Trong sữa có protit, lipit và đường lactoz. Khi ôxy hoá, trong cơthểchúng sẽ
sinh ra nhiệt năng. Xác định tổng sốnhiệt năng của sữa là xác định tổng sốnhiệt năng
của các thành phần dinh dưỡng có trong 1 kg sữa.
Khi ôxy hoá 1g lipit sữa cho 9,3kcalo.
Khi ôxy hoá 1g protit sữa cho 5,82kcalo.
Khi ôxy hoá 1g glactoz cho 4, 1 kcalo.
Từ đó tính tổng sốnhiệt năng của 1kg sữa.
Ví dụ: Tổng sốnhiệt năng của 1kg sữa tiêu chuẩn có 4% mỡsữa; 3,4% protit;
4,7% đường lactoz là 753 kcalo. Căn cứvào thí nghiệm cân bằng vật chất, cân bằng
nhiệt năng, người ta tính được rằng muốn sản ra 1000kca1o nhiệt năng của sữa cần 0,6
đơn vịthức ăn ME. Vì vậy muốn sản xuất 1kg sữa có 753kcalo sẽcần:
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6300 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyến yên thông qua hormon.
Hoạt động của tuyến yên liên quan mật thiết đến dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
Nếu vật nuôi ăn không đủ chất dinh dưỡng như Prolit, khoáng, vitamin... thì sự hoạt
động của tuyến yên giảm, hormon tiết ra ít dần làm tính hăng giảm. Ngược lại, nếu ăn
đủ chất linh dưỡng, vật nuôi sẽ có phản xạ tính dục mạnh mẽ, tính hăng cao, thời gian
giao phối kéo dài.
7.2.2.1.2. Quan hệ dinh dưỡng với phẩm chất tinh dịch
Phẩm chất tinh dịch được đánh giá bằng số lượng, chất lượng, mật độ tinh trùng
trong 1ml tinh dịch, hoạt lực, sức kháng, sức sống của tinh trùng cao, tỷ lệ kỳ hình
thấp. Phẩm chất tinh dịch liên quan chặt chẽ đến dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Dinh
dưỡng thông qua hoạt động của tuyến yên đã ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh
trùng của tinh hoàn. Ví dụ: kích tố FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
Nếu FSH tiết ra ít thì phẩm chất tinh dịch kém, số lượng tinh trùng giảm, hoạt lực tinh
trùng yếu... Dinh dưỡng đầy đủ thì cơ thể sẽ phát triển cân đối, khoẻ mạnh, thần kinh
vững vàng và hưng phấn. Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp nhất đến phẩm chất
tinh dịch là Protit với đầy đủ các axit amin không thay thế, các chất khoáng đa và vi
lượng, các loại vitamin A. D, E và nhóm B. Một số nghiên cứu khác cho biết ở bò đực,
cừu, lợn, thỏ và chuột đực bị thiếu ăn, hoạt động của tuyến sinh dục phụ cũng bị ảnh
hưởng xấu hàm lượng fructoz do những tuyến này tiết ra bị giảm đi làm sức sống của
tinh trùng giảm. Thức ăn nuôi bê thiếu vitamin A làm tinh hoàn bị teo, mất tính hăng,
không nhảy cái được. Những triệu chứng này thường xảy ra trước những triệu chứng
khác như bại liệt, quáng gà.
Vitamin C cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến phẩm chất tinh dịch. Ở những bê đực có
khả năng sinh dục cao cho thấy trong 100ml tinh dịch có 3-8mg vitamin C, nhưng
những con có khả năng sinh dục kém chỉ có 2mg vitamin C/100ml tinh dịch. Nếu tiêm
vitamin C cho con vật có khả năng sinh dục kém thì phẩm chất tinh dịch tăng lên rõ
rệt, tinh dịch loãng trở nên đặc, sức sống và hoạt lực tinh trùng tăng. Trong các chất
155
khoáng, ngoài Ca, P, Na, Cl, Fe, Cu, Co,. I2 thì Zn và Mn có ảnh hưởng rất rõ rệt đến
phẩm chất tinh dịch. Bò đực nếu thiếu Mn thì mật độ và sức sống tinh trùng giảm,
thiếu Zn thì sự sản sinh tinh trùng không bình thường.
7.2.2.2. Quan hệ giữa dinh dưỡng với khả năng sinh sản của gia súc cái giống
Dinh dưỡng là yếu tổ quan trọng nhất liên quan mật thiết đến sự thành thục, khả
năng thụ thai, sự phát triển của bào thai cũng như khả năng tiết sữa nuôi con của vật
nuôi cái giống.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến động dục và khả năng thụ thai.
