Đề tài Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang

1 Sự cần thiết lập điều chỉnh quy hoạch chung

2 Các căn cứ thiết kế điều chỉnh quy hoạch

3 Mục tiêu

 

I ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.2 Hiện trạng

1.2.1 Dân số và lao động

1.2.2 Đất đai

1.2.3 Cơ sở kinh tế kỹ thuật

1.2.4 Hạ tầng xã hội

1.2.5 Hạ tầng kỹ thuật

1.3 Đánh giá tổng hợp

 

II CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

2.1 Cơ sở hình thành và phát triển

2.2 Tính chất

2.3 Cơ sở kinh tế kỹ thuật

2.4 Quy mô dân số và lao động xã hội

2.5 Quy mô đất đai xây dựng đô thị

2.6 Đánh giá và phân hạng quỹ đất xây dựng đô thị.

2.7 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu

 

III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

 

3.1 Đinh hướng phát triển không gian

3.1.1 Các phương án chọn đất

3.1.2 Tổ chức cơ cấu không gian quy hoạch

3.1.3 Tổ chức không gian kiến trúc đô thị

3.2. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

3.2.1 Giao thông

3.2.2 Chuẩn bị kỹ thuật đất đai

3.2.3 Cấp nước

3.2.4 Cấp điện

3.2.5 Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường

 

IV QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU

4.1 Mục tiêu

4.2 Điều chỉnh ranh giới hành chính nội, ngoại thị

4.3 Quy hoạch sử dụng đất đai

4.3 Các dự án ưu tiên đầu tư

 

V KẾT LUẬN

 

VI PHỤ LỤC

 

