Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội đại cương

MỤC LỤC

Lời nói đầu.1

Chương I. Đối tượng- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lý kinh tếxã

hội. 2

I-Đối tượng nghiên cứu của Địa lý kinh tế- xã hội.2

II- Địa lý kinh tế- xã hội và các khoa học có liên quan.2

1/ Địa lý học trong khoa học địa lý .3

2/ Địa lý kinh tế- xã hội và các khoa học có liên quan .4

III- Địa lý Kinh tế- xã hội trong nhà trường và trong hoạt động thực tiển.4

1/ Trong thực tiển .4

2/ Trong nhà trường .5

IV- Các quan điểm cơbản của Địa lý kinh tế– xã hội .5

V. Các phương pháp nghiên cứu địa lý kinh tế-xã hội .6

Chương II.Môi trường-Tài nguyên và nền sản xuất xã hội.10

I- Môi trường và xã hội loài người: .10

II- Vai trò của môi trường địa lý và sựphát triển xã hội.11

II- Tài nguyên thiên nhiên và việc sửdụng chúng .13

1/ Khái niệm và phân loại tài nguyên .13

2/ Vai trò và việc sửdụng một sốtài nguyên .15

III- Môi trường và sựphát triển.22

1/ Phát triển bền vững .22

2/ Vấn đềmôi trường và phát triển bền vững ởcác nước đang phát triển .24

3/ Vấn đềmôi trường và phát triển bền vững ởCác nước phát triển .25

Chương III. Địa lý dân cư.29

I.Sựbiến đổi dân số.29

A/ Khái niệm .29

B/ Các chỉtiêu đo sựbiến đổi của dân số:.29

1/ Tỷxuất sinh .29

2/ Tỷsuất tử.31

3/ Tỷsuất gia tăng tựnhiên (Natural Increase Rate) .33

4/ Tỷsuất gia tăng cơgiới (chuyển cưthực) .34

II.Dân sốthếgiới .36

1/ Sựgia tăng dân sốtrên thếgiới .36

2.Xu hướng biến động của dân sốthếgiới .38

III. Kết cấu dân số.41

1/ Khái niệm vềkết cấu dân số.41

2/ Cơcấu sinh học của dân số-Tháp dân số.41

3/ Kết cấu dân tộc và các chủng tộc trên thếgiới .45

4/ Cơcấu xã hội của dân số.50

IV- Phân bốdân cư.53

1. Đặc điểm phân bốdân cưtrên thếgiới .53

2.Mật độdân số.55

3.Những nhân tố ảnh hưởng đến sựphân bốdân cư.57

V.Quần cưvà đô thịhoá .59

1. Các loại hình quần cư.59

2/ Vấn đề đô thịhoá .62

Chương IV. một sốvấn đề địa lý xã hội.71

I.Địa lý ngôn ngữtrên thếgiới .71

II.Địa lý tôn giáo trên thếgiới .71

1. Khái niệm .71

2.Vai trò của tôn giáo trong đời sống kinh tế- xã hội .72

3. Sựphân bốcác tôn giáo.73

III. Sựphân hoá chất lượng cuộc sống theo các chỉtiêu phát triển nhân bản (HDI- Human

Development Index) .80

1/ Khái niệm vềchất lượng cuộc sống và chỉtiêu phát triển nhân bản .80

2/ Sựphân hoá CLCS theo các chỉtiêu phát triển nhân bản .80

3. Sựphân hoá HDI trên thếgiới.83

Chương V. Một sốvấnđềvềnền kinh tế.88

I.Các nguồn lực phát triển kinh tếxã hội .88

1. Khái niệm nguồn lực .88

2.Vai trò của nguồn lực đối với sựphát triển kinh tế- xã hội.88

3. Phân loại nguồn lực .88

II. Cơcấu kinh tế- Sựchuyển dịch cơcấu kinh tế.92

1. Cơcấu kinh tếvà cơcấu công nghiệp .92

2. Chuyển dịch cơcấu kinh tế( CDCCKT) .95

3. Các chỉtiêu đánh giá nền kinh tế.96

Chương VI.Địa lý nông nghiệp và ngưnghiệp .100

I.Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tếquốc dân .100

II. Đặc điểm kinh tếkỹthuật của sản xuất nghiệp .101