Sự thành thục về tính được thể hiện bảng hiện tượng động dục.
Sự động dục là do tuyến yên và vùng dưới đồi chi phối. Khi khẩu phần
ăn thiếu Protit hoặc một loại axit amin nào đó thì hoạt động của tuyến yên giảm,
hormon folliculo stimulin (Fsll) tiết ra ít do vậy không đủ kích thích buồng trứng phát
dục, vì vậy động dục không bình thường hoặc mất đi. Đối với lợn nái và bò cái sau khi
tách con, thời gian động dục trở lại dài hay ngắn là phụ thuộc vào sức khoẻ của con mẹ
và chế độ dinh dưỡng. Động dục mang tính chu kỳ là do sự khống chế của hệ thần
kinh trung ương qua phương thức phản xạ thần kinh - thể dịch. Nếu thức ăn thiếu
Protit hoặc không cân đối về axit amin không thay thế, chu kỳ động dục và rụng trứng
không có quy luật nhất là khi thiếu lyzin. Khi thiếu Protit, khoáng và vitamin thì chu
kỳ tính sẽ kéo dài, bao noãn thành thục chậm, thậm chí bị teo lại làm tỷ lệ thụ thai
thấp.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng với vật nuôi mang thai: Vật nuôi thai có sự
thay đổi về trao đổi chất và khối lượng trung bình trong thời kỳ mang thai, cường độ
trao đổi chất của con mẹ tăng lên từ 20%-40%. Khối lượng cơ thể tăng lên 20-25% do
sự phát triển của bào thai, của tử cung và tuyến vú cũng như sự tích luỹ chất dinh
dưỡng của cơ thể mẹ. Tốc độ phát triển của bào thai tăng lên rất nhanh ở 1/3 thời gian
chửa cuối.
Ví dụ: Thai lợn ngoại 28 ngày nặng l,5gr, 50 ngày nặng 50gr, 70 ngày
nặng 220gr, 90 ngày nặng 400 -600gr, 114 ngày nặng 1000-1300gr. Khi mang thai,
cường độ trao đổi chất của con mẹ tăng lên rõ rệt, đồng hoá mạnh hơn dị hoá, quá trình
tích luỹ Protit và khoáng tăng mạnh vào thời gian chửa cuối, nhu cầu tích luỹ của con
mẹ gấp 1,5-2 lần bào thai.
7.2.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của gia súc có thai
- Nhu cầu nhiệt năng: Mitchell đã khảo sát nhiệt năng tích luỹ hằng ngày của lợn
con có chửa cho kết quả sau:
156
Bảng 7.9. Nhiệt năng tích luỹ hằng ngày của lợn nái chửa (kcalo)
Tuần chửa 2 4 6 8 10 12 14 16
Nhiệt năng tích luỹ (kcalo) 6 21 45 76 115 160 213 273
Tỷ lệ tích luỹ so với tuần
cuối
2 8 17 28 42 59 78 100
Đối với các loài gia súc khác cũng thấy kết quả tương tự. Do nhiệt năng tích luỹ
trong thai tăng lên cho nên nhu cầu về nhiệt năng của gia súc có thai cũng tăng lên.
Nhiệt năng tăng lên còn đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của con mẹ tăng lên, nói chung
cần cung cấp cao hơn duy trì 15-20%, thời gian chửa cuối tăng hơn 40%.
Nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi có thai được xác định theo chứa kỳ I và chửa kỳ II
(chửa kỳ I ở lợn là 0-84 ngày, bò là 6 tháng rưỡi. Chứa kỳ 11 ở lợn là 30 ngày và ở bò
là 3 tháng). Thời gian đầu, bào thai phát triển chậm nên dinh dưỡng chủ yếu cung cấp
cho con mẹ. Vì vậy thời gian này chỉ cần cung cấp lượng dinh dưỡng vừa phải. Ở thời
kỳ chửa cuối, bào thai tăng lên nhanh chóng (2/3 thể trọng thai tăng lên ở 1/3 thời gian
chửa cuối), đồng thời tử cung, bầu vú gia súc cái cũng phát triển theo cùng với quá
trình tích luỹ của cơ thể mẹ nên cần phải cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mới đảm bảo
thai phát triển bình thường.
- Nhu cầu về Protit: Trong giai đoạn có thai, các tổ chức cơ thể phát triển rất
mạnh, vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ Protit theo nhu cầu đặc biệt vào thời gian chửa
cuối. Một số nghiên cứu đã đề nghị: Với lợn mang thai, nhu cầu Protit cao hơn mức
duy trì 32%, giai đoạn chửa cuối tăng gấp 2 lần mức duy trì. Bò cái có thai thì nhu cầu
Protit cao hơn mức duy trì 17%, thời gian chửa cuối tăng hơn 40% so với mức duy trì.
