CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG GIÁO
DỤC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC.2
I. NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT.2
II. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM.6
III. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIẾT NAM .9
IV. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT .17
V. PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.20
CHƯƠNG II: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.30
I. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.30
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QLNN VỀ GD&ĐT.38
III. BỘ MÁY QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .45
CHƯƠNG III: CÔNG CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.58
1. Giáo viên mầm non .58
2. Giáo viên tiểu học.59
3. Giáo viên trung học .59
CHƯƠNG IV: VĂN HOÁ LÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG THỜI LÀ MỤC TIÊU CỦA CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI.60
I. Khái niệm văn hoá .60
II.Vai trò, vị trí của văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội .62
III. Một số vấn đề cơ bản của văn hóa.63
IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SỰNGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM .65
V. NỘI DƯNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HOÁ TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.68
CHƯƠNG V: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG .73
I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA KH, CN VÀ MT .73
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KH, CN, MT .81
CHƯƠNG VI: MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN GD-ĐT TRONG THỜI
KÌ CNH, HĐH .89
I. Mục tiêu.89
II. Những quan điểm chỉ đạo phát triển GD-ĐT. .90
CHƯƠNH VII: LUẬT GIÁO DỤC.98
I. Luật Giáo dục là gì? .98
II. Quá trình thể chế hoá quản lí giáo dục ở nước ta .98
III. Nội dung cơ bản của Luật giáo dục.99
IV. LUẬT PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC .115
CHƯƠNG VIII: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM.121
CHƯƠNG IX: ĐIỀU LỆ NHÀ TRƯỜNG.127
I. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON.127
II. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC.130
III. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC.133
CHƯƠNG X: QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở ĐỊA PHƯƠNG .138
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG .138
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CÁC CẤP Ở ĐỊA
PHƯƠNG .138168
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY, TIÊU CHUẨN BIÊN CHẾ CỦA CÁC TRƯỜNG PHỔ
THÔNG .140
CHƯƠNG XI: QUY CHẾ VỀ THANH TRA, KIỂM TRA CÁC BẬC HỌC ẦM
NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC.156
I. THANH TRA MỘT NHÀ TRƯỜNG .156
II. THANH TRA HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT GIÁO VIÊN CÁC CẤP (TỪ MẦM
NON TRỞ LÊN ĐẾN TRUNG HỌC).158
CHƯƠNG XII: QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI
ĐUA KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TẬP THỂ HỌC
SINH, SINH VIÊN.159
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG .159
II. DANH HIỆU THI ĐUA.159
III. TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA .161
IV. THẨM QUYỀN VÀ QUY TRÌNH XÉT KHEN THƯỞNG DANH HIỆU THI
ĐUA.165
V. KHEN THƯỞNG, GIẤY KHEN, BẰNG KHEN .166
168 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được vật dùng.
Theo nghĩa này tài nguyên là khoáng sản, đất đai, lâm thổ sản .v.v.
b. Khái niệm môi trường:
- Khái niệm môi trường có nội dung rộng lớn và đa dạng. Khi nghiên cứu hoạt
động chấp hành và điều hành của cơ quan hành chính nhà nước; yếu tố môi trường có
tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý. Môi trường bao gồm môi trường
bên trong tổ chức và môi trường bên ngoài tổ chức.
- Theo nghĩa rộng: Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng
đến một vật thể hoặc một sự kiện.
+ Đối với một cơ thể sống: Môi trường là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học,
sinh học, xã hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng cá nhân
và của những cộng đồng người.
- Theo Luật bảo vệ môi trường nước ta (Điều 1 của Luật Bảo vệ môi trường ban
hành l0/01/1994) có ghi: môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, đất, âm
thanh, ánh sáng, núi rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư khu
sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di lích
lịch sử và các hình thái vật chất khác. (Ghi tại điều 2, điểm 1 - Luật BVMT).
75
Tóm lại: Môi trường sống của con người được phân thành:
Môi trường thiên nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên như: vật lý, hóa học, sinh
học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, hoặc ít chịu sự chi phối của con
người.
Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa các cá thể con người, cộng
đồng con người hợp thành các quốc gia, xã hội; các hình thái tổ chức, các thể chế kinh
tế - xã hội.
