai nhanh ai đúng " HS: sưu tầm tranh ảnh về các loại đường. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: -GV giới thiệu về môn học ATGT 3.Bài mới: Hôm nay chúng ta học ATGT bài "Giao thông đường bộ " - GV ghi tựa +Hoạt động 1: Giới thiệu các loại đường bộ. -HS quan sát 4 bức tranh và nêu nội dung của từng bức tranh? -GV cho HS nhận xét các con đường trên GV kết luận: Hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta gồm có: Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường làng xã,dường đô thị. +Hoạt động 2: Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ. -Các em đã đi trên đường tỉnh, đường huyện, theo em điều kiện nào đảm bảo ATGT cho những con đường đó? -Tại sao đường quốc lộ,có đủ điếu kiện nói trên lại xảy ra tai nạn giao thông ? GV kết luận: Những điều kiện an toàn cho các con đường. -Đường phẳng,đủ rộng để các xe tránh nhau . -Có giải phân cách các vạch kẻ đơừng chia các làn xe chạy. -Có cọc tiêu, biển báo hiệu GT. -Có đèn tín hiệu giao thông, vạch đi bộ qua đường, có đèn chiếu sáng. +Hoạt động 3: Qui định đi trên đường quốc lộ, tỉnh lộ. -Người đi trên đường nhỏ ra đường quốc lộ phải đi như thế nào? -Đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải đi như thế nào? 4.Củng cố: -Hôm nay chúng ta học ATGT bài gì ? -Em hãy kể tên các loại đường mà em đã được học? -Em hãy nêu nội dung bài học ở SGK? 5.Dặn dò: -Về nhà học bài – chuẩn bị bài ATGT tiếp theo. Nhận xét tiết học. -HS lắng nghe -HS nhắc -HS nêu Tranh 1: Giới thiệu trên đường quốc lộ. Tranh 2: Giới thiệu trên đường phố. Tranh 3: Giới thiệu trên đường tỉnh. Tranh 4: Giới thiệu trên đường xa. -HS nêu nhận xét từng bức tranh -……..mặt đường phẳng, trải nhựa, có biển báo hiệu giao thông, có cọc tiêu, có vạch kẻ phân làn xe có đường dành cho xe thô Sơ hoặc lề đường rộng là điều kiện để đi lại được an toàn. -….đường quốc lộ được làm mới có chất lượng tốt, xe đi lại nhiều chạy nhanh. Nhưng vì ý thức của người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông nên hay xảy ra tai nạn. -Phải đi chậm, quan sát kỹ khi ra đường lớn, nhường đường cho xe đi trên đường quốc lộ chạy qua mới vượt qua đường hoặc đi cùng chiều. -……..người đi bộ phải đi sát lề đường,không chơi đùa, ngồi ở lòng đường,không qua đường ở nơi ù đường cong có cây hoặc vật cản che khuất, chỉ nên đi qua ở nơi qui định (có vạch đi bộ qua đường, có biển chỉ dẫn người đi bộ qua đường) -……Giao thông đường bộ. -…….đường quốc lộ, đường tỉnh.đường huyện.đường làng xã, đường đô thị. -…..HS nêu ở SGK Bài 2 : GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT I . MỤC TIÊU 1 . Kiến thức HS nắm được đặc điểm giao thông đường sắt (GTĐS) những qui định đảm bảo an toàn GTĐS . 2 . Kĩ năng HS biết thực hiện những qui định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ ( có rào chắn và không có rào chắn) . 