Người ta có thể dựa vào thí nghiệm nuôi dưỡng để tính ra nhu cầu protit cho lợn mẹ có
thai như sau: Trong giai đoạn có thai, lợn mẹ tăng khoảng 20-25kg. Tỷ lệ Protit trong
cơ thể mẹ khoảng 15%. Nếu giá trị sinh vật học của khẩu phần là 65%, tỷ lệ tiêu hoá là
80% lợn nái có khối lượng là 100kg thì ta có thể tính được nhu cầu Prolit hằng ngày
của lợn nái như sau:
+ Nhu cầu tích luỹ Protit duy trì: 120 x 0,5 = 60gr (hệ số 0,5 gọi là hệ số chuyển
đổi phụ thuộc cơ thể mẹ ).
+ Nhu cầu tích luỹ Prot ít cửa lợn mẹ: 25.000gr ×1 5%/14 = 33gr.
Nhu cầu hằng ngày =60 gr + 33 gr = 93gr.
+ Nhu cầu Protit thô trong thức ăn hằng ngày: =
8,065,0
93
×
gr 178,8 gr/ngày
- Nhu cầu về khoáng: Chất khoáng đối với gia súc có chửa không kém gì protit.
Trong đó Ca, P là hai nguyên tố đa lượng rất cần thiết để tạo bộ xương của thai và duy
trì sức khoẻ của con mẹ. Loài nhai lại cần cung cấp P nhiều hơn Ca. Trâu bò kém sinh
157
sản do thiếu P là tình trạng khá phổ biến vì trong thức ăn thô xanh thường có nhiều Ca
và thiếu P. Đối với lợn thường thiếu Ca, lượng Ca cần trung bình 0,4% trong chất khô
của khẩu phần (kỳ đầu 0,3%, kỳ cuối 0 5%). Đối với trâu bò cần 0,12 ca trong vật chất
khê khẩu phần. Lượng Ca, P theo tỷ lệ l.3-2/1. Ngoài ra, cần cung cấp đủ vitamin D và
cho vật nuôi vận động, tắm nắng hợp lý. Các chất khoáng đa lượng và vi lượng là: Na,
Cl, Fe, Cu, Co, I2, Zn, Mg... cũng cần được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu. Đặc biệt, cần
phải cung cấp đầy đủ Fe với số lượng gấp 2-3 lần so với duy trì.
Bảng 7.10. Nhu cầu chất khoáng của lợn nái (cho 1kg thức ăn)
TT Chất khoáng Nái chửa Nái nuôi con
1 Ca (%) 0,8 0,75
2 P (%) 0,5 0,50
3 Fe 80 80
4 Cu (mg) 5 5
5 Mn (mg) 10 10
6 Zn (mg) 50 50
7 I2 (mg) 0,14 0,14
- Nhu cầu Vitamin: Những loại vitamin rất quan trọng đối với gia súc sinh sản có
thai là vitamin: A, D, E, C và nhóm B.
Gia súc thiếu vitamin A, E kéo dài sẽ dẫn đến teo thai, sảy thai hoặc thai chết
yểu. Nhu cầu bò chửa kỳ cuối mỗi ngày cần 12- 16mg caroten, mùa đông cần 30-60mg
caroten/100kg thể trọng. Ngựa cái chửa cần 16-20 mở caroten/100 hể trọng.
Nhưng nếu chăn thả trên bãi cỏ tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu trên.
Đối với lợn có chửa cần cung cấp 3600UI vitamin A/1kg thể trọng.
Vitamin D cần cung cấp cho lợn 160 UI/1g thể trọng, với bò chửa cần tăng
cường vận động lắm nắng hợp lý. Ngoài ra, phải cung cấp đủ các nhu cầu vitamin
nhóm B, trừ loài nhai lại có khả năng tổng hợp vitamin nhóm B nhờ vi sinh vật dạ cỏ.
7.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của gia súc tiết sữa
Tiết sữa là chức năng riêng của loại có vú, sữa không những là thức ăn cần thiết,
lý tưởng cho gia súc non mà còn là thức ăn có giá trị cao cho con người. Khả năng sản
xuất sữa của con vật phụ thuộc vo hai yếu tố cơ bản.
Phẩm chất giống của con vật: khả năng sản xuất sữa do di truyền của phẩm giống
và đặc tính cá thể quyết định chế độ dinh dưỡng, biện pháp kỹ thuật chăm sóc và nuôi
dưỡng.