III.Các phương thức kinh doanh trong nông nghiệp : .102

IV.Các nhân tố ảnh hưởng đến sựphát triển và phân bốnông nghiệp .103

1. Điều kiện tựnhiên và tài nguyên thiên nhiên .103

2. Điều kiện kinh tế- xã hội .104

V.Tình hình phát triển và phân bốnông nghiệp trên thếgiới .105

A. Địa lý ngành trồng trọt: .105

B. Địa lý cây lương thực .106

C. Địa lý cây công nghiệp .114

D. Địa lý các ngành chăn nuôi .123

E. Địa lý ngưnghiệp.127

F. Địa lý lâm nghiệp .129

VI. Liên kết nông- công nghiệp và các hình thức tổchức sản xuất nông nghiệp .131

1. Liên kết nông – công nghiệp .132

2. Một sốhình thức chủyếu của tổchức lãnh thổnông nghiệp .133

Chương VII.Địa lý công nghiệp.137

I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp trong nền kinh tếquốc dân .137

II.Công nghiệp hoá .138

II. Các hình thức tổchức sản xuất xã hội trong công nghiệp .139

IV.Các nhân tố ảnh hưởng đến sựphát triển và phân bốcông nghiệp thếgiới .140

1.Đường lối, chính sách phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước .140

2.Vịtrí địa lý, điều kiện tựnhiên và tài nguyên thiên nhiên .141

3. Các nhân tốkinh tếxã hội .141

V. Cách mạng khoa học- kỹthuật trong công nghiệp .141

1. Tác dụng của khoa học- kỹthuật trong công nghiệp .141

2. Nội dung của cách mạng KHKT trong công nghiệp .142

3. Các định hướng lớn đểphát triển KHKT trong công nghiệp .142

VI.Các hình thức tổchức lãnh thổcông nghiệp .143

1. Xí nghiệp công nghiệp.143

2. Điểm công nghiệp.143

3. Cụm công nghiệp.143

4. Trung tâm công nghiệp.144

5. Khu công nghiệp .145

6. Vùng công nghiệp .146

VII. Hiện trạng, xu hướng phát triển và phân bốcác ngành công nghiệp quan trọng trên

thếgiới . .147

1. Các ngành công nghiệp nặng .147

1.1.Ngành công nghiệp năng lượng .147

1.2.Ngành công nghiệp luyện kim.153

1.3. Ngành công nghiệp cơkhí .154

1.4.Công nghiệp điện tử- tin học .157

1.5.Công nghiệp hóa chất .158

2.Các ngành công nghiệp nhẹvà công nghiệp thực phẩm .160

Chương VIII.Địa lý dịch vụ.165

A. Những vấn đềchung .165

1.Khái niệm dịch vụ. .165

2.Vai trò của dịch dụ. .165

3.Các nhân tố ảnh hưởng tới sựphát triển và phân bốcác ngành dịch vụ. .166

4.Đặc điểm phân bốngành dịch vụtrên thếgiới .167

B. Địa lý các ngành dịch vụ.167

I.Địa lý giao thông vận tải và thông tin liên lạc .167

1. Giao thông vận tải: .167

1.1. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải(GTVT) .167

1.2.Ngành GTVT trong nền kinh tếquốc dân: .168

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sựphát triển và phân bốngành GTVT .171

1.4.Tình hình phát triển và phân bốGTVT trên thếgiới .172

2.Ngành thông tin liên lạc( TTLL) .182

2.1. Vai trò của ngành TTLL .183

2.2. Tình hình phát triển của ngành TTLL .183

II.Địa lý thương mại .184

1.Vai trò của thương mại .184

2. Các tổchức thương mại trên thếgiới .189

III. Ngành du lịch .190

1. Khái quát .190

2.Các điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến sựphát triển du lịch .191

