MỤC LỤC
BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẠI DÂM 5
1. Vấn đề mại dâm trên thế giới và Việt Nam 5
2. Một số kiến thức liên quan đến mại dâm 10
3. Những vấn đề cơ bản mà người mại dâm ở Việt Nam đang phải đối mặt 16
4. Vai trò, nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong hỗ trợ người mại dâm 18
5. Luật pháp, chính sách của nhà nước Việt Nam trong phòng chống tệ nạn mại dâm 22
BÀI 2: KỲ THỊ VỚI NGƯỜI MẠI DÂM VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP GIẢM KỲ THỊ 24
1. Khái niệm kỳ thị với người mại dâm 24
2. Ảnh hưởng của kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm 29
3. Các biện pháp giảm kỳ thị với người mại dâm 31
4. Kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi cho người mại dâm 32
BÀI 3: CHĂM SÓC SỨC KHOẺ, CHỮA BỆNH VÀ PHÒNG NGỪA GIẢM TÁC HẠI CHO NGƯỞI MẠI DÂM 38
1. Chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cho người mại dâm 38
2. Kỹ năng tham vấn, xử lý khủng hoảng cho người mại dâm 39
3. Các dịch vụ xã hội hỗ trợ cho người mại dâm 43
BÀI 4: HỖ TRỢ TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI MẠI DÂM 45
1. Các mạng lưới hỗ trợ người mại dâm tái hoà nhập cộng đồng 45
2. Hỗ trợ việc làm cho người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng 46
3. Các kỹ năng vận động nguồn lực 50
53 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với đối tượng mại dâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m vụ của nhân viên CTXH trong hỗ trợ người mại dâm
Con người khi sa ngã luôn cần một chỗ dựa một nơi khơi dậy niềm tin vào cuộc sống để họ có thể bước tiếp làm lại cuộc đời quên đi quãng thời gian đã qua.đó chính là vai trò lớn nhất của nhân viên công tác xã hội. Có thể mại dâm không thể hết trong một sớm một chiều nhưng hy vọng rằng với những hỗ trợ đúng đắn và kịp thời thì mại dâm hạn chế được phần nào tác hại của nó.
Vậy cần hiểu CTXH với người mại dâm là gì?
Là sự vận dụng các kiến thức chuyên môn CTXH và các kiến thức liên quan đến mại dâm nhằm tác động khôi phục chức năng sinh, tâm lý và chức năng xã hội, giải quyết các vấn đề liên quan đến người mại dâm. Can thiệp, trợ giúp họ thoả mãn các nhu cầu. Đồng thời, ngăn chặn và giảm tác hại từ nhóm người này trong xã hội .
- Mục đích của CTXH với người mại dâm
- Trợ giúp người mại dâm nâng cao nhận thức
- Trợ giúp người mại dâm thoả mãn các nhu cầu
- Thay đổi tích cực nhận thức của cộng đồng: thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi đối với người mai dâm, gia đình người mại dâm
- Tác động xây dựng chính sách và cơ chế phù hợp đảm bảo các điều kiện cần thiết cho người mại dâm hoàn lương: chính sách hỗ trợ, thực thi luật nghiêm túc (chẳng hạn: xử lý những trường hợp kỳ thị người mại dâm hoàn lương)
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa – giá trị của khoa học và nghề chuyên môn Công tác xã hội tác nghiệp trợ giúp với đối tượng đặc biệt: người mại dâm và gia đình người mại dâm, người liên quan đến mại dâm
+ Góp phần hạn chế sự lây lan của đại dịch HIV và những ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi sự kỳ thị hay hạn chế của những phương pháp, hoạt động giải quyết vấn đề liên quan đến nhóm mại dâm.
Các hoạt động của nhân viên CTXH hỗ trợ người mại dâm tại địa phương.
+ Đối với bản thân người mại dâm
1.Tiếp xúc để hiểu rõ hoàn cảnh của đối tượng, giải thích cho đối tượng rõ các nguy cơ về sức khỏe, an toàn khi bán dâm
2.Cùng bàn bạc với người mại dâm về các giải pháp, hướng thay đổi công việc trong tương lai.
