Phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu:
2.2.1 Phương pháp trò chơi: Là một hiện tượng phổ biến trong xã hội; phương pháp này không nhất thiết phải gắn với một môn thể thao hay trò chơi cụ thể nào mà nó sẽ sử dụng cơ sở của bất kỳ bài tập thể lực nào và được tổ chức lại cho phù hợp với buổi tập; chúng những đặc điểm: tổ chức theo chủ đề, phong phú về phương thức đạt tới mục đích và tính tổng hợp của hoạt động, phát huy tính tự lập- chủ động sáng tạo và khả năng khéo léo linh hoạt của người chơi, tạo nên sự đua tranh căng thẳng- tạo nên nhiều cảm xúc- gây hứng thú tập luyện , tính chương trình của buổi tập – tính chính xác của lượng vận động bị hạn chế .
2.2.2 Phương pháp thi đấu: Tho đấu có ý nghĩa quan trọng như một phương thức tổ chức và kích thích hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như sản xuất, nghệ thuật, thể thao.
Trong Giáo dục thể chất, phương pháp thi đấu được sử dụng cả ở hình thức đơn giản( trong buổi tập để kích thích hưng phấn và động viên tính tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ của người tập) và hình thức phức tạp( thi đấu kiểm tra, các giải thi đấu .). Đặc điểm của thi đấu là thể hiện sự đua tranh trong những luật lệ nhất định; nó tạo nên những cảm xúc mạnh mẽ và người tập phải thực hiên bài tập trong những điều kiện phức tạp; ngoài ra trong thi đấu động đội còn đòi hỏi các phẩm chất: tinh thần tập thể, tính trách nhiệm, sự hợp tác, đạo đức tác phong.Thi đấu là phương pháp hoàn thiện cao nhất tất cả các phẩm chất của con người( Đạo đức tác phong, lối sống, kỹ năng – kỹ xảo và khả năng tư duy chiến thuật thể thao.)
32 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lý luận giáo dục thể chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơm để đảy máu đi và hút máu về; nhờ tim mà máu tuần hoàn trong cơ thể. Tim hoạt động tự động song cũng chịu sự tác động gián tiếp của các cơ quan tổ chức khác đặc biệt là hệ thần kinh. Tim được chia làm 4 ngăn, hai buồng phía dưới là tâm thất phải và trái, hai buồng phía trên là tâm nhĩ phải và trái.
Sự tuần hoàn diễn ra theo hai vòng:
Vòng lớn bắt đầu từ Tâm thất trái theo động mạch mang các chất dinh dưỡng và Ôxy tới các tổ chức cơ quan sau đó theo tĩnh mạch trở về tâm nhĩ phải.
Vòng tuần hoàn nhỏ từ Tâm nhĩ phải đổ xuống tâm thất phải rồi từ đó theo theo động mạch đem khí cácbonic lên phổi đổi lấy Ôxy và trơ về tâm nhĩ trái; từ tâm nhĩ trái màu lại đổ xuống tâm thất trái để chuẩn bị một vóng tuần hoàn mới.
Sơ đồ vòng tuần hoàn
1. Động mạch chủ 2. Động mạch gan 3. Động mạch ruột 4. Lưới mao mạch 5. Tĩnh mạch cửa 6. Tĩnh mạch gan 7. Tĩnh mạch chủ dưới 8. Tĩnh mạch chủ trên 9. Tâm nhĩ phải 10. Tâm thất phải 11. Động mạch phổi 12. Lưới mao mạch 13. Tĩnh mạch phổi 14. Tâm nhĩ trái 15. Tâm thất phải
Các chỉ số sinh lý đặc trưng của hệ tim mạch là: huyết áp- mạch đập- thể tích tâm thu- thể tích phút.
- Mạch (tần số co bóp của tim): người bình thường khoảng 60- 80 lần/ phút; người tập luyện thường xuyên có thể xuống 50 lần/ phút thậm chí các VĐV bơi, chạy dài mạch xuống dưới 50 lần / phút (khi yên tĩnh)
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Khi tim co bóp, áp suất lên đến 120mmHg và được gọi là h/a tối đa hay h/a tâm thu; khi tim giãn ra, áp lực ở động mạch khoảng 70-80mmHg gọi là h/a tối thiểu hay là h/s tâm trương.
