HĐ2: Tìm hiểu các chức năng của thị trường
GV kết hợp phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm theo đơn vị lớp bằng hệ thống câu hỏi
Gv: chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh
Yêu cầu học sinh tìm hiểu về các chức năng cơ bản của thị trường.
Đàm thoại:
Câu hỏi: Tìm hiểu chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa? Cho ví dụ minh họa?
Tìm hiểu chức năng thông tin của thị trường? Cho ví dụ minh họa?
Thảo luận nhóm
Gv: Chia lớp thành 4 nhóm, đặt câu hỏi cho các nhóm.
Hs: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận
Câu hỏi : Tìm hiểu chức năng điều tiết, kích thích, hạn chế sản xuất và tiêu dùng của thị trường? Cho ví dụ minh họa?
Hs: Các nhóm tiến hành thảo luận, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên
6 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục công dân lớp 11 - Tiết 5 - Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT THANH THỦY
GIÁO ÁN
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 11
Họ tên GV: Hà Hương Lan
Tổ : Văn - GDCD
Năm học: 2018 – 2019
Tuần 5
Ngày soạn: 22- 09-2018
Tiết 5 Bài2 : HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG (t3)
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được KN thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường.
- Hs hiểu được vai trò của thị trường đối với sự phát triển KT-XH ở nước ta hiện nay.
2. Kĩ năng
- Học sinh phân biệt được các chức năng của thị trường.
- Biết vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn, giải thích được một số vấn đề thực tiễn có liên quan bài học.
3. Thái độ
- Học sinh coi trọng đúng mức vai trò, tầm quan trọng của TT trong nền kinh tế hiện nay, gắn với sản xuất hàng hóa.
4. Năng lực cần hướng tới cho học sinh
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
- Năng lực giao tiếp.
II. Hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học
1. Hình thức: Trên lớp.
2. Phương pháp
- Thuyết trình.
- Đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
3. Kỹ thuật dạy học
- Kỹ thuật khăn trải bàn.
- Kỹ thuật tia chớp.
III. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên
- Sưu tầm sơ đồ, bảng biểu liên quan và xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá. Các phương tiện dạy học như máy tính, máy chiếu.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp theo hướng dẫn của giáo viên.
- Sách, vở, đồ dùng có liên quan.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp.
Ngày dạy
Lớp dạy
Sĩ số
Tên HS vắng
11A7
2. Kiểm tra bài cũ
Gv: Kiểm tra trong quá trình dạy.
3.Bài mới
* Hoạt động khởi động
- Gv cho hs xem video, hướng dẫn, dẫn dắt hs vào nội dung bài mới
- GV: Sản xuất hàng hoá là để bán, do đó nó luôn gắn liền với TT. Vậy thị trường là gì? thị trường có nhứng chức năng gì đối với sản xuất và lưu thông hàng hóa? Đây là nội dung bài học ngày hôm nay.
* Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Gv triển khai lần lượt các hoạt động tìm hiểu khái niệm, các chức năng cơ bản của Thị trường
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu thị trường là gì?
- Giao cho học sinh tìm hiểu trước, nhiệm vụ chuẩn bị bài mới.
Gv: Hướng dẫn học sinh thống nhất lại các ý theo sự chuẩn bị bài đã giao cho học sinh về nhà.
- Hs trả lời các ý theo hướng dẫn của giáo viên, nhận xét, bổ sung ý kiến của các bạn.
- Gv: Chốt lại kiến thức phần 1a.
HĐ2: Tìm hiểu các chức năng của thị trường
GV kết hợp phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm theo đơn vị lớp bằng hệ thống câu hỏi
Gv: chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh
Yêu cầu học sinh tìm hiểu về các chức năng cơ bản của thị trường.
Đàm thoại:
Câu hỏi: Tìm hiểu chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa? Cho ví dụ minh họa?
Tìm hiểu chức năng thông tin của thị trường? Cho ví dụ minh họa?
Thảo luận nhóm
Gv: Chia lớp thành 4 nhóm, đặt câu hỏi cho các nhóm.
Hs: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận
Câu hỏi : Tìm hiểu chức năng điều tiết, kích thích, hạn chế sản xuất và tiêu dùng của thị trường? Cho ví dụ minh họa?
Hs: Các nhóm tiến hành thảo luận, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên, cử thư kí ghi kết quả thảo luận.
Hs: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm và nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác.
Gv: Nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm và kết luận lại.
3. Thị trường.
a. Thị trường là gì.
- Khái niệm TT: là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hành hóa dịch vụ.