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t các máy biến áp không được khai thác hợp lý. Hiện tại một phần phụ tải điện trong nội thị thị xã phải cấp điện bằng lưới 35Kv dẫn đến không đảm bảo an toàn cấp điện, không kinh tế trong đầu tư. Trạm 110Kv Thạch Tổ được xây dựng tạm thời gian chiến tranh và thiết bị đã cũ nát. Hiện tại theo dự kiến của ngành điện thì trạm này sẽ được dỡ bỏ trong giai đoạn 2000-2005. Lưới điện phân phối của Thị xã Phủ Lý đang sử dụng lưới điện 6KV. Lưới điện 6KV hiện có là lưới điện nổi với tiết diện dây dẫn nhỏ (AC -70, AC-50). Hiện tại một phần phụ tải điện trong nội thị thị xã phải cấp điện bằng lưới 35Kv dẫn đến không đảm bảo an toàn cấp điện, không kinh tế trong đầu tư. Lưới điện hạ thế hiện có ở nhiều nơi vẫn còn là lưới điện tạm, cần phải có quy hoạch cải tạo xây dựng lại mới đáp ứng được cho nhu phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Lưới điện chiếu sáng hiện đã có ở hầu hết các trục đường chính thị xã. Tuy nhiên do xây dựng chưa đồng bộ nên chưa đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, mỹ thuật. Cùng với việc phát triển đô thị Phủ Lý, cần thiết phải cải tạo chỉnh trang lưới điện chiếu sáng để tạo bộ mặt khang trang cho đô thị và bảo đảm an ninh trật tự xã hội, an toàn giao thông đô thị. Các chỉ tiêu hiện trạng lưới điện - Mức cấp điện sinh hoạt dân dụng: 195 KWh/người.năm. - Mức độ trang bị lưới: ~230 VA /người. 5. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: a) Hiện trạng thoát nước bẩn Mạng lưới thoát nước thị xã đang là hệ thống cống chung, nước thải và nước mưa cùng đổ vào một đường ống. Hệ thống cống chung tại khu vực đô thị cũ đã được hình thành tương đối ổn dịnh, trong khi đó tại các khu vực đô thị mới hệ thống mương cống đang trong quá trình xây dựng. Nước thải sinh hoạt, nước thải các xí nghiệp, nước thải bệnh viện cũng như nước thải chăn nuôi đều xả trực tiếp vào hệ thống mương, cống thoát nước mưa rồi đổ ra các vực nước trên địa bàn thị xã. b) Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn Việc quản lý thu gom chất thải rắn hiện nay do công ty môi trường đô thị đảm nhiệm, tuy nhiên do lực lượng và phương tiện còn thiếu nên lượng chất thải rắn còn tồn đọng nhiều. Hơn nữa hiện tại thị xã chưa có một bãi xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh do đó gây ra ô nhiễm tại các khu vực đổ chất thải rắn tạm thời. Chất thải rắn chưa được phân loại tại khâu thu gom. Chất thải rắn công nghiệp độc hại, chất thải y tế chưa được xử lý riêng. c) Các vấn đề môi trường khác Trên địa bàn thị xã ngoài nghĩa trang nhân dân hiện có với diện tích nhỏ (3000 m2), nằm trong trung tâm không có điều kiện mở rộng còn có nhiều nghĩa địa nằm rải rác theo từng cụm dân cư. Hiện nay đã có dự án khu nghĩa trang nhân dân phía Tây đã có cắm mốc giao đất với tổng diện tích khoảng 5,5 ha. Vị trí khu nghĩa trang thuộc xã Châu Sơn-thị xã Phủ Lý. Các xí nghiệp công nghiệp vật liệu xây dựng (đặc biệt là nhà máy xi măng Bút Sơn) gây ô nhiễm bụi rất lớn cho đô thị. Sông Nhuệ tiếp nhận nước thải từ các đô thị thượng nguồn cũng là một tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước thị xã. 1.3. Đánh giá tổng hợp: a. Thuận lợi: Vị trí thuận lợi về giao thông vùng. Có khả năng khai thác nhiều quỹ đất cho phát triển đô thị. Hệ thống hồ trong đô thị tạo điều kiện khai thác cảnh quan cây xanh mặt nước kết hợp với hệ thống sông có thể cải thiện môi trường cảnh quan cho đô thị. b. Khó khăn. Thị xã bị chia cắt bởi các tuyến giao thông quốc gia (đường sắt, QL1A, QL21), gây ảnh hưởng lớn tới môi trường, cảnh quan cũng như an toàn giao thông đô thị Địa