Giáo trình Marketing căn bản (Phần 2)

MỤC LỤC Trang

Chương 1 : Nhập môn Marketing 6

1. Sư ra đời và phát triển cuả Marketing. 10

2. Khái niệm Marketing 16

3. Vai trò và chức năng của Marketing

Chương 2 : Phân tích môi trường Marketing 19

1. Môi trường vi mô 19

2. Môi trường vĩ mô

Chương 3 : Thị trường và Hành vi khách hàng. 32

1. Khái niệm về thị trường 33

2. Hành vi mua hàng của khách hàng tiêu dùng 33

3. Hành vi mua hàng của tổ chức 38

Chương 4 : Nghiên cứu Marketing 43

1. Khái niệm nghiên cứu Marketing 43

2. Qui trình nghiên cứu Marketing 45

Chương 5 : Phân khúc thị trường-Lựa chọn thị trường mục tiêu-Định vị

thương hiệu 50

1. Phân khúc thị trường. 50

2. Lưa chọn thị trường mục tiêu. 53

3. Định vị trong thị trường. 54

Chương 6 : Chiến lược sản phẩm. 60

1. Khái niệm về sản phẩm 60

2. Chiến lược sản phẩm. 62

3. Chiến lược triển khai sản phẩm mới. 63

4. Các chiến lược theo chu kỳ sống của sản phầm 66

Chương 7 : Chiến lược định giá. 71

1. Vai trò, ý nghiã và mục tiêu của việc định gía. 71

2. Các yếu tố cần xem xét khi định giá. 72

3. Phương pháp tiếp cận tổng quát về định giá. 73118

4. Các chiến lược giá cho sản phẩm mới 74

5. Các phương pháp điều chỉnh giá 75

Chương 8 : Chiến lược phân phối. 78

1. Vai trò cuả phân phối 78

2. Kênh phân phối . 79

3. Các quyết định phân phối. 82

Chương 9 : Chiến lược xúc tiến. 85

1. Khái niệm về chiêu thị. 85

2. Đặc điểm của mỗi công cụ chiêu thị 87

3. Phối thức chiêu thị. 88

Chương 10 : Kế Hoạch tổ chức thực hiện Marketing 92

1. Tổ chức thực hiện và chương trình Marketing 92

2. Kết quả Marketing 94

3. Tổ chức Marketing 96

4. Thực hiệm Marketing 100

pdf57 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Marketing căn bản (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kém. 2.2 Khuyến mãi 2.2.1Khuyến mãi là gì ? là sự khích lệ trong ngắn hạn nhằm khuyến khích việc mua một sản phẩm nhất định. Mục đích của khuyến mãi là thúc đẩy người tiêu dùng mua nhiều hơn, khuyến khích dùng thử, thu hút khách hàng mới. Dẫn dụ các trung gian marketing bán những mặt hàng mới, tồn kho nhiều hơn, cố gắng tìm những khách tiêu thụ mới, kích thích bán hàng trong mùa vắng khách. 2.2.2 Các hình thức khuyến mãi bao gồm : tặng hàng mẫu, tặng phiếu thưởng, phiếu mua hàng, giảm giá trong kỳ khuyến mãi, xổ số, thi đố, giải thưởng, tặng quà miễn phí, gói hàng chung, 2.2.3 Đặc điểm của khuyến mãi : các hoạt động khuyến mãi giúp đẩy mạnh được việc tiêu thụ, tăng doanh số nhanh chóng, mạnh mẽ. Nhưng khuyến mãi chỉ có tác dụng ngắn hạn, không thể khuyến mại thường xuyên, không xây dựng được hình ảnh tốt đẹp cho nhãn hiệu. 2.3 Chào hàng cá nhân 2.3.1Chào hàng cá nhân là gì ? Đây là hoạt động chiêu thị trực tiếp thông qua những cuộc đối thoại giới thiệu sản phẩm nhằm mục đích bán hàng, giữa nhân viên bán hàng với một hoặc vài khách hàng tương lai. Phương thức này thường được tiến hành trên cơ sở gặp mặt trực tiếp hoặc qua điện thoại. 