Môi trường nhân tạo: bao gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con
người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
Ba loại môi trường này cùng tồn tại, tương tác chặt chẽ với nhau làm ảnh hưởng
đến cuộc sống, hoạt động của con người.
c. Mối quan hệ giữa tài nguyên và môi trường.
- Khi nghiên cứu tài nguyên, ta phải xét trong mối quan hệ với môi trường. Tài
nguyên là một trong yếu tố cơ bản tạo thành môi trường. Cho nên việc khai thác, sử
dụng tài nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
- Trong quá trình duy trì sự sống, con người thường xuyên phải khai thác sử dụng
tài nguyên: Con người có thể sử dụng các tài nguyên thiên nhiên sẵn có và có thể tái
tạo chúng thành các tài nguyên nhân tạo để sử dụng.
- Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo nguyên tắc: Khả năng
sử dụng các lài nguyên cân bằng với khả năng tái tạo tự nhiên. Đồng thời xã hội không
thải ra môi trường những chất độc hại nhanh hơn quá trình hấp thụ và vô hiệu những
chất độc hại này.
Tóm lại: Chúng ta phải thực hiện tư tưởng "Môi trường phát triển bền vững"
được đặt nền móng từ hội nghị các nguyên thủ quốc gia về “Môi trường và phát triển”
tại Rio De Janero năm 1992. Tư tưởng phát triển bền vững thể hiện giá trị nhân bản
của con người đối với môi trường.
d. Giáo dục vì TN môi trường hướng tới một môi trường bền vững, nhằm quan lý
TN môi trường tốt hơn và để hiểu rõ TN môi trường và tận dụng TN môi trường như
một nguồn học tập.
- Giáo dục về TN môi trường nhằm quản lý TN môi trường tốt hơn.
- Giáo dục trong môi trường để tạo điều kiện hiểu rõ TN môi trường và tận dụng
TN môi trường như một nguồn học tập.
- Giáo dục vì TN môi trường hướng tới một TN môi trường bền vững.
76
1.4. Vấn đề tài nguyên và nôi trường ở Việt Nam
a. Các nguồn tài nguyên và môi trường, thực trạng hiện nay
- Tài nguyên đất:
Tài nguyên đất của Việt Nam tính bình quân theo đầu người vào loại thấp trên
thế giới.
Trong đó đất canh tác chiếm 25% lãnh thổ, tổng diện tích đất canh tác nông
nghiệp là ≈ 7 triệu ha - 10 triệu ha. Bình quân đất canh tác theo đầu người ở nông thôn
là 0,15 - 0,2 ha.
Theo thông số này dây là một tiềm năng cần được khai thác, hiện nay sự khai
thác đất canh tác nông nghiệp chưa đạt hiệu quả kinh tế, trong thời gian tới để tiến
hành CNH - HĐH cần có chính sách khai thác để phù hợp với nhu cầu phát triển bền
vững.
- Tài nguyên rừng:
Việt Nam là một trong những nước nhiệt đới có ưu thế về rừng đặc biệt là rừng
nguyên sinh. Đây là một trong những ưu thế để phát triển theo chiến lược bền vững.
Thực trạng độ che phủ rừng ở Việt Nam giảm từ 48,3% (1943) xuống dưới 24%
(1992). Nhiều rừng đấu nguồn ở Tây Bắc, Việt Bắc, Nghệ An, Thanh Hoá... đang bị
phá huỷ, hậu quả là lũ lụt trở nên thường xuyên và nghiêm trọng.
Hiện tượng du canh, du cư làm suy kiệt 4500 ha rừng. Trong những năm từ 1995
- 1997 đã có hàng ngàn vụ vi phạm phá rừng, lấy cắp gỗ, bán thú quý hiếm làm ảnh
hưởng đến độ che phủ tán rừng.
- Tài nguyên ngư nghiệp, lâm nghiệp:
Tài nguyên ngư nghiệp Việt Nam phong phú cả về vùng nước ngọt và nước mặn,
phong phú cả về chủng loại thuỷ hải sản và lâm sản.
Việc đánh bắt chạy theo lợi nhuận đã làm cho 68 loài bị đe doạ diệt chủng, 97
loài có nguy cơ bị đe dọa, 7 loài bị hiểm hoạ, 124 loài quý hiếm bị mất nơi cư trú.
- Tài nguyên nước:
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên nước ngọt và mặn, nước lợ to lớn, đây là
một đặc điểm cơ bản để phát triển toàn diện bền vững.
