MỤC LỤC
MỤC LỤC. 1
Bài 1: TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN.2
I. PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM . 2
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC TRONG THAM VẤN . 3
III. THÂN CHỦ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐẾN THAM VẤN. 4
IV. TIẾN TRÌNH THAM VẤN. 5
Bài 2: KỸ NĂNG LẮNG NGHE .9
I. KHÁC NHAU GIỮA NGHE VÀ LẮNG NGHE . 9
II. CÁC CẤP ĐỘ CỦA LẮNG NGHE . 9
III. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ CÓ THỂ LẮNG NGHE CHỦ ĐỘNG. 11
Bài 3: KỸ NĂNG QUAN SÁT .12
I.KHÁI NIỆM: . 12
II. .LỢI ÍCH CỦA VIỆC QUAN SÁT . 12
III.NHỮNG ĐIỂM CẦN QUAN SÁT . 12
Bài 4: KỸ NĂNG PHẢN HỒI.14
I. VAI TRÒ CỦA PHẢN HỒI. 14
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHẢN HỒI. 14
III. NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM KHI PHẢN HỒI. 15
Bài 5: KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI.17
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐẶT CÂU HỎI TRONG THAM VẤN. 17
II. CÁC DẠNG CÂU HỎI SỬ DỤNG TRONG THAM VẤN . 17
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ THỂ NẢY SINH KHI ĐẶT CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG CÁCH
KIỂM SOÁT. 18
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG. 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 27
29 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kỹ năng tham vấn trong công tác xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên họ.
Tóm tắt ý chính
- Có sự khác biệt giữa các khái niệm tư vấn, cố vấn, tham vấn và trị liệu tâm lý
- Mục đích cuối cùng của tham vấn là giúp đối tượng phát huy tiềm năng giải
quyết vấn đề, qua đó giúp họ phát triển nhân cách
- Các nguyên tắc đạo đức trong tham vấn: Công bằng, quyền tự quyết của
thân chủ, quyền có sự riêng tư và bảo mật thông tin của thân chủ, từ tâm,
tránh gây hại cho thân chủ, tự trọng
- Tiến trình tham vấn trải qua 5 giai đoạn. Trong suốt 5 giai đoạn này, tham
vấn viên đặt thân chủ làm trọng tâm của tham vấn
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 9
Kỹ năng tham vấn trong CTXH
SDRC - CFSI
Bài 2: KỸ NĂNG LẮNG NGHE
I. KHÁC NHAU GIỮA NGHE VÀ LẮNG NGHE
“Nghe” là tình huống âm thanh lọt vào lỗ tai và đem lại cho người nghe một ý nghĩa nào
đó. Nó là một hành động của trí óc, khi ta bỗng nhiên bị “làm phiền” bởi một tiếng động nào
đó trong không gian.
“Lắng nghe” là chủ động tiếp nhận âm thanh và tìm hiểu ý nghĩa của nó. Lắng nghe có một
ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó làm nên ý nghĩa của mọi mối quan hệ trong cuộc sống.
Richard Nelson John (2005)1 cho rằng động từ “listen” - lắng nghe có thể được diễn giải
bằng:
- L: looking at - nhìn vào người nói (nhưng không nhìn chòng chọc)
- L: Learning - khám phá từ những gì quan sát được (ngôn ngữ cơ thể và vẻ bên ngoài)
- I: Interested in - bày tỏ sự quan tâm đến người đang nói
Involved - sẵn lòng để hết tâm trí vào những gì người kia đang nói
- S: sensing, sensitive, supporting, safe - cảm nhận cảm xúc của người nói, nhạy bén,
nâng đỡ và giữ bí mật an toàn
- T: trusting - tin tưởng rằng người kia biết rõ những gì họ cần, và có khả năng tự quyết
định, hy vọng rằng người đó sẽ tin tưởng tôi
- E: Enabling, empowering, empathizing - làm cho người đó có thể trở nên chính bản
thân, tăng năng lực và thấu cảm
- N: not – không giải quyết vấn đề dùm, không cho lời khuyên, không đáp ứng nhu cầu
bản thân tôi nhưng lắng nghe nhu cầu của người kia.