3. Hiện trạng và xu hương phát triển du lịch trên thếgiới .195

pdf201 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14482 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất vật chất sang khu vực dịch vụ . Xu hướng này diễn ra ở các nước có kinh tế phát triển cao, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng KHKT (Hoa Kỳ :Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 2%, công nghiệp 20%, Dịch vụ > 70%) - Chuyển dịch trong nội bộ khu vực sản xuất vật chất, chủ yếu là sự chuyển cơ cấu từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp. Xu hướng này chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển gắn liền với quá trình công nghiệp hóa. Bảng 1. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của một số nước NICs và đang phát triển Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Các nước và lãnh thổ Năm đầu Năm cuối Năm đầu Năm cuối Năm đầu Năm cuối Hàn Quốc 39,8 16,0 30,4 41,1 29,8 43,0 Đài Loan 33,3 7,6 27,8 56,6 38,9 35,8 Hồng Kông 3,2 1,2 47,5 40,7 49,3 58,0 Singapo 3,5 1,0 17,6 37,0 78,9 62,0 Đ. Nam Á 43,7 25,7 22,1 35,8 34,2 38,6 Nam Á 59,3 47,9 17,1 23,1 23,6 29,0 Ghi chú: + Năm đầu: 1950. Riêng Đài Loan: 1956, Hồng Kông : 1961, Singapo: 1957 + Năm cuối : 1980. Riêng Hàn Quốc 1966, HồngKông : 1981 (Nguồn : Phan Thanh Phố , Kinh tế và đổi mới, NXB Giáo dục, 2000, tr.120 ) Trên thế giới tồn tại nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhưng hiện đang thể hiện rõ ở 3 mô hình sau : + Mô hình chuyển dịch theo hướng kết hợp nội lực với ngoại lực : Đây là mô hình tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Trong mô hình này có sự kết hợp chặt chẽ giữa việc khai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước với việc mở rộng với bên ngoài để xây dựng một nền kinh tế năng động. Một trong những nét đặc trưng của mô hình là tập trung vào công nghiệp hóa cùng với sự phát triển cân đối của các ngành. Tuy nhiên mô hình cũng không chủ AN GIANG UNIVERSITAS 93 trương phát triển một ngành duy nhất nhằm có thể đối phó linh hoạt với những biến động bất thường và dễ dàng hội nhập với thế giới + Mô hình chuyển dịch hướng ngoại : Đây là mô hình với xu thế đưa nền kinh tế phát triển theo hướng thiên về mở cửa có khả năng thúc đẩy thương mại cùng với các nguồn đầu tư từ bên ngoài vao, thu được nhiều lợi nhuận thông qua sản xuất hàng xuất khẩu. Ưu điểm chính của mô hình này là thúc đẩy quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế cũng như năng suất lao động xã hội và tạo ra khả năng thích nghi của nền kinh tế. Dẫu sao việc mở cửa cũng có những hạn chế tương đối như tính tự chủ của nền kinh tế, khả năng phát triển công nghệ trong nước do nhập khẩu tư liệu sản xuất, công nghệ và những rũi ro có thể xảy ra trên thị trường quốc tế. + Mô hình chuyển dịch hướng nội Đây là mô hình nghiêng về sự đóng cửa của nền kinh tế, khuyến khích sản xuất cho thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu. Với mục tiêu phát huy tính chủ động, đảm bảo sự phát triển của các ngành truyền thống trong nước, một số quốc gia đã lựa chọn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình hướng nội. Tuy vậy, mô hình này ít tạo ra sức ép cạnh tranh do hàng hóa trong nước được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan, cơ cấu sản xuất thiếu tính năng động và bị xơ cứng. Đối với nước ta chuyển dịch CCKT có vai trò đặc biệt quan trọng và trở thành một trong những giải pháp hàng đầu nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo xu hướng : - Xu hướng chuyển dịch nền kinh tế tự cấp, tự túc, trông cậy vào nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Đây là xu hướng tích cực trên cơ sở phát triển sức sản xuất và sự phân hóa phân công lao động xã hội - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm giảm tỷ trọng của khu vực 1, tăng tỷ trọng của khu vực 2 và 3 - Xu hướng chuyển dịch nền kinh tế khép kín với cơ chế bao cấp sang nền kinh tế mở theo cơ chế thị trường. với xu hướng này, nền kinh tế nước ta có khả năng hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới. - Xu hướng chuyển dịch nề kinh tế với công ngệ lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém sang