hình thấp, phải san lấp nhiều khi phát triển mở rộng xây dựng đô thị. Cảnh quan hai bên sông chưa được khai thác triệt để cho không gian kiến trúc độc đáo của đô thị. Thị xã bị hạn chế sự liên hệ giữa các khu đô thị hai bên sông, giữa các trung tâm công cộng đô thị. Hệ thống hạ tầng xã hội và dịch vụ còn hạn chế. Các trung tâm, vui chơi giải trí còn thiếu. II. các tiền đề phát triển đô thị. Cơ sở hình thành và phát triển 2.1.1. Vị trí và tác động của mối quan hệ liên vùng: Quan hệ vùng bắc bộ, đồng bằng sông hồng: Nằm ở cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, đồng thời là giao điểm của hệ thông giao thông đường sắt, đường bộ và đường thuỷ quan trọng phía Nam đồng bằng sông Hồng gồm các tuyến đường sắt Bắc-Nam, trục quốc lộ 1A và trục quốc lộ 21 nối vùng đồng bằng với vùng núi Chi Nê (Hoà Bình), thị xã Phủ Lý có điều kiện rất thuận lợi về giao thông đối ngoại. Đặc biệt trục giao thông Bắc - Nam (đường sắt, QL 1A). Quan hệ vùng tỉnh: Vị trí thị xã nằm vị trí trung tâm của tỉnh Hà nam, nơi gặp nhau của hệ thống sông đáy, sông Châu, sông Nhuệ. Đây cũng là điều kiện thuận lợi về giao thông thuỷ có thể vừa khai thác phục vụ vận chuyển VLXD, phục vụ kinh tế xã hội vừa phục vụ du lịch sinh thái, tham quan, tôn giáo,... Thị xã là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh Hà nam. Tiềm năng và thuận lợi: Sự hình thành trục đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình cũng sẽ tạo điều kiện cho phát triển đô thị về phía Đông trong giai đoạn đầu và các hướng bắc-nam theo QL1A trong tương lai. Việc hình thành các tuyến kinh tế quan trọng trong khu vực trong tương lai như: tuyến kinh tế dọc đường 21, tuyến vành đai 3 của Thủ đô Hà Nội, tuyến kinh tế dọc đường 10 và xây dựng cầu Yên Lệnh thông sang Hưng Yên… sẽ mở ra những có hội cho Phủ Lý phát triển giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hoá xã hội giữa 2 miền Nam Bắc và với các trung tâm kinh trế trong vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là với thủ đô Hà Nội. Khó khăn và thách thức: Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các tỉnh, các trung tâm đô thị trong vùng khá phát triển, trong khi đó Phủ Lý là một thị xã mới được tái lập và mở rộng, xuất phát điểm của kinh tế- xã hội còn thấp; nhiều yếu kém so với tiêu chuẩn cảu một đô thị hiện đại. Đặc biệt, sức hút đô thị mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội có khả năng làm hạn chế sức phát triển đô thị của Phủ Lý về phía Nam nếu Phủ Lý không tạo ra được cơ sở hạ tầng và dịch vụ thật sự hấp dẫn, độc đáo và thuận tiện. Tính chất đô thị: Là thị xã tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá, giáo dục của Tỉnh Hà Nam. Là một trong những trung tâm công nghiệp vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp có tính chất vùng. Là đô thị cửa ngõ quan trọng phía Nam thủ đô Hà Nội, đồng thời là đầu mối giao thông sắt, thuỷ, bộ có ý nghĩa liên vùng. 2.3. Cơ sở kinh tế kỹ thuật. 2.4. Quy mô dân số và lao động. Dân số (theo QHC/1997): Hiện trạng(2001): 38.000 người Dự báo năm 2005: 110.000 người Dự báo năm 2020: 165.000 người - Dự báo quy mô dân số và lao động xã hội: A. Quy mô dân số và phân bố dân cư đô thị - Đồ án quy hoạch lập năm 1997, dự báo dân số đến năm 2005 khoảng 110.000 người trong đó nội thị là 94.000 người. - Hiện nay dân số toàn Thị xã là 73.249 người, trong đó nội thị là 37.772 người (nguồn: phòng thống kê thị xã Phủ Lý tháng 7 năm 2002) Điều chỉnh QHC đến năm 2020 nghiên cứu dự báo dân số Thị xã theo phương pháp dự báo tổng nhu cầu lao động. Đồ án đề xuất 3 phương án dự báo dân số như sau: Phương án 1: Dân số