Giáo trình mô đun Điều khiển tàu khai thác hải sản

Lời giới thiệu . 2

Mục lục . 4

Bài 1: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới kéo đơn . 7

Mục tiêu . 7

A. Nội dung . 7

1. Kiến thức liên quan . 7

1.1. Tàu lưới kéo đơn . 7

1.2. Cấu tạo của lưới kéo đơn . 9

2. Công tác chuẩn bị . 11

3. Điều khiển tàu . 11

3.1. Điều khiển tàu thả lưới . 11

3.2. Điều khiển tàu dắt lưới . 13

3.3. Điều khiển tàu thu lưới . 14

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 17

C. Ghi nhớ . 17

Bài 2: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới kéo đôi . 18

Mục tiêu . 18

A. Nội dung . 18

1. Kiến thức liên quan . 18

1.1. Tàu kéo đôi công suất từ 200 CV đến 300 CV . 18

1.2. Tàu kéo đôi công suất từ 400 CV đến 500 CV . 19

1.3. Cấu tạo của một vàng lưới kéo đôi . 20

2. Công tác chuẩn bị . 20

3. Điều khiển tàu . 21

3.1. Điều khiển tàu thả lưới . 21

3.2. Điều khiển tàu dắt lưới . 23

3.3. Điều khiển tàu thu lưới . 24

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 26

C. Ghi nhớ . 26

Bài 3: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới vây . 27

Mục tiêu . 27

A. Nội dung . 27

1. Kiến thức liên quan . 27

1.1. Phân loại lưới vây . 27

1.2. Cấu tạo lưới vây . 27

1.3. Hình dạng của lưới vây trong quá trình đánh bắt . 29

1.4. Tàu lưới vây . 295

2. Công tác chuẩn bị . 29

3. Điều khiển tàu . 30

3.1. Điều khiển tàu thả lưới . 30

3.2. Điều khiển tàu thu lưới . 32

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 32

C. Ghi nhớ . 32

Bài 4: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới rê . 33

Mục tiêu . 33

A. Nội dung . 33

1. Kiến thức liên quan . 33

1.1. Phân loại lưới rê . 33

1.2. Cấu tạo lưới rê . 33

2. Công tác chuẩn bị . 35

3. Điều khiển tàu . 35

3.1. Điều khiển tàu thả lưới . 35

3.2. Điều khiển tàu trôi lưới . 37

3.3. Điều khiển tàu thu lưới . 38

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 39

C. Ghi nhớ . 39

Bài 5: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng nghề câu . 40

Mục tiêu . 40

A. Nội dung . 40

1. Một số nghề câu chính . 40

1.1. Câu tay . 40

1.2. Câu cần . 40

1.3. Câu vàng cá đáy . 41

1.4. Câu vàng cá ngừ . 42

2. Công tác chuẩn bị . 44

2.1. Chuẩn bị ngư cụ . 44

2.2. Chuẩn bị về hàng hải . 44

3. Điều khiển tàu . 44

3.1. Điều khiển tàu câu vàng cá đáy . 44

3.2. Điều khiển tàu câu vàng cá ngừ . 45

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 46

C. Ghi nhớ . 46

Hướng dẫn giảng dạy mô đun . 47

I. Vị trí, tính chất của mô đun . 47

II. Mục tiêu . 47

III. Nội dung chính của mô đun . 47

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành . 48

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập . 526

VI. Tài liệu tham khảo . 53

Danh sách Ban chủ nhiệm . 54

Danh sách Hội đồng nghiệm thu . 54