II. CÁC CẤP ĐỘ CỦA LẮNG NGHE
Lắng nghe chủ động có nhiều cấp độ và ở cấp độ nào cũng cần tính tự kỷ luật
1. Cấp độ 1: Lắng nghe ngôn từ
Ở cấp độ này, người nghe tập trung vào việc tiếp nhận ngôn từ được đối phương phát
ra. Tuy nhiên, tập trung hoàn toàn để lắng nghe trong vòng năm phút là điều không dễ.
Những lời lẽ người nói nói ra gây ra một phản ứng nơi người nghe là điều không tránh
khỏi. Những ý tưởng đó sẽ dội lại trong ta và tạo thành một chuỗi những suy nghĩ. Ta có
thể không đồng ý và muốn đưa ra quan điểm. Bên cạnh đó, có những tiếng động xung
quanh, thời tiết nóng bức, đói bụng hay khó chịu bực bội trong mình cũng cản trở việc
tập trung lắng nghe ngôn từ.
2. Mức độ 2: Nghe và đón nhận toàn bộ thông điệp
Có một rào cản cản trở khả năng lắng nghe cốt yếu này, đó là “biết rồi, khổ lắm, nói
mãi!”
Ví dụ khi ta phải lắng nghe một câu chuyện được kể nhiều lần rồi hay nghe một đồng
nghiệp nói về công việc mà ta biết rành, ta có khuynh hướng “đóng tai lại”, “cắt cái
rụp” rồi chuyển sang một vấn đề khác. Cũng vậy, thân chủ cũng có thể kể lể dài dòng
1 Richard Nelson John. (2005). Practical Counseling and Helping Skills. London: Sage Publication
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 10
Kỹ năng tham vấn trong CTXH
SDRC - CFSI
những vấn đề mà ta đã quen thuộc với những “loại” thân chủ đó. Do đó nhiều khi ta
không đón nhận vì “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Để có thể nghe và đón nhận toàn bộ thông điệp, người lắng nghe cần phải:
Ý thức rằng đối với người nói, kinh nghiệm của họ là độc nhất
Đón nhận toàn bộ nội dung của thông điệp là biểu lộ sự không xét đoán
Không thể cho rằng những gì không quan trọng đối với ta thì cũng không quan
trọng đối với người nói
Cần lắng nghe mọi điều với lòng tôn trọng.
3. Mức độ 3: Không chỉ nghe những gì được nói ra mà “nghe” cả cách thức nói
- Mức độ này đòi hỏi nhiều năng lượng và nỗ lực. Nghe được cảm xúc, nội dung và
nhạy cảm với ý nghĩa được gọi là khả năng “lắng nghe bằng lỗ tai thứ ba”. Đây là
kỹ năng bậc cao đáng được những tham vấn viên vận dụng vì nó cho thân chủ thấy
rằng họ được lắng nghe và được thấu cảm.
- Một số chướng ngại cản trở lắng nghe mức độ 3:
Sự phân tâm/chia trí: tiếng ồn, những chuyển động, mùi, chỗ ngồi không
thoải mái, các yếu tố bên ngoài có thể cản trở tập trung.
Nghe chập chờn: thông thường ta suy nghĩ nhanh gấp bốn lần nói. Kết quả là
ta có khuynh hướng sử dụng ¾ thời gian cho suy nghĩ hơn là tập trung lắng
nghe.
“Ngoài tầm phủ sóng”: những thông điệp phức tạp làm cho ta khó hiểu và kết
quả là ta “bưng tai” lại. Sau cùng, có thể ta không nhớ người kia nói gì.
Bị sa lầy vào những sự kiện: trong khi cố gắng lắng nghe chính xác nội dung,
ta có thể để vô đầu một số sự kiện nào đó nhưng sau đó thì để người nói đi qua
những sự kiện khác mất và mình thì không theo kịp.
Sử dụng giấy viết: để bảo đảm mình nắm được các sự kiện, ta thử viết ra giấy.
Tuy nhiên, thông thường, không thể nắm bắt được mọi sự bằng cách viết ra
như thế này. Hơn nữa, viết lách lúc này có thể làm cản trở tương quan giữa ta
với thân chủ và ta không thể tiếp xúc bằng mắt cũng như quan sát được những
ngôn ngữ không lời.
Khuynh hướng “Tôi biết rồi”: sau một vài câu chúng ta có thể biết câu
chuyện sắp tới sẽ là gì (vì trước đó có thể ta đã nghe câu chuyện rồi). Vì thế, ta
không thèm nghe nữa bởi vì ta nghĩ mình sẽ chẳng học được điều gì mới hết.