Vì vậy, để có chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý, chúng ta cần nghiên cứu
158
thành phần của sữa và sự hình thành sữa như thế nào.
7.2.3.1. Thành phần của sữa
Tính chất lý học: Sữa là một nhũ tương màu trắng đục hơi ngà; tỷ trọng 1,025 -
1,032; có vị ngọt; mùi thơm, hơi dính; độ pH hơi axit.
Thành phần hoá học: Các loài động vật khác nhau thì thành phần hoá học của sữa
cũng khác nhau, đó là nguyên nhân gây ra sự khác nhau về cường độ sinh trưởng giữa
chúng. Thành phần sữa một số loài động vật được trình bày ở bảng sau:
Loài
động vật
Vật chất
khô
Protit
thô
Albumin
+
Globunlin
Casein Lipit Đường
lactoz
Khoáng
Khỉ 8,8 1,5
Ngựa 9,8 2,1
Bò Sữa 12,8 3,4
Dê 13,1 3,8
Lợn 16,4 5,2
Chó 23,0 9,7
Thỏ 30,5 1
Chuột 58,9
Bảng 7.11. Thành phần sữa một số loài động vật (%)
Loài
động
vật
Vật
chất
khô
Protit
thô
Albumin +
Globunlin
Casein Lipit Dircmg
Lactoz
Khoáng
Khỉ 8,8 1,5 0,6 0,9 1,1 6,0 0,4
Ngựa 9,8 2,1 0,8 1,3 0,8 4,7 0,3
Bò sữa 12,8 3,4 0,7 2,7 3,6 5,0 0,8
Dê 13,1 3,8 1,2 2,6 4,1 4,4 0,8
Lợn 16,4 5,2 1,0 4,2 6,2 4,2 0,9
Chó 23,0 9,7 5,6 4,1 9,3 3,1 0,9
Thỏ 30,5 15,5 - - 10,5 2,0 2,6
Chuột 58,9 11,2 - - 45,8 1,3 0,6
Qua bảng trên ta thấy con vật càng nhỏ thì vật chất khô trong sữa càng cao.
Lượng protit, lipit, đường chiếm tỷ lệ lớn. Protit sữa bao gồm các loại casein, albumin
và globulin. Casein không bị đông vón khi nhiệt độ cao và có tính keo dính, chống
được sự sa lắng của các tiểu phần protit khác nên sữa cừu, bò, đê đun sôi vẫn giữ được
trạng thái ổn định. Sữa các loài gia súc khác có lượng casein thấp, albumin cao sẽ dễ bị
159
đông vón khi gặp nhiệt độ cao nên không được đun sôi sữa. Trong các chất chứa N còn
có ure và axit uric, crcatinic.
Trong giai đoạn 7- 10 ngày sau đẻ, phẩm chất sữa đầu khác nhiều so với sữa
thường. Đặc điểm của sữa đầu có độ đậm đặc cao, màu vàng. Trong thành phần có
hàm lượng protit cao nhất là globulin, chất khoáng có chứa nhiều Ca, P, Fe, Mg và
nhiều vitamin các loại.
Bảng 7.12. Thành phần sữa đầu của bò và lợn (%)
Thành phần trong sữa đầu Sữa bò Sữa Lợn
Vật chất khô 25,33 24,1
Albumin và globulin 13,60 -
Casein ■ 4,04 15,1
Lipit 3,60 3,4
Đường lactoz 2,67 2,8
Khoáng 1,56 1,5
Chính vì thành phần dinh dưỡng cao lại có chất tẩy nhẹ đường tiêu hoá nên trong
mọi trường hợp phải cho gia súc non bú đủ sữa đầu vừa có dinh dưỡng cao, vừa có sức
đề kháng cho gia súc.
7.2.3.2. Sự hình thành sữa
Được hình thành từ máu nhưng không phải là dịch lọc thông thường mà là một
quá trình biến đổi hết sức phức tạp trong tuyến sữa.