pdf55 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Điều khiển tàu khai thác hải sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh 2-1 : Sơ đồ bố trí mặt boong của tàu kéo đôi công suất từ 200 CV đến 300CV 1.2. Tàu kéo đôi công suất từ 400 CV đến 500 CV Các thông số kỹ thuật của tàu như sau: - Chiều dài lớn nhất: Lmax = 27,09m. - Chiều rộng lớn nhất: Bmax = 6,02m. - Mớn nước: T = 2,4m. - Công suất máy chính: 500cv . - Công suất máy phụ: 25 cv - Vật liệu vỏ tàu: Gỗ ( hoặc sắt). Sơ đồ bố trí mặt boong được thể hiện trên hình vẽ: Hình 2-2: Tàu kéo đôi công suất từ 400 CV đến 500 CV 20 1.3. Cấu tạo của một vàng lưới kéo đôi Hình 2-3: Bản vẽ tổng thể lưới kéo đôi 2. Công tác chuẩn bị Trước khi điều khiển tàu đánh bắt hải sản trên biển, để đảm bảo an toàn cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị sau: - Kiểm tra các thiết bị hàng hải - Kiểm tra hệ thống lái, đèn tín hiệu, các dấu hiệu - Kiểm tra dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ thả lưới - Sắp xếp lưới đúng vị trí, thứ tự - Xác định hướng gió, hướng dòng nước - Xác định điểm bắt đầu thả lưới - Xác định tốc độ thả lưới - Các định hướng dắt lưới 21 3. Điều khiển tàu 3.1. Điều khiển tàu thả lưới - Thả lưới là công đoạn kỹ thuật đầu tiên của quá trình sản xuất trên biển. - Sau khi xác định vị trí thả, hướng và tốc độ của gió, nước khi được lệnh thả lưới thì dẫn tàu tới vị trí thả lưới theo hướng định dắt lưới. - Báo chuông ngừng máy và ra lệnh ném túi lưới (kéo 1 hồi chuông) xuống nước. Do trớn của tàu, thân lưới và cánh lưới tiếp tục rơi xuống nước rồi tiếp theo là dây giềng trống, lúc này lưới trưởng quan sát xem lưới thả xuống có an toàn không? Lưới có bị vướng rách hay bị rối không ? Giềng trống trên và dưới có đúng không ? Nếu lưới không an toàn phải cẩu lưới lên để điều chỉnh, tiến hành xử lý sự cố và thả tiếp. - Phải quan sát đề phòng lưới áp vào chân vịt tàu. - Nếu tình hình an toàn, lưới trưởng bấm 1 hồi chuông ngắn ra lệnh tàu chạy tiến 1, đồng thời lúc này 2 khóa tam giác được cố định vào 2 cọc bích ở đuôi tàu lưới. - Tăng tốc độ tàu để lưới được duỗi thẳng và miệng lưới được mở đều trên mặt nước. - Tàu phụ (2) chạy áp sát tàu lưới và ném dây mồi cho tàu lưới. - Các thuyền viên trên tàu lưới nhận dây mồi và buộc dây đầu cánh vào dây mồi. - Các thuyền viên trên tàu phụ (2) kéo dây mồi và dây đầu cánh lưới lên tàu, liên kết với dây đỏi trên tàu dây bằng khóa chữ C. - Sau khi thuyền viên trên 2 tàu liên kết xong dây đầu cánh với dây đỏi tại khóa chữ A, bấm hồi chuông ra lệnh 2 tàu chạy tiến về trước. - Hai tàu đồng thời ra dây đỏi theo hiệu lệnh của hai tàu. Hai tàu ở vị trí song song theo hướng hành trình khi đã ra dây đỏi và dây kéo lưới. - Hai tàu chạy chậm bằng nhau cho đến khi lưới chìm xuống sát đáy. - Hai tàu đo dấu cáp, nếu dây cáp kéo ở hai tàu thả ra bằng nhau theo quy định, thì phanh chặt 2 trống tời trên 2 tàu và thả chốt hãm. - Lưới trưởng bấm 1 hồi chuông báo hiệu kết thúc quá trình thả lưới cho thuyền trưởng biết để báo hầm máy vận hành tốc độ vòng quay (hoặc mức ga) thích hợp ở cả 2 tàu, đồng thời ghi nhật ký khai thác. Chú ý: Chiều dài dây cáp kéo thả ra phụ thuộc vào độ sâu, thường dao động ở mức 4-5 lần độ sâu. Nếu độ sâu càng lớn, tỷ lệ này càng giảm. 22 - Điều khiển hai tàu để tăng khoảng cách giữa hai tàu cho đến khi đạt khoảng cách quy định (khoảng cách giữa 2 tàu phụ thuộc vào chiều dài dây cáp kéo, hay nói cách khác, phụ thuộc vào độ sâu ngư trường). - Giữ ổn định khoảng cách và tốc độ tàu suốt thời gian dắt lưới. Hình 