thị xã tăng trưởng ở mức độ trung bình, nền kinh tế của Thị xã chủ yếu dựa vào sự phát huy các nguồn nội lực là chính, thu hút một bộ phận dân cư từ các xã lân cận làm việc và định cư trong nội thị, đồng thời việc phát triển mở rộng đô thị cũng như đô thị hóa một số khu vực dân cư làng xóm ven đô. Tỷ lệ tăng cơ học trong phương án 1 dự báo khoảng 0,8%/năm. Bảng 2.1. Hiện trạng và dự báo dân số (Phương án 1) TT Hạng mục Hiện Hiện Quy hoạch trạng trạng Đồ án 1997 Đồ án 2002 1996 2001 2005 2020 2010 2020 I Dân số toàn thị xã (1000 người) 64 73 110 165 82 95 - Tỷ lệ tăng trung bình, %/năm 4.0 2.67 6.64 2.70 1.3 1.5 - tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm 1.2 1.08 0.90 0.70 - tỷ lệ tăng cơ học, %/năm 2.8 1.59 0.40 0.80 II Dân số nội thị 1000 ng 33 37.8 94 157 45 59 2.1 Tỷ lệ % so toàn thị xã 51.7 51.6 85 95 54 62 2.2 - Tỷ lệ tăng trung bình, %/năm 3.6 2.6 12.3 3.5 2.0 2.0 - tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm 1.2 1.08 1.20 1.15 0.90 0.70 - tỷ lệ tăng cơ học (kể cả đô thị hóa), %/năm 2.4 1.5 11.06 2.33 1.10 1.30 2.3 Dân số được đô thị hoá từ các xã lân cận (1000 người) 3 5 - Phương án 2: Các khu công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch được đầu tư phát triển theo các kế hoạch và dự báo của các ngành. Theo phương án phát triển này, tỷ lệ tăng dân số cơ học đảm bảo được nhu cầu về lao động của Thị xã trong giai đoạn phát triển mới. Bảng 2.2. Hiện trạng và dự báo dân số Phương án 2 ( phương án chọn). TT Hạng mục Hiện Hiện Quy hoạch trạng trạng Đồ án 1997 Đồ án 2002 1996 2001 2005 2020 2010 2020 I Dân số toàn thị xã (1000 người) 64 73 110 165 100 180 - Tỷ lệ tăng trung bình, %/năm 4.0 2.67 6.64 2.70 3.5 6.0 - tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm 1.2 1.08 0.90 0.70 - tỷ lệ tăng cơ học, %/năm 2.8 1.59 2.64 5.34 II Dân số nội thị 1000 ng 33 37.8 94 157 70 160 2.1 Tỷ lệ % so toàn thị xã 51.6 51.6 85 95 70 89 2.2 - Tỷ lệ tăng trung bình, %/năm 4.0 2.6 12.3 3.5 9.8 7.5 - tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm 1.2 1.08 1.20 1.15 0.90 0.70 - tỷ lệ tăng cơ học (kể cả đô thị hóa), %/năm 2.8 1.53 11.06 2.33 8.90 6.80 2.3 Dân số được đô thị hoá từ các xã lân cận (1000 người) 10 15 Phương án 3: Dân số Thị xã phát triển ở mức độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng CNH – HĐH, Thị xã Phủ Lý phải nỗ lực phấn đấu mới đạt được mục tiêu đề ra. Lựa chọn phương án: Phương án 2 phù hợp hơn với các hoạt động đầu tư cũng như các chương trình dự án phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế trong khu vực. Phương án 2 được lấy làm phương án chọn. Bảng 2.3. Hiện trạng và dự báo dân số- Phương án 3 TT Hạng mục Hiện Hiện Quy hoạch trạng trạng Đồ án 1997 Đồ án 2002 1996 2001 2005 2020 2010 2020 I Dân số toàn thị xã (1000 người) 64 73 110 165 125 215 - Tỷ lệ tăng trung bình, %/năm 4.0 1.59 6.64 2.70 6.2 5.6 - tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm 1.2 37.77 0.90 0.70 - tỷ lệ tăng cơ học, %/năm 2.8 51.57 5.30 4.90 II Dân số nội thị 1000 ng 33 37.8 94 157 100 200 2.1 Tỷ lệ % so toàn thị xã 51.6 51.6 85 95 80 93 2.2 - Tỷ lệ tăng trung bình, %/năm 4.0 1.5 12.3 3.5 17.5 6.1 - tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm 1.2 0.00 0.00 0.00 0.90 0.70 - tỷ lệ tăng cơ học (kể cả đô thị hóa), %/năm 2.8 0.00 0.00 0.00 16.60 5.40 2.3 Dân số được đô thị hoá từ các xã lân cận (1000 người) 15 20 B) Dự báo lao động nội thị: Nhu cầu lao động được tính toán trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch và để so sánh với kết quả dự báo dân số. Kết quả dự báo nhu cầu lao động nội thị như sau: TT Hạng mục Hiện trạng Dự