Nước ngọt ở các kênh rạch, sông ngòi, nước biển đang bị ô nhiễm nặng do sự
khai thác không hợp lý và do phế thải từ các khu công nghiệp, các đô thị làm ô nhiễm
nặng. Nói chung hệ thống nước trên các sông, kênh ở thử đô Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh có độ ô nhiễm vượt mức cho phép từ 4 - 10 lần.
77
- Tài nguyên không khí:
Ở Việt Nam hiện nay độ ô nhiễm không khí cao, nhất là ở các khu công nghiệp.
- Tài nguyên khoáng sản và năng lượng:
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, đây là ưu thế để khai
thác phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Chúng ta đã phát hiện hơn 2000 mỏ trên khắp cả nước trong đó đặc biệt là than,
đầu khí và khí đốt tương đối lớn về trữ lượng.
Nguồn năng lượng thuỷ điện cũng khá lớn, có thể cung cấp đủ cho sản xuất và
tiêu dùng, nếu không có cơ chế khai thác hợp lý thì sản lượng điện còn tăng trong
tương lai
- Tài nguyên con người:
Đây là một loại tài nguyên rất quan trọng và nó là yếu tố quyết định khả năng
phát triển của đất nước.
Việt Nam có dân số đứng thứ 2 khu vực Đông nam Á, đứng thứ 7 khu vực châu
Á Thái Bình Dương, thứ 12 trên thế giới, đồng thời Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng dân
số cao (trên 2%/năm).
Đặc điểm nổi bật của dân số Việt Nam là trẻ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động
cao và tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng dân số (xem băng).
Dân số dưới 20 tuổi chiếm 49%, dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%.
b. Giáo dục về tài nguyên và môi trường.
- Giáo dục việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường nhằm:
+ Nâng cao nhận thức về vai trò và hiểu biết về tài nguyên và môi trường.
+ Giúp cho môi người xác định thái độ và lối sống cá nhân tích cực đối với tài
nguyên và môi trường.
+ Có được những hành động cho phù hợp.
- Giáo dục tài nguyên và môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình
giáo dục một bộ môn hay một chủ để nghiên cứu mà là hướng hội nhập trong chương
trình đó.
- Giáo dục về tài nguyên và môi trường là một phương pháp tiếp cận xuyên bộ
môn giúp cho mọi người nhận thức toàn diện với mục đích phát triển, chăm sóc, có
thái độ cam kết.
- Giáo dục nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng, đặc biệt còn xây dựng tình cảm.
thái độ hành động xã hội.
- Giáo dục nền lảng sự tính toán tổng thể và sự bền vững chung.
78
c. Tài nghiên quốc gia và sự phát triển.
Năng lực nội sinh của một quốc gia cho sự phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố, trong đó vấn đề tài nguyên quốc gia và sự khai thác nó một cách hợp lý có hiệu quả
là một đòi hỏi tất yếu.
Sự phát triển quốc gia gắn liền với thuật ngữ "Phát triển bền vững". Con đường
tất yếu của lịch sử là phải đẩy mạnh công nghiệp hoá; chủ yếu dựa vào khai thác một
cách có ý thức tài nguyên thiên nhiên. Biến đổi một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành
xã hội công nghiệp với những đặc trưng:
- Sự chuyển dịch trên quy mô lớn vị trí làm việc phân tán, sản xuất nhỏ sang quy
mô lớn, tập trung.
- Tập trung dân cư và phát triển đô thị hoá gắn liền với sự tập trung lao động
- Hệ thống hạ tầng KT -XH, thông tin liên lạc phát triển quy mô cao.
- Các loại thị trường xuất hiện nhằm phục vụ sự phát triển của thị trường hàng
hoá.
- Hoạt động KH - CN phát triển mức cao, rút ngắn khoáng cảnh giữa nghiên cứu
và ứng dụng triển khai.
CNH đất nước đòi hỏi khả năng bên trong của quốc gia đó, khả năng bên trong
(năng lực nội sinh) bao gồm:
- Tài nguyên quốc gia theo nghĩa tài nguyên thiên nhiên
- Năng lực nội sinh về KH - CN.
d. Môi trường và vấn đề phát triển bền vững.
Sự phát triển KT - XH của quốc gia và đặc biệt là CNH và sự phát triển công
nghệ có tác động mạnh mẽ và quan trọng đến môi trường.