nền kinh tế có công nghệ tiên tiến, năng suất và chất lượng sản phẩm cao, đủ sức đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế 3. Các chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế : 3.1.Tổng sản phẩm trong nước – GDP: Tổng sản phẩm trong nước là tổng lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bỡi cả lĩnh vực dân sự và phi dân sự, không phân biệt người trong nước hay người nước ngoài làm ra 3.2.Tổng sản phẩm quốc dân – GNP : Tổng sản phẩm quốc dân gồm GDP cộng thu nhập từ nước ngoài thuần, tức khoảng thu nhập mà người dân nhận từ nước ngoài do cung cấp các dịch vụ vật chất (lao động, vốn), trừ đi những khoảng thanh tóan cùng loại cho những người không cư trú thường xuyên đã đóng góp vàp nền kinh tế trong nước. Nhìn chung các nước phát triển có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì GNP cao hơn GDP và ngược lại, những nước đang nhận đầu tư trong nước cao hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP cap hơn GNP. Thí dụ GNP năm 2001của Hoa Kỳ là 9.900,7tỉ USD - GDP : 10.171,4tỉ USD GNP Nhật : 4.574,2tỉ US - GDP 4.245, 191 tỉ USD GNP Việt Nam : 32,6 tỉ USD - GDP : 32, 903 tỉ USD. 3.3.GNP và GDP bình quân đầu người : AN GIANG UNIVERSITAS 94 Để so sánh mức sống của dân cư của các nước khác nhau, người ta thường dùng các chỉ số GNP và GDP bình quân đầu người. GNP và GDP bình quân đầu người là tỉ số giữa GNP ,GDP và dân số vào thời điểm giữa năm. Đây là chỉ tiêu để phân chia thế giới thành các nước giàu- nghèo . Chỉ số thu nhập theo đầu người phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống Tổng sản phẩm trong nước GDP ( triệu USD ) GNP năm 2001 Quốc gia Năm 1990 Năm 2001 Tổng số ( tỉ USD ) GNP/ ngườI ( USD ) Canada 572.673 677.178 661,9 21.340 Trung Quốc 354.644 1.159.017 1.131 890 Pháp 1.195.438 1.302.793 1.377,4 22.690 Nhật Bản 2.970.043 4.245.191 4.574,2 35.990 Lào 865 1.712 1,6 310 Môdămbich 2.512 3.561 3,7 210 Xingapo 36.638 92.252 99,4 24.740 Việt Nam 6.472 32.903 32,6 410 Hoa Kỳ 5.554.100 10.171.400 9.900,7 34.870 Nguồn Lê Thông , sách giáo viên, ban Khoa học xã hội và nhân văn, NXB giáo dục, 2003 3.4.Cơ cấu ngành trong GDP : Để đánh giá nền kinh tế của một nước, người ta còn căn cứ vào cơ cấu ngành trong GDP và tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp so các ngành kinh tế khác. Số liệu thống kê của ngân hàng thế giới chỉ rõ sự khác nhau về GDP giữa các nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau . Các nước có nền kinh tế phát triển cao thường có một số người lao động trong ngành nông nghiệp ít và tỷ lệ khu vực I (nông, lâm nghiệp ) trong cơ cấu GDP rất thấp. Ngược lại, các nước đang phát triển có số người lao động trong ngành nông nghiệp cao và phần đóng góp trong cơ cấu GDP có tỉ trọng lớn. Xu thế chung khi chuyển từ một nền kinh tế kém phát triển sang một nền kinh tế phát triển là giảm nhanh tỷ lệ nông nghiệp trong cả cơ cấu lao động lẫn cơ cấu GDP, đồng thời tăng tương ứng trong cơ cấu GDP và lao động của khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và tăng cơ cấu lao động, cơ cấu GDP của khu vực dịch vụ ở giai đoạn sau. Cơ cấu GDP năm 2000 của một số nước trên thế giới % trong GDP năm 1980 % trong GDP năm 2001 Khu vực- quốc gia Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Ang gô la 34 45 21 8 67 25 Úc 5 36 58 3 26 71 Trung Quốc 30 49 21 15 52 33 Phần Lan 10 40 50 4 34 62 Nhật Bản 4 42 54 1 32 67 Pakixtan 30 25 45 25 23 52 Philippin 25 39 36 15 31 54 Thái Lan 23 29 48 10 40 50 AN GIANG UNIVERSITAS 95 Xingapo 1 38 61 0 34 66 Anh 2 43 55 1 29 70 Toàn thế giới 7 38 55 5 31 64 Các nước thu nhập thấp 31 38 31 23 32 45 Các nước thu nhập trung bình 12 42 46 10 38 52 Các nước phát triển cao 3 37 60 2 30 68 Bảng GDP, GNP và dân số một số nước trên thế giới năm 2000 Nước GDP ( triệu USD) GNP ( triệu USD ) Dân số ( triệu người ) Hoa Kỳ 9.837.406 9.601.500 282 Nhật Bản 4.841.584 4.519.100 127 Trung Quốc 1.097.948 1.062.900 1.262 Hàn Quốc 457.219 421.100 47 Mô- dăm- bích 3.754 3.700 18 Ê-ti-ô-pi 6.391 6.700 64 Việt Nam 31.244 30.400 79 Nguồn Lê Thông , sách giáo viên, ban Khoa học xã hội và nhân văn, NXB giáo dục, 2003 AN GIANG UNIVERSITAS 96 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Thế nào là nguồn lực? Hãy trình bày các nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội( liên hệ với địa phương). 