Mơ màng: khi mệt mỏi, mắt ta đờ đẫn, đầu óc ta chạy đâu mất dù vẻ bên
ngoài có vẻ đang chú tâm lắng nghe. Người nói sẽ nhận ra điều này và không
muốn bộc lộ nữa.
Khuynh hướng “Anh/chị sai rồi”: người nói có thể phủ nhận quan điểm, nền
tảng lý thuyết của ta. Trong trường hợp như thế, thay vì lắng nghe, ta có thể
bắt đầu lập kế hoạch điều chỉnh họ hoặc tệ hại hơn nữa, ta bắt đầu xét đoán,
lên án họ.
Vấn đề hay con người?: ta có thể quá tập trung vào các chi tiết của một vấn
đề (để làm sao giải quyết nó) mà không lắng nghe con người đang nói và như
vậy ta không nắm được những gì người ấy cảm nhận.
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 11
Kỹ năng tham vấn trong CTXH
SDRC - CFSI
III. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ CÓ THỂ LẮNG NGHE CHỦ ĐỘNG
- Để nghe đầy đủ và chính xác
Nhìn vào người đang nói chuyện
Giữ thinh lặng (bên trong và bên ngoài) trong khi đang nghe
Loại bỏ những yếu tố làm mất tập trung: điện thoại, người cản trở.
- Để tạo điều kiện cho người đối thoại cảm thấy thoải mái và muốn nói
Chuẩn bị không gian mát mẻ, yên tĩnh, riêng tư; chỗ ngồi
Chứng tỏ đang nghe bằng cách nhìn thẳng vào người đối thoại, nghiêng người
về phía trước gật đầu khi cần
Đáp ứng với câu nói của người khác bằng tiếng đệm, bằng nét mặt và những
cử chỉ không lời khác
Bày tỏ sự kiên nhẫn, không ngắt lời, đợi cho thân chủ nói hết ý rồi mới trả
lời.
- Để thể hiện sự đồng cảm với người nói
Kìm chế những cảm giác tiêu cực như chán nghe, cho là không quan trọng để
nghe
Không phán xét tức thời những gì người khác đang nói
Đặt câu hỏi làm rõ ý hơn của người khác.
Tóm tắt ý chính
- Khác nhau giữa nghe và lắng nghe: Nghe và lắng nghe không giống nhau.
Nghe mang tính thụ động, trong khi lắng nghe mang tính chủ động. Người
lắng nghe không chỉ tiếp nhận âm thanh và còn cố gắng tìm hiểu ý nghĩa
của nó.
- Ba cấp độ của lắng nghe
Lắng nghe ngôn từ: tập trung tiếp thu những gì người đối diện nói ra
Nghe và đón nhận toàn bộ thông điệp: Không chỉ nghe từ ngữ mà
còn đón nhận chúng mà không xét đoán
Không chỉ nghe những gì được nói ra mà còn nghe cách thức nói:
nghe nội dung, nắm bắt cảm xúc và ý nghĩa của những gì được nói rồi
- Một số điều cần lưu ý để có thể lắng nghe chủ động: nghe tận tình, quan sát,
giữ thinh lặng nội tâm, loại bỏ những yếu tố mất tập trung, và tạo điệu kiện
thuận lợi cho người đối thoại cảm thấy thoải mái và muốn nói.
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 12
Kỹ năng tham vấn trong CTXH
SDRC - CFSI
Bài 3: KỸ NĂNG QUAN SÁT
I. KHÁI NIỆM:
- Trong giao tiếp “Hành động nói nhiều điều hơn ngôn từ”. 7% nội dung được thể hiện
bằng lời, 93% nội dung được thể hiện bằng giao tiếp không lời (cử chỉ, chất giọng).
Như vậy quan sát là một kỹ năng rất cần thiết trong tham vấn.
- Quan sát là quá trình tri giác (bằng nhiều giác quan) có chủ đích nhằm xác định các
đặc điểm của thân chủ qua những biểu hiện của hành động, cử chỉ, lời nói, sự tương
tác
- Nhạy bén trong quan sát là:
Khám phá ra những hành vi không lời và sử dụng hữu hiệu những gì quan sát
được
Không bỏ sót, không chỉ thấy những gì chúng ta muốn thấy (sẽ phán đoán sai
→ phạm sai lầm)
II. LỢI ÍCH CỦA VIỆC QUAN SÁT
Kỹ năng quan sát tốt rất hữu dụng cho việc lắng nghe tích cực.