Khi tập luyện TDTT thì mạng lưới mạch máu dày đặc hơn, độ đàn hồi của thành mạch lớn hơn nên sự tuần hoàn của máu tốt hơn.
- Thể tích tâm thu:là lượng màu tâm thất trái đẩy ra trong mỗi lần co bóp.
Thể tích phút l: là lượng máu tâm thất trái đảy đi trong một phút. Khoảng 5 – 6 lit khi yên tĩnh và khi vận động thì cả thể tích tâm thu và mạch đập đều tăng lên theo cường độ vận động; ở VĐV thể tích tâm thu khi vận động có thể từ 30- 40 lít
C. Hệ hô hấp:
Hô hấp là tổ hợp các quá trình sinh lý đảm bảo việc cung cấp Ôxy cho cơ thể và đào thải khí Cacbonic do bộ máy hô hấp và hệ tuần hoàn đảm nhiệm.
Bộ máy hô hấp gồm có : Mũi, Phế quản và quan trọng nhất là Phổi; phổi được cấu tạo từ các phế nang, ( diện tích trải ra của phế nang khoảng 100 m2); thành các phế nang mỏng, phía ngoài là mạng lưới các mao mạch dày đặc nên sự trao đổi khí giữa phổi và máu rất thuận lợi.
Quá trình hô hấp được chia thành hô hấp ngoài và hô hấp trong. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa không khí ở phế nang và máu- sự vận chuyển các chất khí trong máu ( ở phế nang ÔXY thấm qua thành phế nang vào máu, Cacbonic thấm từ máu thải ra không khí ở phế nang). Hô hấp trong còn gọi là hô hấp tế bào xảy ra giữa máu và tổ chức cơ quan của cơ thể; ôxy sẽ đi từ máu qua dịch kẽ rồi váo tế bào còn khí Cacbonic thì ngược lại. Quá trình hô hấp thường được đánh giá bằng các chỉ số sinh lý: Tần số hô hấp- Thể tích hô hấp- Thông khí phổi- Dung tích sống- nhu cấu Ôxy- Hấp thụ Ôxy.
Tần số hô hấp: là số lần thở trong một phút; bình thường khoảng 16-20 lần/phút; khi vận động có thể tăng lên đến 30- 40 lần/phút.
Thể tích hô hấp: Là lượng không khí đi qua phổi trong một lần thở; bình thường khoảng 250- 700 ml; khi hoạt động nặng có thể lên tới 2- 2.5 lít.
Thông khí phổi: là lượng không khí đi qua phổi trong một phút ( = Thể tích hô hấp X tần số hô hấp)
Dung tích sống: Là lượng không khí tối đa mà người ta có thể thở ra sau khi hít vào hết sức; dung tích sống phụ thuộc vào tuổi- giới tính- tình trạng sức khỏe- trình độ tập luyện và nhiều yếu tố khác...; Bình thường khoảng 2.5- 3.5 lít còn VĐV có trình độ cao có thể tới 6- 7 lít.
Nhu cầu Ôxy: Là lượng Ôxy mà cơ thể cần trong một phút để đảm bảo sự trao đổi chất; nó tương ứng với mức năng lượng tiêu hao của cơ thể.
Hấp thụ Ôxy là lượng Ôxy thực tế cơ thể đã sử dụng trong một phút; Vo2 max là khả năng hấp thụ Ôxy tối đa; ở người bình thường khoảng 2- 3.5 lít , ở các VĐV các môn thể thao sức bền có thể lên tới 6 lít.
d. Điều hòa sự hoạt động của cơ thể: Mọi sự hoạt động của cơ thể đều chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương và cơ chế điều hòa thể dịch.
- Hệ thần kinh trung ương điều khiển sự hoạt động của các cơ quan bằng các xung động thần kinh và việc tiếp nhận các tín hiệu từ bên ngoài và bên trong cơ thể; hệ thần kinh hoạt động theo cơ chế phản xạ; mỗi một phản xạ của cơ thể xảy ra theo một đường lan truyền hưng phấn cố định (cung phản xạ)
Sơ đồ cung phản xạ
- Cơ chế điều hòa thể dịch điều hòa hoạt động của các cơ quan thông qua các chất chứa trong máu. Các chất hóa học đó có thể là nội tiết tố do các tuyến dịch tiết ra- các chất khí- các sản phẩm trao đổi chất...