2. Cơ cấu kinh tế là gì? Phân tích cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế (liên hệ với Việt Nam) 3. Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ? (Liên hệ với Việt Nam ) 4. Cho bảng số liệu sau : Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế của Việt Nam Đơn vị : tỷ đồng Năm Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 1990 1995 1999 2000 2002 16.252 62.219 101.723 108.356 123.268 9.513 65.820 137.959 162.220 206.648 16.190 100.853 160.260 171.070 206.182 Anh ( chị) hãy : a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong thời kỳ 1990-2002. b. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ biểu đồ đã vẽ AN GIANG UNIVERSITAS 97 CHƯƠNG VI. ĐỊA LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ NGƯ NGHIỆP ************ I.Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân: Nông nghiệp là nền sản xuất xuất hiện sớm nhất của loài người .Cùng với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp được coi là ngành sản xuất cơ bản của nền kinh tế quốc dân . 1. Nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho đời sống: Người ta tính rằng để bảo đảm dinh dưỡng để tồn tại và phát triển con người cần tối thiểu 2.000 kcal/ngày và mức cao trên 3.000 kcal/ngày. Mặc dù hiện nay công nghiệp hóa chất đã áp dụng các phương pháp tổng hợp để sản xuất thực phẩm nhưng nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho con người vẫn phải dựa vào nông nghiệp . 2. Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: Nhất là công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm .Các ngành chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất đồ uống, sản xuất sợi và dệt tự nhiên, sản xuất bột giấy và giấy thuộc da và sản xuất đồ da… đều sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp là chủ yếu. Ngoài ra, nhiều ngành công nghiệp còn tận dụng phụ phẩm và phế thải từ nông nghiệp làm nguyên liệu . Mặc dù hiện nay công nghiệp hóa chất đã sản xuất được nhiều nguyên liệu tổng hợp như sợi nhân tạo và tổng hợp cao su nhân tạo, chất dẻo… nhưng các nguyên vật liệu tổng hợp vẫn chưa hòan toàn thay thế được các nguyên liệu do nông nghiệp cung cấp. 3. Nông nghiệp phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng nền kinh tế: 3.1. Nông nghiệp cung cấp nguồn lao động cho các nền kinh tế Khi nền kinh tế phát triển sẽ xuất hiện quá trình phân công lại lao động xã hộI, theo xu hướng chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác. Như vậy, nông nghiệp trở thành nguồn cung cấp lao động cho các ngành kinh tế nhằm phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng nền kinh tế. 3.2. Nông nghiệp tạo vốn tích lũy ban đầu cho tái sản xuất mở rộng: Khi các ngành kinh tế chưa phát triển thì vốn tích lũy ban đầu chỉ có thể dựa vào sản xuất nông nghiệp . Thực tế các nước nông nghiệp muốn đẩy nhanh phát triển kinh tế thường chú ý nguồn vốn tích lũy từ nông nghiệp, đặc biệt là các loại nông sản xuất khẩu . Nguồn vốn tích lũy ban đầu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế của đất nước . Ở Việt Nam , năm 2002, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng nông-lâm-thuỷ sản chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (trên 5 tỉ USD) với các mặt hàng chủ yếu là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, hạt điều, rau quả… 3.3. Nông nghiệp là thị trường tiêu thụ sản phẩm: Để tái sản xuất cần có quá trình tiêu thụ sản phẩm . Nông nghiệp được coi là thị trường rộng lớn của nền kinh tế: tiêu thụ máy móc, thiết bị của công nghiệp nặng, hàng tiêu dùng của công nghiệp nhẹ, các loại sản phẩm của ngành chế biến lương thực thực phẩm v.v… Ngòai ra, nông nghiệp còn là ngành sản xuất có chức năng tái sản xuất lao động thông qua việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho người lao động. Như vậy, trong giai đọan đầu của quá trình tái sản xuất mở rộng nền nông nghiệp có vai trò rất quan trọng . Tuy nhiên, nền không có những biện pháp thích hợp để đảm bảo tái sản xuất mở rộng của chính bản thân nông nghiệp thì