2.3.2 Mục đích của chào hàng cá nhân là: 90 •Tìm kiếm khách hàng •Thuyết phục họ mua sản phẩm •Làm cho họ hài lòng để họ mua nữa 2.3.3 Đặc điểm của chào hàng cá nhân: Phương thức chào hàng cá nhân có sự tiếp xúc liên lạc với khách hàng nên có thể vun xới tình cảm, nhận được thông tin phản hồi ngay, cho phép giảm nhiều thời gian cho việc tiếp xúc với những người không phải là khách hàng tiềm năng. Đây là phương thức tốt nhất để truyền thông cho những sản phẩm gía trị cao, nhiều đặc tính kỹ thuật. Tuy nhiên, chào hàng cá nhân có chi phí tính trên đầu người cao, trong một số trường hợp và hoàn cảnh cụ thể việc bán được nhiều hàng hay không phụ thuộc vào tài năng của nhân viên bán hàng. 2.4 Tuyên truyền 2.4.1 Tuyên truyền là gì ? là việc truyền thông bằng cách gieo những tin tức có ý nghiã thương mại cho nhãn hiệu, cho công ty một cách thuận lợi trên sân khấu, trên radio, tivi mà không phải mất tiền . 2.4.2 Mục đích của tuyên truyền: cho công chúng biết về những điều tốt đẹp mà công ty đang thực hiện bằng cách cung cấp những mẫu tin hay hình ảnh cho báo chí, đài phát thanh hay đài truyền hình địa phương. Tạo sự quen thuộc với nhãn hiệu như tài trợ cho các hoạt động văn nghệ, thể thao, cấp học bổng cho sinh viên,... Qua đó nâng cao được uy tín cho công ty, tạo hình ảnh kinh doanh đúng đắn, vì sự phát triển của xã hội, của cộng đồng, xây dựng và duy trì được các mối quan hệ với các giới công chúng. 2.4.3 Đặc điểm của tuyên truyền: là công cụ tạo niềm tin cao, vượt qua sự cảnh giác cảm nhận của công chúng, tác dụng mạnh, đạt hiệu quả cao, có thể thực hiện với chi phí rất ít hoặc không tốn kém gì cả. Mặc dù vậy, chỉ có thể dùng khi có dịp. 3. PHỐI THỨC CHIÊU THỊ Khi quyết định và triển khai các công cụ chiêu thị công ty cần phối hợp chúng một cách hợp lý nhằm đạt được mục tiêu marketing một cách hiệu qủa nhất. Sự phối hợp này được gọi là phối thức chiêu thị (promotion-mix). Nhà tiếp thị phối hợp các công cụ chiêu thị sẽ căn cứ vào đặc điểm của mỗi công cụ, theo ưu điểm và hạn chế của chúng, căn cứ theo đặc điểm của khách hàng mục tiêu như mức độ sẵn sàng của khách hàng 91 đối với sản phẩm, căn cứ theo chiến lược marketing của công ty là đẩy hay kéo, hay là vừa đẩy vừa kéo. Căn cứ theo giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm, theo khả năng tài chính dành cho marketing, và căn cứ theo những diễn biến cụ thể trên thương trường. Căn cứ vào ưu điểm và hạn chế của mỗi công cụ chiêu thị, công ty sử dụng quảng cáo nhiều hơn khi tiếp thị ở thị trường sản phẩm tiêu dùng, nhưng khi tiếp thị cho sản phẩm công nghiệp thì sử dụng chào hàng cá nhân sẽ có hiệu quả cao hơn. Hình 14 Căn cứ theo mức độ sẵn sàng của khách hàng đối với sản phẩm, công ty sử dụng quảng cáo nhiều để làm cho khách hàng sự nhận biết về sản phẩm, nhưng khi khách hàng đã mua, để khách đặt mua nữa và mua nhiều hơn thì công ty sử dụng khuyến mãi sẽ có hiệu quả cao hơn. 92 Hình 15 Nếu chiến lược marketing của công ty đã chọn là đẩy thì nhà tiếp thị phải chọn các công cụ chiêu thị có hiệu quả cao để tiếp cận với các trung gian phân phối như chào hàng cá nhân. Nếu chiến lược marketing của công ty đã chọn là kéo thì nên dùng quảng cáo, tuyên truyền là các công cụ truyền thông có tính đại chúng cao để tiếp cận với người tiêu dùng cuối cùng. Hình 16 93 TÓM TẮT BÀI Chiêu thị là các hoạt động truyền thông trong marketing từ người bán đến người mua. Mục đích của chiêu thị là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cố thái độ và lòng tin tưởng của khách hàng về sản phẩm của công ty, gợi nên sự thích thú, tăng lòng ham muốn mua hàng của họ và đi đến hành động mua hàng. Các công cụ chính của chiêu thị là: quảng cáo, khuyến mãi, chào hàng và bán hàng cá nhân, tuyên truyền và quan hệ công chúng. Mỗi công cụ này có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Do đó, sự phối hợp sử dụng chúng một cách hợp lý sẽ tạo nên hiệu quả cao cho công ty. Nhà quản trị marketing đưa ra các quyết định phối hợp các công cụ chiêu thị hợp lý phải dựa vào đặc điểm của mỗi công cụ, mức độ sẵn sàng của khách hàng đối với sản phẩm, dựa theo chiến lược marketing của công ty là đẩy hay kéo, theo giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm, theo khả năng tài chính dành cho marketing, và những diễn biến cụ thể trên thương trường. CÂU HỎI 1.Lập bảng so sánh đặc điểm của quảng cáo và khuyến mãi, của quảng cáo và chào hàng cá nhân, của quảng cáo và tuyên truyền. 2.Hãy chọn một mẩu quảng cáo trên ti vi mà bạn thích, thử lý giải sự thích thú của mình theo nguyên tắc A.I.D.A (Vì sao bạn đã chú ý đến mẩu quảng cáo ấy, do các yếu tố nào : màu sắc, âm thanh, tình huống,? Bạn thích thú nó do gì? Bạn có ham muốn sở hữu, hay sử dụng, hay chỉ là gặp một lần cho biết,.. Bạn đã có hành động gì, gọi điện thoại hỏi thông tin chi tiết hơn về sản phẩm, cách thức giao hàng, mua thử, khi xem quảng cáo hay không?). 3.Bạn hãy thu thập thông tin về giá biểu quảng cáo và số lượng phát hành của báo Tuổi Trẻ, Thanh niên, Người Lao Động,. và đưa ra nhận xét của mình. 4.Tầm quan trọng của các công cụ chiêu thị đối với hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp khác nhau như thế nào ?. Bạn hãy minh họa điều này bằng ví dụ thực tiễn. 94 CHƯƠNG X TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIỂM TRA CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH MARKETING Tổ chức thực hiện marketing là tiến trình chuyển các chiến lược và chương trình marketing thành những hoạt động marketing trên thực tế nhằm thành đạt các mục tiêu marketing đã đề ra mộ t cách có hiệu quả. Trong khi việc phân tích và hoạch định chiến lược marketing là xác đị nh một cách rõ ràng cái gì và tại sao của những hoạt động marketing, thì việc thực hiện nhắm tìm câu trả lời: ai, ở đâu, khi nào, và làm thế nào để biến các ý tưởng chiến lược trở thành hiện thực. Chi ến lược và việc thực hiện có quan hệ mật thiế t với nhau. Thứ nhất, chiến lược xác định những hoạt động thực thi nào là cần thiết. Chẳng hạn, quyết định "thu hoạch" một sản phẩm nào đó phải được chuyển thành những việc làm cụ thể như phân ph ối ngân sách ít hơn cho sản phẩm đó, chỉ thị cho nhân viên bán có thể tăng giá lên, và tập trung các nỗ lự c quảng cáo cho những sản phẩm khác. Thứ hai, sự lựa ch ọn chiến lược tùy thuộc rất nhiều vào khả năng đảm bảo các nguồn lực của doanh nghiệp để thực thi chi ến lược. Thành tích nghèo nàn có thể là kết quả từ những chiến lược nghèo nàn, hoặc từ những chiến lược tốt nhưng được thực hiện một cách kém cỏií. 1. Nguyên nhân dẫn đến việc thực thi kém hiệu qủa Việc thực hiện chiến lược kém hiệu quả là do những nguyên nhân sau đây. - Việc hoạch định biệt lập. Kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp thường do "các chuyên viên kế hoạch" cấp doanh nghiệp thảo ra, mà những người này có thể không liên hệ chặt chẽ với những người quản trị marketing vốn phải thực thi chiến lược. - Những cân nhắc chọn lựa giữa các mục tiêu lâu dài và trước mắt. Các doanh nghiệp thiết kế chiến lược