2-4: Sơ đồ thả lưới kéo đôi Hình 2-5: Thả lưới xong tiến hành dắt lưới 23 3.2. Điều khiển tàu dắt lưới Dắt lưới là giai đoạn chính trong một mẻ lưới. Thời gian của giai đoạn này khoảng 2-4 giờ, tùy thuộc vào ngư trường nhiều hay ít cá. Đối với nghề lưới kéo đôi, hướng dắt lưới có thể thay đổi hoặc không thay đổi. Nếu không thay đổi, tay lái (vô lăng) được cố định theo hướng dắt lưới nhất định.. Hình 2-6: Sơ đồ điều khiển tàu dắt lưới Người trực ca bin buồng lái chỉ tập trung quan sát về an toàn hành trình, khoảng cách 2 tàu, quan sát tín hiệu cá hoặc các chướng ngại vật trên máy dò cá để có thể thay đổi hướng dắt Trong quá trình tàu dắt lưới phải thực hiện các quy định sau đây: - Giữ ổn định tốc độ vòng quay cho phép của máy chính trên 2 tàu để công suất máy được sử dụng ở mức tối đa nhằm tăng sức kéo của tàu. - Giữ hướng dắt lưới ổn định để lưới làm việc trong nước được cân đối và bảo đảm độ mở miệng lưới. - Trực ban hàng hải luôn theo dõi, xác định vị trí tàu, hướng nước, hướng gió, độ sâu và chướng ngại vật đáy biển (thể hiện trên máy đo sâu dò cá) khi độ sâu thay đổi từ 10 mét trở lên phải thông báo để điều chỉnh chiều dài dây cáp kéo thả ra cho phù hợp. - Điều khiển tàu đi đúng hướng đi và tốc độ - Thông tin liên lạc giữa 2 tàu - Cảnh giới 24 - Điều khiển tàu khi xẩy ra nguy cơ va chạm 3.3. Điều khiển tàu thu lưới 3.3..1. Chuẩn bị Trước giờ thu lưới 5 phút (đối với ban ngày) và 10 phút (đối với ban đêm) thuyền trưởng tàu lưới thông báo cho thuyền trưởng tàu dây và toàn bộ thủy thủ đoàn chuẩn bị thu lưới để họ trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động như quần áo, giày, ủng, mũ, găng tay (trời rét có quần áo ấm, trời mưa có áo mưa) và ra vị trí làm việc của mình 3.3..2. Điều khiển tàu thu lưới Công đoạn thu lưới kéo được tiến hành theo thứ tự ngược với thả lưới. Quá trình này được thực hiện như sau: - Khi có lệnh thu lưới, hai tàu giảm tốc độ và quay 1800 theo hướng dắt lưới, điều khiển tàu chạy chậm cùng tốc độ và song song với nhau. - Khởi động máy tời tiến hành thu dây kéo lưới, thời gian thu dây kéo phụ thuộc vào chiều dài cáp kéo và tốc độ thu của máy tời. - Sau khi thu hết dây cáp kéo, tiếp tục đến dây đỏi. - Tháo dây đỏi khỏi liên kết đầu cánh lưới, điều khiển tàu không thu lưới tiến lại gần tàu thu lưới, buộc dây đầu cánh vào dây mồi, ném sang tàu lưới. Hình 2-7: Sơ đồ thu lưới kéo đôi 25 - Tàu lưới nhận dây mồi, cho vào tang ma sát để kéo đầu cánh lưới lên tàu, cuối cùng là thân và đụt lưới hoặc có thể chỉ kéo phần đụt lưới lên tàu thông qua dây kéo đụt trong khi cánh lưới và thân lưới vẫn nằm dưới nước. Hình 2-8: Thu lưới kéo đôi - Khi túi lưới đã được thu lên tàu, mở dây thắt túi để lấy sản phẩm khai thác ra khỏi túi lưới. - Toàn bộ thủy thủ tàu thu lưới tập trung, phân loại sản phẩm theo từng loại, kích cỡ, rửa sạch bằng nước biển và đưa vào hầm bảo quản. Sản phẩm khai thác có thể bảo quản bằng nước đá lạnh hoặc muối mặn hay phơi khô tùy theo chất lượng và loại sản phẩm. Toàn bộ sản phẩm khai thác được đưa vào hầm bảo quản, mặt boong thao tác được rửa sạch, dây giềng trống và lưới được sắp xếp theo đúng vị trí. Đối với phương pháp chỉ thu túi lưới