có thể rơi vào vòng lẫn quẫn, năng xuất lao AN GIANG UNIVERSITAS 98 động thấp. Thu nhập trên đầu người thấp dẫn đến đầu tư thấp . Do đầu tư thấp nên năng xuất lao động không tăng lên được. 4. Nông nghiệp góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng Nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho quân đội để đảm bào tiềm lực quốc phòng của đất nước . Nông nghiệp cũng là nguồn hậu cần tại chỗ trong trường hợp có chiến sự xảy ra . Đồng thời nông nghiệp cũng có ý nghĩa trong việc đảm bảo mối quan hệ hậu phương và tiền tuyến trong chiến tranh . Việc cung cấp đẩu đủ lương thực thực phẩm cho nhân dân và có nguồn dự trữ lương thực vững chắc để đề phòng chiến tranh hay thiên tai xẩy ra củng là yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh trật tự xã hội và quốc phòng. Hiện nay, trên 40% số lao động thế giới ( các nước phát triển dưới 10%, các nước đang phát triển từ 30-70%, thậm chí có quốc gia như Áp-ga-ni-xtan tới 74%) tham gia hoạt động nông nghiệp và tạo ra 4% GDP của toàn cầu ( các nước pját triển 2%, các nước đang phát triển 27%, có những nước lại chiếm trên 50% như Ê-ti-ô-pi, CH Trung Phi, Anbani… Ở Việt Nam có 58% lao động trong ngành nông nghiệp và chiếm 22% trong GDP cả nước ( năm 2004) II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất nghiệp 1. Đất trồng vừa là đối tượng vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu: Nghề nông còn được gọi là nghề làm ruộng bời vì đất chính là đối tượng của sản xuất nông nghiệp . Kỹ thuật nông nghiệp trong nhiều trường hợp được đồng nhất với kỹ thuật canh tác hay kỹ thuật làm đất . Mục tiêu quan trọng nhất của kỹ thuật canh tác là duy trì và nâng cao độ phì của đất . Sản xuất nông nghiệp muốn đạt hiệu quả cao cần chú ý đến đặc điểm của đất trồng, nắm vững và tác động đúng theo quy luật tự nhiên của từng lọai đất. Đất trồng là phương tiện tạo ra sản phẩm nông nghiệp vì thế nó được xem là tư liệu sản xuất chủ yếu đất trồng vừa là đối tượng sản xuất nông nghiệp vì mục đích cuối cùng của sản xuất nông nghiệp là thông qua việc tác động vào đất trồng để tạo ra năng xuất cây trồng cao. Đây là đặc điểm quan trọng tạo sự khác biệt giữa nông nghiệp và công nghiệp. không thể sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai. Trong quá trình sử dụng đất đai nếu con người biệt sử dụng hợp lý, biết duy trì và nâng cao độ phì của đất thì sẽ sử dụng được lâu dài và tốt hơn. 2. Cây trồng và vật nuôi là đối tượng chính của sản xuất nông nghiệp: Mặc dù đất trồng cũng được coi là đối tượng sản xuất nông nghiệp, nhưng nó thực ra chỉ là đối tượng trung gian mà không phải là đối tượng chính của sản xuất nông nghiệp .Cây trồng và vật nuôi là đối tượng chính của sản xuất nông nghiệp, bời vì mục đích của nông nghiệp là đạt được năng xuất cây trồng và vật nuôi cao . Như vậy, đối tượng thực sự của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi . Đặc điểm này quy định những đặc trưng cơ bản của sản xuất nông nghiệp vì cây trồng vật nuôi là những sinh vật sống nên chúng tồn tại và phát triển theo quy luật sinh học. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sống, phát triển và cho sản phẩm trong những điều kiện nhất định . Chính vì vậy mà nông nghiệp vùng nhiệt đới khác với nông nghiệp vùng ôn đới hay cận nhiệt đới . 3. Nông nghiệp là ngành sản xuất có tính thời vụ : AN GIANG UNIVERSITAS 99 Do cây trồng và vật nuôi phụ thuộc vào điều kịên tự nhiên nên sản xuất nông nghiệp luôn có tính thời vụ. Tính thời vụ được biểu hiện qua 2 mặt : thời vụ về sản phẩm và thời vụ về lao động. - Thời vụ về sản phẩm : do sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi thường đảm bảo yêu cầu về thời gian và điều kiện sinh thái cụ thể nên sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ rõ rệt : mùa thu hoạch sản phẩm dư thừa, ngược lại ngoài mùa vụ thì khan hiếm. - Thời vụ lao động : khác với công nghiệp, trong nông nghiệp thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất . Thường thì thời gian sản xuất dài hơn thời gian lao động. Vì cây trồng, vật nuôi là những sinh vật sống nên chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển, lao động của con người chỉ tác động vào giai đoạn