Giáo trình Các giai đoạn phát triển của con người

SỰ PHÁT TRIỂN SINH LÝ VÀ THỂ CHẤT

- Đây là giai đoạn đặc trưng với các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam (từ 13 -15 tuổi)

và nữ (khoảng 11 - 13 tuổi). Ở em gái, ngực, lông ở nách và ở bộ phận sinh dục

phát triển, kinh nguyệt cũng bắt đầu xuất hiện. Ở các em trai, ngực bắt đầu nở nang,

những dấu hiệu phụ của bộ phận sinh dục phát triển và xuất hiện sự xuất tinh.

Những thay đổi rất cơ bản ở trên làm cho các em nhận ra rằng mình không còn là

trẻ con nữa.

- Ngoài ra, ở thiếu niên còn có những thay đổi thể chất có ảnh hưởng, hoặc thậm chí

gây ra sự mất căn bằng, những khó khăn tạm thời trong cuộc sống và hoạt động của

các em. Các em ở tuổi này phát triển mạnh về chiều cao, người ta thường gọi là "sự

nhảy vọt về tầm vóc". Cuối tuổi thiếu niên, tỉ lệ cơ thể xấp xỉ tỉ lệ đặc trưng của

người lớn. Tuy nhiên sự phát triển cơ bắp không theo kịp với chiều cao nên trong

giai đoạn đầu, ở các em có sự mất cân đối về chiều cao và chiều ngang của cơ thể.

- Tim phát triển nhanh hơn các mạch máu nên gây ra sự mất cân bằng và các rối loạn

chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch, biểu hiện dưới dạng tim đập nhanh,

huyết áp cao, thường chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc giảm. Các em làm việc rất

hăng say, nhiệt tình nhưng sức chưa bền, chưa dẻo dai. Tuyến nội tiết hoạt động

mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng và tuyến sinh dục), gây sự mất cân bằng của hệ

thần kinh trung ương, dễ gây nên những cơn xúc động mạnh, gây những phản ứng

vô cớ, những hành vi bất thường. Ở tuổi thiếu niên, các quá trình thần kinh hưng

phấn của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế, nên nhiều khi các em không làm chủ được

bản thân, không kiềm chế được xúc động mạnh. Nhìn chung, các em dễ bị kích

thích, dễ nổi nóng, gây gổ, khi hiếu động khi lại uể oải, thờ ơ. Bị lôi kéo, các em có

thể sa vào các "nhóm tự phát", các "băng đảng" có những hoạt động không lành

mạnh, thậm chí vi phạm pháp luật vì những hành vi thiếu suy nghĩ. Vào những lúc

như vậy, cách xử sự thiếu khéo léo thiếu phù hợp của người lớn có thể gây tổn

thương về mặt tâm lý, gây những "cơn sốc" (Stress) dễ dẫn trẻ đến chỗ tuyệt vọng

và hành động thiếu suy nghĩ ở tuổi thiếu niên.