lấy cá, việc thả lưới được thực hiện ngay sau khi lấy hết sản phẩm từ túi lưới. 26 Hình 2-9: Cẩu túi chứa cá lên tàu B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành 1: Thực hành điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới kéo đôi (đối với tàu chính). Bài tập thực hành 2: Thực hành điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới kéo đôi (đối với tàu phụ). C. Ghi nhớ: - Ghi nhớ sơ đồ mặt boong tàu lưới kéo đôi. - Quy định mang đèn và dấu hiệu đối với tàu đánh cá - Quy tắc điều khiển tàu tránh va trên biển. 27 Bài 3: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lƣới vây Mục tiêu: - Thực hiện công việc chuẩn bị để điều khiển tàu an toàn. - Phân tích các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến điều khiển tàu. - Mô tả và thực hiện quy trình điều khiển tàu khi khai thác hải sản bằng lưới vây. - Điều khiển tàu xử lý sự cố A. Nội dung: 1. Kiên thức liên quan 1.1. Phân loại lưới vây - Lưới vây 1 tàu - Lưới vây 2 tàu (ít sử dụng) Cách phân loại phổ biến trong thực tế nghề cá của Việt Nam là: Lưới vây tự do: người ta có thể dò tìm đàn cá bằng mắt thường hoặc sử dụng thiết bị dò tìm đàn cá sau đó vây bẳt đàn cá. Lưới vây kết hợp ánh sáng: sử dụng ánh sáng để tập trung cá, rồi tiến hành thả lưới đánh bắt đàn cá. Lưới vây kết hợp ánh sáng và chà: có thể sử dụng lưới vây tự do hoặc lưới vây ánh sáng để đánh bắt kết hợp chà. Chà là thiết bị làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau để tập trung cá thành đàn, sau đó dùng ánh dáng dụ ra ngoài vùng chà để vây bắt. Lưới vây cá ngừ: là loại lưới vây có kích thước lớn, được sử dụng để khai thác đối tượng là cá ngừ. Có thể khai thác theo hình thức vây tự do hoặc kết hợp với ánh sáng và chà 1.2. Cấu tạo lưới vây 1.2.1. Áo lưới Lưới được tạo thành do áo lưới (những tấm lưới dệt sẵn) và lưới chao (có thể đan hoặc cắt từ tấm lưới dệt sẵn). - Áo lưới: được đan hoặc được ráp từ những tấm lưới dệt sẵn tạo thành lưới tùng, lưới thân và lưới cánh; ghép các phần lưới với nhau để được áo lưới. Lưới thường dùng vật liệu là polyamit (PA); kích thước mắt lưới tăng dần từ tùng ra cánh. 28 - Lưới chao: Lưới chao là dãi lưới hẹp lắp dọc theo giềng phao, giềng chì, giềng biên có tác dụng làm tăng độ bền cho lưới và được gọi là: chao phao chì và chao biên. Hình 3-1: Cấu tạo vàng lưới 1 tàu vây 1.2 2. Dây giềng - Giềng phao và giềng chì bao gồm giềng băng và giềng luồn. - Giềng biên dùng để lắp ráp hai đàu cánh lưới, chiều dài giềng biên là chiều dài cao lắp ráp của đầu cánh lưới - Giềng rút là dây chịu lực chính trong quá trình thu lưới lên tàu, giềng rút chính được luồn qua tất cả các vòng khuyên. 1.2 3. Trang bị phao chì - Phao được lắp ráp trên giềng phao nhằm tạo lực đảm bảo để giềng phao luôn nổi trên mặt nước trong quá trình thả và thu lưới - Chì được lắp ráp vào giềng chì để tăng tốc độ rơi chìm của lưới nhằm ngăn chặn đàn cá trốn thoát. - Vòng khuyên được chế tạo từ nhiều loại vật liệu, được liên kết với giềng chì dùng để cuộn rút giềng chì khi thu lưới bắt cá. 29 1.3. Hình dạng của lưới vây trong quá trình đánh bắt Trong quá trình đánh bắt, hình dạng của lưới vây luôn thay đổi. Từ lúc bắt đầu thả