1. Việc quan sát thân chủ có thể đem lại vô số các thông tin sâu sắc hơn những gì ta
nghe được.
- Quan sát giúp đo lường và nhận định tâm trạng và tình cảm của đối tượng
- Qua quan sát, ta có thể làm cho việc giao tiếp trở nên chính xác và hiệu quả hơn.
Một cái mỉm cười, thay đổi vị trí, nhìn lén đều có ý nghĩa. Từ những dấu hiệu
này, ta có thể suy đoán và tạo ra một môi trường thân thiện hơn cho thân chủ bộc
lộ bản thân.
2. Quan sát cũng có thể giúp ta điều chỉnh lời nói, những hư từ như “À, Uh”, ngôn
ngữ hình thể và hành vi của mình.
Nhờ quan sát những phản ứng của thân chủ, ta có thể điều chỉnh biểu lộ của khuôn
mặt sao cho phù hợp với nội dung, cảm xúc và tông giọng của thân chủ. Bên cạnh đó, ta
cũng phải hết sức ý thức những hành vi không lời kỳ quặc hoặc không phù hợp với
những gì tham vấn viên nghe được (Ví dụ có người cười khi đang nói hoặc nghe một
chuyện buồn).
3. Quan sát tốt cũng có thể giúp tham vấn viên cảnh tỉnh thân chủ để họ thay đổi
hành vi và thái độ sao cho phù hợp hơn.
III. NHỮNG ĐIỂM CẦN QUAN SÁT
Trong khi quan sát, ta để ý đến những đặc điểm sau:
- Phong thái của đối tượng: cởi mở hay khép kín.
- Dáng điệu - cách đứng, ngồi: cứng hay thoải mái.
- Sắc mặt: bình thường hay đang biểu hiện một trạng thái cảm xúc đặc biệt như buồn, sợ,
vui, giận dữ, thất vọng, bồn chồn
- Ánh mắt: nhìn thẳng, nhìn phía khác hay nhìn xuống, có vẻ lơ là, chú ý.
- Cử chỉ của tay chân, đầu: ít cử động, hay cử động nhiều, nhanh hay chậm.
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 13
Kỹ năng tham vấn trong CTXH
SDRC - CFSI
- Vị trí của đối tượng: cao hơn, ngang tầm hay thấp hơn, khoảng cách xa, vừa hay quá
gần.
Tóm tắt ý chính
- 93% nội dung được thể hiện bằng giao tiếp không lời (cử chỉ, chất giọng).
- Quan sát là quá trình tri giác (bằng nhiều giác quan) có chủ đích nhằm xác
định các đặc điểm của thân chủ qua những biểu hiện của hành động, cử chỉ,
lời nói, sự tương tác
- Nhạy bén trong quan sát là: khám phá ra những hành vi không lời và sử
dụng hữu hiệu những gì quan sát được.
- Lợi ích của việc quan sát: nhận được thông tin sâu sắc hơn, giúp điều chỉnh
lời nói, hành vi, cảnh tính thân chủ.
- Những điểm cần quan sát: phong thái, dáng điệu, sắc mặt, ánh mắt, cử chỉ,
vị trí.
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 14
Kỹ năng tham vấn trong CTXH
SDRC - CFSI
Bài 4: KỸ NĂNG PHẢN HỒI
Phản hồi là cách tham vấn viên diễn đạt lại bằng từ ngữ của mình về những gì thân chủ đã
nói, đã cảm nhận.
I. VAI TRÒ CỦA PHẢN HỒI
Phản hồi có những ích lợi sau:
- Để thân chủ cảm thấy được lắng nghe và được hiểu, được khích lệ, được tôn trọng; từ
đó cởi mở, sẵn sàng chia sẻ hết để được giải tỏa.
- Rút gọn và làm rõ nghĩa những điều thân chủ muốn nói, làm nổi bật ý chính để cả hai
bên cùng hiểu vấn đề rõ hơn.
- Khiến cho tham vấn viên biết chắc chắn điều mình hiểu là chính xác hay không. Nếu
chưa chính xác, thân chủ có thể điều chỉnh lại.
- Tạo cơ hội cho thân chủ chia sẻ chi tiết hơn và đúng hướng hơn điều họ muốn nói (đi
sâu vào câu chuyện theo hướng nhà tư vấn muốn tìm hiểu).