3.Cơ sở sinh lý của hoạt động thể lực:
3.1 Kỹ năng vận động: Là một hình thức hành động được hình thành theo cơ chế phản xạ có điều kiện nhờ quá trình tập luyện thường xuyên; hay nói cách khác kỹ năng vận động là các động tác được thực hiện một cách tự động hóa do đã trở thành thói quen như : đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy là các kỹ năng vận động cơ bản của mọi người. Tất cả các kỹ thuật Thể thao đều là những kỹ năng vận động.
Kỹ năng vận động được hình thành dần dần theo ba giai đoạn: Lan toả; Tập trung; Tự động hóa.
Giai đoạn lan toả: hưng phấn lan rộng trên vỏ đại não vì chưa hình thành được một tổ hợp các phản xạ tối ưu; nhiều nhóm cơ không cần thiết cũng tham gia vào vận động, động tác vì thế không chính xác, thiếu kinh tế, nhiều cử động thừa.( ví dụ về người tập đi xe đạp)
Sau một thời gian tập luyện, động tác được hoàn thiện dần tức là giai đoạn lan toả đã chuyển dần sang giai đoạn tập trung; ở giai đoạn này, hưng phấn được tập trung ở những vùng nhất định trên vở não cần thiết cho vận động, các động tác thừa mất đi, cơ co duỗi hợp lý , động tác trở nên nhịp nhàng chính xác và thoải mái; kỹ năng vận động đã được hình thành tương đối ổn định nhưng khi thực hiện động tác người tập vẫn cần có sự tập trung nhất định nếu không rất có thể động tác sẽ lại bị phá vỡ.
Khi kỹ năng được thực hiện lặp lại nhiều , được củng cố đến mức khi thực hiện bài tập, củ động của người tập hầu như tự động không cần có sự chú ý của ý thức. Kỹ năng vận động ở giai đoạn này rất ổn định, sự tự động hóa kỹ năng vận động cho phép có thể thực hiện chính xấc nhiều động tác khác nhau cùng một lúc( vừa đi xe đạp vừa nói chuyện.....). Đỉnh cao của các kỹ năng vận động là các kỹ xảo; ở một số động tác nhất định động tác kỹ thuật phát triển tới mức ngoại suy, người ta có thể thực hiện động tác trong các tình huống rất phức tạp mà vẫn đạt kết quả tốt: đi xe đạp bắt chéo tay, bỏ hai tay, nhấc bánh trước....
3.2. Các tố chất vận động:( Sức nhanh- sức mạnh- sức bền- khéo léo)
- Sức nhanh: Là khả năng thực hiện động tác với thời gian ngắn nhất; sức nhanh có thể được biểu hiện bằng hình thức đơn giản( 1 là thời gian tiềm tàng của phản ứng, đó là khoảng thời gian từ khi kích thích cho tới khi có phản ứng trả lời; 2 là thời gian của động tác đơn lẻ; 3 là tần số động tác) hoặc hình thức phức tạp là kết quả của các thử nghiệm vận động và bài tập thể thao như chạy ngắn, tần số đánh bóng, tốc độ đập bóng....Để thực hiện các hình thức sức nhanh thì các quá trình hưng phấn và các quá trình sinh hóa trong thần kinh và cơ phai xảy ra thật nhanh, các trung tâm thần kinh phải có tính linh hoạt cao; trong hoạt động thể thao thì sức mạnh và tốc độ có liên quan mật thiết với nhau; sự phát triển sức mạnh ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ. Trong quá trình tập luyện thì sức nhanh phát triện chậm và khó khăn hơn nhiều so với sức mạnh và sức bền; sức nhanh phát triển tốt nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên.