marketing nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn. Thế nhưng những người quản trị marketing, những người thực thi các chiến lược đó thường được thưởng vì doanh số, sự phát triển, hoặc lợi nhuận ngắn hạn. Khi đối diện với sự chọn lựa giữa chiến lược dài hạn và thành tích trước mắt, những người quản trị marketing thường thiên về lợi ích ngắn hạn. Có thể họ đã đáp ứng được những mục tiêu thành tích ngắn hạn và đã nhận được những sự đánh giá cao, nhưng việc làm của họ sẽ làm tổn hại đến chiến lược dài hạn và vị thế của doanh nghiệp. 95 - Chống lại sự thay đổi. Những hoạt động hiện tại của doanh nghiệp đều được phải được thiết kế nhằm đảm bảo thực thi thành công các chiến lược. Thế nhưng ở nhiều doanh nghiệp, những chiến lược mới không phù hợp với các khuôn mẫu và tập quán đã có của nó sẽ bị chống lại. Và chiến lược càng khác biệt nhiều với cái cũ, sự chống lại việc thực thi nó càng lớn. Đối với những chiến lược mới, việc thực thi có th ể phá vỡ các mô hình tổ chức truyề n thống trong doanh nghiệp và cả những cấu trúc hoạt động đã có của các nhà cung cấp và các tổ chức khác của kênh phân phối. - Thi ếu những kế hoạch thực hiện cụ thể. Một số chiến lược được thực thi nghèo nàn là do những người lập kế hoạch không tri ển khai các kế hoạch thực thi chi tiết và thiếu sự kết hợp đồng bộ các kế ho ạch bộ phậ n thành một chươ ng trình toàn diện triển khai theo kế hoạch tiến độ để đạt nhữ ng mục tiêu chuyên biệt, và phân công trách nhiệm không rõ ràng cho những người thực hiện. 2. Tiến trình thực hiện M ọi ngườ i ở tất cả các cấp của hệ thống marketing đều phải phối hợp vớ i nhau để thực thi các chiế n lược marketing. Bên trong bộ phận marketing, nhữ ng người làm quảng cáo, bán hàng, nghiên cứu thị trường, và triển khai sản phẩm đều phải thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho kế hoạch chi ến lượ c. Những nhân viên marketing này ph ải phối hợp công việ c của mình với những người ở các bộ phận khác trong doanh nghiệp - nghiên cứu và phát triển, sản xuất, thu mua, tài chính,... Các cá nhân và tổ chứ c thuộc hệ thống marketing bên ngoài doanh nghiệp như những người cung cấp, nhữn ng ười bán sỉ và bán lẻ, các cơ sở quảng cáo, nh ững nhóm bảo vệ lợ i ích công chúng, chính quyền đều có thể hỗ trợ hay gây trở ngại cho những cố gắng thực thi các chi ến lượ c marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải triển khai những cấu trúc và hệ thống hiệu quả nhằm phố i hợp tất cả những hoạt động này lại với nhau thành một phương án hành động hiệu quả. Tiến trình thực thi đượ c trình bày trong hình 9.1, bao gồm năm hoạt động tương tác: Triển khai chương trình hành động, xây dựng cơ cấu tổ chức, thi ết kế các hệ thống quyết định và tưởng thưởng, phát triển nguồn lực con người, và thiết lập một bầu không khí quản trị cũng như phong cách của doanh nghiệp. a. Triển khai chương trình hành động Để thực thi các chiến lược marketing, mọi thành viên ở tất cả các cấp của hệ thống marketing đều phải đưa ra những quyết định và hoàn thành những nhiệ m vụ nhấ t định. Những người quản trị marketing cộng tác v ới những ng ười quản trị khác của doanh nghiệp để đảm 96 bảo nguồn lực cần thiết và ưu tiên cho những sản phẩm mới có nhiều tri ển vọng thành công. Họ thảo luận với bộ phận nghiên cứu và phát triển về thiết kế sản