lưới (có dạng là một tấm lưới phẳng) đến kết thúc thả (có dạng là một hình trụ) và khi thực hiện quá trình cuộn rút (có dạng hình chóp cầu) như hình 30. Hình 3-2: Hình dạng lưới vây khi đang cuộn rút Do hình dạng lưới và vị trí tương đối của tàu và các thành phần ngư cụ lưới thay đổi đã dẫn đến thể tích nước bao vây bằng lưới cũng luôn thay đổi (thu hẹp dần) làm ảnh hưởng đến việc điều khiển tàu trong quá trình khai thác. 1.4. Tàu lƣới vây Nghề lưới vây thường khai thác các đàn cá nổi có tốc độ di chuyển nhanh và linh hoạt, trong điều kiện sóng gió trên biển. Vì vậy, tàu làm nghề lưới kéo phải có: - Kết cấu vỏ và trang thiết bị trên tàu phải vững chắc và có độ bền cao. - Hình dạng và kết cấu phù hợp với đặc điểm của nghề khai thác cá bằng lưới vây như; khả năng quay trở nhanh, độ ổn định cao, boong khai thác rộng Trên tàu được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho khai thác và hàng hải như: Máy định vị vệ tinh, máy đo sâu dò cá, máy thông tin liên lạc tầm gần và tầm xa, la bàn từ, các trang thiết bị hàng hải khác, tời, cẩu... 2. Công tác chuẩn bị Trước khi điều khiển tàu khai thác cá bằng lưới vây cần phải thực hiện công việc chuẩn bị: - Tàu, máy móc, thiết bị phải được kiểm tra lại, nếu có hư hỏng (hoặc dự đoán 30 là có thể bị hư hỏng trong quá trình đánh bắt sắp tới) thì nên sửa chữa, tăng cường hoặc gia cố trước khi đi. - Kiểm tra lưới và các phụ tùng, nếu thấy rách, hư hỏng thì nên sửa chữa hoặc thay mới. - Kiểm tra các đầu dây liên kết, dây giềng rút, vòng khuyên. - Sắp xếp lưới theo thứ tự trên mặt boong... Khi đã đến ngư trường, trước khi thả lưới ta cần xem xét, tính toán các điều kiện thực tế ở ngư trường, bao gồm: - Xem xét hướng dòng chảy (hướng nước) và hướng gió, cũng như tốc độ của gió và nước để chọn điểm bắt đầu thả lưới và hướng thả cho phù hợp. 3. Điều khiển tàu 3.1. Điều khiển tàu thả lưới 3.1.1. Xác định điểm bắt đầu thả lưới Khi phát hiện đàn cá, muốn thả lưới bao vây đàn cá thì phải xác định điểm thả lưới đảm bảo nguyên tắc lưới bao vây chặn đầu đàn cá và sau khi thả lưới xong: tàu ở dưới gió so với lưới và lưới ở dưới nước so với tàu. Một số trường hợp cụ thể (xem hình 3-3). 3.1.2. Điều khiển tàu thả lưới - Điều khiển tàu tiến đến điểm thả lưới. - Khi tàu đến điểm thả lưới thì bẻ lái về phía mạn thả lưới (mạn đang có đàn cá) đồng thời tiến hành thả xuồng đầu lưới, tiếp theo thả dây đầu cánh lưới, cánh lưới, thân lưới, tùng lưới. - Trong quá trình thả lưới phải điều khiển tàu sao cho tàu luôn giữ khoảng cách nhất định so với đàn cá, không làm cho đàn cá bị hoảng sợ; đồng thời phải theo dõi sự di chuyển của đàn cá để điều chỉnh vòng vây, lưới phải kịp thời chặn đầu đàn cá. - Khi thả hết lưới thì lưới phải khép kín vòng vây, tàu phải trở về vị trí thả lưới ban đầu. - Trường hợp thả hết lưới mà vòng vây chưa được khép kín thì phải nhanh chóng thả tiếp dây đầu tùng lưới để tàu tiếp cận đầu cánh lưới, sau đó nhanh chóng đưa đầu cánh lưới lên tàu và thu dây đầu tùng lưới về tàu. Tốp máy. 31 Hướng dòng nước Hướng gió Gió, nước ngược chiều nhau Hướng dòng nước Hướng gió Gió, nước vuông góc nhau Hướng gió, dòng nước Gió, nước cùng chiều Hướng gió, dòng