- Giúp thân chủ nghe lại và ý thức rõ hơn về những điều họ vừa nói, đồng thời sẽ nảy
sinh ý thức trách nhiệm với lời nói của mình.
- Giúp đôi bên kiểm soát nhịp độ và thời gian của một buổi tham vấn: Giúp những thân
chủ nói quá nhiều đừng lặp lại những điều đã nói, nhờ đó đẩy nhanh cuộc đối thoại.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHẢN HỒI
1. Phản hồi nội dung
- Phản hồi nội dung là trình bày lại những ý chính đã nghe bằng một vài từ ngắn gọn
theo cách hiểu của mình, để thân chủ có cơ hội kiểm tra xem những thông điệp có
được hiểu đúng không, có cần đính chính, bổ sung hoặc giải thích cho rõ hơn
không. Trong diễn giải, tham vấn viên tập trung vào sự kiện hoặc nội dung của
những gì được nói.
- Phản hồi nội dung tốt có thể giúp thân chủ cảm thấy rõ ràng hơn về những gì họ
đang cố gắng bày tỏ. Nó cũng có thể giúp cho những người có suy nghĩ nhanh hay
những suy nghĩ rối loạn chậm lại. Với tư cách là người nghe, nó giúp ta đồng hành
với người nói.
- Nói lại ý chính của một câu nói bằng từ ngữ riêng của mình không phải là chuyện
dễ dàng. Tham vấn viên không chỉ cần nghe mà còn cần phải ghi nhớ và có một
vốn từ vựng phong phú để có thể nói lại mà không làm thay đổi ý nghĩa câu nói
của người kia.
- Làm như thế nào?
- Lời dẫn + những từ trọng tâm mà thân chủ đã nói + nội dung chính mà thân chủ đã
nói (bằng từ ngữ của mình) + Kiểm tra xem mình hiểu có đúng không.
2. Phản hồi cảm xúc
Phản hồi cảm xúc là khả năng nhận và phát lại các nội dung cảm xúc thay vì nội dung
sự kiện. Phản hồi cảm xúc tốt là cơ sở tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau từ đó dẫn tới sự hợp
tác trong tiến trình tham vấn. Kỹ năng này liên quan chặt chẽ đến sự thấu cảm. Bằng
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 15
Kỹ năng tham vấn trong CTXH
SDRC - CFSI
cách cho thân chủ biết rằng mình nghe cả những cảm xúc của thân chủ, tham vấn viên
cho thấy rằng mình thật sự đang cố gắng hiểu những cảm xúc của người nói.
Để có thể phản hồi cảm xúc, tham vấn viên không chỉ nghe những cảm xúc được thân
chủ nói ra mà còn phải, 1) quan sát những cử động nơi thân thể và khuôn mặt của thân
chủ; cung giọng, âm sắc, tốc độ nói của người đó, 2) diễn dịch, gọi tên các loại cảm xúc,
tình cảm mà thân chủ đã bộc lộ và 3) dùng lời lẽ của mình nói lại với thân chủ những
cảm xúc mà họ đã thể hiện trong tham vấn.
- Lưu ý: Có 4 cảm xúc chính: buồn, vui, giận, sợ
Buồn (xuống tinh thần, thất vọng, đau lòng, tủi thân, chán nản)
Vui (hứng khởi, hân hoan, thích thú, thoải mái )
Giận (bực mình, tức giận, giận dữ, bất bình)
Sợ (lo lắng, hoảng hốt, sợ hãi, khiếp đảm, hoang mang, bất an)
- Làm như thế nào?
Lời dẫn + những từ ngữ nói về cảm xúc của thân chủ + Kiểm tra sự chính xác.
- Vài lời dẫn gợi ý
Trông anh/chị có vẻ như đang cảm thấy
Chắc lúc đó anh/chị cảm thấy
Cảm xúc của anh/chị lúc này là
Tôi cảm nhận anh/chị đang
Nét mặt/cử chỉ/ánh mắt của anh/chị cho thấy hình như anh/chị đang
3. Phản hồi nội dung và cảm xúc
Phản hồi cả nội dung và cảm xúc rất hữu ích khi sử dụng song song với nhau vì nó
cho phép người nói biết rằng, cả nội dung và cảm xúc của họ được người kia lắng
nghe.