phẩm, với bộ phận sản xuất về cấp độ chất lượng, sản xuất và lưu kho, với bộ phận tài chiïnh về kinh phí, với bộ phận pháp lý về đăng ký phát minh và những vấn đề an toàn sản phẩm, với bộ phận nhân sự về việc huấn luyện và bố trí nhân viên. 2.KẾT QUẢ MARKETING Để thực hiện thành công các chiến lược, doanh nghiệp phải triển khai một chươ ng trình hành động chi tiết. Chương trình này định rõ những quyết định và công việc chủ yế u cần thiết để biến các chiến lược marketing thành những hoạt động thực tế trên thị trường. Chương trình hành động cũng phân công trách nhiệm về vi ệc quyết định và công việc cho các bộ phận và thành viên của doanh nghiệp. Cuố i cùng,chương trình hành động còn bao gồm một kế hoạ ch tiến độ chỉ rõ khi nào thì phải đưa ra các quyết định, khi nào thì phải thực hiện các công việc và khi nào thì những đi ểm mốc chiếc lược phải được thực hiện, ai sẽ làm điều đó và các quy ết định cũng như hành động sẽ được phối hợp ra sao để đạt được những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. b. Xây dựng cơ cấu tổ chức hiệu quả Cơ cấu tổ chức chính thức của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc th ực hi ện chiến lược marketing. Cơ cấu tổ chức xác định và phân chia nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhân viên cụ thể, thiết lập những tuyến thẩm quyền và mối liên hệ, phối hợp các quyết định cũng như công việc trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp với nhữ ng chiến lượ c khác nhau thì cần đến các cơ cấu tổ chức khác nhau. Doanh nghiệp cầ n thiế t kế một c ơ cấu tổ chức phù hợp với việc triển khai ý đồ chiến lược, các đặc đi ểm của doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Cơ cấu tổ chức phân chia nhiệm vụ của doanh nghiệp thành những công việc được xác định rõ ràng và có thể quản lý được cho các bộ phận và nhân viên nhằm t ạo được hiệu quả thông qua việc chuyên môn hoá chức năng hoạt động của họ. Cơ cấu tổ chức còn tạo nên sự phố i hợ p nhữ ng quyết định và hoạt động chuyên môn hoá này bằng cách xác định các mối quan hệ chính thức giữa các 97 nhân viên và các bộ phận, cũng như những mối quan hệ quyền hạn và hệ thống thông tin quản trị. c. Thiết kế hệ thống ra quyết định và động lực thúc đẩy Doanh nghiệp cũng phải thiết kế những hệ thống quyết định và động lực thúc đẩy hỗ trợ cho các chiến lược marketing của mình. Các hệ thống ấy bao gồm những thể thức hoạt động chính th ức và bán chính thức có tác dụng hướng dẫn và tiêu chuẩn hoá nhữ ng hoạt động như lập kế hoạch, thu th ập và sử dụng thông tin, dự tính các nguồn lực vật chất và con người, tuyển chọn và huấn luyện, đo lường và kiểm tra thành tích, đánh giá và động viên, thúc đẩy nhân viên. d. Phát triển nguồn lực con người Các chiến lược marketing được thực hiện bởi nhiều người trong và ngoài doanh nghiệp. Việc thực thi thành công đòi hỏi phải hoạch định cẩn thận ngu ồn lực con ngườ i. Ở tất cả các cấp, doanh nghiệp cầ n b ố trí vào cấu trúc và các hệ thống của mình những người có khả năng, động cơ và phẩm chất cần thiết cho việc thực thi chiến lược. Doanh nghi ệp cũng phải quyết định về tỷ lệ các nhà quản trị và nhân viên ở các cấp quản trị. Nhiều doanh nghiệp tiến hành cắt giảm các chức vụ ở cấp doanh nghiệp và bộ phậ n khác, để giảm bớt chi phí hành chính và đưa quyế t định đến những người trực tiếp