Môi trường trong một phạm vi rộng vừa là nơi cung cấp các nhu cầu cho xã hội
phát triển vừa là nơi hứng chịu, chứa đựng tất cả những gì mà các hoạt động KT - XH
thải ra.
Sự phát triển KT - XH có thể tác động đến môi trường sống của con người trên
các lĩnh vực.
- Tăng sức ép về sử dụng, khai thác các loại tài nguyên
- Các nhân tố gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và địa điểm làm việc
- Tốc độ phát triển ngày càng cao, nhanh, mạnh tạo ra các vùng sinh thái nhạy
cảm: khu công nghiệp, khu ven biển .
Mối quan hệ giữa khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên tác động đến môi
trường và vấn đề phát triển đặt ra đối với mọi quốc gia. Một mặt con người khai thác
79
lài nguyên thiên nhiên vì mục đích phát triển, do đó sẽ đem lại suy thoái nguồn tài
nguyên. Mặt khác con người phải tìm mọi cách để cố gắng tái tạo lại nó, phát triển nó
cũng chính vì mục đích phát triển. Khai thác nguồn tài nguyên môi trường và tác động
ngược lại của phát triển kinh tế đến tài nguyên môi trường bao giờ cũng là hai mặt đối
kháng, mâu thuẫn nhau. Vì lợi ích kinh tế lâu dài của sự phát triển, cần cân đối giữa
khai thác - tái tạo và bảo vệ.
2. Vị trí và vai trò của quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ và môi
trường
- Ngày nay, trong nền văn minh của nhân loại, sự phát triển của các các quốc gia
không còn dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc sức lao động giản đơn, mà chủ
yếu dựa vào tri thức khoa học và công nghệ, tức là dựa vào các nguồn lực có khả năng
tái tạo. Khoa học công nghệ đang trở thành yếu tố đầu vào của hệ thống sản xuất, kinh
doanh, quản lý, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của quốc gia.
Ở nước ta phát triển KH - CN là yếu tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH -
HĐH đất nước góp phần khắc phục được nguy cơ tụt hậu, đuổi kịp các nước trong khu
vực và trên thế giới. Mặt khác chúng la phải xây dựng một chiến lược có tính quốc gia
và tính toán cần để bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên phục vụ cho sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước.
2.1. Những quan điểm chỉ đạo về phát triển khoa học công nghệ và môi
trường
Nhận thức rõ về vai trò của KH, CN và môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã có
đường lối chủ trương đúng đắn về KH, CN và môi trường. Các quan điểm chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước ta về phát triển KH, CN và môi trường:
- KH, CN là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển KT - XH, nhằm giữ vững
độc lập dân tộc và CNXH. Khoa học công nghệ phải vươn lên là chỗ dựa và động lực
cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
- KH,CN và môi trường giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển KT - XH
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng XH, phát huy bản sắc dân
tộc tăng cường quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần và thể lực
của nhân dân.
- Phát triển KH, CN và môi trường là sự nghiệp của loàn dân. Trí tuệ của nhân
dân là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước cần khuyến khích phát huy và
nâng cao khả năng sáng tạo của cộng động; của mỗi người dân và mọi tổ chức kinh tế,
chính trị, xã hội. Thúc đẩy phong trào quần chúng, rộng rãi không ngừng cải tiến kỹ
thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong
mọi lĩnh vực.
80
- Phát triển KH,CN và môi trường gắn liền với quá trình phát triển KT - XH.
Phải gắn lý luận với thực tiễn, ưu tiên nghiên cứu ứng dụng, chú trọng nghiên cứu cơ
bản kết hợp khoa học, công nghệ với giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn với khoa
học tự nhiên. Việc phát huy tiềm năng KH, CN và môi trường trong nước phải kết hợp
với việc tiếp thu thành tựu KH, CN và môi trường thế giới.
- Phát triển KH,CN phải gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, xử lý tác động của môi trường, hạn chế hậu quả
thiên tai chỉ có thể thực hiện bằng KH - CN. Bảo vệ môi trường theo quan điểm phát
triển bền vững là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước.