Để tạo thành 1kg sữa cần phải có 500-600 lít máu chảy qua tuyến vú, qua hệ
thống mao mạch chằng chịt trong hệ thống bào tuyến. ta biết rằng tuyến vú của bò chỉ
bằng 2-3% trọng lượng cơ thể, vậy mà lượng sữa tiết ra một năm với lượng vật chất
khô gấp 3-4 lần lượng chất khô của cơ thể thì chúng ta đủ biết tuyến vú phải làm việc
với cường độ như thế nào? Kết quả phân tích so sánh thành phần dinh dưỡng trong
máu và sữa bò thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng.7.13. Thành phần dinh dưỡng trong máu và sữa bò (%)
Các thầnh phần dinh dưỡng Máu bò Sữa bò
H20 91 87
Albumin 3,2 0,52
Globulin 4,4 0,15
Casein - 2,6
Glucoz 0,05 -
Lactoz - 4,9
Ma trung tinh 0,2 3,7
Cholesteron 0,09 dấu vết
160
Canxi 0,009 0,12
Photpho 0,011 0,10
Na 0,34 0,05
K 0,03 0,15
Cl 0,35 0,11
Qua bảng số liệu ta thấy trữ lượng và thành phần dinh dưỡng trong máu và sữa
bò hoàn toàn khác nhau. Như vậy, sự hình thành sữa là quá trình trao đổi chất phức tạp
của tuyến vú khi máu chảy qua.
7.2.3.3. Nhu cầu dinh dưỡng
7.2.3.3.1. Nhu cầu protit.
Đối với gia súc tiết sữa, protit cần cho duy trì, tiết sữa, cho quá trình hao tổn dinh
dưỡng trong quá trình tiết sữa, trao đổi chất và tiêu hoá...
Qua thí nghiệm người ta thấy protit tiêu hoá dùng vào việc tiết sữa gấp 1,4- 1 6
lần hàm lượng protit có trong sữa. Căn cứ vào đó người ta tính lượng protit tiêu hoá
cần cho việc sản xuất 1kg sữa ở các loài gia súc như sau:
Sữa bò: 50-60gr Lợn: 80-120gr
Cừu: 70-80gr Ngựa : 35-45 gr
Do đó, cần căn cứ vào sản lượng sữa hằng ngày để tính toán nhu cầu protit cho
phù hợp. Theo kết quả nghiên cứu về nhu cầu protit của bò sữa thì cứ 1000kg thể trọng
cần 0,7kg protit tiêu hoá cho duy trì. Lượng protit tiêu hoá dùng cho việc sản xuất sữa
băng 138-175% protit có trong sữa (Haecker). Theo ý kiến chung, cứ 1000kg thể trọng
bò sữa cần 0,7 kg protit duy trì, protit tiêu hoá cho việc tiết sữa bằng 150-160% lượng
protit trong sữa. Nếu protit được cung cấp đầy đủ sẽ làm tăng sản lượng sữa; nếu thiếu
protit, cơ thể sẽ phải huy động protit có trong cơ thể vào trao đổi chất và tạo sữa; nếu
thừa protit, thận sẽ phải làm việc quá sức dẫn tới suy thận và hàm lượng N trong máu
tăng quê huyết tăng gây trúng độc và các bệnh lý khác. Theo Okellner, thức ăn chứa N
có tác dụng kích thích tiết sữa làm tăng hàm lượng sữa nhưng thành phần sữa không
có biển đổi khi giảm lượng protit cung cấp. Còn theo Mollgrard và Ereleriksen lại giải
thích khác. Theo kết quả thí nghiệm của các ông, lượng sữa tiết ra và lượng mỡ trong
sữa có quan hệ chặt chẽ với lượng protit trong khẩu phần. Theo kết quả nghiên cứu của
Haecker, tỷ lệ sử dụng protit trong sữa biến động từ 60-70%, tức là có 60-70% lượng
protit tiêu hoá trong thức ăn chuyển thành protit sữa. Đồng thời, phải hết sức chú ý tới
thành phần của các axit amin trong protit của thức ăn cung cấp. Axit amin không thay
thế, Trong đó hàm lượng lyzin, lơ xin, izolơxin, valin có tương đối nhiều ở tất cả các
loại sữa của các loài gia súc nhưng trong thức ăn thực vật lại rất ít 4 loại axit amin này.
Do đó khi nuôi lợn cần chú ý cung cấp một lượng thích hợp cho thức ăn có chứa nhiều
loại axit amin không thay thế trên như khô dầu đậu tương, khô dầu bông, bột cá, bột
máu, bột thịt...
161
Đối với gia súc nhai lại. do vi sinh vật dạ cỏ có khả năng tổng hợp protit nên
không phải bổ sung các axít amin như đối với lợn. Nhưng qua thí nghiệm thực tế cho
thấy khẩu phần ăn thiếu lyzin sẽ ảnh hưởng tới sản lượng sữa của bò. Vì vậy, những
bò cao sản cũng cần bổ sung một phần axit amin không thay thế theo tiêu chuẩn. Cứ
1kg sữa tiêu chuẩn 4% mỡ sữa cần cung cấp: lyzin: 2,3gr. tryptophan: 0,8gr; acginin:
1,3gr. histidin: 0.6gr; phenylalanin: 12gr; lơxin: 3,6gr; valin: 2,5gr: methionin: 12gr.