- Sức mạnh: Là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài của cơ bắp; Sức mạnh cơ bắp phụ thuộc vào đặc tính của các quá trình thần kinh điều khiển sự co cơ và số lượng các đơn vị vận động chứa trong cơ. Để có thể thực hiện sức mạnh tối đa, cơ phải được huy động với số lượng tối đa đồng thời sự hưng phấn cũng phải rất tập trung để tránh các nhóm cơ đối kháng cùng tham gia vào một cử động. Sự cung cấp dinh dưỡng cho cơ cũng có vai trò hết sức quan trọng để cơ phát húy sức mạnh. Cơ sở sinh lý cơ bản để phát huy sức mạnh là cần phải có số lượng lớn cơ tham gia co cùng một lúc đồng thời các cơ đối kháng thì lại thả lỏng (tăng cường sự phối hợp giữa các nhóm cơ, muốn làm được điều đó phải có quá trình tập luyện). Ngoài ra luyện tập còn làm sợi cơ phát triển ( tăng tiết diện ngang do tích lũy dĩnh dưỡng chuẩn bị cho việc chuyển hóa thành năng lượng).
- Sức bền: Là khả năng thực hiện hoạt động trong một thời gian dài; đó là sự thể hiện khả năng chống đỡ của cơ thể đối với những biến đổi bên trong xảy ra khi hoạt động cơ bắp kéo dài. Sự phát triển của sức bền phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của sự phối hợp chức năng vận động và chức năng dinh dưỡng; vào sự bền vững chức năng của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là cơ quan hô hấp và tim mạch; sự phát triển sức bền phụ thuộc vào mức độ phát triển chức năng của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp; khả năng dự trữ năng lượng của cơ thể... Trong các hoạt động thể thao, có các loại: Sức bền, Sức bền chuyên môn, Sức bền tốc độ, Sức bền mạnh.
- Khéo léo: Là khả năng thực hiện các động tác phức tạp về phối hợp vận động trong điều kiện môi trường thay đổi. Cơ sở sinh lý của tố chất này là các phản xạ phối hợp phức tạp, trạng thái của hệ thần kinh trung ương, tốc độ xử lý thông tin và các chương trình hành động; ngoài ra tố chất khéo léo còn phụ thuộc vào mức độ phát triển của các tố chất khác.
Sự tập luyện thể dục thể thao có hệ thống sẽ phát triển các tố chất vận động, cơ chế phát triển của các tố chất có nhiều điểm tương đồng vì vậy khí tập để hoàn thiện một tố chất thì các tố chất khác ở một mức độ nào đó cũng sẽ biến đổi. Tuy nhiên sẽ có một số bài tập phát triển tố chất này sẽ ảnh hưởng xấu tới tố chất khác ( bài tập tạ để phát triển sức mạnh tuyệt đối sẽ ảnh hưởng tới sức bền trong chày cự ly dài....); khi ngừng tập thì các tố chất cũng sẽ ngừng phát triển và dần thoái hóa trở về trạng thái ban đầu, sức nhanh là tố chất giảm nhanh nhất, sau đó đến sức mạnh, sức bền; trong một ngày các tố chất vận động ở mức thấp nhất lúc mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
3.3 Chức năng vận động và sự thích nghi của cơ thể với môi trường: Sự thích nghi của cơ thể có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của con người; sự vận động trong quá trình GDTC là nhăm làm cho cơ thể thích nghi với các hoạt động cơ bắp, tăng cường sự phối hợp hoạt động của tất cả các bộ phận chức năng của cơ thể; tất cả các biến đổi thích nghi trong quá trình tập luyện TDTT đã tác động mạnh mẽ tới quá trình thích nghi của cơ thể với những biến đổi của môi trường xung quanh.