báo 2001 2010 2020 I Dân số trong tuổi LĐ (1000 người) 24.4 46 104 - Tỷ lệ % so dân số 65 65 65 II Tổng LĐ làm việc trong các ngành 17.4 37 83 kinh tế (1000 người) - Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi 71 80 80 Phân theo ngành: 2.1 LĐ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (1000 người) 3.0 2.9 3.0 - Tỷ lệ % so LĐ làm việc 17.3 8 4 2.2 LĐ CN, TTCN, XD (1000 người) 4.9 15 34 - Tỷ lệ % so LĐ làm việc 28.3 40 41 2.3 LĐ dịch vụ, thương mại, HCSN (1000 ng) 9.5 19 46 - Tỷ lệ % so LĐ làm việc 54.5 52 55 III Nội trợ, mất sức, học sinh trong tuổi LĐ 6.1 8 19 - Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi 25.0 18 18 IV Thất nghiệp 0.9 0.9 2.1 - Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi 3.8 2.0 2.0 2.5. Quy mô đất đai xây dựng đô thị. - Phạm vi nghiên cứu quy hoạch: Gồm nội thị thị xã Phủ Lý (6 phường) và 6 xã ngoại thị. - Quy mô dân số và đất đai: Diện tích : 34.247,87 ha (diện tích tự nhiên). 2.6. Đánh giá tổng hợp quỹ đất xây dựng đô thị: Đánh giá Chung hiện trạng a. Thuận lợi: Quỹ đất xây dựng dồi dào. Nhiều khu đất trống trong đô thị chưa được khai thác hiệu quả. b. Nhược: Đất ngoài khu vực Nội thị trũng phải san lấp nhiều. Hệ thống giao thông (QL1A, QL21, đường sắt Bắc- Nam) đi xuyên chia cắt đô thị gây ảnh hưởng tới an toàn giao thông và mối quan hệ giữa khu đô thị phía Đông và tây sông Đáy. Hệ thống phân bố chợ chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu của đô thị. 2.7. Các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chủ yếu: Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu: HT Tiêu chuẩn đô thị loại III Quy hoạch TT Chỉ tiêu Đơn vị năm Đồ án 1997 Đồ án 2020 2001 năm 2005 năm 2020 năm 2010 năm 2020 I Dân số 1,1 Dân số toàn thị xã 1000 người 73 110 165 125 175 - Tỷ lệ tăng dân số TB % 2,7 6,6 2,7 6,1 3,4 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,1 0,9 0,7 - Tỷ lệ tăng dân số cơ học % 1,6 5,2 2,7 1,2 Dân số nội thị 1000người 38 100 94 157 100 160 - Tỷ lệ tăng dân số TB nội thị % 2,7 12,3 3,5 10,0 3,7 - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nội thị % 1,1 1,2 1,2 0,9 0,7 - Tỷ lệ tăng dân số cơ học nội thị % 0,0 0,0 0,0 1,7 1,0 - Dân số đợc đô thị hoá từ các xã 1000người 11 16 II Đất xây dựng đô thị m2/người 76,3 80,0 100 93 100 2,1 Đất dân dụng nội thị m2/người 56,4 61-78 55,0 75,0 69,3 79,2 - Đất các đơn vị ở m2/người 27,0 35-45 30,0 42,0 32,0 32 - Đất CTCC đô thị m2/người 3,4 3-4 4,0 4,0 5,5 8,4 - Đất cây xanh đô thị m2/người 2,6 7-9 8,0 9,0 10,3 13,1 - Đất giao thông nội thị m2/người 11,0 16-20 13,0 20,0 13,5 17,1 - Đất cơ quan, trờng chuyên nghiệp m2/người 12,5 2,6 1,1 8,0 8,8 2,2 Đất ngoài dân dụng m2/người 19,8 26,3 26,0 23,2 20,8 Trong đó : - Đất CN, TTCN, kho m2/người 3,2 15-20 10,6 9,6 17,0 18,8 - Đất giao thông đối ngoại m2/người 6,9 10,6 8,3 3,7 0,5 III Hạ tầng kỹ thuật nội thị 3,1 Mật độ đờng phố chính và khu vực km/km2 4 3,2 Tỷ lệ đất giao thông % đất XD ĐT 23,4 29,5 28 17,6 3,3 - Cấp nớc sinh hoạt l/ng/ngày 100 120 - Cấp nớc công nghiệp m3/ha 45 45 3,4 VSMT (rác thải) kg/ng/ngày 0,6 0,9 3,5 - Cấp điện sinh hoạt Kwh/ng/năm 700 1000 - Cấp điện công nghiệp KW/ha Nhà ở m2/người 12 15 III. Định hướng phát triển không gian đô thị 3.1. Định hướng phát triển không gian. 3.1.1. Các phương án chọn đất: Quan điểm và nguyên tắc phát triển đô thị(b/cKTXH, 2010): Đô thị phát triển theo các trục sông: Khai thác cảnh quan thiên nhiên với cây xanh, mặt nước, tạo môi trường sống tốt nhất cho dân cư thị xã. Đặc biệt khai thác cảnh quan hai bên sông ( sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu) cho phát triển đô thị. Đô