thi hành. Sự tuyển lựa và phát triển các nhà quản trị có tính chất quy ết định đặc biệt đối với việc thực thi chiến lược. Những chiến lược khác nhau đòi hỏi phải có những nhà quản trị khác nhau v ới những phẩm chất và kỹ năng khác nhau. Những chiến lược mạo hiểm cần những quả n trị viên có kỹ năng nh ạy bén, những chiến lược duy trì đòi hỏi các nhà quản trị phải có các kỹ năng về tổ chức và quản lý, và nhữ ng chiến lược phòng ngự đòi h ỏi các nhà quản trị kỹ năng về cắt giảm chi phí. Thế nên doanh nghiệp phả i biết bố trí các nhà quản trị phù hợp với các yêu cầu của chiến lược đang được thực hiện. e. Thiết lập bầu không khí và nền văn hoá của doanh nghiệp B ầu không khí và nền v ăn hoá của doanh nghiệp có ảnh hưở ng rất quan trọng đến tư duy và hành động và cách thức ứng xử của những người ra quyết định và thực thi chiến lược. B ầu không khí của tổ chức thể hiện cách thức mà các nhà quản trị hợp tác với những người khác trong công việc chung. Một số nhà quản trị có phong cách độ c đoán, họ ra lệnh, ít chịu ủy quyền, kiểm soát chặt chẽ và chú trọng đến sự liên lạc - báo cáo thông qua những kênh thông tin chính thứ c. Những người khác thì có phong cách dân chủ hơ n, họ giao nhiệm v ụ và quyền hạn, cộng tác hơn là ra lệnh, khuyến 98 khích các cộng sự có sáng kiến và liên lạc một cách thân mật không câu nệ nghi th ức. Không có phong cách quản trị nào tốt nhất cho tất cả mọi tình huống. Những chiế n lược khác nhau có th ể cần đến những phong cách lãnh đạo khác nhau, và nó thay đổ i tuỳ vào cấu trúc, nhiệm vụ, con người và hoàn cảnh của doanh nghiệp và môi trường. Nền văn hoá của doanh nghiệp là một hệ thống những giá trị và niềm tin mà mọi người trong một tổ chức cùng chia xẻ. Nó thể hiện bản sắc, triết lý kinh doanh và ý nghĩa cộng đồng trong doanh nghiệp. Nền văn hoá định hướng cách thức ứng xử sự của mọi người trong tất cả các cấp của doanh nghiệp. Phong cách quản trị và nền văn hoá của doanh nghiệp là những chuẩn mực giá trị được các thành viên của doanh nghiệp thừa nhận và chia xẻ , nó định hướng và thúc đẩy họ trong việc ra quyết định và thực hiện nhiệm v ụ. Nhữ ng chiế n lược không phù hợp với phong cách quản trị và văn hoá của doanh nghiệp sẽ khó có khả năng thực thi một cách thành công. - Các mối quan hệ giữa nhiệm vụ, cơ cấu, hệ thống, nhân sự và nền văn hoá Để thực hiện có hiệu quả, t ất cả các hoạt động của hệ thống đều phải hỗ trợ cho chiến lược mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Những chương trình hành động, cơ cấu tổ chức, các hệ thống quyết định và động lực thúc đẩy, phong cách quản trị và nền văn hoá của doanh nghiệp phải thống nhất với nhau. Nhân sự của doanh nghiệp phải có những kỹ năng cần thiết để ra quyết định và hoàn thành các nhiệm vụ cần cho việc thực thi chiến lượ c. Các động lực thúc đẩ y phải độ ng viên được nhân viên nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của chi ến lược. Nhân sự sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu họ đồng nhất với phong cách quản trị và nền văn hoá của doanh nghiệp. 