CHƯƠNG IV
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Cơ sở cấu trúc của các phương pháp Giáo dục thể chất:
Lượng vận động và quãng nghỉ là các thành tố của phương pháp giáo dục thể chất:
Lượng vận động trong các bài tập thể lực là mức độ tác động của chúng tới cơ thể người tập; sự tiêu hao năng lượng trong vận động cũng như sự mệt mỏi chính là nguyện nhân tạo nên sự hoàn thiện cơ thể bằng vận động. Những mệt mỏi sau vận động không mất đi mà còn để lại “dấu vết”, quá trình tích lũy “dấu vết ”đó sẽ làm phát triển trình độ tập luyện; hiệu quả của các bài tập tỷ lệ thuận với khối lượng và cường độ vận động, ( thường thì khối lượng vận động và cường độ vận động có tác động lên cơ thể tỷ lệ nghịch, khi cường độ vận động lớn thì người tập chỉ thực hiện trong thời gian ngắn- khối lượng vận động đạt được nhỏ như chạy cự lý ngăn và ngược lại như chạt cự lý dài)
Người ta phân biệt lượng vận động bên trong và lượng vận động bên ngoài: lượng vận động bên trong là mức độ biến đổi về sinh lý- sinh hóa trong cơ thể khi thực hiện bài tập; thường thì lượng vận động bên ngoài và lượng vận động bên trong tương xứng với nhau, cường độ và khối lượng vận động càng lớn thì biến đổi trong cơ thể càng mạnh...nhưng cơ thể luôn có sự biến đổi thích nghi và hơn nữa cơ thể chịu tác động của lượng vận động trong các trạng thái khác nhau nên cùng một lượng vận động thì cúng có những phản ứng khác nhau của cơ thể. Việc lập kế hoạch và điều chỉnh lượng vận động là nội dung cơ bản trong xây dựng phương pháp giáo dục thể chất; song hiệu quả của tập luyện còn phụ thuộc vào trật tự kết hợp một cách khoa học giữa lượng vận động và quãng nghỉ. Có hai hình thức nghỉ ngơi( nghỉ thụ động và nghỉ ngơi tích cực)
Căn cứ vào mức độ hồi phục sau vận động , người ta chia ba loại quãng nghỉ: Đầy đủ- Ngắn- Vượt mức. Nghỉ đầy đủ là quãng nghỉ đủ cho lượng vận động tiếp theo ở vào thời điểm khả năng vận động hồi phục về mức ban đầu; Nghỉ ngăn là lượng vận động được lặp lại khi các chức năng riêng lẻ hoặc toàn bộ cơ thể chưa được hồi phục dầy đủ; Vượt mức là quãng nghỉ đủ để lượng vận động lặp lại ở vào thời điểm cơ thể được hồi phục vượt mức.
Chính vì vậy người ta đã phải áp dụng rất nhiều phương pháp tập luyện khác nhau để tăng hiệu quả của việc tập luyện thể dục thể thao.
1.2 Những cách thức tiếp thu và định mức hoạt động vận động: Có hai cách thức tiếp thu động tác là tiếp thu từng phần và tiếp thu toàn thể;( tùy theo mức độ phức tạp hay đơn giản của từng bài tập); Trong quá trình lịch sử đã hình thành các hình thức định mức hoạt động khi thực hiện các bài tập thể lực là thể dục – thể thao – trò chơi. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trò chơi-thể dục-thể thao được tách biệt thành các xu hướng phương pháp độc đáo của Giáo dục thể chất; ngày nay bất kỳ một hệ thống giáo dục thể chất nào cũng bao gồm hệ thống phương tiện – phương pháp giáo dục- thể thao và trò chơi. Căn cứ vào đặc điểm định mức hoạt động các phương pháp Giáo dục thể chất được chia thành hai loại: phương pháp bài tập định mức và các phương pháp thi đấu và trò chơi.
2. Các phương pháp giáo dục thể chất:
2.1 Các phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ: Là nhóm phương pháp hoạt động của người tập được tổ chức và điều chỉnh một cách chi tiết sự định mức được thể hiện ở những điểm :
- Định trước chương trình các động tác(quy định trước thành phần các ĐT, trật tự lặp lại....)
- Định lượng chính xác và điều khiến diễn biến lượng vận động; xác định chính xác quãng nghỉ và trật tự luận phiên lượng vận động.
- Tạo ra hoặc sử dụng điều kiện bên ngoài hỗ trợ cho việc điều khiển hành động của người tập( tổ chức và phân công vị trí tập luyện cho các nhóm tập, sử dụng các dụng cụ , thiết bị ký thuật tập luyện...)
Phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ có rất nhiều phương án cụ thể; việc lưa chọn các phương pháp đó phụ thuộc vào nội dung buổi tập, từng thời kỳ trong quá trình giáo dục thể chất.