nào đó mà thôi. 4. Sản phẩm lao động liên quan chặt chẽ với đối tượng ban đầu: Thực chất của sản xuất nông nghiệp là quá trình duy trì sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi .Vì vậy sản phẩm nông nghiệp luôn gắn với đối tượng ban đầu (giống) . Đặc điểm, tính chất, chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào đối tượng ban đầu của quá trình sản xuất . Mặc khác, để tái sản xuất mở rộng, nông nghiệp thường dành một sản phẩm có chất lượng cao để làm giống . Ñaát troàng laø tö lieäu saûn xuaát chuû yeáu Caây troàng, vaät nuoâi laø ñoái töôïng lao ñoäng Saûn xuaát noâng nghieäp coù tính muøa vuï Saûn xuaát noâng nghieäp phuï thuoäc vaøo ñieàu kieän töï nhieân Noâng nghieäp ngaøy caøng trôû thaønh ngaønh SX haøng hoùa - Duy trì vaø naâng cao ñoä phì - Söû duïng hôïp lyù vaø tieát kieäm Hieåu bieát vaø toân troïng quy luaät sinh hoïc, quy luaät töï nhieân - Xaây döïng cô caáu noâng nghieäp hôïp lí - Taêng vuï, xen canh, goái vuï - Phaùt trieån ngheà dòch vuï Ñaûm baûo ñaày ñuû 5 yeáu toá: nhieät ñoä, nöôùc,aùnh saùng, khoâng khí vaø dinh döôõng - Hình thaønh caùc vuøng noâng nghieäp chuyeân canh - Ñaåy maïnh cheá bieán noâng saûn ÑAËC ÑIEÅM CUÛA SAÛN XUAÁT NOÂNG NGHIEÄP III.Các phương thức kinh doanh trong nông nghiệp : 1.Quãng canh : là phương thức kinh doanh nông nghiệp, hình thành trên cơ sở mở rộng diện tích canh tác mà không tăng mức đầu tư cho từng đơn vị diện tích. Quãng canh thường được tồn tại trong giai đoạn nông nghiệp chưa phát triển hoặc ở những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi .Ưu điểm của phương thức này là mức đầu tư thấp nên chi phí thấp, trong điều kiện tự nhiên thuận lợi thì chi phí sản xuất cao .Tuy nhiên, quãng canh là phương thức kinh doanh có nhiều hạn chế chỉ thực hiện được trong những giai đoạn và những vùng có nhiều diện tích .Vì vậy nó là phương thức không phù hợp với nền nông nghiệp hiện đại . AN GIANG UNIVERSITAS 100 2.Thâm canh : là phương thức kinh doanh nông nghiệp hình thành trên cơ sở tạo ra sản lượng lớn trên một đơn vị diện tích đất canh tác thông qua việc đầu tư phụ thêm cho diện tích đất canh tác đó .Nền nông nghiệp thâm canh áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp như máy móc, tưới tiêu, khoa học, lai tạo giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Thâm canh là con đường phát triển tất yếu của sản xuất nông nghiệp bỡi vì diện tích canh tác có hạn nhưng nhu cầu về nông sản tăng lên không ngừng . 3. Độc canh : là phương thức kinh doanh nông nghiệp của các thuộc địa có nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài. Biểu hiện của độc canh là chỉ phát triển một loại sản phẩm nào đó nhằm mục đích xuất khẩu .Ví dụ : tình trạng độc canh lúa hiện nay ở Việt Nam hay độc canh mía ở Cuba là tác động của chế độ thuộc địa trước đây. Cơ cấu nông nghiệp trong phương thức độc canh rất què quặt và mất cân đối, mối quan hệ giữa các ngành không được chú ý. Nhìn chung, phương thức độc canh là phương thức bị động và bất hợp lý. Các nước có tình trạng này sau khi giành độc lập đều cố gắng khắc phục tình trạng độc canh . 4. Chuyên canh : là phương thức sản xuất chuyên môn hóa trong nông nghiệp. Chuyên canh nhằm phát triển một hay một số sản phẩm mà mỗi vùng lãnh thổ có điều kiện sản xuất thuận lợi nhất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao . Khác với độc canh, chuyên canh là quá trình tổ chức sản xuất chủ động và có cơ sở khoa học nhằm phát huy những điều kiện thuận lợi của vùng . Vì vậy trong phương thức chuyên canh mối quan hệ giữa các ngành kinh tế được phát triển .Thí dụ ở vùng chuyên canh lúa thường phát triển các ngành công nghiệp hổ trợ như chế biến lương thực, sản xuất phân bón, máy móc nông nghiệp… IV.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sống, phát triển và cho sản phẩm trong những hoàn cảnh tự nhiện nhất định . Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước, khí hậu . Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trên từng lãnh thổ, khả năng áp dụng các quy trình SX nông phẩm, đồng thời ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng và vật nuôi. Chính vì vậy mà nông nghiệp vùng nhiệt đới khác với nông nghiệp vùng ôn đới hay cận nhiệt đới . 