3. TỔ CHỨC MARKETING 1. Sự phát triển của bộ phận marketing Trong qúa trình phát triển của mình, marketing đ ã từ một chức năng bán hàng đơn giản trở thành một nhóm các hoạt động phứ c tạp, mà không phải bao giờ cũng kết hợp tốt với nhau và với các bộ phận khác của doanh nghiệp. Bộ phận marketing ngày nay là sản phẩm của cả một quá trình phát triển lâu dài, trải qua năm giai đoạn với các hình thức tổ chức khác nhau. 99 Bộ phận bán hàng đơn giản Trong doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh được tiến hành với năm chức năng cơ bản. Phả i có người nào đó dứng ra quản lý vốn (tài chính), thuê người (nhân sự), sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ (sản xuất), bán nó đi (tiêu th ụ), và ghi chép sổ sách (kế toán). Chức năng bán hàng được đặ t dưới quyề n chỉ đạo của một phó giám đốc tiêu thụ. Khi cần nghiên cứ u marketing hay quảng cáo, phó giám đốc tiêu thụ thực hiện luôn những chức năng đó (hình 13.2.a). Bộ phận bán hàng kiêm các chức năng marketing Khi doanh nghiệp cần mở rộng để phục vụ nhữ ng khách hàng mới hay địa bàn mới, nó cần tăng cường những chức năng marketing nh ất định, không liên quan đến việc bán hàng, như nghiên cứu marketing để tìm hiểu nhu cầu khách hàngvà tiềm năng thị trường, quảng cáo và đảm b ảo dịch vụ cho khách hàng,... Phó giám đốc tiêu thụ sẽ cần phả i thuê các chuyên gia để hoàn thành các chức năng marketing khác này, hay thuê một người quản trị marketing để quản trị những chức năng đó (hình 13.2.b). Bộ phận marketing riêng biệt Sự phát triển liên tục của doanh nghiệp đẫ làm tăng khả năng đầu tư có hiệu quả vào các chức năng khác của marketing như nghiên cứu thị trườ ng, phát triển sản phẩm mớ i, quảng cáo và khuyến mãi, dịch vụ khách hàng, có liên quan với hoạt động của lực lượng bán hàng. Lúc này doanh nghiệp sẽ thấy cần thiết lập một bộ phận marketing riêng biệt, đặt dưới quyền chỉ đạo của một phó giám đốc marketing. Ởí giai đoạn này, bán hàng và marketing là hai chức nă ng tách riêng trong tổ chức đó, nhưng vẫn yêu cầu phối hợp chặt chẽ với nhau (hình 13.2.c). Bộ phận marketing hiện đại Mặc dù hai phó giám đốc tiêu thụ và marketing cần làm việc ăn ý với nhau, nhưng đôi khi quan hệ giữa họ trở nên căng thẳng và có những bi ểu hiện trụ c trặc. Phó giám đốc tiêu thụ muốn b ộ phận bán hàng có v ị trí quan trọng h ơn trong marketing -mix , và mọi nỗ lực đều t ập trung cho việc gia tăng mức tiêu thụ hiện tại. Phó giám đốc marketing lại muốn có quyền hạn và ngân sách nhiều hơn cho các hoạt động không phải của lực lượng bán hàng, và mọi cố gắng đều nhằm vào việc 100 hoạ ch định đúng đắn chi ến lượ c marketing để dáp ứng được những nhu cầu lâu dài của khách hàng. Để giải quyết mâu thuẫn, giám đốc công ty có thể chỉ thị cho phó giám đốc điều hành xử lý những mâu thẫn phát sinh, hay giao hoạt động marketing trở lại cho phó giám đốc tiêu thụ, hoặc giao cho phó giám đốc marketing phụ trách tất cả các chức n ăng, kể cả lực lượng bán hàng.Cách giải quyết cuối cùng này tạo cơ sở cho việc tổ ch ức bộ phận marketing hiện đại đặt dưới quyề n lãnh đạo của phó giám đốc điều hành marketing và tiêu thụ với những người quản trị riêng từng chức năng marketing, kể việc quản trị tiêu thụ (hình 13.2.d). Công ty marketing hiện đại Một công ty có thể có một bộ phận marketing hiện đại mà chưa hoạt động như một công ty marketing hiệ n đại. Khi các quan niệm về marketing phát triển, coi marketing là một quá trình trọn vẹn của những nỗ lực của tất cả các bộ phận của công ty nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng của thị trường, lúc đó công ty mới trở