3.Giới thiệu, kết nối các dịch vụ trợ giúp cho người mại dâm: khám chữa bệnh xã hội, cai nghiện, . Thuyết phục, động viên những mặt tốt của đối tượng, hướng thiện để đối tượng từ bỏ công việc đang làm. Cung cấp các hỗ trợ cần thiết khi họ sẵn sàng thay đổi( ví dụ: hổ trợ y tế, sinh hoạt giáo dục, lao động và vui chơi giải trí ).
4.Giới thiệu cho người bán dâm một số dịch vụ giảm tác hại: ví dụ như dịch vụ Bao cao su miến phí, bơm kim tiêm sạch
5.Hổ trợ tâm lý xã hội trong cộng đồng để giúp người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng. ví dụ như thiết lập mối quan hệ thân thiện, tránh mặc cảm xa lánh người nghiện, cung cấp dịch vụ tư vấn khi cần thiết.
6.Tổ chức các câu lạc bộ, các nhóm đồng đẳng, có sinh hoạt định kỳ, các thành viên giúp đỡ nhau về mặt tâm lý để vượt qua sự cám dỗ của ma túy, các hoạt động giải trí khác nhằm làm đối tượng thích nghi trở lại với cuộc sống.
7.Liên hệ với các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở sản xuất để người mại dâm có việc làm, tự lập về kinh tế sau khi tái hòa nhập cộng đồng.
8.Giúp bản thân người mại dâm tự diều chỉnh bản thân để hòa nhập với gia đình, có trách nhiệm với gia đình.
** Đối với gia đình
Cung cấp thông tin cho gia đình về sự nguy hiểm của công việc, sự cám dỗ của các tệ nạn ma túy, buôn bán người...
Giúp người mại dâm giải quyết các mối xung đột giữa các thành viên trong gia đình để họ được sống trong môi trường hòa thuận.
.Thuyết phục để gia đình quan tâm thương yêu và tin tưởng người mại dâm, gần gũi, dẫn dắt, nâng đỡ để họ vượt qua khó khăn. Từ đó họ tìm thấy được chỗ dựa về tinh thần, vật chất nhanh chóng thích ứng lại trong sinh hoạt và cuộc sống.
Kết hợp với các tổ chức xã hội để kết nối dịch vụ trợ giúp đồng bộ cho người mại dâm hoàn lương
Đối với cộng đồng
.Tuyên truyền phổ biến kiến thức về tác hạị và nguy cơ bị lôi kéo vào con đường mại dâm và cách phòng chống tại cộng đồng.
.Giáo dục ý thức không xa lánh người maị dâm. Động viên mọi người có trách nhiệm nâng đỡ họ.
.Tạo điều kiện cho người mại dâm được học tập, làm việc tại cộng đồng. Hổ trợ các yếu tố vật chất, y tế vì khi mới trở về cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn.
.Liên kết nhiều ngành, nhiều đoàn thể trong công việc chống nghiện mại dâm và buôn bán người.
- Kiến thức, kỹ năng cần có của nhân viên CTXH trơ giúp người mại dâm
Kiến thức:
NVCTXH cần có kiến thức tổng quan về vấn đề mại dâm trên Thế giới và Việt Nam
+ Kiến thức về CTXH với người mại dâm
+ Các kiến thức tổng hợp về Chính sách xã hội, An sinh xã hội và Công tác xã hội...
+ Đồng thời cần có kiến thức về các khoa học xã hội.
Thái độ
- Tôn trọng người mại dâm
- Thái độ thấu cảm với người mại dâm
- Thái độ tự chủ
- Thái độ khách quan
Kỹ năng
Kỹ năng giao tiếp: tiếp cận, tạo dựng niềm tin và duy trì mối quan hệ với người mại dâm và các đối tượng liên quan( chủ chứa, má mì, chủ nhà hàng khách sạn, công an, dân phòng....)
Kỹ năng thuyết phục
Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin qua quan sát, điều tra, phỏng vấn .