pdf41 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Các giai đoạn phát triển của con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. Trẻ nhớ lâu, tập trung và có khả năng suy đoán được chi tiết của công việc được giao. Khả năng nối kết thông tin mới với những kiến thức có sẵn có khuynh hướng gia tăng trong giai đoạn này. Trẻ cũng có khả năng hiểu sự việc ở mức độ sâu xa hơn và so sánh, đánh giá thông tin ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên khả năng chú ý ở trẻ còn kém, dễ bị cuốn hút điều mới lạ, dễ phân tán, hay liên tưởng nên hay hỏi chuyện khác trong khi học. - Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh nhỏ khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang tính tích cực. Trẻ sống hồn nhiên, hướng thiện. Trẻ rất vui mừng vì có bạn, tự hào vì được gia nhập Đội, hãnh diện vì được giáo viên giao cho những công việc cụ thể. Trẻ tiếp tục phát triển khả năng tự đánh giá bản thân và cảm xúc. Ban đầu, trẻ đánh giá bản thân dựa vào những đặc điểm bên ngoài như tuổi tác, màu mắt, màu tóc. Về sau, trẻ nhìn vào những đặc điểm bên trong để đánh giá bản thân. Ví dụ trẻ mô tả mình là tử tế, thông minh, rộng rãi, hay được yêu mến. Khả năng hiểu và bày tỏ những cảm xúc phức tạp như tự hào, tội lỗi, ganh tị gia tăng không ngừng. Thêm vào đó, những trạng thái cảm xúc này có khuynh hướng trở thành một phần bản thân trẻ. Trẻ cũng nhận ra trách nhiệm của bản thân trong việc tạo ra và kiểm soát những cảm xúc khác nhau. Trẻ hiểu hơn rằng cảm xúc liên quan với sự kiện và T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI hành động và chúng tìm cách che giấu một số cảm xúc hay bày tỏ cảm xúc theo phương cách được xã hội chấp nhận. - Sự phát triển nhân cách của học sinh nhỏ chủ yếu diễn ra và bị chi phối bởi hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. Qua học tập, tập dần với việc tự điều khiển mình tuân theo những qui định của trường lớp. Tuy nhiên, ý chí của trẻ còn non nớt. Trẻ thiếu tính độc lập, dễ bắt chước, làm theo người khác, khả năng tự chủ kém, dễ phạm lỗi, kiên trì yếu, dễ bỏ cuộc (chỉ nhìn những gì trước mắt). Trẻ nhận thức bản thân theo ý kiến của người khác (biết nhà mình giàu hay nghèo, biết thân phận), trẻ hình dung bản thân mình theo nhận xét của những người xung quanh. Đối với trẻ, ý kiến của người lớn, đặc biệt của giáo viên là cơ bản nhất, quan trọng nhất và không thể chống đối lại. Vì thế, trẻ sẽ gặp khó khăn và hoang mang khi đứng trước những ý kiến khác biệt hoặc mâu thuẫn về chính bản thân mình. III. HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐẠO - Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh nhỏ. So với lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động học tập giai đoạn này vừa đòi hỏi trí tuệ tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vừa cần nơi trẻ một năng lực, một ý chí nhất định để tự kiềm chế bản thân, vượt khó khăn, cố gắng thực hiện những yêu cầu của giáo viên. Do những qui định chặt chẽ về mục đích, mục tiêu của giáo dục, trẻ không thể thích thì làm, không thích thì thôi như thời mẫu giáo nữa. Ngược lại, nó phải biết thích ứng với những tình huống xã hội mới ở lớp học, và trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. - Qua học tập, trí tuệ của trẻ phát triển, trẻ gia tăng óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Tuy nhiên, trong năm đầu khả năng trí tuệ này chưa thật tinh tế. Trẻ dễ viết thiếu nét, đọc nuốt chữ, nhầm lẫn những chi tiết gần giống nhau như oa - ao. Cấu trúc lớp học, tương quan với thầy cô cũng đổi khác rất nhiều, do đó, trẻ cần cha mẹ hỗ trợ trong khoảng một học kỳ đến 1 - 5 năm để có thể thích nghi và đáp ứng nhiệm vụ học tập. IV. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHI ĐỒNG 1. Nhóm bạn cùng trang lứa Đây là một phần của môi trường gần gũi với trẻ có những ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Qua những tương quan đồng đẳng tích cực, trẻ phát triển những tương quan thân thiết và nảy sinh sự đồng cảm và thuận thảo. Trái lại, những tương quan bạn cùng lứa có thể để lại những hậu quả tiêu cực trên sự phát triển của trẻ. Cảm giác bị gạt bỏ, thù địch, đơn độc và trầm uất là kết quả của những tương quan xấu với bạn bè có thể ảnh hưởng đến quan hệ sau này của trẻ với người khác. 2. Hình thức kỷ luật của cha mẹ Khi trẻ càng ngày càng lớn thì cha mẹ càng phải đương đầu với những vấn đề mới xung quanh việc kỷ luật và nuôi dạy con cái. Về mặt thể chất, nhận thức, và cảm xúc, trẻ trở nên có khả năng thực hiện những công việc mới và nhận lãnh những thách đố mới. Theo Piaget, chúng hiểu lý lẽ hơn và biết suy nghĩ đến hành động của mình và của người khác. Erikson thì cho rằng trẻ từ 5 - 6 tuổi trở lên làm việc rất chăm chỉ, chúng tò mò, nhiệt tình và muốn hiểu rõ môi trường. Đối với cha mẹ, kỷ luật ở giai đoạn này xem ra có vẻ dễ dàng hơn giai đoạn trước vì khả năng nhận thức của trẻ cho phép trẻ hiểu được những quy định và hậu quả. Công việc chính của cha mẹ trong giai đoạn này là giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết để cư xử có trách nhiệm và độc lập đồng thời hướng dẫn hỗ trợ trẻ đối phó với hoàn cảnh hiểm T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI nguy mà trẻ không thể thấy trước. Việc đánh đập trẻ hay những hình phạt thể chất sẽ để lại những hậu quả xấu. Trẻ có khuynh hướng có những hành vi gây hấn, và bạo lực do học hỏi hành vi của người khác 3. Các phương tiện truyền thông đại chúng - Những cảnh bạo lực trên tivi và việc sử dụng các phương tiện khác như video games, internet cùng với những nội dung không lành mạnh tác động lên hành vi của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ xem những cảnh bạo lực nhiều sẽ dễ có những hành vi gây hấn, chống đối xã hội hay cảm giác sợ hãi, bất an. Trẻ có khuynh hướng cho rằng bạo lực không phải là vấn đề nghiêm trọng. Ở tuổi này, trẻ chưa có khả năng phân biệt giữa thực và ảo nên dễ bắt chước những hành vi trong phim ảnh. Chúng không hiểu rằng diễn viên trên tivi đang sắm vai và những cảnh trong phim là để giải trí mà lại cho rằng những hành vi bạo lực như thế là rất phổ biến và được xã hội chấp nhận. - Chứng béo phì và tiểu đường có liên quan đến số giờ trẻ xem tivi, chơi video hoặc lướt web. Gia đình và các nhà giáo dục cần giúp trẻ dung hòa giữa việc sử dụng phương tiện truyền thông và các dạng giải trí khác cùng với các hoạt động thể chất và những tương tác với nhóm bạn cùng trang lứa. V. PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP S là một bé gái 8 tuổi, con nuôi của đôi vợ chồng không có khả năng sinh con. Cha mẹ S đem em đến bạn là nhân viên công tác xã hội vì thấy em có vấn đề về hành vi. Họ phàn nàn rằng em không chịu làm những gì họ bảo, không theo kịp chúng bạn trong lớp và không chơi với bạn cùng lứa. Cha mẹ S cũng cho biết em không có bạn thân và dành nhiều thời gian chơi một mình. S không quan tâm mấy đến các hoạt động phù hợp với lứa tuổi mình và em thường thu mình lại và không tham gia các gì. Họ lo rằng em sẽ chậm phát triển và sẽ ở lại lớp nếu cứ tiếp tục như thế. Tóm tắt ý chính: GIAI ĐOẠN NHI ĐỒNG (TUỔI HỌC SINH CẤP 1) - Sự phát triển thể chất: Não gần bằng người lớn, gia tăng chiều cao, trọng lượng, cơ bắp và các kỹ năng phối hợp  cần các hoạt động thể chất để tiếp tục phát triển các