thành một công ty marketing hiện đại. 2. Những hình thức tổ chức bộ phận marketing Các bộ phận marketing hiện đại có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức tổ chứ c phải cho phép b ộ phận marketing phục vụ được theo bốn chiều c ơ bản của hoạt động marketing: các chức năng, khu vực địa lý, sản phẩm và thị trường khách hàng. Tổ chức theo chức năng Hình thức phổ biến nhất của cách tổ chức marketing là tổ chức theo chức năng, theo đó những chuyên gia về các chức năng marketing trực thuộc một phó giám đốc marketing, người có trách nhiệm phối hợp các hoạt động của h ọ. Các chuyên gia marketing có thể làm việc trong các lĩnh vực quản trị hành chính marketing, quảng cáo và khuyến mãi, tiêu thụ, nghiên cứu marketing, sản phẩm mới. Có thể có thêm các chuyên gia phụ trách các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, hoạch định marketing, phân phối sản phẩm vật chất. Lợi thế chủ yếu của việc tổ chức theo chức năng là sự đơn giản v ề mặt hành chính, song hình thức này sẽ mất đ i tính hiệu quả khi s ản phẩm và thị trường của doanh nghiệp tăng lên. Trước hết là việc hoạch định đối với những sản phẩm và thị trường cụ thể không sát với thực tê,ú không có ai trách nhiệm về bất kỳ sản ph ẩm và thị trườ ng nào. Thứ hai mỗi nhóm chức năng đều muốn tranh giành nhau để có đượ c ngân sách nhiều hơn cũ ng như địa vị cao hơ n so với những chức năng khác. Phó giám đốc marketing luôn phải cân nhắc những yêu cầu và khiếu nại của chuyên gia chức năng cạnh tranh nhau và phải đối diện với một vấn đề phối hợp rất khó khăn. Tổ chức theo địa lý Một doanh nghiệp bán hàng trong thị trường cả nước thường tổ chức lự a chọn lực lượng bán của mình (và đôi khi những chức năng khác) theo các 101 khu v ực địa lý. Người quản trị bán hàng toàn quốc có thể giám sát những người quản trị bán hàng theo khu vực. Mỗi người quản trị bán hàng khu vực điều khiển các quản trị bán hàng theo từng địa bàn nhỏ hơn, mỗi người quản trị địa bàn điều khiển nhiều nhân viên bán hàng. Phạm vi kiểm tra tăng dần lên khi chúng ta đi từ người quả n trị bán hàng toàn quốc đế n quản trị bán hàng theo địa bàn. Phạm vi ki ểm tra hẹp hơn cho phép các nhà quản trị dành nhiều thời gian hơn cho cấp dướ i vì công việc bán hàng rất phức tạp, nhân viên bán hàng được trả lương cao hơn và tác động của người bán hàng lên lợi nhuận rất lớn. Tổ chức theo sản phẩm Nhữ ng doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sả n phẩm hay nhãn hiệu thường thành lập tổ chức quản trị theo sả n phẩ m hay nhãn hiệu. T ổ chức quản trị theo sản phẩm không thay thế cho tổ chứ c quả n trị theo chức năng, nhưng đóng vai trò như một cấp qu ản trị khác. Tổ chức quản trị theo sản phẩm đượ c đặt d ưới quyền một người quản trị sản phẩm. Người quản trị sản phẩm giám sát những người quản trị loại s ản phẩm, và những người quản trị loại sản phẩm này lại giám sát những người quản trị sản phẩm và nhãn hiệu cụ thể. Vai trò của người quản trị sản phẩm là tri ển khai các kế hoạch sản phẩm, xem xét việc thực hiện chúng, dự báo các kết quả, và hiệu chỉnh. Người quản trị triển khai một chiến lượ c cạnh tranh cho sản phẩm, soạn th ảo một kế hoạch marketing và tiên đoán mức tiêu thụ , cộng tác với các cơ sở quảng cáo để triển khai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_marketing_can_ban_phan_2.pdf