nước Gió, nước cùng chiều (gió yếu, nước mạnh) Hình 3-3: Sơ đồ xác định điểm thả lưới 32 3.2. Điều khiển tàu thu lưới Sau khi thả xong lưới ta khẩn trương tiến hành thu lưới, thứ tự thu lưới theo các bước sau: - Thu dây đầu cánh lưới, cố định đầu cánh lưới vào mạn tàu; thu dâu đầu tùng lưới, cố định đầu tùng lưới vào mạn tàu để lưới tạo thành một vòng vây khép kín. - Liên kết dây giềng rút với máy tời và tiến hành thu dây giềng rút, trong quá trình thu dây giềng rút phải thường xuyên quan sát, xác định gió nước phòng trường hợp tàu đè lên lưới. - Khi thu xong dây giềng rút thì cẩu giềng chì và toàn bộ vòng khuyên lên tàu. - Tiếp theo thu áo lưới: thứ tự thu từ cánh lưới, thân lưới đến tùng lưới để dồn cá vào tùng lưới, sau đó tiến hành thu cá. Thu cá xong chuẩn bị lưới cho lần thả lưới tiếp theo. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: Trình bày kết cấu của vàng lưới vây Bài tập thực hành: Thực hành điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới vây 1 tàu trong các trường hợp thả lưới, thu lưới lấy cá. C. Ghi nhớ: - Kết cấu của lưới vây. - Quy định mang đèn và dấu hiệu đối với tàu đánh cá. - Quy tắc điều khiển tàu tránh va. Kiểm tra định kỳ lần 1 33 Bài 4: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lƣới rê Mục tiêu: - Thực hiện công việc chuẩn bị để điều khiển tàu an toàn. - Phân tích các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến điều khiển tàu. - Mô tả và thực hiện quy trình điều khiển tàu khi khai thác hải sản bằng lưới rê - Điều khiển tàu xử lý sự cố A. Nội dung: 1. Kiên thức liên quan 1.1. Phân loại lưới rê Lưới rê là loại ngư cụ hoạt động theo phương pháp bị động, lưới trôi theo dòng chảy hoặc được thả chắn ngang đường đi của cá và một số loài thủy sản khác (khi gặp lưới chúng mắc phải mắt lưới hoặc quấn vào lưới). Lưới rê có thể đánh bắt được ở nhiều tầng nước khác nhau, cả gần bờ và xa bờ. Đối tượng khai thác chính của nghề lưới rê là các loại cá, cua ghẹ, mực nang, một số loài tômTùy theo đối tượng khai thác mà cấu tạo và kích thước của lưới rê khác nhau. Có thể phân loại lưới rê như sau: - Phân loại theo tầng nước hoạt động: có lưới rê nổi, lưới rê đáy. - Phân loại theo cấu tạo: có lưới rê một lớp, lưới rê nhiều lớp, lưới rê nhiều tầng - Phân loại theo nguyên lý đánh bắt: có lưới rê cố định, lưới rê trôi, lưới rê tự động chìm nổi. - Phân loại theo đối tượng đánh bắt: có lưới rê thu ngừ, lưới rê trích, lưới rê chuồn, lưới rê tôm, lưới rê mực 1.2. Cấu tạo lưới rê Lưới rê có cấu tạo đơn giản gồm các tấm lưới hình chữ nhật được lắp ráp giềng phao, giềng chì, phao, chì tạo thành các cheo lưới, các cheo lưới ghép lại với nhau tạo thành vàng lưới rê. Tùy thuộc vào đối tượng đánh bắt, nhu cầu và khả năng nguồn vốn mà các vàng lưới rê có cấu tạo và kích thước khác nhau. - Áo lưới Áo lưới là những tấm lưới hình chữ nhật do đan hoặc dệt tạo thành, kích thước mắt lưới của lưới rê phải phù hợp với đối tượng đánh bắt. Thùy theo đối 34 tượng đánh bắt mà mỗi loại lưới rê sử dụng áo lưới với quy cách và màu sắc khác nhau. - Dây giềng Dây giềng phao được lắp phao và giềng chì được lắp chì để định hình tấm lưới trong nước. - Phao và chì Phao lưới