2.2. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và xúc tác trong việc thúc đẩy phát triển
KH, CN và môi trường
Bên cạnh những nội dung mang tính chất pháp lý để thúc đẩy và phát triển KH,
CN và môi trường, do tính chất đặc biệt của sự phát triển KH, CN và môi trường, nhà
nước thực hiện vai trò chủ đạo trong việc tổ chức nghiên cứu, triển khai các hoạt động
KH, CN và MT. Tính tất yếu của việc chỉ đạo và xúc tác thể hiện ở những đặc điểm cơ
bản của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng như những khó khăn về tài
chính.
- Trình độ KH, CN và môi trường ở nước ta phát triển ở trình độ thấp. Phần lớn
năng lực sản xuất thuộc các thế hệ KH, CN lạc hậu. Trong khi đó để đổi mới cần một
nguồn vốn rất lớn. Điều có thể làm được không phải sự đại trà của quá trình thay đổi
mà là cách lựa chọn sự thay đổi.
- Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu do đó để đi lên CNH,
HĐH đây là một hạn chế rất lớn trong phát triển KH, CN và môi trường.
- Thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta mới bắt đầu bước vào thị trường sản xuất
hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Tiềm lực kinh tế của họ còn rất hạn chế. Sự hạn chế này
đã không cho phép họ có sự tiếp cận nhanh với thị trường KH, CN và môi trường trên
thế giới và do đó có thể vẫn bị thua thiệt. Kinh tế nông nghiệp và kinh tế tư nhân tập
trung chủ yếu vào việc tạo ra các sản phẩm thô, không có những công nghệ chế biến
tiên tiến nên giá thành thu được rất thấp. Vì vậy thành phấn này không thể có khả năng
đứng vào tổ chức.
Nhà nước với những khả năng tài chính, có thể tạo ra những hình thức hợp lý
hơn để thúc đẩy các thành phấn kinh tế khác cùng phát triển. Các chương trình hỗ trợ
phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế tư nhân được xem là những biện pháp hỗ trợ,
khuyến khích quan trọng. Việc cung ứng các dịch vụ một cách có hiệu quả (dịch vụ về
con giống, công, dịch vụ chế biến .) có thể đem lại hiệu quả kinh tế.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc
tăng cường năng lực nội sinh cho họ. Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ được cộng
đồng quốc tế đánh giá có một vị trí rất cao trong sự phát triển.
81
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KH, CN, MT
1. Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước về KH, CN và MT
Cơ chế quản lý KH, CN và MT phải gắn KH, CN và MT với nền kinh tế nhiều
thành phần có sự quản lý của Nhà nước, biến KH, CN và MT thành lực lượng sản xuất
trực tiếp của XH.
Việc đổi mới cơ chế quản lý KH, CN và MT cần thực hiện theo những hướng sau
đây:
- Tập trung ưu tiên cho các nguồn lực nghiên cứu ứng dụng và triển khai nhằm
ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi các thành tựu KH, CN và môi trường vào sản xuất
và đời sống XH, sớm đi vào hiện đại, đồng thời chú trọng phát triển và nâng cao KH,
CN truyền thống, làm chủ công nghệ, kỹ thuật phù hợp với điều kiện nước ta.
- Từng bước tạo lập thị trường cho phát triển KH, CN và MT. Đặt nền kinh tế
trong môi trường cạnh tranh lành mạnh và sôi động tạo sức ép khách quan buộc các
đơn vị sản xuất kinh doanh phải tìm đến KH, CN và môi trường. Trên cơ sở đó, đổi
mới cơ chế hoạt động nghiên cứu khoa học còn mang nặng tính hành chính hiện nay,
chuyển hẳn sang cơ chế nhận đề tài nghiên cứu thông qua đặt hàng và đấu thầu. Từng
bước chuyển các cơ quan nghiên cứu và triển khai sang chế độ hạch toán kinh tế và tự
cấp vốn.
- Tổ chức lại các cơ quan nghiên cứu phát triển KH, CN và MT và triển khai một
hệ thống cơ cấu hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH. Lấy hiệu quả của
hoạt động KH, CN, MT làm tiêu chuẩn để đánh giá các cơ quan nghiên cứu và triển
khai, trên cơ sở đó sắp xếp kiện toàn có trọng điểm hoạt động KH, CN và MT.
- Phát huy quyền chủ động của các cơ quan nghiên cứu và triển khai trong công
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch KH, CN và MT, các cơ quan này được là chủ về
tài chính, về biên chế và chịu trách nhiệm vật chất và kết quả hoạt động của mình.