thị phát triển theo các tuyến giao thông chính:QL1A, QL 21(ab). Hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới công trình kiên cố và đất nông nghiệp cho phát triển quỹ đất mơí của đô thị, tiết kiệm sử dụng đất nông nghiệp. Đất xây dựng công nghiệp, đặc biệt các khu công nghiệp tập trung bố trí ở các vùng ven đô thị hoặc ngoại thị với công nghệ không ô nhiễm và ít ô nhiễm. Phát triển mở rộng đô thị kết hợp với nâng cấp cải tạo đô thị cũ. Sử dụng khai thác đất hợp lý, hiệu quả và đảm bảo bền vững môi trường cảnh quan. Các phương án chọn đất phát triển đô thị: 2 phương án. Trên cơ sở các quy mô, tính chất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, và các dự án chuẩn bị đầu tư liên quan, hướng phát triển không gian đô thị được tổ chức theo 2 phương án sau: Phương án 1: Phương án tận dụng các trục QL1A, QL21 đi nam định làm các trục chính phát triển đô thị. Hướng phát triển đô thị chính theo QL1A cũ về phía bắc (P. Quang Trung, xã Lam hạ, Thanh Châu) và phía Nam (Thanh Châu, Thanh Liêm). Các hướng còn lại theo QL 21 đi Nam định về phía Đông Nam, đi Chi Nê về phía tây bắc. Dự kiến Đoạn QL 21 từ thị xã đi Nam định là trục trung tâm cửa ngõ đô thị chính nối với đường cao tốc dự kiến về phía Đông Nam. Ưu điểm: Tận dụng được hạ tầng sẵn có (QL1A, QL21a&b) cho phát triển đô thị. Nhược điểm: Đô thị bị ảnh hưởng bởi các tuyến giao thông quốc gia (đường sắt, QL1A, QL21) về giao thông, tiến ồn, ô nhiễm bụi, không khí. Hạn chế khai thác cảnh quan đô thị hai bên sông Châu. Các khu phát triển đô thị mới về phía bắc (Lam hạ) bị ảnh hưởng bởi tuyến đường sắt Bắc- Nam. Về phía Nam đô thị bị hạn chế bởi tuyến tránh QL 21 dự kiến. Khu phía bắc đô thị (Lam hạ) trũng thấp, chủ yếu là đất nông nghiệp (lúa). Phương án 2: Hướng phát triển chính về phía Đông bắc theo sông Châu giang. Các hướng còn lại phát triển theo các trục QL 1A cũ về phía Nam và phía bắc, theo QL 21 về phía Đông Nam. Trong tương lai hướng chính tiếp tục chuyển sang phía bắc và phía nam. Hình thành trục trung tâm đô thị mới cách đường Trần Hưng Đạo cũ (TL971) khoảng 350 m về phía Nam, nối tiếp từ cầu trung tâm (đường Lê Chân kéo dài) và hướng tới đường cao tốc dự kiến về phía Đông thị xã (khu vực xã Liêm Chính). Phát triển khu đô thị mới phía bắc sông Châu được liên hệ với khu đô thị phía Nam sông châu bằng hệ thống cầu và trục trung tâm Đông Nam qua sông Châu. Các khu công nghiệp chủ yếu phát triển về phía Nam thị xã theo QL 1A cũ và sông Đáy (Châu sơn). Ưu điểm: Tạo điều kiện khai thác các quỹ đất và hai bên bờ sông Châu về phía Đông. Tạo được cảnh quan đô thị hai bên sông Châu. Tạo được mối liên hệ giữa trục cao tốc dự kiến và trung tâm đô thị cả hai bên Đông tây sông Đáy. Tạo được trung tâm mới khang trang hiện đại của đô thị nối liền hai bên bờ sông Đáy. Nhược điểm: Đầu tư mới hoàn toàn một trục trung tâm đô thị mới đòi hỏi kinh phí lớn. Khu đất mở rộng tương đối thấp. - Giải toả một số khu dân cư tại khu vực nút giao thông chữ S trên QL 21 đi Nam định Trên cơ sở các chỉ tiêu KTKT và những nguyên tắc thiết kế, đồ án đề xuất phương án 2 làm phương án chọn để phân khu chức năng và quy hoạch sử dụng đất. 3.1.2. Tổ chức không gian cơ cấu quy hoạch. A/ Phân khu chức năng: Khu trung tâm các cơ quan hành chính Tỉnh: Theo quy hoạch Chung năm 1997. Cải tạo chỉnh trang. Khu trung tâm văn hoá thể dục thể thao: Các trung tâm văn hoá thể thao được bố trí dọc theo hai bên sông kết hợp với các khu cây xanh hồ nước. Dự kiến khu trung tâm TDTT quy mô cấp tỉnh khoảng 20 ha cuối trục trung tâm phía đông (khu đô thị mới) thêm khu vực trên trục trung tâm phía Đông mới của