4. Phản hồi phản chiếu
Tham vấn viên giữ vai trò như một tấm gương “phản chiếu lại” những gì thân chủ đã
nói bằng cách nhắc lại nguyên văn lời của họ. Phương pháp này giúp cho thân chủ nhận
thức lại vấn đề mình đang nói. Tuy nhiên, tham vấn viên không nên lạm dụng kiểu phản
hồi này vì sẽ khiến cho thân chủ cảm thấy khó chịu vì như bị nhại lại những gì mình đã
nói.
III. NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM KHI PHẢN HỒI
1. Nên
- Thận trọng cân nhắc khi phản hồi để tránh phản hồi sai và phải rơi vào hoàn cảnh
lúng túng.
- Ở vị trí trung lập: không chê bai, xét đoán, hoặc tâng bốc qua đáng.
- Phản hồi với thông tin cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng và đúng lúc: Không làm cho thân
chủ thêm rối vì những câu phản hồi dài dòng, tối nghĩa; không vội hoặc để quá lâu
mới phản hồi mà biết lựa thời điểm phù hợp.
- Sử dụng các từ và cụm từ mang tính giả định: “phải chăng”, “dường như”, “có phải
là” thay vì đưa ra những câu phản hồi mang tính xác quyết và chủ quan.
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 16
Kỹ năng tham vấn trong CTXH
SDRC - CFSI
- Xem xét những phản ứng của thân chủ khi lắng nghe phản hồi để biết phải làm gì
sau đó.
2. Không nên
- Chỉ trích, đùa cợt cá nhân người nhận phản hồi hoặc nói cho bõ tức.
- Cường điệu quá mức sự thật.
- Lặp lại một cách máy móc như vẹt.
- Phán xét, đánh giá.
- Nêu quá nhiều ý kiến.
- Moi lại những việc xảy ra đã quá lâu.
Tóm tắt ý chính
- Phản hồi là cách tham vấn viên diễn đạt lại bằng từ ngữ của mình về những
gì thân chủ đã nói, đã cảm nhận.
- Vai trò của phản hồi: Giúp thân chủ cảm thấy được lắng nghe, thấu cảm, ý
thức về những gì mình đang nói, giúp tham vấn viên hiểu chính xác những gì
được nói ra và giúp đôi bên kiểm soát buổi phỏng vấn.
- Một số phương pháp phản hồi
Phản hồi nội dung: trình bày lại những ý chính đã nghe bằng một vài
từ ngắn gọn.
Phản hồi cảm xúc: là khả năng nhận và phát lại các nội dung cảm xúc
thay vì nội dung sự kiện.
Phản hồi cả nội dung và cảm xúc: phối hợp loại 1 và loại 2
Phản hồi phản chiếu: Tham vấn viên nhắc lại nguyên văn lời của
thân chủ để giúp họ nhận thức lại vấn đề mình đang nói.
- Những điều nên và không nên làm khi phản hồi.
Nên: thận trọng, trung lập - không xét đoán, phản hồi cụ thể, ngắn
gọn, rõ ràng và đúng lúc, sử dụng từ mang tính giả định, xem xét phản
ứng của thân chủ.
Không nên: chỉ trích, cường điệu, phán xét, moi móc, nói nhiều.
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 17
Kỹ năng tham vấn trong CTXH
SDRC - CFSI
Bài 5: KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐẶT CÂU HỎI TRONG THAM VẤN
Kỹ năng đặt câu hỏi là một kỹ năng rất quan trọng trong tham vấn. Nó đem lại những lợi
ích sau đây:
- Giúp đôi bên có thể bắt đầu câu chuyện.
- Giúp tham vấn viên thu thập thông tin liên quan đến: (a) cái nhìn tổng quát về vấn đề,
(b) những sự kiện then chốt của vấn đề, (c) cảm xúc của thân chủ truớc vần đề, (d)
nguyên nhân dẫn đến vấn đề (e) những điểm mạnh/yếu của thân chủ.
- Khích lệ thân chủ nói hoặc làm thân chủ nói ít lại về những đề tài không nên triển
khai.
- Giúp cho thân chủ cảm nhận được sự quan tâm của tham vấn viên đối với vấn đề của
mình, từ đó họ có thể phòng vệ hay chia sẻ.
- Giúp tham vấn viên hướng thân chủ về đề tài nhất định, tránh lạc đường.
- Giúp đôi bên kiểm soát được diễn tiến của buổi tham vấn.