3. Thái độ Có ý thức không đi bộ hoặc chơi trên đường sắt , không ném đất đá hay vật cứng lên tàu II . CHUẨN BỊ Biển báo hiệu nới có đường sát đi qua có rào chắn và không có rào chắn . Tranh ảnh về đường sắt , nhà ga tàu hoả . Bản đồ tuyến đường sắt Việt Nam . Phiếu học tập . III . CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 . Ổn định 2 . Bài cũ GV nhận xét 3. Bài mới * Hoạt động 1 : Đặc điểm của giao thông đường sắt . GV hỏi : + Để vận chuyển người và hàng hoá , ngoài các phương tiện ôtô , xe máy em nào biết còn có loại phương tiện nào ? + Tàu hoả đi trên loại đường như thế nào ? + Em hiểu thế nào là đường sắt ? + Em nào đã được đi tàu hoả, em hãy nói sự khác biệt giữa tàu hoả và ô tô ? - GV dùng tranh ảnh đường sắt , nhà ga , tàu hoả giới thiệu . + Vì sao tàu hoả phải có đường riêng ? + Khi gặp tình huống nguy hiểm , tàu hoả có thể dừng ngay được không ? * Hoạt động 2 : Giới thiệu hệ thống đường sắt nước ta . GV treo bản đồ đường sắt Việt Nam giới thiệu . GV : Đường sắt nước ta đi qua nhiều thành phố , thị trấn , làng xã nơi đông dân , cắt ngang qua nhiều đoạn đường GTĐB ( nhiều nơi không có rào chắn) nên dễ xảy ra tai nạn cho người đi trên đường bộ Nếu khong có ý thức chấp hành những qui địng về ATGT. * Hoạt động 3 : Những qui định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang . * Kết kuận : Không đi bộ , ngồi chơi trên đường sắt . Không ném đá , đất lên tàu gây tai nạn cho người trên tàu . * Hoạt động 4 : Luyện tập GV củng cố nhận thức về đường sắt và đảm bảo an toan giao thông đường sắt . 4 . Củng cố : - Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hoả . - Cần nhớ những qui định trên để giữ an toàn cho mình và nhắc nhở mọi người thực hiện . Em hãy nêu các loại đường bộ ở nước ta ? … tàu hoả … đường sắt … là loại đường dành riêng cho tàu hoả có 2 thanh sắt nố dài còn gọi là đường ray .(3 HS nhắc lại) … tàu hoả gồm có đầu máy và các toa chở hàng , toa chở khách , tàu hoả chở được nhiều người và hàng hoá . …tàu hoả gốm có đầu tàu , kéo theo nhiều toa tàu , thành đoàn dài , chở nặng , chạy nhanh nên khi dừng phải có thời gian , các PTGT khác phải nhường đường cho tàu hoả . …Tàu không dừng được ngay vì tàu rất dài , chở nặng , chạy nhanh nên hki dừng phài có thời gian để tàu đi chậm dần rồi mới dừng lại được . 6 HS chỉ trên bản đocác tuyến đường sắt đó là : Hà Nội – Hải Phòng ; Hà Nội – TP HCM Hà Nội – Lào Cai ; Hà Nội – Lạng Sơn ; Hà Nội – Thái Nguyên . HS các nhóm thảo luận phiếu HT của nhóm mình . Đại diện báo cáo Hs nh?c l?i Bài 3 : BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ . I. M?C TIÊU: -HS nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu được nội dung hai nhóm biển báo giao thông: biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn. -HS giải thích được ý nghĩa của các biển báo hiệu: 204,210,211,423(a,b),434,443, 424. -HS nhận dạng và vận dụng, hiểu biết về biển báo hiệu khi đi đường để làmtheo hiệu lệnh của biển báo hiệu. -Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông. Mọi người phải chấp hành. II. CHUẨN BỊ: 3 biển báo đã học lơ Các biển báo nguy hiểm và biển chỉ dẫn. HS ôn lại các biển báo đã học ở lớp 2 III. LÊN LỚP: Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. 