7.2.3.3.2. Nhu cầu về gluxit
Đường lactoz là thành phần chủ yếu của gluxit. Trong sữa lactoz gồm có 1 phân
tử đường glucoz là một phân tử đường galactoz tạo thành. Tuyến vú đã sử dụng glucoz
trong máu cung cấp để tạo thành galactoz và từ đó kết hợp glucoz để tạo thành lactoz
(galactoz + glucoz = lactoz).
Nếu lượng thức ăn cung cấp không đủ gluxit dẫn tới lượng đường huyết giảm.
Do đó, thành phần lacloz trong sữa sẽ giảm theo, đồng thời còn ảnh hưởng tới trao đổi
chất và làm giảm sức khoẻ vật nuôi tiết sữa
Nói chung, gluxit trong thức ăn không thiếu nên vấn đề thiếu gluxit đối với gia
súc ít khi xảy ra. Chỉ cần cung cấp thức ăn đấy đủ.
7.2.3.3.3. Nhu cầu lipit
Hàm lượng mỡ sữa là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng sữa. Mỡ
trong sữa không phải do mỡ trong thức ăn tạo thành mà còn do các chất dinh dưỡng
khác. Joordan đã dùng cỏ khô + ngô + yến mạch đã lấy gần hết mỡ để nuôi bò sữa, kết
quả mỡ trong sữa được tạo thành là 28,53kg, trong khi đó mỡ trong thức ăn chỉ có
2,59kg, đồng thời bò mẹ lại béo hơn trước. Điều đó chứng tỏ rằng ngoài mỡ ra, protit
và gluxit của thức ăn có thể chuyển hoá thành mỡ sữa Trong đó gluxit chuyển hoá
khoảng 70%. So sánh protit trong thức ăn và protit trong sữa thì protit trong thức ăn
được chuyển thành mỡ không quá 7,7kg. Sự chuyển hoá gluxit thành mỡ sữa theo sơ
đồ sau:
Nghiên cứu ở loài nhai lại bằng cách dùng muối axetat natri có nguyên tử đánh
dấu C14 tiêm vào mạch máu bò sữa, dê sữa. Kết quả là mỡ sữa của bò và dê thí nghiệm
có sự tồn tại của nguyên tử đánh dấu C14. Điều đó chứng tỏ tuyến vú của bò và dê đã
sử dụng muối axetat natri để tạo thành mỡ sữa. Sở dĩ như vậy là vì vi sinh vật dạ cỏ
của loài nhai lại có khả năng phân giải chất xơ thành CO2, CH4, axit axetic, axit
propionic và các axit béo cấp thấp khác.
Axit axetic được hấp thụ vào máu và chuyển đến tuyến vú để tạo thành mỡ sữa.
Glucoz cũng là nguồn tạo mỡ sữa tốt nhất vì glucoz dễ tiêu hoá trực tiếp thành
glyxerin, sau đó tổng hợp với axit béo để tạo thành mỡ sữa.
162
Tuy vậy, cần phải cung cấp một tỷ lệ lipit nhất định trong khẩu phần vì vai trò
của lipit trong việc hoà tan vitamin A, D, K, E, đặc biệt là gia súc tiết sữa cao sản.
7.2.3.3.4. Nhu cầu vê khoáng
Chất khoáng trong sữa chủ yếu là Ca, P, Na, K, Cl, Fe, Mg...nhưng hàm lượng ở
các loài gia súc là khác nhau. Trong đó quan trọng nhất là Ca, P. Tổng lượng khoáng
trong sữa thường chiếm từ 0,5-1,5%.
Bảng 7.14. Hàm lương khoáng trong sữa của một số loài gia súc (gr/1kg sữa)
Căn cứ vào hàm lượng khoáng trong sữa, ta có thể tính được nhu cầu khoáng của
các loài gia súc khác nhau.
Ví dụ: Bò sữa mỗi ngày tiết ra 10kg sữa cần cung cấp Ca: 1l,9gr, P: 8,4gr; Na:
7,2gr; Cl: 13,7gr...