- Phát triển các hình thức hoạt động KH, CN và MT đa dạng, linh hoạt phù hợp
với tính năng động của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đáp ứng nhanh chóng
nhu cầu của người tiêu dùng.
82
2. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về KH, CN
Để thực hiện đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước về KH và CN chúng ta phải
gắn liền với đổi mới tổ chức quản lý hoạt động KH và CN.
2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kê
hoạch, nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về KH và
CN
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về quản lý
KH-CN, làm cơ sở pháp lý chủ yếu để biểu hiện sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt
động KH, CN trong tất cả các thành phấn kinh tế, đồng thời nâng cao tính chủ động
của các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực này. Tuy nhiên hệ thống văn bản nói trên
còn có những hạn chế, chưa đồng bộ, chưa thực sự khuyến khích sự sáng tạo của đội
ngũ người làm công tác KH, CN chưa nâng cao năng lực của các tổ chức KH-CN và
chưa tạo được một thị trường KH-CN để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động KH-CN.
Vì vậy cần tiếp tục hoàn chỉnh và xây dựng đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật
trong lĩnh vực KH-CN, thích ứng với những yêu cầu mới của công cuộc CNH, HĐH
đất nước. Cần nghiên cứu soạn thảo văn bản pháp lý có tính cao nhất về lĩnh vực KH-
CN làm đạo luật gốc, điều chỉnh các quan hệ chủ yếu trong hoạt động KH- CN.
Luật Khoa học và Công nghệ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ khóa 10 là
văn bản pháp luật cao nhất về KH - CN. Để luật này có thể đi vào đời sống KT - XH,
các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cần nhanh chóng triển khai bằng các văn
bản dưới luật, từng bước có thể áp dụng luật vào công tác quản lý KH - CN phục vụ
cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
2.3. Tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ
Nhà nước thống nhất quản lý khoa học, công nghệ từ Trung ương đến địa
phương cơ sở, để có thể thực hiện được vai trò chủ đạo của nhà nước, cần tổ chức bộ
máy quản lý khoa học và công nghệ thống nhất từ Trung ương đáp ứng được yêu cầu
ngày càng phát triển khoa học công nghệ, đáp ứng các quá trình sản xuất, phát triển
kinh tế - xã hội.
Tổ chức bộ máy quản lý khoa học, công nghệ phải tuân thủ yêu cầu của công
cuộc cải cách nền hành chính, tinh giảm bộ máy, tinh giảm biên chế nhưng vẫn đáp
ứng được chức năng, nhiệm vụ và đạt hiệu lực, hiệu quả quản lý.
2.4. Tổ chức, hướng dẫn đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công
nghệ. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
2.5. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
83
2.6. Qui đinh việc đánh giá nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ, chức vụ khoa học, giải thưởng khoa học và
công nghệ và các hình thức ghi nhận công lao về khoa học và công nghệ của tổ
chức cá nhân.
2.7. Tổ chức, quản lý công tác thẩm định khoa học và công nghệ
2.8. Tổ chức, chỉ đạo công tác thống kê, thông tin khoa học và công nghệ
2.9. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ về khoa học và công nghệ
Nguồn nhân lực chiếm một vị trí quan trọng trong các yếu tố cấu thành tiềm lực
KH-CN, nó có vai trò quyết định sự thành công trong quá trình phát triển KH- CN. Vì
vậy Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm sóc để phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực
KH-CN.
- Tập trung cho được đội ngũ cán bộ KH-CN hiện có, bảo đảm để cán bộ KHCN
có thể sống được bằng mức trung bình khá của XH cho hoạt động chất xám của mình.
- Nghiên cứu ngạch lương của cán bộ KH-CN. Đãi ngộ và khen thưởng đặc biệt
đối với những người có cống hiến xuất sắc trong KH-CN. Có cơ chế để có thể triển
khai, áp dụng nhiều hình thức biểu dương, tôn vinh địa vị xã hội cho các nhà KH-CN
hàng đầu.
- Xây dựng và thực hiện quy chế bảo đảm dân chủ, phát huy tự do tư tưởng của
các nhà nghiên cứu khoa học, khuyến khích trân trọng những tìm tòi, khám phá khoa
học trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.
- Thu hút những tài năng trong số trên 2 triệu đồng bào ta đang sống ở nước
ngoài tham gia xây dựng đất nước.
- Đào tạo bồi dưỡng một đội ngũ các nhà khoa học chuyên sâu về KH-CN cho
hiện tại và sự phát triển lâu dài của đất nước.