đô thị. Khu trung tâm giáo dục và đào tạo: Các trung tâm giáo dục đào tạo gồm hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề và các phân hiệu đạihoạc tại khu vực Lê hồng Phong ở phía tây và khu vực Minh Khai, Liêm chính, Liêm chung ở phía đô g của thị xã (Theo định hướng quy hoạch KTXH). Các khu công viên cây xanh vui chơi giải trí: Khai thác các khu vực hồ nước Lam hạ cho các hoạt động vui chơi giải trí sinh thái của đô thị. Các khu cây xanh công viên hai bên bờ sông Đáy, sông Châu. Các khu ở đô thị mới: Khai thác các quỹ đất còn trống trong khu vực các phường và dọc hai bên trục trung tâm mới. Hình thành các khu ở đô thị mới (bảng 3.4) về phía đông bắc và nam sông Châu, nam Thanh châu. Khu công nghiệp, kho tàng: Khai thác khu vực phía Nam Châu sơn, chủ yếu các loại công nghiệp vật liệu xây dựng, cảng sông. Trong tương lai dự kiến các khu cụm công nghiệp vừa và nhỏ (không ô nhiễm) ven đô thị về phía Nam QL21(Thanh Châu, Liêm Chung) và phía Đông bắc đường nối từ đường cao tốc dự kiến với QL1A cũ (bắc Lam hạ). B/. Quy hoạch sử dụng đất xây dựng đô thị: b.1. Quy hoạch chung năm 1997 đã xác định nhu cầu đất xây dựng đô thị đến năm 2010 là ha với chỉ tiêu là m2/người, trong đó: - Đất dân dụng: ha; Chỉ tiêu bình quân m2/ng. Đất ngoài dân dụng: ha; Chỉ tiêu bình quân m2/người b.2. Nay dự kiến điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng đô thị của Thị xã như sau: - Năm 2010: Diện tích đất xây dựng đô thị là 820 ha, bình quân 117 m2/ng. Trong đó đất dân dụng là 588 ha, bình quân 82,7 m2/ng. - Năm 2020. Tổng diện tích đất xây dựng đô thị là1.600 ha, bình quân 100m2/ng.Trong đó đất dân dụng là 1267 ha, bình quân79,3 m2/ng; Bảng 3.1: Tổng hợp cân bằng đất đai Thị xã Phủ Lý Hiện trạng Quy hoạch TT Hạng mục 2001 2010 2020 Ha % m2/ng Ha % m2/ng Ha % m2/ng Tổng diện tích đất tự nhiên nội thị 686,8 - Đất xây dựng đô thị 288,0 - Đất khác 398,7 A Tổng diện tích đất xây dựng đô thị 288,0 100 76 820 100 117 1600 100 100 I Đất dân dụng 213,2 74,0 56,4 581 70,8 82,7 1267 79,2 79,3 - Đất các đơn vị ở 102,1 35,4 27,0 225 27,4 32,0 510 31,9 31,9 - Đất CTCC đô thị 12,7 4,4 3,4 55 6,7 7,8 135 8,4 8,4 Trong đó: trung tâm du lịch 20 2,4 2,8 50 3,1 3,1 - Đất cây xanh, TDTT 9,64 3,3 2,6 91 11,1 12,9 209 13,1 13,1 Trong đó: trung tâm du lịch 50 6,1 7,1 50 3,1 3,1 - Đất giao thông nội thị 41 14,4 11,0 135 16,5 19,2 273 17,1 17,1 - Cơ quan, văn phòng đại diện, trường chuyên nghiệp 47,4 16,5 13 75 9,1 11 140 8,7 9 II Đất ngoài dân dụng 74,8 26,0 19,8 239,3 29,2 34,0 333,1 20,8 20,8 - Đất CN, TTCN, kho tàng 12,0 4,2 3,2 170 20,7 24,2 300 18,7 18,8 - Giao thông đối ngoại 26 9,1 6,9 37,19 4,5 5,3 8 0,5 0,5 - Thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật 13,7 10,0 10,0 - Đất làm VLXD 1,4 - An ninh quốc phòng 15,1 15,1 15,1 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 7 7 B Đất khác 398,7 b1 Đất nông nghiệp 324,0 b2 Đất chưa sử dụng 75 - Trong đó đất bằng chưa sử dụng 8,0 Bảng 3.4. Các khu ở dự kiến đến giai đoạn 2020 Ký Dân Tổng diện MĐ Tầng Mật Diện hiệu Khu vực số tích đất XD cao độ tích khu (người) XD đô (%) TB cư trú đơn vị đô thị thị (ha) ng/ha ở (ha) A Khu trung tâm 43.000 310 48 3 360 119 B Khu Đông Bắc 24.000 260 40 2,5 250 95 C Khu phía Đông 10.000 90 44 3 320 30 D Khu Đông Nam 31.000 360 42 3 320 98 E Khu Tây Bắc 2.000 60 53 2,5 260 6 F Khu phía Tây 29.000 230 42 3 320 91 G Khu Tây Nam 21.000 290 47 2,5 300 71 Tổng 160.000 1600 510 3.1.