- TT ra đời, phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của SX va lưu thông hàng hoá.
- Các nhân tố của TT
. Hàng hoá
. Tiền tệ
. Người mua – bán.
- Các mối quan hệ: Mua bán, Cung cầu, Giá cả - hàng hoá
b. Các chức năng của TT
- Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.
+ Hàng hoá bán được tức là XH thừa nhận H2 đó phù hợp nhu cầu của TT thì giá trị của nó được thực hiện.
+ Hàng hoá bán được người SX có tiền, có lãi thì lại tiếp tục SX và mở rộng SX.
+ Người mua sẽ thực hiện giá trị sử dụng.
- Chức năng thông tin.
+ Những thông tin TT cung cấp: quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua - bán.
+ Giúp cho người bán đưa ra quyết định kịp thời và người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp.
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế SX và tiêu dùng.
+ Thông qua sự biến động của cung – cầu, giá cả trên TT điều tiết các yếu tố SX từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.
+ Đối với người SX: giá cao thì tăng SX và ngược lại.
+ Đối với người tiêu dùng: giá cao thì giảm mua và ngược lại.
* Hoạt động luyện tập
Gv: Cho hs trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá, được coi là chức năng của thị trường nào dưới đây?
A. Chức năng thông tin.
B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
D. Chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.
Câu 2. Thông qua yếu tố nào sau đây thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác?
A.Sự biến động của cung – cầu, giá cả. B.Sự biến động tình hình mua - bán
C. Nguồn cung hàng hóa khan hiếm. D. Nhu cầu cao của người tiêu dùng.
Câu 3. Bên cạnh chức năng thừa nhận và chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng, thị trường còn có chức năng
A. cung- cầu. B. kiểm tra. C. mua – bán. D. thông tin.
* Hoạt động vận dụng
- Giáo viên sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập theo nhóm:
+ Bài tập 1: Gv chiếu vi deo
Câu hỏi: Em hãy phát hiện chức năng thị trường trong đoạn video trên bằng cách ghi chức năng vào trung tâm tờ giấy được phát, và biểu hiện chức năng ghi xung quanh.
+ Bài tập 2: Giáo viên chiếu bài tập
Câu hỏi: Em hãy phát hiện chức năng thị trường trong câu chuyện trên bằng cách ghi chức năng vào trung tâm tờ giấy được phát, và biểu hiện chức năng ghi xung quanh.
* Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Gv hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu thị trường ở địa phương: Địa phương em có những dạng thị trường nào? Cho ví dụ? Tìm hiểu sự vận dụng các chức năng thị trường trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương em?
4. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết và của bài 2.
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm qua trò chơi: “Chiếc nón kì diệu”
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Về nhà làm các bài tập 5,7, 8,9,10 sgk tr 27 học bài cũ: Các chức năng của thị trường?
- chuẩn bị bài 3: Nội dung của quy luật giá trị.
Thanh Thủy, ngày 23 tháng 9 năm 2018
Kí duyệt của tổ chuyên môn
Vũ Thị Hải Yến
Câu hỏi trò chơi: “Chiếc nón kì diệu”
Câu 1. Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là
A. sàn giao dịch. B. tụ điểm mua bán.
C. chợ. D. thị trường.
Câu 2. Thông qua thị trường, giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá được
A. thông qua. B. thực hiện. C. phản ánh. D. biểu hiện.
Câu 3. Công thức H-T-H, trong đó, H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua, người ta bán hàng lấy tiền rồi dùng tiền mua hàng là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?
A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán.
Câu 4. Công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có
A. giá trị. B. giá trị sử dụng.
C. giá trị trao đổi. D. giá trị trên thị trường.
Câu 5. Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?
A. Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ. B. Hàng hóa, người mua, người bán.
C. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. D. Người mua, người bán, tiền tệ.
Câu 6. Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định?
A. Người sản xuất. B. Thị trường.
C. Người tiêu dùng. D. Nhà nước.
Câu 7. Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán là
A. hàng hóa. B. tiền tệ.
C. thị trường. D. lao động.
Câu 8. Anh M trồng lúa bán nhưng thua lỗ vì anh bị thương lái ép giá. Anh M bàn với vợ là vụ mùa tới anh sẽ chỉ trồng một ít lúa và sẽ trồng nhiều dưa hấu để đáp ứng thị trường Tết và ngày lễ. Quyết định của anh M đã thực hiện chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Thông tin. B. Điều tiết, kích thích, hạn chế tiêu dùng.
C. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất. D. Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GDCD- Hà Hương Lan.docx