Những ngày đầu sau khi đẻ, lợn và bò sữa cao sản thường phát sinh hiện tượng
cân bằng âm về Ca, đó là biểu hiện của sự thiếu Ca trong cơ thể hay Ca cung cấp trong
thức ăn không đủ theo nhu cầu. Trong khi đó, sản lượng sữa tiết ra rất lớn, lượng Ca
trong sữa càng nhiều. Nếu Ca trong thức ăn không đủ, gia súc cái sẽ phải huy động Ca
trong xương làm cho xương mềm, xốp, dễ gẫy hoặc biến dạng, thậm chí vỡ xương
chậu ở bò sữa cao sản (hiện tượng loãng xương do thiếu Ca) ỡân tới làm giảm sản
lượng sữa, giảm sức khoẻ gia súc cái. Ở thời kỳ đầu tiết sữa, mặc dù Ca, P trong thức
ăn cung cấp đủ vẫn xảy ra hiện tượng cân băng âm về Ca vì nhu cầu Ca trong sữa cao
mà sự hấp thụ Ca trong thức ăn lại có hạn, do vậy phải chú ý cung cấp đủ Ca, P từ khi
con vật mang thai nhằm tăng cường tích luỹ Ca, P trước khi đẻ để hạn chế cân bằng
âm, nhất là gia súc cao sản.
7.2.3.3.5. Nhu cầu về vitamin
Hàm lượng vitamin trong sữa khá phong phú, nhất là sữa đầu trong đó có nhiều
vitamin A, D, C và nhóm B. Hàm lượng vitamin trong sữa có liên quan trực tiếp với
hàm lượng vilamin trong thức ăn cung cấp cho con mẹ.
Trong mùa hè, lượng vitamin trong sữa cao vì caroren trong cỏ nhiều. Mùa đông
thì ngược lại, vitamin trong sữa giảm xuống 50-60% so với mùa hè vì mùa đông thiếu
cỏ xanh.
Bò: sản lượng sữa 15-20kg/ngày cần cung cấp 300mg caroten.
ht
tp
:/
/c
nt
y.
ru
me
na
si
a.
or
g,
T
L
th
am
k
ha
o,
P
.V
.
Ha
i
163
Bò: sản lượng sữa 30kg/ngày cần cung cấp 400mg caroten.
Lợn nái nuôi con: cần cung cấp 3-35mg caroten/100kg thể trọng.
Cừu: cần cung cấp 20-25mg/100kg thể trọng.
Nhu cầu vitamin nhóm B cao ở các loại gia súc dạ dày đơn như lợn chó... thiếu
vitamin nhóm B ảnh hưởng lớn tới tiêu hoá và trao đổi chất, do đó sản lượng sữa giảm.
Riêng loài nhai lại không cần cung cấp mà chỉ cần cung cấp khoáng vi lượng vì hệ vi
sinh vật dạ cỏ có khả năng tự tổng hợp vitamin nhóm B từ các nguyên liệu có trong
thức ăn.
Đối với vitamin D rất cần thiết cho gia súc tiết sữa vì nó liên quan đến khả năng
hấp thụ Ca, P, liên quan đến sức khoẻ của con mẹ. Với gia súc cao sản cần cung cấp
đủ vitamin D dưới dạng men bia khô chiếu tia tử ngoại. Lượng cho ăn 80-160 g men
bia khô/ngày sẽ cho 400 Ui vitamin Dung sữa.
7.2.3.3.6. Nhu cầu về nhiệt năng
Trong sữa có protit, lipit và đường lactoz. Khi ôxy hoá, trong cơ thể chúng sẽ
sinh ra nhiệt năng. Xác định tổng số nhiệt năng của sữa là xác định tổng số nhiệt năng
của các thành phần dinh dưỡng có trong 1 kg sữa.
Khi ôxy hoá 1g lipit sữa cho 9,3kcalo.
Khi ôxy hoá 1g protit sữa cho 5,82kcalo.
Khi ôxy hoá 1g glactoz cho 4, 1 kcalo.
Từ đó tính tổng số nhiệt năng của 1kg sữa.
Ví dụ: Tổng số nhiệt năng của 1kg sữa tiêu chuẩn có 4% mỡ sữa; 3,4% protit;
4,7% đường lactoz là 753 kcalo. Căn cứ vào thí nghiệm cân bằng vật chất, cân bằng
nhiệt năng, người ta tính được rằng muốn sản ra 1000kca1o nhiệt năng của sữa cần 0,6
đơn vị thức ăn ME. Vì vậy muốn sản xuất 1kg sữa có 753kcalo sẽ cần:
Nếu bò sữa cao sản có sản lượng sữa 40kg/ngày cần cung cấp: 40 ×0,45 đvtă =
18 đvtă để sản xuất sữa. Còn xác định nhu cầu duy trì ở bò sữa theo phương pháp của
Liên Xô, người ta dùng phương pháp xác định tổng nhiệt năng tiêu hao trong một thời
kỳ nhất định (cả thời gian tiết sữa, một ngày hay một giai đoạn) đối chiếu với sản
lượng sữa để tính nhu cầu nhiệt năng cho sản xuất sữa.