- Kỹ năng huy động, liên kết nguồn lực hỗ trợ và giải quyết vấn đề của người mại dâm
Luật pháp, chính sách của nhà nước Việt Nam trong phòng chống tệ nạn mại dâm
Hệ thống văn bản pháp lý về phòng, chống mại dâm ở Việt Nam khá đầy đủ và đồng bộ từ các quy định về các nguyên tắc, biện pháp, trách nhiệm của các chủ thể khác nhau trong hoạt động phòng chống mại dâm cho đến các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm.
Pháp lệnh phòng, chống mại dâm được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 14 tháng 3 năm 2003 là văn bản pháp luật cao nhất cho đến nay đối với việc quản lý mại dâm ở Việt Nam. Pháp lệnh có 41 điều được quy định trong 6 chương.
Ngoài ra còn có một số văn bản pháp luật khác như Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, một số điều của Bộ Luật Hình sự, pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật phòng chống bạo lực gia đình.
Các chương trình hành động, phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001 – 2005; Chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006 – 2010; Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 – 2015 ( Quyết định số 679/QĐ-TTg ngày 10/5/2011)
BÀI 2: KỲ THỊ VỚI NGƯỜI MẠI DÂM VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP GIẢM KỲ THỊ
Khái niệm kỳ thị với người mại dâm
- Khái niệm tự kỳ thị, kỳ thị
Các quan niệm, thái độ trái ngược nhau của cộng đồng đối với mại dâm và người mại dâm hiện nay thể hiện những thay đổi trong hệ thống giá trị và lối sống đang diễn ra trong xã hội Việt Nam. Nhìn chung thái độ của cộng đồng đối người là không tán thành với mại dâm.
Kỳ thị theo nghĩa Hán việt, tức là nhìn, coi ai đó kỳ lạ, kỳ cục. Kỳ thị người mại dâm có nghĩa là gán cho người mại dâm một nhận dạng xấu, nhìn thấy ở họ sự khác biệt về hành vi và đánh dấu sự khác biệt đó như một điểm tiêu cực, một dấu hiệu bị ghét bỏ.
Kỳ thị với người mại dâm là tin rằng người mại dâm ở vị trí thấp kém hơn những người “ bình thường” khác và họ làm những việc xấu xa trái với đạo đức và trái với chuẩn mực xã hội ( quan hệ tình dục với nhiều người, kiếm sống bằng thân thể của mình, phá hoại hạnh phúc gia đình người khác.) .
Từ những suy nghĩ và quan niệm mang tính kỳ thị dẫn tới việc phân biệt đối xử với người mại dâm: đối xử không công bằng với người mại dâm, ví dụ: không cho họ có cơ hội tham gia các sinh hoạt cộng đồng, không thiết lập mối quan hệ xã hội với họNếu như kỳ thị tồn tại trong suy nghĩ, trong quan niệm, thì phân biệt đối xử chính là hành động, thể hiện bằng hành động.
Kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm là một quá trình: thứ nhất là gán nhãn cho người mại dâm có sự khác biệt với phần đông những người khác. Thứ hai là coi những khác biệt đó chính là các hành vi tiêu cực. Thứ ba là có sự phân biệt rõ ràng giữa “ chúng ta” và “ bọn họ”, ví dụ: xa lánh, cô lập, khinh rẻ.
Kỳ thị với người mại dâm có nhiều dạng thức khác nhau:Kỳ thị trong cảm nhận: nhận thức hoặc cảm giác/ thái độ về những người mại dâm. Kỳ thị về thể chất: liên quan đến hình dáng bên ngoài hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục của người mại dâm. Kỳ thị về mặt đạo đức: như khinh bỉ, phê phán, lên ánliên quan đến những hành vi tình dục được coi là phi đạo đức. Sự phân biệt đối xử này có thể bao gồm việc gây áp lực, hắt hủi trừng phạtTự kỳ thị ( kỳ thị từ bên trong): người mại dâm tự mình có thái độ không chấp nhận bản thân, hoặc áp đặt cách nhìn tiêu cực đối với chính bản thân mình, tự tách mình ra khỏi cộng đồng, tự căm ghét xấu hổ phê phán bản thân mình.