2.1.1 Phương pháp phân chia và phương pháp nguyên vẹn động tác trong trong tập luyện kỹ thuật thể thao:
- Phương pháp phân chia: được sử dụng trong trong trường hợp động tác – tổ hợp các động tác có thể tách nhở thành các phần tương đối độc lập mà không làm sai lệch đáng kể cơ cấu chung. ( ví dụ về việc tập mô phỏng kỹ thuật nhảy cao kiểu năm nghiêng có thể tập theo trình tự: Xác định chân dậm nhảy-Mô phỏng ĐT đá lăng kết hợp đánh tay-Mô phỏng ĐT bật nhảy kết hợp đá lăng đánh tay-Mô phỏng ĐT bật nhảy kết hợp đá lăng quay tiếp đất..... )
- Phương pháp nguyên vẹn: Khi chia nhỏ ĐT bị biến động lớn về cấu trúc nên người ta phải thực hiện bằng việc đơn giản hóa cấu trúc ĐT bẵng cách lược bỏ các phần tương đối độc lập, sau đó mới lại ghép dần chúng lại và hoàn thiện chúng trên cơ sở thực hiện toàn vẹn ĐT ( ví dụ tập nhảy cao kiểu úp bụng trình tự tập là: Chạy đà ngắn dậm nhảy kết hợp đá lăng qua xà thấp; Chạy đà ngắn dậm nhảy kết hợp đá lăng qua xà kết hợp mở hông bên chân dậm nhảy và tiếp đất bằng tay- vai- chân bên chân lăng qua xà thấp ...Thực hiện toàn bộ ĐT với đà ngắn mức xà thấp; Tập nâng dần xà...)
2.1.2 Phương pháp tập ổn định và phương pháp tập biến đổi trong giáo dục tố chất vận động:
- Phương pháp tập ổn định theo chế độ vận động liên tục và ngắt quãng: được sử dụng trong giáo dục tất cả các tố chất vận động; trong đó phương pháp tập ổn định liên tục thường được sử dụng nhiều trong giáo dục sức bền( phương pháp tập đồng đều); còn phương pháp tập ổn định ngắt quãng sử dụng nhiều trong giáo dục sức mạnh(tạ) sức nhanh( chạy cự lý 200m).
- Phương pháp tập biến đổi theo chế độ lượng vận động liên tục và ngắt quãng: Ở đây sự biến đổi là có chủ đích để mở rộng tính linh hoạt của các kỹ xảo, mở rộng khả năng điều chỉnh động tác, tạo khả năng phối hợp vận động một cách tinh tế và hiệu quả. Phương pháp tập biến đổi liên tục thường được áp dụng trong các bài tập có tính chu kỳ ( điển hình là phương pháp chạy biến tốc trên cự ly dài)...Các phương pháp tập biến đổi ngắt quãng là sự luân phiên có hệ thống giữa vận động và nghỉ ngơi ( Phương pháp tăng tiến là điển hình của nhóm này)
2.1.3 Phương pháp tổng hợp:
Trong thực tế thì tất cả các phương pháp luôn được phối hợp với nhau thành những bài tập tổng hợp cho phù hợp với mục đích và nội dung của các buổi tập; Các bài tập tổng hợp rất đa dạng do sự kết hợp đan xen giữa các phương pháp và cả về lượng vận động và quãng nghỉ..
2.2. Phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu:
2.2.1 Phương pháp trò chơi: Là một hiện tượng phổ biến trong xã hội; phương pháp này không nhất thiết phải gắn với một môn thể thao hay trò chơi cụ thể nào mà nó sẽ sử dụng cơ sở của bất kỳ bài tập thể lực nào và được tổ chức lại cho phù hợp với buổi tập; chúng những đặc điểm: tổ chức theo chủ đề, phong phú về phương thức đạt tới mục đích và tính tổng hợp của hoạt động, phát huy tính tự lập- chủ động sáng tạo và khả năng khéo léo linh hoạt của người chơi, tạo nên sự đua tranh căng thẳng- tạo nên nhiều cảm xúc- gây hứng thú tập luyện , tính chương trình của buổi tập – tính chính xác của lượng vận động bị hạn chế .
2.2.2 Phương pháp thi đấu: Tho đấu có ý nghĩa quan trọng như một phương thức tổ chức và kích thích hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như sản xuất, nghệ thuật, thể thao....