II. CÁC DẠNG CÂU HỎI SỬ DỤNG TRONG THAM VẤN
1. Câu hỏi đóng
- Với câu hỏi loại này, người được hỏi chỉ có thể trả lời có/không, rồi/chưa, đúng
/sai Câu hỏi loại này cho ta rất ít thông tin. Vì vậy nó được gọi là câu hỏi đóng.
Nhược điểm lớn nhất của câu hỏi đóng là nó có khuynh hướng kềm hãm cuộc đối
thoại và đôi khi làm cho thân chủ thấy rằng tham vấn viên kiểm soát tình hình và vì
thế họ có thể tỏ ra không bằng lòng hay bực bội.
- Tuy nhiên, ta có thể sử dụng câu hỏi đóng để:
Khơi gợi sự kiện khi người nói có vẻ bối rối, hay lúng túng, hay ngần ngại
chưa dám nói. Ví dụ: em có đi học không?
Khép lại một đề tài không có tính xây dựng hoặc không có ích cho tiến trình tư
vấn.
Giúp xoáy vào trọng tâm và tập trung thu thập thông tin ở một vấn đề cụ thể
nào đó. “Còn vấn đề gì khác nữa không ?”.
2. Câu hỏi mở
- Câu hỏi loại này mở ngỏ cho nhiều câu trả lời và cung cấp nhiều thông tin hơn
Người được hỏi có thể nói nhiều hơn. Các câu hỏi có chữ: Ai? Gì? Như thế nào?
Bằng cách nào? Bao lâu? Ở đâu? Khi nào? đều là những câu hỏi mở.
- Câu hỏi mở dùng để:
Khơi gợi cảm xúc và cho phép người nói có cảm giác rằng mình kiểm soát tình
hình hơn.
Khích lệ chia sẻ tối đa, tự do và cởi mở hơn.
Ưu điểm của câu hỏi mở là làm cho người nói tiếp tục nói. Nhưng nếu liên tục
hỏi hết câu này đến câu kia thì làm cho thân chủ có cảm tưởng như bị hỏi cung
vậy.
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 18
Kỹ năng tham vấn trong CTXH
SDRC - CFSI
3. Câu hỏi gợi ý
Đây là loại câu hỏi người hỏi đưa ra gợi ý cho người được hỏi. Loại câu hỏi có gợi ý
có thể làm cho người trả lời không nói sự thật.
Ví dụ: Cứ chần chừ mãi sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm. Vậy chị thấy sao?
Cần:
- Hạn chế dùng câu hỏi đóng vì nó cho chúng ta biết rất ít về người đang nói chuyện
với ta.
- Nên dùng nhiều câu hỏi mở vì khi dùng loại câu hỏi này, ta dễ dàng biết được
người đang đối thoại có suy nghĩ gì và sẽ hành động như thế nào. Câu hỏi mở tạo
điều kiện cho đối tượng chia sẻ thoải mái.
- Không nên dùng câu hỏi gợi ý vì nó dễ cho những câu trả lời không thật.
4. Câu hỏi phức
Câu hỏi phức thường có từ “hoặc/hay” (ví dụ ông cảm thấy buồn hay ông đã cảm
thấy thanh thản?). Đặt câu hỏi phức có thể bị cho là thiếu tôn trọng thân chủ. Thân chủ
có thể nghĩ “tham vấn viên đang nghĩ mình không có khả năng trả lời”.
Vì thế, cần suy nghĩ kỹ trước khi đặt câu hỏi phức. Tốt hơn hết là nên tránh vì chúng
làm cho người nói rối mà không biết nên trả lời cái gì.
5. Câu hỏi “tại sao”
Mặc dù “tại sao”được xem là câu hỏi mở, nhưng dùng câu hỏi “tại sao” thường
không đem lại nhiều hiệu quả. “Tại sao” này có thể dẫn đến những “tại sao” khác (giống
trẻ con thường hay hỏi “tại sao”). Đôi khi thân chủ sẽ cảm thấy như mình bị “bắt bí” dù
mình đâu biết lý do tại sao.
Ví dụ: “Tại sao cha mẹ lại nghĩ rằng cháu điên khùng?”. Câu hỏi này không trả lời được
vì chỉ có ba mẹ mới biết câu trả lời là gì!
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ THỂ NẢY SINH KHI ĐẶT CÂU HỎI VÀ
PHƯƠNG CÁCH KIỂM SOÁT
Việc đặt câu hỏi có thể động viên người nói. Tuy nhiên, nếu sử dụng sơ ý thì nó có thể
đem lại hậu quả xấu.