Phân biệt đối xử với người mại dâm có nhiều biểu hiện khác nhau trong đời sống xã hội: Lên án và sỉ nhục những người mại dâm về hành vi bị coi là phá hoại chuẩn mực xã hội. Cô lập và chối bỏ người mại dâm. Xa lánh bạn bè và gia đình của người mại dâm cũng bị kỳ thị vì quan hệ của họ với người mại dâm.
Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm diễn ra trong nhiều bối cảnh khác nhau của cuộc sống; trong gia đình, ngoài cộng đồng, tại cơ sở y tế và tại nơi làm việc của họ. Có rất ít nơi mà người mại dâm cảm thấy an toàn.
+ Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm ở trong gia đình
Sống trong gia đình của mình, người mại dâm thường bị các thành viên trong gia đình lên án, chửi mắng và sỉ nhục vì đã phá hoại danh dự của gia đình và dòng họ. Không ít người mại dâm, đã không chịu được những áp lực đó, đành phải bỏ nhà ra đi.
Cô lập và bị từ mặt ( không chấp nhận là con em trong gia đình) bị đuổi ra khỏi nhà, không cho tham dự việc gia đình.
Khi người mại dâm bị ốm, không ai trong gia đình chăm sóc và hỏi han
Gia đình muốn bảo vệ danh dự của họ bằng cách giấu việc có con em làm mại dâm với láng giềng
+ Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm ở cộng đồng
Mọi người thường tỏ ra coi thường và tránh xa khi nhìn thấy người mại dâm trên đường, gọi người mại dâm bằng những ngôn từ miệt thị. Chỉ trích, bàn tán, nói xấu, nhìn họ với ánh mắt căm ghét. Lên án rằng người mại dâm phá hoại hạnh phúc gia đình, coi họ như những mầm bệnh và là nguyên nhân khiến đàn ông đi ngoại tình và chơi bời, là nguyên nhân làm băng hoại đạo đức xã hội.
+ Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử tại cơ sở y tế
Không khám xét kỹ và điều trị không thân thiện. Các nhân viên y tế có thể sử dụng ngôn từ mang tính phán xét và trách mắng, bình phẩm mang tính phán xét , ví dụ “ cô gieo gió thì gặp bão, làm nghề như cô thì sớm muộn cũng bị HIV”. Nhiều nhân viên y tế để người mại dâm phải chờ đợi rất lâu mới khám bệnh cho họ. Trong khi điều trị còn dùng ngôn từ mang tính lăng mạ, nói xấu hoặc không giữ bí mật thông tin và khám chữa bệnh cho người mại dâm một cách qua loa. Bàn tán, chỉ trỏ hoặc đem ra làm trò đùa với các cán bộ y tế và bệnh nhân khác.
Tò mò về đời sống tình dục của người mại dâm hơn là điều trị bệnh cho họ.
Vi phạm các nguyên tắc bảo mật thông tin về người bệnh. Nhân viên tại phòng khám bàn tán, truyền tai nhau về người mại dâm với các nhân viên và bệnh nhân khác.
Từ chối cung cấp các dịch vụ: tư vấn, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị.
+ Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử từ phía khách mua dâm
Lăng mạ, xỉ nhục người mại dâm, gọi họ bằng những ngôn từ xúc phạm, có thái độ khinh rẻ, bạo lực, đặc biệt khi khách hàng trong tình trạng say rượu
Gian lận trong tiền bạc/ bóc lột: ví dụ quỵt tiền sau khi trả tiền, bắt người mại dâm phục vụ một nhóm khách hàng.
Khách hàng cho rằng họ có thể làm bất cứ điều gì với người mại dâm nếu họ muốn; theo các cách quan hệ mà họ không muốn làm, kể cả hiếp dâm và quan hệ tình dục tập thể.
Coi người mại dâm như người mạt hạng trong xã hội. Với quan niệm “ mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng” nên khi khách hàng đã trả tiền thì họ có thể làm bất cứ điều gì với người mại dâm, kể cả cưỡng hiếp. Nếu người mại dâm từ chối các yêu cầu của khách hàng, họ sẽ đe dọa và thậm chí đánh đập người mại dâm
Ngay các chủ chứa cũng gọi người mại dâm bằng những cái tên chứa đầy sự kỳ thị. Họ luôn có tâm thế bắt người mại dâm phải tiếp khách liên tục, thậm chí tiếp khách mà không được trả tiền. Khi người mại dâm kiệt sức hoặc mang thai, họ thường bị những người này đuổi khỏi nơi ở, nơi làm việc. Nhiều chủ chứa còn ép buộc người mại dâm dùng ma túy để giữ chân hoặc để người mại dâm lệ thuộc hoàn toàn vào họ.
- Nguyên nhân của kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm bắt nguồn từ những mối quan hệ quyền lực và bất bình đẳng giữa nam và nữ, đặc biệt là về tình dục và xuất phát từ những thành kiến với phụ nữ trong biểu hiện tình dục. Nam giới được quyền bộc lộ sự mạnh mẽ, sự từng trải trong kinh nghiệm tình dục. Thậm chí hành vi có nhiều bạn tình của nam giới còn được tán dương, coi đó điểm biểu hiện nam tính và là sự hấp dẫn. Trong khi đó, xã hội không chấp nhận bất kỳ một biểu hiện nào liên quan đến sự khêu gợi tính dục của nữ giới, coi những biểu hiện đó là sự sai lệch xã hội, gán cho nữ giới sự lệch chuẩn cả trong khía cạnh đạo đức. Vì vậy, hoạt động cung cấp dịch vụ tình dục của những cô gái mại dâm đương nhiên chịu nhiều sự phản đối của xã hội.
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm xuất phát từ việc xã hội Việt Nam luôn coi trọng gia đình, gia đình là trung tâm xã hội Việt Nam. Xây dựng củng cố và bảo vệ gia đình là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người, vì vậy những hành vi gây tổn hại đến gia đình thường không nhận được sự khoan dung. Vì vậy, mại dâm nói chung và người làm công việc mại dâm bị lên án nặng nề, vì bị coi là phá hủy hạnh phúc gia đình.
Nguyên nhân tiếp theo dẫn tới sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm là do quan niệm của xã hội đánh giá về chuẩn mực xã hội. Bất kỳ một xã hội nào cũng có những hệ thống giá trị và chuẩn mực biểu thị cho văn hóa của xã hội đó. Những chuẩn mực xã hội được hình thành dựa trên sự tán thành của số đông các cá nhân và các nhóm xã hội. Chuẩn mực xã hội giúp xã hội vận hành và tương đối ổn định. Việt Nam, là một quốc gia chịu ảnh hưởng đậm nét nền văn hóa Á Đông, những liên quan đến tình dục dường như bị né tránh và coi là điều cấm kỵ. Mọi hành vi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân bị lên án và tự do yêu đương không được khuyến khích. Do vậy, hành vi mại dâm đương nhiên bị xã hội mang đậm nét Á Đông lên án, phê phán và người mại dâm phải chấp nhận sự định kiến của xã hội.
Nguyên nhân dẫn tới sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm cũng một phần do hình thức bề ngoài của người mại dâm. Vì liên quan đến việc coi quan hệ tình dục là một loại hình dịch vụ , cần thu hút nhu cầu tình dục của người khác nên phần lớn người mại dâm có phong cách ăn mặc và cách trang điểm nhằm thu hút lượng khách hàng của họ. Chính vì vậy, họ dễ bị cộng đồng phán xét cách ăn mặc, cách trang điểmbiểu hiện cho sự khêu gợi, không đứng đắn, dung tục hoặc lố lăng, thiếu văn hóa.
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm, một phần do cách hiểu của cộng đồng luôn coi mại dâm là tội phạm nên đã cho rằng hành vi cung cấp dịch vụ tình dục sai lệch xã hội ở mức độ nghiêm trọng - cần loại bỏ ra khỏi đời sống cộng đồng. Thực tế, pháp lệnh mại dâm năm 2003 đã chỉ rõ mại dâm không phải là tôi phạm, mà là đối tượng được điều trị y tế và phục hồi chức năng, được hỗ trợ dạy nghề và chăm sóc sức khỏe để có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.
Ảnh hưởng của kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm
Do bị kỳ thị và phân biệt đối xử nên phần lớn người mại dâm chấp nhận sự lên án của xã hội, dẫn tới tự cô lập bản thân, buông xuôi , không sử dụng các dịch vụ xã hội, gặp những rào cản trong việc tiếp cận đến các dịch vụ can thiệp .Mặc dù ngày càng có nhiều hơn các trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện và các cơ sở điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vẫn còn nhiều khó khăn trên thực tế khiến người mại dâm chưa sẵn sàng tìm đến những trung tâm này để nhận được những dịch vụ thích hợp. Thiếu thông tin về địa chỉ và hình thức hoạt động, lo ngại về sự kỳ thị và phân biệt đối xử tại các trung tâm dịch vụ, và các rào cản kinh tế như chi phí thuốc men hay chi phi đi lại là những rào cản khiến cho người mại dâm còn hạn chế trong việc tiếp cận đến các chương trình.
Người mại dâm bị ảnh hưởng nặng nề trước sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên thường có tâm lý e ngại, rụt rè, khó khăn.. khi tiếp cận các thông tin về dự phòng. Do đó họ không sử dụng các dịch vụ dự phòng và chăm sóc sức khỏe, không hợp tác với nhân viên cung cấp dịch vụ ( có những mâu thuẫn xung đột, hoặc không hợp tác với nhân viên cung cấp dịch vụ, không tuân thủ điều trị/ không quay lại kiểm tra hoặc khám định kỳ. Họ có thể trở nên ít quan tâm tới sức khỏe tình dục của mình, ví dụ: không sử dụng bao cao su một cách thường xuyên với khách hàng hay bạn tình/ chồng của mình.
Do sự kỳ thị của nhân viên y tế, nên người mại dâm không muốn đến khám và điều trị tại phòng khám. Người mại dâm sau khi đến khám bệnh và ra về với cảm giác bị xúc phạm, bị sỉ nhục vì họ không được khám và điều trị theo đúng nghĩa. Nhiều người không đến khám nữa hoặc tìm tới những cơ sở khám chữa bệnh không đảm bảo chất lượng, và vì vậy họ không được điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục một cách hiệu quả, không nhận phát bao cao su miễn phí.
Xu hướng di chuyển sang các địa bàn khác nhau của người mại dâm nhằm tránh sự kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội cũng đã đặt người người mại dâm vào một tình thế hết sức bất lợi, đó là : hạn chế họ tiếp cận và sử dụng các chương trình can thiệp về sức khỏe và hỗ trợ xã hội giành cho họ.
Kỳ thị và phân biệt đối xử có thể là nguyên nhân khiến người mại dâm dấn sâu hơn vào con đường mại dâm và ma túy. Họ luôn cảm thấy xấu hổ, cô đơn và tội lỗi, trở nên bất cần, muốn trả thù đời, sử dụng ma túy, tự kỳ thị,không muốn thay đổi cuộc đời. Như vậy, kỳ thị và phân biệt đối xử của gia đình và xã hội không khích lệ được người mại dâm cố gắng thay đổi hoàn thiện cuộc sống của họ. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm đã là một nhân tố quan trọng làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV trong những người làm mại dâm ( ISDS, 2011) và làm cho đại dịch này đi vào bí mật.
Sự kỳ thị của gia đình và cộng đồng có thể là nguyên nhân xô đẩy một số người dấn sâu vào con đường mại dâm Người làm nghề mại dâm thường bị nhìn nhận là những người hư hỏng, ham vật chất thích hưởng thụ, bị coi rẻCho dù họ có cải tạo tốt, đã hoàn lương nhưng vẫn khó khăn để được cộng đồng xã hội chấp nhận như người bình thường khác, khó khăn trong tiếp cận việc làm, y tếĐiều đó đã làm họ khó hòa nhập và có thể không có cơ hội bộc lộ bản thân và phát triển.