Trong Giáo dục thể chất, phương pháp thi đấu được sử dụng cả ở hình thức đơn giản( trong buổi tập để kích thích hưng phấn và động viên tính tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ của người tập) và hình thức phức tạp( thi đấu kiểm tra, các giải thi đấu ..). Đặc điểm của thi đấu là thể hiện sự đua tranh trong những luật lệ nhất định; nó tạo nên những cảm xúc mạnh mẽ và người tập phải thực hiên bài tập trong những điều kiện phức tạp; ngoài ra trong thi đấu động đội còn đòi hỏi các phẩm chất: tinh thần tập thể, tính trách nhiệm, sự hợp tác, đạo đức tác phong....Thi đấu là phương pháp hoàn thiện cao nhất tất cả các phẩm chất của con người( Đạo đức tác phong, lối sống, kỹ năng – kỹ xảo và khả năng tư duy chiến thuật thể thao...)
2.3 Các phương pháp sử dụng lời nói và các phương tiện trực quan:
2.3.1 Phương pháp sử dụng lời nói:
+ Giáo viên:
- Giảng giải kỹ chiến thuật, luật thi đấu, các phương pháp tập luyện...
- Giải thích bổ xung...(cùng với các giáo cụ trực quan hoặc các thị phạm ĐT mô phỏng hoặc phân tích cảm giác của các bộ phận cơ thể khi thực hiện ĐT)
- Chỉ thị và mệnh lệnh
- Nhận xét đánh giá
+ người học:
- Giải thích cho nhau
- Tự nhủ, tự đặt nhiệm vụ
2.3.2 Phương pháp trực quan:
- Thị phạm động tác
- Tranh ảnh, phim, video,...
- Mô hình, sa bàn....
- Các công cụ tái tạo cảm giác ( máy gõ nhịp, máy ghi âm, tiếng còi, đèn hiệu....) thậm chí cả những tác động trực tiếp vào cơ thể người tập( vỗ mạnh vào người tập ở các vị trí cần có cảm giác, nắn trực tiếp các tư thế...)
- Đinh hướng theo các vật chuẩn, % lực sử dụng để thực hiện ĐT,...
CHƯƠNG V
CÁC NGUYÊN TẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Nguyên tắc tự giác tích cực: Quá trình giáo dục phải tạo được cho người tập một thái độ học tập tốt, sự cố gắng nắm bắt được những kỹ năng- kỹ xảo và những hiểu biết liên quan; sự tự giác – tích cực được thể hiện trong quá trình giáo dục thể chất :
- Hình thành hứng thú bền vững đối với mục đích tập luyện nói chung và đối với nhiệm vụ cụ thể của từng buổi tập.
- Xác định được mục tiêu , nhiệm vụ và phương thức tập luyện của buổi tập( cần phải tập gì, tập như thế nào, tại sao phải tập ĐT này chứ không phải là ĐT khác, vì sao phải tuân theo nguyên tắc như thế này chứ không phải như thế kia)
- Hình thành việc phân tích một cách có ý thức các hoạt động tập luyện, thói quen kiểm tra mức độ hợp lý của việc sử dụng sức với chất lượng của ĐT
- Giáo dục tính tự lập, khả năng sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ tập luyện
2. Nguyên tắc trực quan: Trực quan trong giảng dạy là quá trình sử dụng rất nhiều loại cảm giác, sự thụ cảm của nhiều cơ quan cảm giác của cơ thể để có thể tiếp xúc trực tiếp nhiều mặt với hiện thực xung quanh. Tính trực quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong Giáo dục thể chất vì hoạt động của người tập về cơ bản là mang tính thực hành và yêu cầu chuyên môn của nó là phát triển toàn diện các cơ quan cảm giác.Điều quan trọng là hoạt động của các cơ quan cảm giác khác nhau phải bổ xung cho nhau để làm chính xác hơn “hình ảnh” của động tác; sự chính xác và sinh động của hình ảnh của ĐT sẽ làm cho kỹ năng và kỹ xảo hình thành nhanh hơn, các tố chất thể lực và phẩm chất ý chí biểu hiện cũng hiệu quả hơn.
3. Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa: tính chủ đạo của nguyên tắc này là tính đến đặc điểm của từng người tập và mức độ của những nhiệm vụ học tập đề ra đối với họ. Các bài tập có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể; chỉ cần lượng vận động vượt quá mức chịu đựng của cơ thể thì sẽ nảy sinh nguy cơ đối với sức khỏe người tập, gây hậu quả không tốt. Nên quá trình Giáo dục thể chất phải chú trọng đến mức độ thích hợp của lượng vận động đối với các cá nhân người tập; lựa chon được các phương pháp tiếp cận các hình thức tập luyện phù hợp để người tập vừa đảm bảo giải quyết đực nhiệm vụ tập luyện vừa đảm bảo được sức khỏe.