Ví dụ: Bò cùng thể trọng 400kg, nhu cầu sản xuất 1kg sữa ở những con có sản
lượng sữa khác nhau như sau: Sản lượng sữa 1500 kg/chu kỳ nhu cầu là 1,3 đvtă, sản
lượng sữa 3000 kg/chu kỳ là 0 95đvtă, sản lượng sữa 5000kg/chu kỳ là 0,83đvtă (kể cả
nhu cầu duy trì).
Đối với bò có sản lượng sữa là 3000 kg/chu kỳ thì thể trọng khác nhau sẽ đòi hỏi
nhu cầu khác nhau: Nếu bò nặng 400kg nhu cầu 0,95 đvtă; bò 500 kg là 0,99 đvtă; bò
550 kg nhu cầu là 1,02 đvtă. Điều đó chứng tỏ sản lượng sữa cao sản thì nhu cầu duy
164
trì cũng sẽ cao do cường độ trao đổi chất mạnh.
7.2.4. Nhu cầu dinh dưỡng của gia súc cày kéo
Về mặt sinh lý, gia súc cày kéo có nhiều điểm khác với các loại gia súc khác, khi
làm việc bao giờ dị hoá cũng lớn hơn đồng hoá. Cường độ trao đổi chất tăng lên phụ
thuộc vào tính chất và khối lượng công việc.
Nuôi dưỡng đúng có nghĩa là làm thế nào để bù đắp lại được những năng lượng
đã tiêu hao trong quá trình làm việc. Trước hết, chúng ta cần nghiên cứu một số vấn đề
sau:
7.2.4.1. Công và công suất
Công là biểu hiện kết quả làm việc của gia súc, là đại lượng đo được bằng khối
lượng công việc mà con vật thực hiện được trên một đoạn đường đi nhất định. Đơn vị
tính là kGm.
Để tính công, người ta phải đo sức kéo của con vật và quãng đường con vật thực
hiện công việc. Nếu tính theo sức kéo công được xác định là:
A= P x L
Trong đó A: công.
P: sức kéo trung bình (Kg).
L: chiều dài di chuyển của con vật.
Nếu là trâu bò cày kéo thì L = Diện tích cày/độ rộng sá cày.
Nếu tính công suất thì: N=
t
A
trong đó: N là công suất, A là công và t là thời gian làm việc.
Đơn vị công suất kGm/s thường dùng đơn vị phổ biến là mã lực.
nhã lực = 75kGm/s.
Như vậy: Công suất là công được hoàn thành trong một đơn vị thời gian nhất
định.
7.2.4.2. Nguồn gốc năng lượng của cơ khi làm việc
Muốn xác định chế độ nuôi dưỡng hợp lý đối với gia súc làm việc thì cần phải
biết những chất gì là nguồn năng lượng chủ yếu để sinh năng lượng cho con vật khi
làm việc. Nếu phân tích hàm lượng hoá học của cơ ta có: H20 72-78%, vật chất khô
22-28%. Trong vật chất khô thì protit 16-20,9% còn lại là gluxit dưới dạng glycogen,
khoảng 1 %lipil, các chất khoáng và một số chất chứa nào khác như creatin, crealin
photphat (CP), adenozin triphotphat (ATP), adenozin diphotphat (ADP). Chính vì vậy
mà có một thời gian dài người ta cho rằng protit là thành phần chủ yếu của cơ, là
nguồn gốc năng lượng của cơ khi làm việc.
Nhưng sau này nhiều thí nghiệm cân bằng N của gia súc làm việc đã chứng tỏ
không phải chỉ có protit mà con vật phải sử dụng gluxit và lipit để sinh năng lượng.
165
Hiệu suất làm việc của vật nuôi quyết định bởi cường độ hoạt động của cơ bắp. Nguồn
năng lượng tiêu tốn khi vật nuôi hoạt động cơ bắp là do sự ôxy hoá các chất dinh
dưỡng của thức ăn ăn vào. Người ta đã làm các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Một cơ bắp được đặt trong điều kiện hiếu khí và kích thích co cơ
với mức độ vừa phải 10 lần/phút, thì thấy cơ co cho đến khi hết glucogen trong cơ:
- Thí nghiệm 2: Cũng đặt cơ trong điều kiện hiếu khí nhưng kích thích co cơ với
nhịp độ nhanh cho thấy cơ co cho đến khi hết glucogen nhưng chỉ một phần nhỏ
glycogen biến thành CO2 + H2O+ Q,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gt_co_so_chan_nuoi_143_2988.pdf