kỹ năng vận động - Sự phát triển tâm lý: có khả năng suy đoán, hiểu sự việc ở mức độ sâu xa hơn; so sánh, đánh giá thông tin ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đời sống xúc cảm, tình cảm khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang tính tích cực - Học tập là hoạt động chủ đạo, giúp trẻ tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, rèn luyện ý chí nhất định để tự kiềm chế bản thân, vượt khó khăn - Những yếu tố tác động: nhóm bạn cùng trang lứa, hình thức kỷ luật của cha mẹ, các phương tiện truyền thông đại chúng T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI Bài 4: GIAI ĐOẠN THIẾU NIÊN (TUỔI HỌC SINH CẤP 2) I. SỰ PHÁT TRIỂN SINH LÝ VÀ THỂ CHẤT - Đây là giai đoạn đặc trưng với các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam (từ 13 -15 tuổi) và nữ (khoảng 11 - 13 tuổi). Ở em gái, ngực, lông ở nách và ở bộ phận sinh dục phát triển, kinh nguyệt cũng bắt đầu xuất hiện. Ở các em trai, ngực bắt đầu nở nang, những dấu hiệu phụ của bộ phận sinh dục phát triển và xuất hiện sự xuất tinh. Những thay đổi rất cơ bản ở trên làm cho các em nhận ra rằng mình không còn là trẻ con nữa. - Ngoài ra, ở thiếu niên còn có những thay đổi thể chất có ảnh hưởng, hoặc thậm chí gây ra sự mất căn bằng, những khó khăn tạm thời trong cuộc sống và hoạt động của các em. Các em ở tuổi này phát triển mạnh về chiều cao, người ta thường gọi là "sự nhảy vọt về tầm vóc". Cuối tuổi thiếu niên, tỉ lệ cơ thể xấp xỉ tỉ lệ đặc trưng của người lớn. Tuy nhiên sự phát triển cơ bắp không theo kịp với chiều cao nên trong giai đoạn đầu, ở các em có sự mất cân đối về chiều cao và chiều ngang của cơ thể. - Tim phát triển nhanh hơn các mạch máu nên gây ra sự mất cân bằng và các rối loạn chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch, biểu hiện dưới dạng tim đập nhanh, huyết áp cao, thường chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc giảm. Các em làm việc rất hăng say, nhiệt tình nhưng sức chưa bền, chưa dẻo dai. Tuyến nội tiết hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng và tuyến sinh dục), gây sự mất cân bằng của hệ thần kinh trung ương, dễ gây nên những cơn xúc động mạnh, gây những phản ứng vô cớ, những hành vi bất thường. Ở tuổi thiếu niên, các quá trình thần kinh hưng phấn của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế, nên nhiều khi các em không làm chủ được bản thân, không kiềm chế được xúc động mạnh. Nhìn chung, các em dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, gây gổ, khi hiếu động khi lại uể oải, thờ ơ. Bị lôi kéo, các em có thể sa vào các "nhóm tự phát", các "băng đảng" có những hoạt động không lành mạnh, thậm chí vi phạm pháp luật vì những hành vi thiếu suy nghĩ. Vào những lúc như vậy, cách xử sự thiếu khéo léo thiếu phù hợp của người lớn có thể gây tổn thương về mặt tâm lý, gây những "cơn sốc" (Stress) dễ dẫn trẻ đến chỗ tuyệt vọng và hành động thiếu suy nghĩ ở tuổi thiếu niên. II. ĐỜI SỐNG CẢM XÚC – Ý CHÍ - Như ở trên đã trình bày, tuổi thiếu niên là lứa tuổi của dậy thì và phát dục. Sự dậy thì đã kích thích chúng quan tâm đến người khác giới, và nảy sinh những rung cảm giới tính mới lạ. Quan hệ với bạn khác giới ở tuổi thiếu niên không "hồn nhiên", "vô tư" như các học sinh nhỏ. Những rung động giới tính thông thường được trẻ 13 - 15 tuổi biểu hiện một cách thẹn thùng, kín đáo, tế nhị với nhau. Nhìn chung những rung cảm giới tính ban đầu ở tuổi thiếu niên là trong sáng. Các em chỉ mong thỏa mãn tâm trạng này bằng một mối thiện cảm nho nhỏ, một lời nói dịu dàng, một cử chỉ quan tâm, một nụ cười trìu mến... Tâm trạng này sẽ qua đi nhanh chóng nếu chúng được sống trong một môi trường lành mạnh, người lớn biết hướng sự chú ý của các em vào hoạt động học tập, lao động có ích, những mối quan hệ bạn bè vô tư, trong sáng. Những sự can thiệp thô bạo của người lớn sẽ làm cho thiếu niên cảm thấy bị chế giễu, xúc phạm và thường dẫn đến hậu quả không tốt đẹp thậm chí tai hại cho nó. T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI - Đối với người lớn, thiếu niên thường tỏ ra bướng bỉnh chống đối nếu người lớn vẫn tiếp tục cư xử với chúng như một đứa trẻ. Những biểu hiện thường gặp là chúng xa lánh phủ định người lớn, và cho rằng người lớn không thể hiểu được mình. Sự xung đột có thể kéo dài cho đến khi nào người lớn thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về thiếu niên, tôn trọng sự độc lập, ý thức vươn lên làm người lớn của chúng, có quan hệ bạn bè, bình đẳng, hợp tác với tư cách là người đi trước có kinh nghiệm hơn dẫn dắt cho chúng. - Ý chí của học sinh thiếu niên có những thay đổi và mang màu sắc mới. Chúng thường cố gắng bắt chước người mẫu lý tưởng mà mình chọn làm thần tượng. Sự phấn đấu vươn lên theo hình mẫu lý tưởng giúp thiếu niên hình thành những phẩm chất ý chí như sức mạnh, tính can đảm, lòng dũng cảm, sức chịu đựng gian khổ, tinh thần vượt khó khăn để đạt mục đích. III. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP - Tuy đã mang những sắc thái mới và có sự phân hóa đáng kể, hoạt động học tập vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển tâm lý, và nhân cách ở thiếu niên. Đối với nhiều em, sự hấp dẫn của nhà trường tăng lên vì nơi đây trẻ có thể giao tiếp rộng rãi với các bạn cùng tuổi. Giờ học không chỉ đơn thuần là học tập, mà còn là một tình huống tương tác với bạn bè, với giáo viên bằng những cử chỉ, những đánh giá và những rung cảm có ý nghĩa. Do đó, đối với không ít em, sự say mê học tập bị giảm sút, có chút xao lãng trong việc học và chuẩn bị bài. - Việc học tập ở các lớp THCS đòi hỏi các em phải nắm vững một khối lượng tri thức lớn, phải có nhận thức và tư duy cao hơn. Những tri thức mang tính khái niệm, tính khái quát, tính lôgíc đòi hỏi ở thiếu niên động não, tập trung chú ý, ghi nhớ và tưởng tượng. Tuy nhiên, nội dung học tập ở tuổi thiếu niên mở rộng hơn ở tuổi học sinh nhỏ. Chúng tiếp thu kiến thức mang tính độc lập và có mục đích hơn, không chỉ ở trong nhà trường, mà còn bằng nhiều kiểu nhiều cách, nhiều nguồn khác nhau. Động cơ hoạt động học tập của chúng có liên quan đến dự định nghề nghiệp tương lai. - Tương quan với giáo viên cũng khác hơn trước rất nhiều. Không giống thời tiểu học, giờ đây mỗi giáo viên dạy một môn học với phong cách, trình độ tri thức, cách giao tiếp riêng. Học sinh so sánh và đánh giá các giáo viên theo những thông số khác nhau và có mức độ hứng thú học tập cũng khác tùy theo từng môn học, và tùy từng giáo viên. IV. SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH - Đây là thời kỳ “cái tôi" hình thành và phát triển mạnh mẽ. Tự ý thức là một trong những phẩm chất nhân cách nổi bật ở tuổi thiếu niên. Khác với học sinh nhỏ, thiếu niên có nhu cầu hiểu biết những đặc điểm của bản thân, suy nghĩ về chính mình và tự đánh giá về mình để đi đến chỗ hài lòng hay bất mãn với chính mình. Chúng thường tự phân tích bản thân và xem đó như là một phương tiện cần thiết để điều chỉnh, tổ chức những mối quan hệ đối với hoạt động, với bạn bè, với người lớn. - Ngoài khả năng tự đánh giá, thiếu niên phát triển khả năng đánh giá người khác. Chúng thường đánh giá bạn bè, thầy cô, cha mẹ và những người xung quanh cả về hình thức lẫn nội dung. Những sự đánh giá này nói chung khá chính xác và hơi khắt khe. Nó thường biểu lộ không phải trên lời nói mà chủ yếu ở cách ứng xử, ở nghĩa vụ đối với chính những người mà các em đánh giá: các em thường hài lòng, sung sướng hoàn thành tốt những nhiệm vụ khi được những người các em đánh giá cao trao đổi hoặc giao nhiệm vụ. Ngược lại, miễn cưỡng, hoàn thành tắc trách những việc mà những người các em đánh giá là thiếu uy tín giao cho. Nhiều khi chính sự T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI đánh giá này giúp các em tìm được mẫu người lý tưởng trong thực tế cuộc sống để noi theo. - Trong sự phát triển nhân cách của mình, thiếu niên bắt đầu suy nghĩ đến nghề nghiệp tương lai trong đó các em tính đến khả năng của bản thân và hoàn cảnh sống của gia đình. Các em thu thập những thông tin, bàn luận về những nghề nghiệp khác nhau và thử ướm khả năng, hoàn cảnh của mình vào các nghề mình thích thú. - Do khả năng đánh giá và tự đánh giá, thiếu niên hình thành và phát triển một phẩm chất nhân cách quan trọng là sự tự giáo dục. Các em quan tâm và tự kiểm tra sự tiến bộ của mình. Chúng có thể buồn hay lên án bản thân vì chưa thực hiện được nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Chúng tự tác động bản thân, tự sáng tạo nhằm đạt được những nhiệm vụ, những mục đích có ý nghĩa. - Trong giai đoạn chuyển tiếp thành người lớn, trong quá trình hình thành và khẳng định cái "tôi" có ý nghĩa xã hội, thiếu niên gặp không ít những khó khăn. Chúng cần sự hỗ trợ tích cực của người lớn và xã hội. Chúng cần môi trường giáo dục thuận lợi khích lệ và hướng dẫn chúng dần dần vượt qua những trở ngại, giải quyết mâu thuẫn để trưởng thành và chuyển sang giai đoạn phát triển mới. V. NHỮNG ĐIỂM KHÁC CẦN LƯU Ý Ở TUỔI THIẾU NIÊN 1. Dậy thì sớm và trễ - Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy rằng phát triển sớm hay trễ đều có những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực lên trẻ. Đối với em trai, phát triển sớm thường làm gia tăng khả năng thể chất là làm cho trẻ được sự kính trọng và khâm phục của các bạn đồng lứa. Trẻ phát triển sớm sẽ thích nghi tốt hơn và tự tin hơn so với trẻ chậm phát triển. Trái lại, trẻ nam phát triển chậm với thân hình nhỏ con thường dễ có những hành vi gây sự chú ý cho người khác và bị cho là thiếu trưởng thành và không phù hợp. Mặt khác, trẻ phát triển sớm cũng có thể cảm nhận nhiều áp lực hơn so với trẻ nam phát triển chậm vì người khác mong đợi chúng cư xử có trách nhiệm và làm gương cho những trẻ khác. - Đối với nữ, hậu quả của phát triển sớm hay chậm không rõ lắm. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy trẻ nữ phát triển sớm gặp một số vấn đề ở trường, chúng nổi tiếng trong đám con trai và tỏ ra độc lập hơn so với trẻ nữ chậm phát triển. Trẻ nữ phát triển sớm cũng có nguy cơ cao về vấn đề lo lắng, trầm cảm, sử dụng chất gây nghiện, khám phá tình dục và có những rối loạn chức năng trong việc đối phó với stress và các vấn đề ở trường hơn các trẻ chậm phát triển khác. 2. Quan hệ tình dục ở tuổi thiếu niên Các công trình nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì đều cho thấy hiện nay lớp trẻ vị thành niên có sự phát dục ngày càng sớm và mạnh hơn so với các thế hệ trước đây. Nhu cầu sinh lý, tò mò, thích khám phá muốn khẳng định mình, và do những ảnh hưởng của môi trường sống đã khiến cho nhiều thiếu niên quan hệ tình dục từ rất sớm. Tác hại của việc quan hệ tình dục ở tuổi này thật vô lường: sức khỏe suy giảm hoặc các bệnh lây qua đường tình dục, học tập sa sút, mang thai ngoài ý muốn, phá thai, vô sinh, khủng hoảng tâm lý 3. Rối loạn chuyện ăn uống Ở tuổi này, trẻ thiếu niên thường gặp rối loạn chuyện ăn uống, được thể hiện ở một trong hai hình thức, đó là chứng