1).KTBC:-GV KT sự chuẩn bị của học sinh. Gọi 3 HS lên bảng. -Đường sắt là PTGT thuận tiện vì sao? -Nêu tên biển số 210 và 211? -Nêu những quy định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang? Nhận xét. 2) Bài Mới :GT Ghi Tựa HĐ1: Ôn các biển báo đã học: -Ở lớp 2 em học những biển báo nào? -Nêu TD của biển báo hiệu GT? GV nhận xét tuyên dương KL: Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông. Mọi người phải chấp hành. _ HĐ2:Tìmhiểucác biển báo hiệu G/Tmới. GV chia lớp thành 4 nhóm giao cho mỗi nhóm 2 loại biển yêu cầu HS nhận xét, nêu đặc điểm của loại biển đó về: hình dáng, màu sắc hình dáng bên trong. Mời đại diện báo cáo. GV viết ý kiến của HS lên bảng. +Hình dáng: hình tam giác. +Màu sắc: nền màu vàng xung quanh viền màu đỏ. +hình vẽ màu đen thể hiện nội dung. GV giảng: Đường 2 chiều là đường có 2 làn xe chạy ngược chiều nhau ở 2 bên đường. Đường bộ giao nhau với đường sắt là đoạn đường có đường sắt cắt ngang qua đ/ bộ. + Các em nhìn thấy những biển này ở đoạn đường này, tác dụng của những biển báo nguy hiểm là gì? GV tóm tắt: biển báo nguy hiểm có hình tam giác viền đỏ nền màu vàng, hình vẽ màu đen báo hiệu cho ta biết những nguy hiểm cần tránh khi đi trên đoạn đường đó. - Giới thiệu biển chỉ dẫn giao thông - Mời đại diện nhóm lên trình bày - GV ghi tóm tắt: Hình dáng:Hình vuông. Màu xanh. Hình vẽ bên trong màu trắng. GV kết luận: Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc HCN nền màu xanh bên trong có ký hiệu hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng(hoặc màu vàng để chỉ dẫn cho người đi đường những điều được làm theo hoặc cần biết. Hoạt động 3: Nhận biết đúng biển báo. - Trò chơi tiếp sức: Đọc tên các biển báo. - GV chia lớp thành 3 đội, mỗi đội 3 em. Đội 1 đọc tên nhóm biển báo cấm. Đội 2 đọc tên nhóm biển báo nguy hiểm. Đội 3 đọc tên nhóm biển báo chỉ dẫn GV nhận xét tuyên dương Cũng cố: + Em vừa học an toàn giao thông bài gì? + Nêu tên các loại biển báo mà em biết? - GV nhận xét tuyên dương GDTT: Các em tìm hiểu về đường bộ thực hiện đúng luật đi đường Ta phải tuân theo sự chỉ dẫn của biển báo hiệu. - Về nhà thực hành và chuẩn bị bài: kỹ năng đi bộ và qua đường an toàn. Lớp trưởng báo cáo . HS1: Đường sắt là PTGT thuận lợi vì tàu chở được nhiều người và hàng hoá. Người đi tàu không mệt có thể ngủ lại trên tàu HS2: Biển số 210 là nơi có tàu hoả đi qua có rào chắn. 211 là nơi có tàu hoả đi qua không có rào chắn. HS3: Khi đi đường gặp nơi có đường sắt cắt ngang ta phải quan sát kỹ. Không chạy chơi trên đường sắt không ném đất đá lên tàu. Không cố vượt qua đường sắt khi tàu sắp chạy đến hoặ¨c khi rào chắn đã đóng Nhắc Tựa . -Biển báo cấm:101,biển báo cấm người đi bộ. 112,biển báo cấm đi ngược chiều. 102. 3HS lên nêu tên và chọn đúng biển báo. - Nhận xét - HS làm việc theo nhóm. TL:Nêu đăïc điểm và nội dung mỗi bức tranh. Biển số 204 là biển báo nguy hiểm giới thiệu đường hai chiều. Biển số 210 là đường giao nhau với đường sắt có rào chắn. Biển số 211 là đường giao nhau với đường sắt không có rào chắn. Cả lớp lắng nghe + Những biển báo này thường được gắn ở những đoạn đường nguy hiểm. Có tác dụng báo cho người đi đường biết để tránh những tai nạn có thể xảy ra. Biển số 423: là đường dành cho người đi bộ qua đường. Biển số 434: là biển chỉ dẫn bến xe Buýt. Biển số 443:là biển chỉ dẫn có chợ HS nhắc lại tên các biển báo - HS tham gia trò chơi. Mỗi nhóm 3 bạn cùng đọc: “chúng tôi là biển báo cấm” một em đọc “tôi là biển báo đường cấm”. HS2 đọc “tôi là đường dành riêng cho người đi bộ”. HS3 đọc “tôi là biển báo cấm người đi bộ”. - Lớp theo dõi nhận xét. + Biển báo hiệu giao thông đường bộ. - HS nêu. Bài 4 : KĨ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN I . MỤC TIÊU 1 . Kiến thức cần đạt : Biết các đặc điểm an toàn , kém an toàn của đường phố . 