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị. Không gian kiến trúc cảnh quan thị xã được tổ chức trên cơ sở đô thị phát triển dọc theo hai bên sông (sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ). Hệ thống dòng sông chảy qua đô thị là trục không gian cảnh quan chính của đô thị Khai thác các khu vực hồ nước trong đô thị cho tổ chức cây xanh công viên vui chơi giải trí của nhân dân, đồng thời cải thiện cảnh quan môi trường sinh thái của đô thị. Các hệ thống sông hồ, khu vui chơi TDTT. Hệ thống các điểm di tích tôn giáo như nhà thờ đình chủa trong đô thị được bảo tồn tôn tạo kết hợp với không gian cây xanh Chung của đô thị vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân đồng thời nâng cao bản sắc kiến trúc cho đô thị. Hệ thống không gian xanh của đô thị được tổ chức khai thác triệt để dọc theo hai bờ sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ và các khu vực hồ Chùa Bàu, Hồ trại giam, bệnh viện, Lam Hạ,… Các khu vực làng nghề ven sông như làng chài Phù vân, các làng bắc sông Châu được bảo tồn tôn tạo vừa phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội trước mắt và cho phát triển kinh tế du lịch trong tương lai đồng thời làm phong phú không gian kiến trúc cảnh quan bên bờ sông. Định hướng điều chỉnh quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường. Chuẩn bị kỹ thuật đất đai: 3.2. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật 3.2.1.Giao thông: a.1. Giao thông đối ngoại: a.1.1. Đường sắt: Dự kiến chuyển tuyến đường sắt về phía Đông, cách cầu Phủ lý 3,5km, chạy thẳng xuống phía Nam, vượt qua sông Châu tại vị trí cách cầu đường sắt hiện tại 1,5km, chạy thảng xuống Ninh Bình. Ga Phủ lý: Chuyển xuống cuối trục đường Nguyễn Viết Xuân, diện tích chiếm đất 20ha. a.1.2. Đường thuỷ Mở rộng cảng Thịnh Châu, xây dựng bến tàu khách ở ngã ba sông Đáy và Sông Châu. a.1.3. Đường bộ - Quốc lộ 1A dự kiến chạy ra khổi trung tâm thị xã về phía Đông, cách QL cũ 1,5km. - Giao thông nội thị Các chỉ tiêu KTKT chính: Mật độ đường chính: 4km/km2. Tỷ lệ đất giao thông: đất giành cho đường: 25% đất giành cho bến bãi đỗ xe: 3,5%. Định hướng phát triển giao thông đến năm 2020 b. Giao thông đối ngoại Theo dự báo, đến năm 2020, quy mô dân số của thị xã lên tới 18 vạn dân, đạt tiêu chuẩn đô thị loại III, do tác động của tuyến đường cao tốc đối với sự phát triển đô thị, do vậy mạng lưới giao thông đối ngoại chính cần được điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển cuả thị xã trong tương lai. b.1. Đường sắt: Theo Chiến lược phát triển đường sắt quốc gia và Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Nam giai đoạn 1999-2010 và định hướng đến năm 2020 chưa đề xuất việc xây dựng tuyến đường sắt ra khỏi đô thị mà chỉ kiến nghị chuyển ga Phủ Lý về Bằng Khê, cách ga cũ 3km. Tuy nhiên, qua sự nghiên cứu quá trình phát triển đô thị, việc tồn tại tuyến đường sắt trong đô thị làm hạn chế sự phát triển đô thị cũng như sự an toàn của cư dân đô thị, đồ án này vẫn đề xuất chuyển tuyến đường sắt ra khỏi đô thị. Hướng tuyến mới sẽ chạy theo tuyến đường cao tốc cầu Giẽ – Ninh Bình, nối với tuyến đường sắt chuyên dùng qua cầu Đọ Xá vào khu công nghiệp Bút Sơn – Kiện Khê theo hướng tuyến đường vành đai phía Nam. Vị trí ga Phủ lý: xây dựng ga mới ở vị trí của ngõ phía Đông của thị xã diệntích chiếm đất khoảng 20ha, trong đó phần nền ga có chiều dài 1,4 – 1,6km, chiều rộng 120m, phần còn lại để bố trí các công trình dịch vụ khác. b.2. Đường thuỷ Khai thác các tuyến đường thuỷ, đắc biệt là tuyến sông Đáy Cảng Thịnh Châu năng lực thông qua 600.000T/năm, tải trọng tàu cho phép 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHUYET MINH.DOC
  • dwgHIEN TRANG ANH.dwg
  • dwgHIEN TRANG NOP.dwg
  • dwgLIEN HE VUNG.dwg
  • dwgQHKG SUA 10.000.dwg
Tài liệu liên quan