Phần đông người mại dâm không dám kiếm tìm sự trợ giúp của pháp luật trong những trường hợp bị ngược đãi, hoặc phải chịu áp bức và bất công. Vì họ sợ bị công an bắt ( liên quan đến sự bất hợp pháp của hoạt động mại dâm), họ bị mặc cảm tội lỗi từ chính việc làm của mình, họ sợ gia đình, người thân phát hiện để lại tiếp tục kỳ thị và lên án họ. Do vậy, mặc dù thường xuyên bị bạo lực nhưng phụ nữ bán dâm không dám tìm đến sự trợ giúp của pháp luật
Các biện pháp giảm kỳ thị với người mại dâm
- Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, truyền thông giảm kỳ thị cho các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng
- Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động mại dâm, đặc biệt là tiếp cận với những kinh nghiệm khác nhau trong việc hỗ trợ nhóm người mại dâm
- Thực hiện hoạt động phòng ngừa và giảm hại,giảm phân biệt đối xử, hỗ trợ phát triển các hoạt động sinh kế khác cho người bán dâm.
- Giúp cho người mại dâm phát triển các hoạt động sinh kế khác một cách hiệu quả chính quyền cần tăng cường giúp đỡ họ học nghề và nâng cao khả năng tiếp cận vốn, tái hoà nhập cộng đồng
- Tạo điều kiện cho người hoạt động mại dâm được dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền và các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Cung cấp một số dịch vụ xã hội cho nhóm hoạt động mại dâm như cung cấp thông tin, nâng cao hiểu biết để giảm hại và nâng cao kiến thức về pháp luật, kiến thức về chăm sóc sức khỏe thông qua hoạt động của các câu lạc bộ.
- Tăng cường kỹ năng ứng phó với sự kỳ thị của cộng đồng với người mại dâm
Kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi cho người mại dâm
Truyền thông thay đổi hành vi cho người mại dâm: là hoạt động truyền thông tác động đến cách ứng xử của người mại dâm một cách có mục đích rõ ràng và có kế hoạch cụ thể nhằm cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mại dâm để đạt được sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng, thái độ giúp đối tượng chấp nhận, thực hành và duy trì những hành vi tích cực tăng cường sức khoẻ.
TTTĐHV và Thông tin-Giáo dục-Truyền thông (TT-DG-TT) cho người mại dâm đều là quá trình giao tiếp, đối thoại, trao đổi hai chiều; Có 2 kênh truyền thông chủ yếu:
+ Truyền thông trực tiếp: Giáo dục đồng đẳng, tập huấn, nói chuyện, sinh hoạt câu lạc bộ, tư vấn,
+ Truyền thông đại chúng: Bản tin, tạp chí, băng ghi tiếng, đài phát thanh, băng hình, truyền hình,.
Muốn truyền thông có hiệu quả cho người mại dâm, người truyền thông phải nắm rõ đặc tính về xã hội, nhân khẩu học của người được truyền thông, như tuổi, giới, học vấn, tôn giáo, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục,
TTTĐHV và TTGDTT có sự khác nhau về mục đích và phương pháp:
+ Mục đích của TTGDTT là: Tập trung vào việc nâng cao nhận thức và kiến thức của người mại dâm, thay đổi thái độ từ đó có thể thay đổi hành vi của họ.
+ Mục đích của TTTĐHV là: Cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đối với việc thực hiện hành vi, giúp người mại dâm lựa chọn, thực hiện hành vi và duy trì hành vi bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và phòng tránh lây nhiễm HIV.
- Các kỹ năng truyền thông cho người mại dâm
+ Kỹ năng tiếp cận người mại dâm
Tiếp cận giúp cho cán bộ CTXH tìm hiểu rõ hơn về người mại dâm
Kỹ năng tiếp cận giúp cho cán bộ CTXH thiết lập mối quan hệ bình đẳng, tin cậy lẫn nhau giữa can bộ CTXH với người mại dâm để có thể tạo cơ hội thuận lợi cho truyền thông. Những giây phút tiếp cận đầu tiên rất quan trọng và mở đầu cho cuộc gặp mặt cũng như quá trình tiếp tục truyền thông thay đổi hành vi
Thiếu kỹ năng tiếp cận, cán bộ CTXH không thể tìm hiểu về vấn đề hành vi của người mại dâm hoặc khi cần thiết không biết cách hỗ trợ cho người mại dâm thoải mái đặt vấn đề hành vi mà họ muốn tìm hiểu
Tư thế, tác phong của cán bộ CTXH cần giản dị, thân mật, ân cần, cởi mở để tạo ấn tượng gần gũi đồng cảm ngay từ lần đầu trong quá trình truyền thông thay đổi hành vi.