2 . Kĩ năng : Biết chọn nơi qua đường an toàn . Biết xử lí khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn 3 . Thái độ Chấp hành những qui định của luật giao thông đường bộ . II . CHUẨN BỊ Phiếu giao việc Năm bức tranh về những nơi qua đường khong an toàn . III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Đi bộ an toàn trên đường - Để đi bộ được an toàn , em phải đi trên đường nào và đi như thế nào ? - GV nêu tình huống : Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có vỉa hè , em sẽ đi như thế nào ? * Hoạt động 2 : Qua đường an toàn - Những tình huống qua đường không an toàn Gv gợi ý cho các em nhận xét về những nơi qua đường không an toàn . +Muốn qua đường an toàn phải tránh những điều gì ? * Qua đường ở nơi không có tín hiệu giao thông - Nếu qua đường ở nơi không có tín hiệu đèn giao thông , em sẽ đi như thế nào ? + Em quan sát như thế nào ? + Em nghe , nhìn thấy gì ? + theo em khi nào qua đường an toàn ? + Em nên qua đường như thế nào ? * GV kết luận : * Hoạt động 3 : Bài tập thực hành Làm bài tập + Em hãy sắp xếp theo trình tự các động tác khi qua đường : ( suy nghĩ , đi thẳng , lắng nghe , quan sát , dừng lại) - GV nhận xét sửa sai * Củng cố . - Làm thế nào để qua đường an toàn ở nơi không có tín hiệu . - Các bước để qua đường an toàn ? - Các em phải có thói quen quan sát xe cộ trên những đường phố cụ thể đường em thường đi qua . - đi bộ trên vỉa hè - Đi với người lớn và năm tay người lớn . - Phải chú ý quan sát trên đường đi , không mải nhìn của hàng hoặc qung cảnh trên đường . … đi sát lề đường bên phải . - HS cả lớp chia lớp thành 6 nhóm , thảo luận về nội dung 5 bức tranh + Không qua đường ở giữa đoạn đường , nơi nhiều xe đi lại . + Không qua đường chéo qua ng4 tư , ngả năm . + Không qua đường ở gần xe buýt hoặc xe ô tô đang đỗ , hoạc ngay sau khi vừa xuống xe . + Không qua đường trên đường cao tốc . đường có dải phân cách . + Không qua đường ở nơi đường dốc , ở sát đầu cầu , đường có khúc quanh hoặc có vật cản che tầm nhìn của xe đang đi tới . … nhìn bên trái trước , sau đó nhìn bên phải , có thể cả đằng trước và đằng sau nếu ở gần đường giao nhau xem có nhiều xe đang đi tới không ) … có nhiều xe đi tới phía trái không ? Các xe đó có nhanh không ? tiếng còi là loại xe to là xe đã đến gần hay ở xa ? … … không có xe đến gần hoặc có đủ thời gian để qua đường trước khi xe tới . … đi theo đường thẳng vì đó là đường ngắn nhất , cùng qua đường với nhiều người , không vừa tiến vừa lùi . - HS cả lớp làm phiếu HT . Sau đó đại diện các nhóm báo cáo kết quả . - Cả lớp nhận xét Bài 5 : CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG . I .MỤC TIÊU: - HS nhận biết.đặc điểm vàtên đường phố xung quanh trường .Biết sắp xếp các đường phố này theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn . - HS biết các đặc điểm an toàn , kém an toàn của đường và chọn đường đi an toàn nhất - Biết xử lý khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn . - Thực hiện đúng luật GT đường bộ. Có thói quen chỉ đi trên những con đường an toàn . II.CHUẨN BỊ : - Phiếu giao việc . Đánh giá các điều kiện của con đường. - Tranh chụp các về các loại đường giao thông . III . LÊN LỚP : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1).KTBC: -GV yêu cầu 3HS lên bảng - Đi bộ an toàn là đi ntn? + Qua đường an toàn thì phải đi ntn? + Nêu công thức cần thực hiện khi qua đường - Nhận xét tuyên dương. 2) Bài Mới : - Giới thiệu ghi tựa * HĐ1: Đường phố an toàn và kém an toàn + Để đi đến trường em đi trên đường nào? +Theo em đường đó là an toàn hay nguy hiểm, tại sao? Giới - Giới thiệu tranh Đườ – Đường đi an toàn :là đường có vỉa hè không có vật có vật cản Đườ 1chiều, đường 2 chiều phải rộng ,có dải phân - cách ,thẳng có vạch phân chia các làn xe có đèn - tính hiệu giao thông có vạch đi bộ qua đường . - Đường kém an toàn : là đường có dốc không bằng bằng phẳng không có dải phân cách, không có vỉa hè vỉa hè,đường 2chiều hẹp -Nếu * HĐ2:Thực h ành. - Xem sơ đồ lựa chọn đường an toàn . - GV chia lớp theo nhóm, cho HS thảo luận - GV treo sơ đồ GVkết luận:Cần chọn con đường an toàn đến trường. Con đường ngắn có thể không phải là con đường an toàn nhất * Hoạt động 3: Bài tập thực hành + lựa chọn con đường an toàn khi đi học -YC 3HS giới thiệu con đường em đi từ nhà đến trường - GVphân tích ý đúng ,chưa đúng. - GV nhận xét tuyên dương. Kết luận :khi đi từ nhà đến trường em chọn con đường an toàn ít xe cộ để đi để đảm bảo an toàn . 3. Củng cố: + Em vừa học an toàn giao thông bài gì? + Qua bài em nắm được điều gì? - Trò chơi đóng vai - GV nhận xét tuyên dương GDTT: Các em tìm hiểu về đường bộ thực hiện đúng luật đi đường tham gia giao thông phải thực hiện luật giao thông nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt luật giao thông đường bộ. Biết lựa chọn con đường an toàn khi đi học - Về nhà thực hành , cần có thói quen quan sát xe cộ trên những đường mà em thường đivà chuẩn bị bài: "An toàn khi đi ô tô xe buýt ". Lớp Trưởng Báo Cáo . - Nhắc Tựa . -Hs Quan Sát Lớp quan sát .Phân biệt đường an toàn và không an toàn . - Lớp NX bổ sung - HS quan sát ,thảo luận, nêu NX về những nơi qua đường không an toàn - HS lên bảng giới thiệu con đường từ nhà em đến trường. -Nêu những đoạn đường an toàn , những đoạn đường không an toàn. - Các bạn đi cùng đường cho ý kiến và nhận xét. - Lớp lắng nghe NX + Con đường an toàn đến trường + Biết chọn con đường an toàn để đi -HS đóng vai. HS nhìn bên trái trước sau đó nhìn bên phải, nhìn đằng trước ,nhìn đằng sau, lắng tai nghecó nhiều xe đi tới không.Khi không có xe đến gần hoặc có đủ thời gian để qua đường trước khi xe tới,em đi qua đường theo đường thẳngvì đó là đường ngắn nhất. Bài 6 : AN TOÀN KHI ĐI Ô TÔ XE BUÝT. I . MỤC TIÊU: HS biết. Nơi chờ xe buýt (xe khách ,xe đò)ø Thực hiện đúng quy định khi lên xuống xe . Biết mô tả nhận xét những hành vi an toàn không an toàn khi ngồi trên xe buýt (xe khách , xe đò). HS biết thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi ô tô , xe buýt. Có thói quen thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng (PTGTCC). II. CHUẨN BỊ : Phiếu giao việc . Tranh chụp các loại đường . Dụng cụ trò chơi “Ai nhanh ,ai đúng”. HS sưu tầm ảnh về