- Đặt quá nhiều câu hỏi: có thể khiến thân chủ tự vệ
- Câu hỏi dưới dạng câu nói: áp đặt quan điểm lên thân chủ
- Câu hỏi không thích hợp với văn hóa: có thể tạo bực dọc nơi thân chủ
- Câu hỏi tại sao: thân chủ có thể cảm thấy bị vặn hỏi, tra hỏi và sẽ bất hợp tác
Vì thế, tham vấn viên hãy tạo thói quen kiểm tra trước khi hỏi bằng những câu hỏi sau:
- Tại sao mình định hỏi câu này?
- Mình có thật sự cần biết không?
- Nó giúp gì cho người kia?
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 19
Kỹ năng tham vấn trong CTXH
SDRC - CFSI
Tóm tắt ý chính
- Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi: để bắt đầu câu chuyện, thu thập thông
tin, thể hiện sự quan tâm
- Các loại câu hỏi: đóng, mở, gợi ý, phức, tại sao
- Các vấn đề có thể nảy sinh khi dùng câu hỏi: đặt quá nhiều câu hỏi, áp đặt
thân chủ, không phù hợp với văn hóa, tra hỏi cần xác định lý do, sự cần
thiết và ích lợi của các câu hỏi trước khi tiến hành hỏi
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang 20
Kỹ năng tham vấn trong CTXH
SDRC - CFSI
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
I. Tình huống 1: Tham vấn viên phải lòng thân chủ
Bạn (Tham vấn viên) đang giúp đỡ cho một thân chủ được 6 tuần, bạn nhận ra rằng cùng
với sự phát triển của quan hệ trợ giúp là quan hệ giới tính với khách hành. Việc tham vấn khó
khăn mặc dù vẫn cố giữ tỉnh táo nhưng vẫn sao lãng, kéo dài thời gian tham vấn mỗi lần và
có 2 lần mơ tình với thân chủ. Bạn nhận thấy thân chủ cũng có tình cảm đặc biệt với bạn, bạn
thấy mơ hồ (phân vân) là vi phạm nguyên tắc đạo đức.
Bạn có cho rằng sự hấp dẫn này thuộc về cá nhân hay chuyên môn và nó thể hiện như thế
nào?
Bạn có đồng ý trò chuyện với thân chủ về vấn đề này hay không? Nêu lý do, nếu có, sẽ
trò chuyện như thế nào?
Bạn có thảo luận với bạn đồng nghiệp (nhà chuyên môn, người giám sát chuyên môn) về
vấn đề này hay không? Tại sao? Nếu có thì thảo luận như thế nào?
Bạn tiếp tục làm việc với thân chủ này hay chuyển họ cho một tham vấn viên khác. Nếu
tiếp tục làm việc thì phải làm gì với những cảm xúc của mình (tham vấn viên) và cảm xúc
của thân chủ. Chuyển thân chủ cho tham vấn viên khác thì sẽ nói như thế nào?
Tham vấn viên đang phân vân có nên chuyển thân chủ cho một tham vấn viên khác
không thì thân chủ lại nói với tham vấn viên rằng: có lẽ tôi phải nói với anh/chị/cô/chú sự
thực, trong thời gian 6 tuần làm việc tôi thấy tôi rất thích anh/chị/cô/chú và tôi nhận thấy
anh/chị/cô/chú cũng thích tôi. Tôi muốn tình cảm này được đi xa hơn nữa, cùng với việc
anh/chị/cô/chú giúp đỡ công việc của tôi, tôi muốn chúng ta duy trì cả hai mối quan hệ này,
tôi muốn biết thêm về anh/chị/cô/chú và anh/chị/cô/chú nghĩ như thế nào nếu ngoài những
buổi tham vấn chúng ta có những buổi hò hẹn khác. Bạn (tham vấn viên) xử lý tình thế này
như thế nào?
Sự hấp dẫn này là thuộc về vấn đề cá nhân, nhưng có nguyên nhân ảnh hưởng từ chuyên
môn yếu kém của tham vấn viên, nó được thể hiện thông qua sự sao lãng, giấc mơ, kèo dài
thời gian của buổi tham vấn, nhận thấy tình cảm của thân chủ đối v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ky_nang_tham_van_trong_cong_tac_xa_hoi.pdf