háu ăn hoặc biếng ăn. T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI - Chứng biếng ăn: Rối loạn chuyện ăn uống dẫn đến gầy còm. Chứng biếng ăn có khuynh hướng xuất hiện đầu và giữa tuổi vị thành niên. Mặc dù trẻ nam cũng bị rối loạn nhưng trẻ nữ thường phổ biến hơn gấp 10 lần. Biếng ăn tác động vào những trẻ trung lưu và thượng lưu thuộc gia đình có giáo dục và thành đạt. Chứng biếng ăn có liên quan đến những áp lực từ môi trường, và do di truyền. Thông thường chứng biếng ăn bắu đầu sau thời gian ăn kiêng và sau khi trải nghiệm chuyện gì đó căng thẳng. Ăn kiêng ở dạng ăn uống khắt khe, tập thể dục quá sức và đôi khi nôn thức ăn ra hoặc uống thuốc nhuận trường. Các triệu chứng của chứng biếng ăn là lo lắng, trầm cảm, ốm tong, và những hành vi tự buộc mình ép xác. Chứng biếng ăn sẽ sinh ra nhiều vấn đề về thể chất như khô da, còi cọc, còi xương, mất kinh, lông mọc trên cơ thể và trên mặt, dễ cảm lạnh, vấn đề về tim mạch, và nặng hơn là tử vong. Phương pháp trị liệu hữu hiệu cho chứng biếng ăn là thuốc chống suy nhược và trị liệu tâm lý dựa vào gia đình. - Chứng háu ăn: Háu ăn là do ăn uống chè chén no say liên tục và thanh lọc cơ thể bằng việc tập thể lực, nôn ra hoặc sử dụng thuốc nhuận trường. Háu ăn thường xảy ra cuối thời vị thành niên hay đầu thời thành niên và có thể kéo dài đến cuối tuổi thành niên. Giống người biếng ăn, người háu ăn bị ám ảnh về sự gầy nhom và có cái nhìn méo mó về bản thân. Tuy nhiên không giống người biếng ăn, người háu ăn thường có trọng lượng trung bình, cảm thấy xấu hổ về hành vi của mình và hiểu biết bản chất rối loạn của những thói quen của mình. Vì nhiều người háu ăn che dấu hành vi và có khuynh hướng giữ cho cân nặng trung bình hay trên trung bình một chút, nên chứng háu ăn khó phát hiện hơn chứng biếng ăn. Những người háu ăn cũng chịu những vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn hành vi và nghiện ngập. Về thể lý, chứng háu ăn gây ra mất nước, chóng mặt, tim mạch, giảm men răng và các chứng khác. Phương pháp trị liệu hữu hiệu nhất là thuốc chống suy nhược, trị liệu nhận thức - hành vi dựa vào gia đình 4. Việc sử dụng các chất gây nghiện và hậu quả của nó - Tỉ lệ trẻ nghiện thuốc, rượu và ma túy ngày càng tăng. Thiếu niên dùng rượu và ma túy vì những lý do khác nhau. Phần lớn là muốn “nếm thử mùi vị”, dùng một lần hoặc vài lần để thỏa mãn tính tò mò, để biểu lộ sự chống đối, sự dũng cảm, hoặc để đồng nhất hóa với băng nhóm. Một số khác cảm thấy cha mẹ không thực sự quan tâm, hiểu và chấp nhận mình nên tìm đến ma túy để được khuây khỏa. - Trẻ nghiện ngập có tỉ lệ bạo lực, gây tai nạn, quan hệ tình dục sớm, mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây qua đường tình dục, học vấn thấp cao hơn so với các trẻ khác. 5. Nghiện game ở tuổi thiếu niên Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý học thuộc Trường đại học Iowa, Mỹ, trẻ ở độ tuổi từ 8 - 18 tuổi là lứa tuổi có tỷ lệ và nguy cơ mắc chứng "nghiện game" cao nhất trên thế giới hiện nay. Biểu hiện của "chứng bệnh" này khá dễ nhận biết. Khi nghiện game, trẻ thường chểnh mảng học hành và mọi việc xung quanh, chỉ tập trung vào việc tìm kiếm các trò chơi trên mạng và có thể ngồi hàng giờ, thậm chí hằng ngày trên máy vi tính. Các trò chơi nhập vai trực tuyến khiến thiếu niên tự cô lập với thế giới bên ngoài, tương quan xấu với người khác, rối loạn hành vi và cảm xúc, sa sút việc học, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tự tử. T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI VI. PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP A là một bé gái 14 tuổi khi thì sống với người mẹ đơn thân khi sống