1.1. Đất trồng : là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành sản xuất . Độ phì của đất cho phép cây trồng phát triển và thu hoạch. Quỹ đất, tính chất của đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi .Đất nào, cây ấy ; tất đất, tấc vàng, kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Những vùng đất đai màu mở, phì nhiêu trên thế giới đều là những vùng nông nghiệp trù phú. Chẳng hạn những vùng đầt đen có tầng mùn dày, độ phì cao ở những vùng ôn đới của châu Âu, Bắc Mỹ trở thành vựa lúa mì lớn nhất thế giới. Những kho lúa gạo của nhân loại thuộc về các vùng phù sa châu thổ sông Mê Công, Trường Giang, sông Hằng, sông Hồng của châu Á gió mùa Đất dùng vào mục đích nông nghiệp nói chung được gọi là đất nông nghiệp, gồm có : đất canh tác, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ cho chăn nuôi và diện tích mặt nước dùng cho nông nghiệp. Nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện tích đất tự nhiên, trong khi dân số vẫn không ngừng tăng lên. Tuy diện tích đất hoang hóa còn nhiều, nhưng việc khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi nhiều AN GIANG UNIVERSITAS 101 công sức và tiền của . Đó là chưa kể đến việc mất đất do nhiều nguyên nhân như xói mòn , rữa trôi, nhiễm mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng…Vì vậy, con người cần sử dụng hợp lý diện tích đất nông nghiệp hiện có và bảo vệ độ phì của đất 1.2. Nước và khí hậu : 2 điều kiện này ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương. Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên trái đất như nhiệt đới, cận nhiết đới, ông đới, cận cực…liên quan đến sự phân đới khí hậu . Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm . Mặc khác, các yếu tố thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho gia súc, gia cầm hay sâu bệnh có hại cho cây trồng. Khí hậu thuận lợi tạo ra năng suất cao, ngược lại dễ làm năng suất kém . Đặc biệt, những tai biến của thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão…làm ảnh hưởng rất lớn đế sản xuất nông nghiệp, làm cho thu hoạch bấp bênh, không ổn định. Nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Những nơi có nguồn cung cấp nước dồi dào đều là những vùng nông nhiệp trù phú, chẳng hạn như vùng hạ lưu các con sông lớn như Mê Công, Hoàng Hà… Ngược lại, nông nghiệp không thể phát triển được ở những nơi khan hiếm nước như các vùng hoang mạc, bán hoang mạc… 1.3. Thực vật tự nhiên: thực vật tự nhiên thể hiện tính thích nghi với những điều kiện từng vùng. Trên quy mô tòan cầu nó thể hiện tính đới của trái đất .Thực vật tự nhiên còn là nguồn gen để lai tạo các giống cây trồng làm phong phú bộ giống cây nông nghiệp . Đặc biệt, đồng cỏ là cơ sở thức ăn tự nhiên của gia súc cũng được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi theo lãnh thổ. Những nơi đồng cỏ tự nhiên phát triển thường có ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển 2. Điều kiện kinh tế - xã hội : 2.1. Dân cư và nguồn lao động : ảnh hưởng tới các hoạt động nông nghiệp ở 2 mặt : vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp, vừa là nguồn tiêu thụ nông sản. Cây trồng và vật nuôi cần nhiều công chăm sóc đều phải phân bố ở những nơi đông dân, có nhiều lao động.Nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển theo chiều rộng (mở rộng diện tích, khai hoang…) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ…). các cây trồng vật nuôi đòi hỏi nhiều công chăm sóc thường được phân bố ở các vùng đông dân, nhiều lao động và ngược lại. Nguồn lao động không chỉ được xem xét về mặt số lượng mà còn cả về chất lượng như trình độ học vấn, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp, tình trạng thể lực của người lao động…Nếu nguồn lao động đông và tăng nhanh, trình độ học vấn và tay nghề thấp, thiếu việc làm sẽ trở thành gánh nặng cho nông nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Truyền thống sản xuất , tập quán ăn uống của các dân tộc có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bố cây trồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐịa Lý Kinh Tế Xã Hội Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan