Hiệp định SALT – 1 có giá trị hết ngày 3-10-1977, nhưng đến cuối tháng 9-
1977, hai bên tuyên bố tiếp tục thi hành các điều khoản của hiệp định.
Từ năm 1973, giữa Liên Xô và Mĩ thương lượng chuẩn bị kí kết “ Hiệp định hạn
chế vũ khí tiếc công chiến lược” (gọi tắt là SALT – 2). Qua nhiều lần thương lượng,
hai bên đã kí kết những văn bản thoả thuận, như văn kiện “ những nguyên tắc cơ
bản về việc hạn chế hơn nữa vũ khí tiến công chiến lược” (21-6-1973), “ thoả thuận
Vơlađivôxtốc” (24-11-1974)
Như thế với việc kí các hiệp định hạn chế vũ khí chiến lược ABM, SALT – 1, từ
giữa những năm 70 đã hình thành một thế cân bằng chiến lược quân sự chung giữa
Liên Xô và Mĩ trên phạm vi thế giới, cũng như hình thành thế cân bằng vũ khí hạt
nhân chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ .Nhưng, sau khi nhận chức Tổng thống Mĩ,
Rigân và các thế lực hiếu chiến tìm mọi cách phá vỡ thế cân bằng chiến lược, ra
sức chạy đua vũ trang hạt nhân, gây tình trạng hết sức căng thẳng và nguy hiểm
thông qua chương trình SDI.
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại - Phần 2: 1945-1995 (Tiếp thep), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trả quyền quản trị đất nước Đức
cho quốc gia Tây Đức sẽ thành lập.
Như thế, các hiệp định của hội nghị Oasinhtơn đã đưa tới việc thành lập một
quốc gia riêng rẽ ở Tây Đức và một quy chế chiếm đóng mới ở Tây Đức trái ngược
với tinh thần hội nghị Pôtxđam. Tháng 5-1949, Hội đồng nghị viện họp ở Bon đã
thông qua dự thảo hiến pháp của nước Cộng hoà liên bang Đức (Tây Đức).
Ngày 14-8-1949, ở các khu vực miền Tây đã tiến hành bầu cử quốc hội riêng
rẽ.
Như thế, ở Tây Đức đã xuất hiện một quốc gia, cấu kết chặt chẽ với các nước
Phương Tây trong mọi chính sách
Ở châu Á, Mĩ cũng gấp rút thực hiện việc chia cắt Triều Tiên, coi đó là một bộ
phận quan trọng của chính sách “ngăn chặn” nguy cơ thắng lợi của chủ nghĩa xã
hội ở châu Á và thiết lập nền thống trị của Mĩ ở khu vực này. Ngày 10-5-1948, Mĩ
và các thế lực thân Mĩ đã tổ chức tuyển cử riêng rẽ bầu “các đại biểu quốc hội
Nam Triều Tiên”, ngày 30-5-1948 quốc hội đã họp và bầu Lý Thừa Vãn làm Chủ
tịch, ngày 12-7-1948, thông qua hiến pháp đưa Lý Thừa Vãn lên làm Tổng thống
nước Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên).
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 68 -
3. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và sự thất bại của “chính
sách ngăn chặn” của Mĩ
Mục tiêu và âm mưu chủ yếu của kế hoạch thống trị thế giới của Mĩ là tìm cách
ngăn chặn và tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa. Với chính sách “ngăn chặn”, Mĩ
định bao vây quân sự, kinh tế Liên Xô và các nước Đông Aâu, hy vọng rằng Liên
Xô sẽ bị suy yếu, kiệt quệ rồi đi đến chỗ tự tiêu diệt và ở các nước Đông Aâu, giai
cấp tư sản sẽ có điều kiện lên nắm chính quyền, thiết lập nền thống trị tư bản chủ
nghĩa.
Nhưng âm mưu và hy vọng của Mĩ đã hoàn toàn bị phá sản, hệ thống xã hội
chủ nghĩa thế giới không những không bị ngăn chặn mà còn được hình thành từ
châu Aâu sang châu Á và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
IV. CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG XÔ - MỸÂ
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương gồm 12 nước kí kết ở Oasinhtơn ngày 4-4-1949
(NATO -North Atlantic Treaty Organisation) .
Sau “chủ nghĩa Tơruman” và “kế hoạch Macsan”, việc thành lập Tổ chức hiệp
ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một bước tiến mới và cũng là một bộ phận
quan trọng trong việc thực hiện những kế hoạch thống trị thế giới của Mĩ. Thực
chất, khối NATO là một công cụ của chính sách bành trướng xâm lược của Mĩ.
Năm 1954, sau khi chia cắt nước Đức và thành lập nước Cộng hoà liên bang
Đức, Mĩ và các nước phương Tây đã kí hiệp ước Pari nhằm vũ trang lại Tây Đức và
đưa Tây Đức vào khối quân sự NATO, biến Tây Đức thành “một lực lượng xung
kích” chống lại Cộng hoà dân chủ Đức, Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ
nghĩa.
Trước tình hình đó, các nước Anbani, Bungari, Hunggari, Cộng hoà dân chủ
Đức, Ba Lan, Rumani, Liên Xô và Tiệp Khắc đã tổ chức hội nghị ở Vácxava từ
ngày 11 đến 14-5-1955. Các nước tham gia hội nghị đã quyết định kí kết hiệp ước
hữu nghị, hợp tác và tương trợ Vácxava (14-5-1955) nhằm giữ gìn an ninh của các
nước hội viên, duy trì hoà bình ở châu Âu và củng cố hơn nữa tình hữu nghị và sự
hợp tác vững bền giữa các nước hội viên.
Sau khi thành lập, cả hai khối quân sự đều ra sức chạy đua vũ trang, trang bị
những vũ khí hết sức hiện đại để tăng cường sức mạnh của khối mình.
Mĩ đã tiếp tục thành lập các khối quân sự, liên minh quân sự ở các khu vực
khác nhằm hỗ trợ khối NATO và bao vây Liên Xô, các nuớc xã hội chủ nghĩa: hiệp
định an ninh Mĩ – Nhật (9/1951), khối ANZUS (Mĩ – Ôxtrâylia – Nui Dilen,
9/1951), khối SEATO ở Đông Nam Á (9/1954), khối CENTO ở Trung Cận Đông
(1959). Mĩ đã thiết lập trên 2000 căn cứ quân sự, đưa hàng chục vạn quân Mĩ đóng
rải rác khắp mọi nơi (từ 1968 – 1969, Mĩ có 1,5 triệu quân đóng ở nước ngoài trong
tổng số 3.477.000 quân thường trực của Mĩ, trong đó có 60 vạn quân ở Đông
Dương, 32 vạn quân ở châu Âu, 28 vạn ở Nhật và một số đảo khác).
Phía Liên Xô cũng đưa hàng chục vạn quân ra đóng ở các nước Đông Âu (tập
trung ở Đông Đức), ở Mông Cổ và biên giới Xô – Trung.
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 69 -
Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước Xô – Mĩ đã lên tới đỉnh cao vào những
năm 70.
Ngoài ra, những cuộc xung đột quân sự ở các khu vực trong thời kỳ này như:
chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên (1950 – 1953); quốc hữu hoá kênh Xuyê và cuộc
chiến tranh xâm lược Ai Cập của Anh, Pháp, Ixraen (1956); vịêc kí hiệp định an
ninh Mĩ – Nhật (9/1951); thất bại của Mĩ trong âm mưu can thiệp và mở rộng chiến
tranh xâm lược ở Đông Dương (7/1954); sự cạnh tranh gay gắt giữa ác cường quốc
ở khu vực Trung Cận Đông từ cuối thập niên 40 nhằm tranh chấp độc quyền thăm
dò và khai thác dầu lửa; sự liên kết của các phong trào giải phóng dân tộc ở châu
Á và châu Phi tại hội nghị Băng Đung (Inđônêxia, 4/1955) đều có liên quan đến
sự đối đầu của hai cực Xô – Mĩ và lôi cuốn nhiều nước trên thế giới tham gia.
V. HỌC THUYẾT NICHXƠN (1969 – 1975)
1. “Học thuyết Nichxơn”
Năm 1969, Nichxơn lên làm Tổng thống Mĩ trong một hoàn cảnh khó khăn, đen
tối chưa từng có trong lịch sử nước Mĩ. Về mặt quốc tế, lực lượng so sánh giữa
cách mạng và phản cách mạng trên thế giới đã căn bản khác trước; trong nội bộ
phe đế quốc, lực lượng so sánh cũng thay đổi ngày càng bất lợi cho Mĩ. Mĩ liên tiếp
thất bại nặng nề ở Việt Nam và nhiều nơi khác, làm cho lực lượng và địa vị của Mĩ
bị suy giảm nghiêm trọng. Trước tình hình này, Nichxơn đề ra “học thuyết
Nichxơn” nhằm điều chỉnh lại “chiến lược” để tiếp tục mưu đồ bá chủ thế giới và
giữ vững vị trí, quyền lợi của Mĩ ở khắp mọi nơi.
Nội dung của “học thuyết Nichxơn”:
- Tăng cường sức mạnh của Mĩ để làm cơ sở cho chính sách “uy hiếp”, “ mua
chuộc” hoặc gây chiến tranh, xâm lược các nước khác.
- Buộc các đồng minh và chư hầu phải “chia sẻ trách nhiệm” với Mĩ, lập ra
liên minh phản cách mạng từng khu vực để thay thế Mỹ chống lại phong
trào cách mạng.
- “Sẵn sàng thương lượng” nếu có lợi cho Mỹ và nhằm chia rẽ, khiêu khích
các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng trên thế giới.
Tuy nhiên, do thất bại trong chiến tranh Việt Nam mà cụ thể là Mỹ phải ký
hiệp định Paris (1973) đã làm cho học thuyết Nich-xon bị phá sản hoàn toàn.
2. Cuộc thương lượng giữa Liên Xô và Mĩ nhằm hạn chế vũ khí
chiến lược
Do chính sách chạy đua vũ trang của Mĩ và các đồng minh của Mĩ, nhân loại
đang đứng trước một nguy cơ bùng nổ chiến tranh cực kì nguy hiểm, trong đó vũ khí
hạt nhân đang trở thành một hiểm hoạ huỷ diệt loài người. Đến thời điểm này,
không chỉ Mĩ, Liên Xô có vũ khí hạt nhân, mà còn một số nước khác cũng có vũ
khí hạt nhân hoặc khi cần thiết có thể nhanh chóng sản xuất được vũ khí hạt nhân .
Vì vậy, cuộc đấu tranh nhằm hạn chế, ngăn chặn chạy đua vũ trang hạt nhân, và
loại trừ vũ khí hạt nhân, đặc biệt là vũ khí hạt nhân chiến lược, đang trở thành một
nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của toàn thể nhân loại.
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 70 -
Ngày 26-5-1972, Liên Xô và Mĩ kí “Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng,
chống tên lửa” (gọi tắt là ABM), quy định mỗi bên - Liên Xô và Mĩ được xây dựng
hai hệ thống ABM, một ở chung quanh thủ đô, một ở chung quanh căn cứ tên lửa
chiến lược, và mỗi hệ thống có 100 tên lửa chống tên lửa. Ngày 3-7-1974, hai bên
lại kí nghị định thư bổ sung Hiệp ước ABM, quy định mỗi bên chỉ triển khai một hệ
thống ABM mà thôi. Hiệp ước ABM có giá trị vô thời hạn.
Cùng ngày, Liên Xô và Mĩ còn kí “Hiệp ước tạm thời về một số biện pháp
trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT – 1), với những
nội dung:
- Cấm xây dựng thêm những tên lửa vượt đại châu đặt trên đất liền (gọi tắt là
IBM) sau ngày 1-7-1972.
- Cấm thay thế những ICBM loại nhẹ, triển khai trước năm 1964 thành những
ICBM loại nặng.
- Duy trì mức vũ khí chiến lược của mỗi bên như sau:
Liên Xô Mĩ
-Tên lửa vượt đại châu trên đất
liền (ICBM)
-Tầu ngầm hạt nhân
-Tên lửa vượt đại châu đặt trên
tầu ngầm (SLBM)
1408 – 1618
62
950
1000 – 1054
44
710
Hiệp định SALT – 1 có giá trị hết ngày 3-10-1977, nhưng đến cuối tháng 9-
1977, hai bên tuyên bố tiếp tục thi hành các điều khoản của hiệp định.
Từ năm 1973, giữa Liên Xô và Mĩ thương lượng chuẩn bị kí kết “ Hiệp định hạn
chế vũ khí tiếc công chiến lược” (gọi tắt là SALT – 2). Qua nhiều lần thương lượng,
hai bên đã kí kết những văn bản thoả thuận, như văn kiện “ những nguyên tắc cơ
bản về việc hạn chế hơn nữa vũ khí tiến công chiến lược” (21-6-1973), “ thoả thuận
Vơlađivôxtốc” (24-11-1974)
Như thế với việc kí các hiệp định hạn chế vũ khí chiến lược ABM, SALT – 1, từ
giữa những năm 70 đã hình thành một thế cân bằng chiến lược quân sự chung giữa
Liên Xô và Mĩ trên phạm vi thế giới, cũng như hình thành thế cân bằng vũ khí hạt
nhân chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ .Nhưng, sau khi nhận chức Tổng thống Mĩ,
Rigân và các thế lực hiếu chiến tìm mọi cách phá vỡ thế cân bằng chiến lược, ra
sức chạy đua vũ trang hạt nhân, gây tình trạng hết sức căng thẳng và nguy hiểm
thông qua chương trình SDI.
VI. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NỬA SAU NHỮNG NĂM 70 ĐẾN
1995
1. Những cuộc xung đột khu vực .
Vấn đề Campuchia:
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 71 -
Ngay sau khi thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng (17 – 4 – 1975), tập đoàn
lãnh đạo phái Khơme Đỏ Pôn Pốt Iêng Xari đã phản bội cách mạng đưa đất nước
vào thời kì lịch sử “đen tối” chưa từng có.
Khơ me đỏ đã xua đuổi nhân dân ra khỏi các thành phố, buộc phải về lao
động và sinh sống trong những trại tập trung ở nông thôn, cái mà chúng gọi là
“công xã nông thôn”,tàn phá chùa chiền, trường học, cấm chợ búa, xoá bỏ tiền tệ,
biến đất nước thành một xã hội “quái gở” chưa từng thấy trong lịch sử: biến những
thành thị thành những “không gian chết”, xoá bỏ mọi quyền sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, cấm học hành, cấm tín ngưỡng và tàn sát dã man
hàng triệu dân Campuchia vô tội (trí thức, công nhân, tiểu thương, tiểu chủ và
những người làm công tác văn hoá- nghệ thuật)
Về chính sách đối ngoại, chúng đã thi hành một chính sách phản động và
hiếu chiến với mục đích chống phá cách mạng nước ngoài mà trung tâm là Việt
Nam.
Đối với Lào, tập đoàn Pôn Pốt Iêng Xari đã gây ra những vụ khiêu khích,
những cuộc xung đột vũ trang ở biên giới Lào – Campuchia.
Đối với Việt Nam, ở biên giới phía Tây Nam, từ cuối năm 1975 quân Pôn Pốt
đã tiến hành nhiều vụ xâm lấn, Đến tháng 12 – 1977, tập đoàn Pôn Pốt Iêng Xari
đã công khai phát động một cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam,
Tháng 2 – 1978, sau khi đẩy lùi cuộc tấn công lấn chiếm của bọn Pôn Pốt ở
biên giới, chính phủ Việt Nam đã đưa ra đề nghị chấm dứt ngay chiến sự ở biên
giới, rút lực lượng vũ trang của hai bên cách xa biên giới 5 km, tổ chức một hội
nghị, kí một hiệp ước trên “cơ sở tôn trọng lãnh thổ của nhau trong biên giới hiện
tại” và đạt một thoả thuận về một hình thức thích hợp của sự bảo đảm và giám sát
quốc tế.
Dưới sự thống trị của tập đoàn Pôn Pốt Iêng Xari, đất nước Campuchia đã rơi
vào vực thẳm của sự khủng khiếp và khốn cùng. Nhà báo Pháp J.Delacouture gọi
chế độ đó là “chế độ tự diệt chủng”, một chế độ mà tự bản thân nó là một tội ác,
đã diệt chủng gần 3 triệu người đồng loại của mình.
Sau 1975, mâu thuẫn giữa tập đoàn Pôn Pốt Iêng Xari và nhân dân
Campuchia ngày càng gay gắt và sâu sắc. Nhân dân Campuchia đã nổi dậy đấu
tranh chống lại chế độ diệt chủng. Cuộc chiến đấu của nhân dân Campuchia, lúc
đầu mang tính chất tự phát, lẻ tẻ và chưa có sự gắn bó, thống nhất với nhau trong
cả nước. Ngày 3 – 12 – 1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước ra đời, do Hiêng
Xomrin làm Chủ tịch. Đây là sự kiện đánh dấu bước chuyển biến quan trọng của
cách mạng Campuchia.
Tháng 12 – 1978, để chống lại phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước
và để nhằm chuyển hoá mâu thuẫn (từ mâu thuẫn nội bộ dân tộc sang mâu thuẫn
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 72 -
dân tộc với Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc sôvanh cực đoan của bọn Pôn Pốt),
quân Pôn Pốt đã mở cuộc tấn công quy mô lớn ở mặt trận biên giới Tây Nam, song
chúng đã bị quân đội nhân dân Việt Nam giáng cho những thất bại nặng nề.
Từ ngày 26 – 12 – 1978, đến 30 – 12, lực lượng cách mạng đã đập tan tuyến
phòng thủ bên ngoài của bọn Pôn Pốt. Ngày 7 – 1 1979, thủ đô Phnôm Pênh được
giải phóng, trung tâm quyền lực của Khơme Đỏ sụp đổ.
Ngày 8 – 1 – 1979, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia, do Hiêng
Xomrin làm Chủ tịch, được thành lập.
Ngày 18 – 2 – 1979, để bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng mới thành
lập, chính phủ Hiêng Xomrin đã kí kết với Việt Nam một hiệp ước yêu cầu quân
đội Việt Nam đóng trên đất Campuchia để bảo vệ thành qủa cách mạng
Campuchia.
Sau thắng lợi ngày 7/1/1979 của cách mạng Campuchia và nước Cộng hoà
nhân dân Campuchia ra đời, tất cả các thế lực chống đối đã nêu lên “vấn đề
Campuchia”. Dưới sự thao túng của một số cường quốc, trong tháng 1/1979, Hội
đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua hai nghị quyết về vấn đề Campuchia tại
phiên họp thứ 2108.
Nghị quyết thứ 1: Tiếp tục công nhận bọn Pôn Pốt là đại diện hợp pháp của
Campuchia.
Nghị quyết thứ 2: Đòi quân đội Việt Nam rút ngay khỏi Campuchia.
Từ năm 1982, Việt Nam bắt đầu rút quân về nước và đến mùa khô 1984 –
1985, Việt Nam đã tiến hành 4 đợt rút quân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải
quyết vấn đề Campuchia, loại bỏ được một nhân tố mà các lực lượng đối đầu đã lợi
dụng gây nên “vấn đề Campuchia” và chứng minh rõ thiện chí của Việt Nam.
Đến năm 1989 Việt Nam rút hết lực lượng quân đội đóng trên đất Campuchia.
2. Quan hệ quốc tế ở khu vực Trung Đông
a. Cuộc chiến tranh Ixraen với các nước Arập.
Nguyên nhân của những cuộc chiến tranh khốc liệt giữa Ixraen và các nước Ả
Rập có nhiều nguồn gốc lịch sử sâu xa, nhưng một trong những nguyên nhân quan
trọng là sự tranh giành và đối đầu giữa hai cường quốc Xô – Mĩ ở khu vực chiến
lược quan trong này. Ở Trung Đông, cả hai cường quốc đều không can thiệp trực
tiếp, nhưng họ đã ủng hộ hai nhóm đối lập nhau, gây nên những cuộc chiến tranh
lớn và những cuộc xung đột quân sự kéo dài qua hơn 4 thập niên. Mĩ ra sức ủng hộ
hai nhóm đối lập nhau, gây nên những cuộc chiến tranh lớn và những cuộc xung
đột quân sự kéo dài qua hơn 4 thập niên. Mĩ ra sức ủng hộ tiền của, vũ khí và về
chính trị cho phía Ixraen. Liên Xô lại tích cực ủng hộ Ai Cập về quân sự và kinh tế
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 73 -
(Liên Xô kí với Ai Cập hiệp ước hữu nghị 29 – 5 – 1971), nhận huấn luyện và trang
bị những vũ khí hiện đại cho quân đội Ai Cập. Liên đội Liên Xô được phép sử
dụng các cảng Lattaquich, Tartous của Xiri. Liên Xô đã công nhận PLO là người
đại diện chân chính và duy nhất của nhân dân Arập – Palextin và ra sức ủng hộ về
mọi mặt cho cuộc đấu tranh về quân sự cũng như chính trị của PLO.
Trong cuộc chiến tranh Ixraen – Ả Rập lần thứ tư (diễn ra từ 6 – 10 – 1973
đến 24 – 10 – 1973), ngày 22 – 10 – 1973, vì thấy không còn biện pháp nào khác để
cứu Ai Cập (Quân đoàn 3 Ai Cập bị bao vây và sắp bị tiêu diệt), phía Liên Xô cho
biết họ sẽ can thiệp trực tiếp. Mĩ lên tiếng phản đối. Sau khi phát hiện được sự di
chuyển của lực lượng hải quân và không quân Liên Xô, phía Mĩ đã họp Hội đồng
an ninh quốc gia và tuyên bố “báo động” các lực lượng quân sự Mĩ. Nhưng, ngày
24 – 10 –1973, hai bên đã chấp nhận ngừng bắn, do đó cuộc đối đầu giữa hai cường
quốc Xô – Mĩ đã vượt qua cơn thử thách đáng lo ngại.
Sau khi Tổng thống Ai Cập Nátxe (Nasser) qua đời, ngày 28 – 9 – 1970, phó
tổng thống Sađat (Anouar el Sadat) nhận chức Tổng thống Ai Cập. Ông Sađat đã
thấy đổi thái độ với Liên Xô, tỏ ra thân thiện với Mĩ và muốn tìm một giải pháp
thương lượng với Ixraen. Tháng 7 – 1972, Sadat đã trục xuất 20.000 chuyên gia và
nhân viên quân sự Liên Xô đang huấn luyện cho quân đội Ai Cập sử dụng các cũ
khí hiện đại (Mig 23, tên lửa SAM 3,4,6).
Với sự giúp đỡ của Tổng thống Mĩ Catơ (Carter), cuộc gặp mặt ở trại Đavit
(Mĩ) tháng 4 –1978 giữa Tổng thống Sađat và Thủ tướng Ixraen – Begin để thương
lượng, tiến tới kí một hoà ước riêng rẽ. Hiệp ước hoà bình Ixraen – Ai Cập được kí
kết ở Oasinhtơn ngày 26 – 3 – 1979. Trong khi các hiệp định năm 1949, 1956, 1967,
1973 chỉ đơn thuần là nhưng kí kết ngừng bắn, việc kí kết hoà ước kèm theo trao
đổi đại sứ là một bước ngoặt. Hầu hết các nước Arập, từ “ôn hoà” đến “cứng rắn”,
đều quay lại chống Sađat. Bản thân ông ta phải gánh chịu hậu quả. Ngày 6 – 10 –
1981, ông đã bị ám sát bởi lực lượng chống đối.
Tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, tựa như “thùng thuốc nổ có
nhiều ngòi nổ chậm”, là do sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ dần tới. Đã có nhiều
kế hoạch nhằm giải quyết tình hình Trung Cận Đông được đưa ra như “kế hoạch
Vơnidơ” của “Khối thị trường chung châu Âu” (EEC) năm 1980, “kế hoạch Rigân”
của Mĩ năm 1982, “kế hoạch Brêgiơnhep” của Liên Xô năm 1982 nhưng đều bị
“bên này” hay “bên kia” bác bỏ, vẫn bế tắc không giải quyết được.
b. Thảm kịch ở Libăng.
Libăng là một nước nhỏ, diện tích 10.452 km2, dân số gần 4 triệu người, trong
đó có người theo Cơ đốc giáo (chủ yếu là tín đồ dòng Maron theo Rôma, và chính
giáo Hi Lạp) và người Hồi giáo (ở phía bắc là người theo phái Sunnít, ở phí nam là
phái Shiit). Sự xâm nhập ồ ạt của những người di cư Palextin có vũ trang theo PLO,
việc thành lập ở phía nam các trại có trang bị vũ khí mạnh trong những năm 79, đã
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 74 -
dẫn đến việc thành lập một “quốc gia trong lòng quốc gia”, có lực lượng quân sự
mạnh mẽ hơn nhiều so với quân đội nhỏ bé của Libăng.
Cuộc chiến tranh ở Libăng đã diễn ra kéo dài các giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn Cơ đốc giáo – Palextin.
Ngày 13 – 4 – 1975, khi một xe bọc thép chở đầy người Palextin có vũ trang
đi ngang qua khu vực của người Cơ đốc giáo thuộc “tổ chức vũ trang Phalăng”,
chiếc xe đã bị tấn công và hai bên đều có nhiều người thương vong. Từ đó mở màn
giai đoạn đầu cuộc chiến tranh, mà người ta gọi là “chiến tranh Cơ đốc giáo –
Palextin” kéo dài đến tháng 11 – 1976. Những người Phalăng đã phát động cuộc
đấu tranh chống người Palextin bằng một loạt trận đánh, lan cả đến trung tâm thủ
đô Bâyrút, và cả hai bên tàn sát lẫn nhau đẫm máu.
- Giai đoạn Xiri – Cơ đốc giáo (1978 – 1981).
Năm 1977, quân đội Xiri với danh nghĩa là “lực lượng răn đe của A rập” tiến
vào Libăng nhằm đam bảo một nền hoà bình cho nước này, lực lượng vũ trang
Phalăng đã chống lại quân đội Xiri.
Vì thế, từ 1978, Xiri đã triển khai cuộc chiến tranh mạnh mẽ ở Libăng. Máy bay
của Xiri đã liên tiếp tiến hành những vụ ném bom xuống các thành phố làng xã.
Trong khi đó, quân đội Ixraen liên tục đột kích vào Nam Libăng, nhất là năm 1981.
Trên cơ sở đó, ở Libăng lại diễn ra mọt cuộc nội chiến: người phái Shiit chống
người Palextin ở Bâyrút thuộc phía nam; người Palextin chống người Xiri; người
Hồi giáo chống lại người Cơ đốc giáo
- Giai đoạn Ixraen tiến công xâm lược
Sau trận ném bom khủng khiếp ngày 4-6-1982, quân đội Ixraen với những
phương tiện mạnh hơn nhiều so với những lần đột kích trước, đã chiếm miền Nam
Libăng ngày 6- 6. Quân Ixraen được sự đón tiếp nồng hậu không những của người
Cơ đốc giáo mà cả những phần tử Hồi giáo thù địch với người Palextin, như người
giáo phái Shiit. Quân đội Ixraen bao vây các khu vực Hồi giáo ở Tây Bâyrút,
nhưng họ đã bị sa lây. Lực lượng Ixraen và lưc lượng Cơ đốc giáo muốn trục xuất
những người Palextin, trại tị nạn của họ và nhất là lực lượng vũ trang của họ ra
khỏi đất nước Libăng. Lực lượng Thiên chúa giáo liên kết với quân đội Ixraen đã
tàn sát hơn một nghìn người tại các trại tị nạn người Palextin ở Saha Chatila. Trong
hoàn cảnh bị thiệt hại nặng nề và cưỡng bức như thế, Chủ tịch PLO Y.Araphát
(Y.Arafat) cùng với những người trung thành của mình đã di chuyên sang nước
Tuynidi để xây dựng căn cứ địa mới (nhờ những tàu chiến của Pháp để đến
Tuynidi).
- Giai đoạn các phe phái hỗn chiến.
Từ năm 1983, mọi hi vọng hoà bình đều tiêu tan. Đối với Libăng, điều lí tưởng
nhất là hai kẻ xâm lươc ngoại bang đều rút quân.
___________________________________________________________
Th.S. Lê Minh Chiến Khoa Lịch sử
Lịch sử thế giới hiện đại – Phần 2 - 75 -
Ixraen muốn bảo đảm đường biên giới phía nam của mình với những người
Thiên chúa giáo. Hiệp ước Ixraen – Libăng được kí kết ngày 17 – 5 – 1983, nhưng
không được phê chuẩn. Xiri chống lại hiệp ước đó bằng cách sử dụng mọi biện
pháp, kể cả việc cho các phần tử PLO trở lại Libăng phát triển sự tranh chấp giữa
Ixraen với người Shiit ở phía nam.
Chính phủ Libăng lúc này chỉ còn cai trị một vùng lãnh thổ rộng 1000 km2 trong
tổng số gần 10.000 km2 của Libăng. Ở phía nam Bâyrút, quân đội của chính phủ
Libăng đã chia thành nhiều phe nhóm hỗn chiến với nhau. Ngoài ra lực lượng của
các giáo phái khác nhau cũng liên tiếp đánh nhau làm thiệt hại của cải và tàn sát
hàng trăm nghìn người (lực lượng Thiên Chúa giáo, lực lượng Hồi giáo Sunnít, lực
lượng Shiit cực đoan, lực lượng Thiên Chúa giáo cực tả, lực lượng Hedơbo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_lich_su_the_gioi_hien_dai_phan_2_1945_1995_tiep_t.pdf