4. Nguyên tắc hệ thống: là tính thường xuyên trong tập luyện và hệ thống luân phiên giữa lượng vận động và nghỉ ngơi, tính tuần tự trong tập luyện và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung tập luyện và Giáo dục thể chất chính là một quá trình liên tục bao gồm tất cả các thời kỳ cơ bản trong cuộc sống; tập luyện hợp lý sẽ gây nên những biến đổi dương tính về cấu trúc và chức năng của cơ thể nhưng chỉ cần ngừng nghỉ tập trong một thời gian tương đói ngắn là những mối liên hệ của phản xạ có điều kiện vừa mới xuất hiện đã bắt đầu mờ tắt đi, mức độ phát triển các khả năng chức phận vừa đạt được cùng với các chỉ số về thể hình cũng bắt đầu giảm.
5. Nguyên tắc tăng dần yêu cầu: việc đề ra các nhiệm vụ trong quá trình giáo dục thể chất có liên quan trực tiếp với khối lượng và cường độ vận động của người tập trong khí cơ thể luôn có sự biến đổi để thích nghi và phát triển( sự quen dần với các tác động của các bài tập ) nên với các chương trình giáo dục thể chất cần thường xuyên đổi mới nhiệm vụ theo xu hướng tăng dần lượng vận động, độ khó của kỹ chiến thuật, tăng tỷ lệ sử dụng sức khi thực bài tập và tăng thời gian tác động của bài tập (nhưng phải tuân thủ nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa ).Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là nhiệm vụ tăng lên phải đảm sự phong phú, đa dạng không gây nhàm chán( ví dụ một buổi học có thể có từ một đến nhiều kỹ thuật với những yêu cầu khác nhau hoặc trong một buổi học có thể áp dụng nhiều phương pháp tập khác nhau).
6. Mối quan hệ lẫn nhau của các nguyên tắc về phương pháp: Các nguyên tắc giáo dục thể chất liên quan chặt chẽ và có phần trùng nhau; đó là vì tất cả các nguyên tắc đó phản ánh các mặt riêng lẻ và các quy luật của cùng một quá trình mà về bản chất là thống nhất. Nguyên tắc tự giác tích cực là tiền đề chung để thực hiện tất cả các nguyên tắc khác; không có bất cứ nguyên tắc nào có thể thực hiện được dạy đủ nếu loại trừ, đối lập với các nguyên tắc khác; như vậy là có một nguyên tắc lớn nhất là phải biết kết hợp hài hòa tất cả các phương pháp và tuân thủ các nguyên tắc về phương pháp một cách đầy đủ thì quá trình giáo dục thể chất mới đạt hiệu quả cao.
CHƯƠNG VII
KIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM TRA Y HỌC TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT.
Tập luyện các bài tập giáo dục thể chất và thể thao có những tác dụng to lớn và phức tạp đối với cơ thể, góp phần tích cực tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực và nâng cao khả năng làm việc, trong điều kiện quá trình tập luyện được tổ chức và tiến hành thích hợp, dựa trên các nguyên tắc giáo dục thể chất và phù hợp với đặc điểm y – sinh học của người tập. Kiểm tra và tự kiểm tra y học đối với người tập trong quá trình giáo dục thể chất là những biện pháp rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả giáo dục nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa các tác động xấu có thể xẩy ra.
Kiểm tra y học là một bộ phận của y học và là thành phần hữu cơ của hệ thống giáo dục thể chất. Kiểm tra y học trong quá trình giáo dục thể chất nghiên cứu trạng thái sức khoẻ, mức độ tập luyện của người tập dưới tác động của quá trình tập luyện. Nó cho phép giáo viên cũng như bản than người tập có thể phát hiện kịp thời những biến đổi trong cơ thể và trên cơ sở đó, tiến hành lập kế hoạch tập luyện chính xác và tăng cường sức khỏe.
Nhiệm vụ chính của công tác kiểm tra y học là đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả của tất cả các hình thức và phương tiện giáo dục thể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_ly_luan_giao_duc_the_chat.doc