2.10. Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về KH và CN
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của KH-CN tiên tiến trên thế
giới thì việc hội nhập và hợp tác KH-CN với nước ngoài là yếu tố quan trọng trong sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Tranh thủ triệt để sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế, thu hút các
chuyên gia, các nhà khoa học đến nước ta mở trường, mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ và chuyển giao những thành tựu KH- CN tiên tiến hiện đại. Trong phạm vi của
pháp luật cho phép các tổ chức KH - CN nước ngoài thành lập các cơ sở nghiên cứu
triển khai ở nước ta.
84
- Nhà nước dành một khoản ngân sách thích dáng để gửi cán bộ đi đào tạo ở
những nước có nền KH - CN tiên tiến; Khuyến khích cá nhân đi du học tự túc. Có
chính sách thoả đáng và điều kiện thuận lợi để đội ngũ KH-CN người Việt Nam ở
nước ngoài chuyển giao về nước những tri thức KH-CN hiện đại.
2.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ ;
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động khoa học và công nghệ.
3. Những nội dung chủ yếu quản lý Nhà nước về tài nguyên - Môi trường
3.1. Quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên
Quan điểm rất rõ ràng, nhất quán của Đảng ta về quản lý tài nguyên: Đất đai,
rừng núi, sông, hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất . là của Nhà nước, đều thuộc
sở hữu toàn dân. (Điều 17 Hiến pháp Nước CHXHCNVN)
Trong nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã chỉ rõ quan điểm: Đánh giá
chính xác tài nguyên quốc gia, từ đó đề xuất một chiến lược đúng đắn về khai thác sử
dụng, bảo vệ tài nguyên.
Từ quan điểm đó, tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta Nhà nước ta về tài nguyên là:
- Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia, phải được bảo vệ, sử dụng hợp lý
nhằm bảo đảm cung cấp cho nhu cầu phát triển KT-XH.
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân (trong nước và ngoài nước) đầu tư
lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu KH-KT vào việc điều tra, khai thác bảo
vệ tài nguyên.
- Nhà nước đảm bảo những quyền lợi hợp pháp cho tổ chức, cá nhân trong việc
thăm dò, khai thác, tiêu thụ sản phẩm . theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân khi điều tra, khai thác tài nguyên có nghĩa vụ thực hiện chế độ
quản lý, bảo vệ tài nguyên, nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật. Việc
nghiên cứu tiến hành điều tra khai thác tài nguyên dưới sự giám sát của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
3.2. Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên
a. Các căn cứ pháp lý quản lý tài nguyên.
- Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản (28/8/1989)
- Luật khoáng sản (20/3/1996)
- Luật Đất đai (14/7/1993)
- Luật bảo vệ và phát triển rừng (19/8/1991)
- Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (25/4/1989)
- Các văn bản quy phạm pháp luật khác.
85
b. Nội dung chính quản lý nhà nước về tài nguyên.
- Lập quy hoạch và kế hoạch điều tra, khai thác bảo vệ tài nguyên khi sử đụng
một loại tài nguyên.
- Quy định chế độ quản lý, bảo vệ tài nguyên trong điều tra khai thác bảo vệ tài
nguyên chưa khai thác.
- Đăng ký, lập danh bạ, thống kê, lưu trữ tài liệu.
- Thanh tra việc chấp hành các chế độ; thể lệ và bảo vệ tài nguyên.
- Giải quyết tranh chấp và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên.
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên, phân cấp quản lý cho
HĐND và UBND các cấp về bảo vệ tài nguyên. (Pháp lệnh về nhiệm vụ quyền hạn cụ
thể của HĐND và UBND ở mỗi cấp; ban hành ngày 3/7/1996).
3.3. Nhà nước phân công hoạt động quản lý từng loại tài nguyên:
a. Quản lý tài nguyên Rừng.
Rừng nước ta là một nguồn tài nguyên quý giá, có nhiều chủng loại động thực
vật quý hiếm. Là tài sản nhà nước. Nhà nước thống nhất quản lý Rừng. (Bao gồm tất
cả các loại tài nguyên có trong rừng) và đất rừng như: Rừng phòng hộ; Rừng đặc dụng;
Rừng thuộc loại sản xu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_co_so_phap_ly_trong_giao_duc_va_quan_ly_giao_duc.pdf