các loại đường giao thông . III.LÊN LỚP : Họat động của học sinh Hoạt động của học sinh 1).KTBC: - GV yêu cầu 3HS lên bảng - Đi bộ an toàn là đi ntn? - Qua đường an toàn thì phải đi như thế nào ? - Nêu công thức cần thực hiện khi qua đường GV nhận xét 2) Bài Mới : “ An toàn khi đi ô-tô xe buýt” * Hoạt động 1: An toàn lên ,xuống xe buýt . - Em nào đã được đi xe buýt? - Theo em xe đón khách ở đâu ? - Giới thiệu tranh. - Giới thiệu biển số 434 (biển chỉ dẫn bbến xe buýt) - Xe buýt chạy qua những đâu ? - Khi lên xuống xe phải như thế nào ? * Chú ý: Khi xuống xe không được chạy ngay qua đường . - Yêu cầu HS lên thực hành động tác lên xuống xe buýt * Hoạt động 2: Hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt - Xem tranh lựa chọn hành vi đúng sai . - GV chia lớp theo nhóm - GV treo tranh Kết luận : Khi đi trên xe buýt ta cần thực hiện nếp sống văn minh để không ảnh hưởng đến người khác . Ngồi ngay ngắn không thò đầu,tay ra ngoài cửa sổ - Phải bám chắc vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh . -Không để hành lý gần cửa lên xuống hay trên lối đi , không đi lại khi xe đang chạy Khi xuống xe không xô đẩy và không đi qua đường ngay . * Hoạt động 3: Bài tập thực hành - Chia 4 nhóm YC mỗi nhóm diễn lại 1trong các tình huống sau .: 1. Một nhóm HS 5 bạn tranh nhau lên xe và tranh nhau ghế ngồi , 1 bạn nhắc các bạn giữ trật tự. Bạn đó sẽ nói như thế nào ? 2. Môt cụ già mang một túi to loay hoay mãi chưa lên được xe 2 bạn HS vừa đến để lên xe . Nếu em là 1 trong 2 bạn HS đó em sẽ làm gì ? 3. Hai HS đùa nghịch trên xe thấy vậy một bạn nhắc nhở .Theo em bạn ấy sẽ nhắc như thế nào ? 4. Một hành khách để 1 túi hành lí to ngay lối đi một HS nhắc nhở và giúp người đó để vào đúng chỗ . Bạn đó sẽ nói thế nào ? - GV nhận xét tuyên dương. Kết luận : Khi đi ô tô buýt để đảm bảo an toàn em cần nhớ : ngồi ngay ngắn không thò đầu , tay ra ngoài cửa xe . 3. Củng cố: + Em vừa học an toàn giao thông bài gì? + Qua bài em nắm được điều gì? - Trò chơi đóng vai - GV nhận xét tuyên dương GDTT: Chỉ lên xuống xe khi xe đã dừng ,không chen lấn nhau . Về nhà thực hành , cần có thói quen giữ an toàn khi đi xe xe và chuẩn bị bài: "Ôn tập " - 3H trả lời - Lớp theo dõi NX - 3 HS nhắc tựa . + Xe đón khách ở bến xevà ở các trạm xe buýt . - HS Quan Sát …Xe chạy theo tuyến đường nhất định Và chỉ đỗ ở bến xe để khách lên xuống. - Khi xe đã dừng hẳn ta lên xuống thứ tự như xếp hàng vào lớp .Không được chen lấn xô đẩy .Trước khi đặt chân ở bậc lên xuống phải bám vào tay vịn của xe hoặc nắm tay người lớn . - 2HS thực hành - Lớp nhận xét bổ sung - Lớp quan sát .Phân biệt hành vi đúng sai Các nhóm mô tả hình vẽ trong tranh bằng lời - HS thảo luận và nêu ý kiến của nhóm . - HS quan sát ,thảo luận nêu NX về những hành vi đúng sai - HS lên bảng thể hiện . - Lớp lắng nghe N/X - 4 nhóm cho ý kiến khác nhận xét những hành vi tốt, xấu, đúng ,sai + An toàn khi đi ô tô xe buýt . + khi đi ô tô buýt để đảm bảo an toànem cần nhớ :ngồi ngay ngắn không thò đầu ,tay ra ngoài cửa xe . Chỉ lên xuống xe khi xe đã dừng ,không chen lấn nhau . Không ném vật bỏ ra ngoài cửa xe .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA_AN TOÀN GIAO THÔNG_Lớp 3.doc
Tài liệu liên quan