Thái độ tôn trọng người mại dâm thể hiện ở chỗ cán bộ CTXH chấp nhận hành vi có nguy cơ của người mại dâm, không có thành kiến, không phê phán quá khứ hoặc hiện tại của họ, mà tập trung vào trao đổi về hành vi an toàn tình dục mong muốn trong tương lai, từ cuộc gặp truyền thông này. Hãy cùng hiểu biết và cởi mở với nhau, trao đổi về họ tên, tuổi, học vấn, sở thích, hoàn cảnh... Hãy xoá đi những khác biệt nếu có về tuổi, giới tính, học vấn, sở thích... và tìm ra những điểm tương đồng.
Người mại dâm sẽ thoải mái hơn khi vấn đề mà họ đang suy nghĩ, băn khoăn, lo lắng được cán bộ CTXH chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống hoặc có thể hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất và xã hội.
Cán bộ CTXH nên khéo léo, tế nhị khi tìm hiểu về hành vi nguy cơ, về những yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi nguy cơ; vận dụng các kỹ năng quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi,... để có được những thông tin cần biết.
Cán bộ CTXH dựa trên những thông tin thu thập được qua đối thoại và tương tác với NĐTT để xác định:
Người mại dâm đang có hành vi nguy cơ nào,
Lý do vì sao người mại dâm có hành vi đó (quan niệm sống, thái độ, giá trị tinh thần, điều kiện sống),
Người mại dâm đang ở bước nào của quá trình thay đổi hành vi,
Người mại dâm có vấn đề sức khỏe sinh sản-tình dục (SKSS-TD) nào mà họ đang phải đối mặt
Khả năng chấp nhận và thay đổi hành vi của người mại dâm (các điều kiện cần và đủ để đối tượng thay đổi hành vi),
Các phương thức truyền thông nào có thể phù hợp với người mại dâm.
+ Kỹ năng quan sát
Quan sát cũng là “lắng nghe”, nhưng là lắng nghe bằng mắt, nhận biết được sự việc một cách có chủ định và phân tích được sự việc đó.
Kỹ năng quan sát giúp cho cán bộ CTXH thu thập được thông tin, hiểu được sơ bộ về tâm trạng, sức khoẻ và hoàn cảnh của người mại dâm
Quan sát giúp cho cán bộ CTXH cảm nhận được sự thay đổi tâm trạng trong quá trình truyền thông. Một thoáng rùng mình, một giọt nước mắt từ từ lăn trên má, một thoáng im lặng và bẻ ngón tay, một ánh mắt nghi ngờ hoặc thất vọng giúp cho cán bộ CTXH điều chỉnh nội dung và cách truyền thông của mình.
Hãy có ánh mắt thân thiện, tế nhị, cảm thông khi quan sát; tránh làm cho người mại dâm cảm thấy bị soi mói, theo dõi.
+ . Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe là tập trung tư tưởng cao độ để thấu hiểu những âm thanh lọt vào tai, là biểu hiện của sự quan tâm, tôn trọng người mại dâm
Kỹ năng lắng nghe giúp cho cán bộ CTXH thu thập được thông tin, hiểu được sâu hơn về tâm trạng, sức khoẻ và hoàn cảnh của người mại dâm; khuyến khích người mại dâm giãi bầy tâm sự của họ, kể cả những vấn đề riêng tư, thầm kín như đã có HIV.
Lắng nghe giúp cho cán bộ CTXH cảm nhận được giọng nói và diễn biến cảm nhận của người mại dâm, từ đó có những cảm xúc từ đáy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_cong_tac_xa_hoi_voi_doi_tuong_mai_dam.doc