với gia đình một người bạn. Em gặp khó khăn trong tương quan với mẹ và đã vài lần đe dọa bỏ nhà ra đi. Em học yếu và dành nhiều thời gian rong chơi trên đường phố và nhập bọn với trẻ vô gia cư. Vấn đề của em bắt đầu khoảng một năm khi mẹ của em phát hiện ra rằng em cố tình nôn ra sau khi ăn tối. Bị mẹ chất vấn, em bắt đầu giận dữ, tránh né mẹ và càng ngày càng thân thiết với bạn đường phố hơn. A gây chú ý cho bạn - một nhân viên công tác xã hội ở một trung tâm cộng đồng có chương trình cho trẻ tuổi teen vô gia cư. Khi tiếp xúc với A, bạn để ý đến tình trạng xanh xao gầy gò, trạng thái cảm xúc trầm uất, sự tự ti mặc cảm, và mức độ phát triển có vẻ chậm của em. Dù không có bằng chứng nhưng bạn cũng quan tâm đến việc em đang có quan hệ tình dục với một số bạn trai là trẻ đường phố. A từ chối nói đến vấn đề tình dục, tránh thai hay các bệnh do quan hệ tình dục gây nên. Em nói với bạn rằng em sẽ không bao giờ dính thai hay bị nhiễm trùng. Tóm tắt ý chính: GIAI ĐOẠN THIẾU NIÊN (TUỔI HỌC SINH CẤP 2) - Sự phát triển sinh lý và thể chất: tuổi dậy thì với sự phát triển của cơ quan sinh dục, sự nhảy vọt về tầm vóc, tim phát triển nhanh, tuyến nội tiết hoạt động mạnh → thanh niên nhận ra mình không còn là trẻ con. Họ nhiệt tình nhưng sức bền và dẻo dai chưa tốt, dễ bị kích động - Đời sống cảm xúc: rung cảm giới tính, dễ xung đột với người lớn, chọn thần tượng - Hoạt động học tập: bị phân hóa đáng kể, học đi đôi với tương tác với người khác - Sự phát triển nhân cách: cái tôi hình thành và phát triển mạnh mẽ, khả năng đánh giá và tự đánh giá nổi lên - Những điểm cần lưu ý: dậy thì sớm và trẻ, quan hệ tình dục sớm, rối loạn chuyện ăn uống, việc sử dụng các chất gây nghiện và hậu quả của nó, nghiện game ở tuổi thiếu niên T[Type text] Tài liệu phát – Các giai đoạn phát triển của con người SDRC - CFSI Bài 5: GIAI ĐOẠN THANH NIÊN (THỜI KỲ ĐẦU CỦA GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH) Đến nay, chưa có sự thống nhất hoàn toàn về thuật ngữ cũng như giới hạn lứa tuổi của giai đoạn phát triển độ tuổi này. Nhìn chung, giai đoạn thanh niên được xác định là khoảng từ 16 đến 24 - 25 tuổi. I. HOÀN CẢNH XÃ HỘI CỦA SỰ PHÁT TRIỂN - Vai trò xã hội của thanh niên thay đổi một cách cơ bản: vai trò độc lập và mức độ trách nhiệm đối với gia đình ngày càng rõ rệt. Thanh niên tham gia lao động, có ý thức với việc chọn nghề nghiệp tương lai. Nhiều em đã làm ra của cải vật chất, có vai trò khá quyết định đối với một số việc trong gia đình... Quyền lợi xã hội của thanh niên được hiến pháp qui định: quyền bầu cử, quyền công dân, có trách nhiệm thực sự trước xã hội như nghĩa vụ quân sự, chịu trách nhiệm về tội hình sự trước những hành vi của mình. Như vậy xã hội coi họ là một thành viên chính thức, một người trưởng thành. - Tuy nhiên, đối với nhiều em, do đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa tham gia trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nên nhiều thanh niên chưa hoàn toàn là một người tự lập về mọi mặt so với những người cùng độ tuổi phải vào đời sớm. II. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Đây là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của con người đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh. Trọng lượng não đạt mức tối đa, số lượng nơ-ron thần kinh lên tới mức cao nhất (14 - 16 tỉ), với chất lượng hoàn hảo. Số lượng xi-nap của các tế bào thần kinh đảm bảo cho một sự liên lạc rộng khắp, chi tiết, tinh tế và linh hoạt giữa vô số các kênh làm cho hoạt động của não bộ trở nên nhanh, nhạy, chính x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_cac_giai_doan_phat_trien_cua_con_nguoi.pdf