rê được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa, xốp tổng hợp. Số lượng và kích thước phao tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật và vật liệu chế tạo phao. Chì lưới rê được làm bằng chì (Pb) hoặc đá hoặc vật liệu khác có hình trụsố lượng tùy theo loại vật liệu và yêu cầu khai thác. Lưới rê trôi tầng mặt Lưới rê 3 lớp Lưới rê cố định tầng đáy Hình 4- 1: Hình dạng lưới rê 35 2. Công tác chuẩn bị Trước khi ra khơi, một số công việc cần thiết phải chuẩn bị và kiểm tra sau: - Tàu, máy nên được kiểm tra lại, nếu có hư hỏng (hoặc dự đoán là có thể bị hư hỏng trong quá trình đánh bắt sắp tới) thì nên sửa chữa, tăng cường hoặc gia cố trước khi đi. Lưới cũng nên kiểm tra lại, nếu thấy rách hoặc mục nhiều quá thì nên vá hoặc thay thế lưới mới. - Lưới được sắp xếp theo thứ tự trên mặt boong, kiểm tra các đầu dây liên kết. - Sắp xếp phao ganh, dây phao ganh, phao cờ... Khi đã đến ngư trường, trước khi thả lưới ta cần xem xét, tính toán các điều kiện thực tế ở ngư trường, bao gồm: - Đo đạc hoặc dự đoán độ sâu ngư trường và độ sâu mà đối tượng khai thác có thể xuất hiện. Khi này ta điều chỉnh (nới dài ra hoặc thu ngắn lại) dây phao ganh nhằm đưa lưới đến đúng độ sâu mà đàn cá đang hoạt động. Trong trường hợp đàn cá ở gần nền đáy ta cũng nên xem xét khả năng giềng chì có thể bị vướng chướng ngại vật trên nền đáy mà điều chỉnh dây phao ganh phù hợp. - Dự đoán hướng di chuyển của đàn cá. Công tác thả lưới phải đảm bảo thả chặn ngang được đường di chuyển của cá. - Xem xét hướng dòng chảy (hướng nước) và hướng gió, cũng như tốc độ của gió và nước để chọn mạn thả lưới và hướng thả cho phù hợp, sao cho lưới không bị tắp (vướng) vào chân vịt tàu. 3. Điều khiển tàu 3.1. Điều khiển tàu thả lưới Khi tàu chạy tới ngư trường, thuyền trưởng xác định hướng nước, hướng gió để quyết định hướng thả lưới. Trong quá trình thả lưới người thuyển trưởng nên cẩn thận, cho tàu chạy với tốc độ chậm, điều khiển hướng thả lưới ngang với dòng chảy và chú ý coi chừng lưới tắp vào chân vịt. Khi này người thủy thủ cố gắng ném lưới ra xa tàu và đảm bảo lưới không bị rối và tránh mắt lưới móc vào nút áo người đang thao tác thả lưới. Lưới rê được thả theo thứ tự từ phao cờ đầu lưới đến phao cờ cuối lưới. Nếu có sự cố gì phải dừng tàu lại ngay và xử lý, cần đảm bảo nguyên tắc là “tàu dưới gió và lưới dưới nước”, nghĩa là mạn làm việc của tàu nằm dưới gió so với lưới và ở trên nước so với lưới (để gió thổi tàu ra xa lưới và nước đạp lưới ra xa tàu). Như vậy, có thể tránh cho lưới khỏi quấn chân vịt. (Hình 4-2) 36 Hình 4-2: Sơ đồ “tàu dưới gió và lưới dưới nước” + Thả ngang gió Sử dụng khi gió, nước ngược chiều nhau.Cho tàu chạy với tốc độ chậm và thả lưới, chú ý lưới quấn vào chân vịt. Hình 4-3: Thả lưới ngang gió ngang nước + Thả lưới xuôi gió Trường hợp này khi gió, nước vuông góc nhau, tốc độ gió là nhỏ so với tốc độ dòng chảy, ta thả theo dạng sơ đồ sau (H 4.6). Thả cho trường hợp nàt có thể lợi dụng sức gió để đẩy tàu. Hình 4-4: Thả lưới xuôi gió khi hướng gió nước vuông góc nhau 37 + Thả lưới zig-zag: Trường hợp thả zig-zag áp dụng khi gió thôi xuôi tàu, tốc độ gió trung bình. Ta có các bước sau: - Khi tàu đến vị trí A ta bắt đầu thả lưới chậm và cẩn thận. - Khi tàu đến vị trí B thì cắt ly hợp chân vịt, tàu đi tới bằng trớn tới, với ảnh hưởng của trớn và gió, lưới sẽ được thả ra theo hướng B-C. - Khi đến vị trí C, tàu hết trớn, ta đóng ly hợp lại và thả lưới theo hướng C-D. - Khi đến vị trí D tàu đã có đủ trớn tới ta cũng cắt ly hợp và cũng dưới ảnh hưởng của trớn tới và nước lưới sẽ được thả theo hướng D-E. Lần lượt làm tương tự đến khi nào toàn bộ vàng lưới thả xong. Thời gian thả lưới đối với một vàng lưới rê thường là từ 0.5-1 giờ. Thả cho trường hợp này ta có thể tranh thủ được trớn đi tới của tàu (không phải cho chân vịt quay) có thể tránh được sự cố lưới quấn chân vịt. Hình 4-5: Thả zíg-zag 3.2. Điều khiển tàu trôi lưới Sau giai đoạn thả lưới là đến thời gian trôi lưới. Thời gian trôi lưới là thời gian lưới được ngâm thả trôi trong nước cũng chính là thời gian khai thác (thời gian cá đóng vào lưới). Thời gian trôi lưới tùy thuộc vào ý muốn của người khai thác, ở ngoài biển, thời gian trôi lưới thường tính từ lúc mặt trời lặn cho đến khoảng 11-12 giờ khuya, khoảng sau 4-5 giờ thì bắt đầu thu lưới. Trong thời gian này, công việc tương đối nhàn hạ, chỉ cần cử 1-2 người trực theo dõi quan sát lưới và tình hình khu vực xung quanh. Một số công việc cần chú ý trong thời gian này là: - Quan sát gió, nước, tình trạng trôi của lưới, để kịp điều chỉnh lưới sao cho cắt ngang đường di chuyển của cá, ta thường gặp hai trường hợp b và c như sau (H 4-6): 38 Trường hợp (a): là bình thường. Trường hợp (b): Trường hợp này nước đẩy phần lưới ở gần tàu trôi nhanh hơn phần đầu lưới. Để khắc phục trường hợp này ta điều khiển tàu chạy lên phía trước, đến khi nào 2 đầu phần lưới ngang nhau. Trường hợp (c): Trường hợp này nước đẩy phần lưới ở gần phao đầu lưới trôi nhanh hơn phần gần tàu. Để khắc phục trường hợp này ta điều khiển tàu chạy lùi lại phía sau, đến khi nào 2 đầu phần lưới ngang nhau. Hình 4-6: Điều chỉnh lưới đế tránh lưới xuôi theo dòng chảy - Xem xét, so sánh với hải đồ để đánh giá xem coi lưới trong quá trình trôi có đi qua vùng có chướng ngại vật nền đáy hay không để kịp thời điều chỉnh hoặc thu lưới. - Xem xét các phương tiện, tàu bè đi lại xung quanh gần khu vực ta thả lưới, nếu có khả năng tàu bạn cắt ngang hướng thả lưới của ta thỉ kịp thời báo động cho bạn biết là ta đang thả lưới để tàu bạn tìm cách tránh cắt lưới. - Quan sát tàu thuyền khác qua lại gần khu vực lưới hoạt động, phát tín hiệu thông báo khi cần thiết. 3.3. Điều khiển tàu khi thu lưới Sau thời gian thả lưới thì đến giai đoạn thu lưới và bắt cá. Đây là công đoạn nặng nhọc nhất, cần rất nhiều người: 3-4 người kéo lưới, 1-2 người gỡ cá và 1 người điều khiển tàu chạy dọc theo chiều dài giềng phao với tốc độ chậm để giúp thu lưới nhanh và giảm được lực kéo lưới. Trong quá trình thu lưới và bắt cá ta có thể: - Vừa thu lưới, vừa bắt cá nếu cá đóng ít và đóng rải rác suốt chiều dài vàng lưới. - Thu lưới trước, gỡ cá sau nếu cá nhiều và gỡ không kịp. Khi này ta vẫn tiếp tục gỡ cùng lúc với thu lưới, nhưng gỡ được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu, còn lại thì sau khi thu lưới xong sẽ gỡ tiếp. Khi thu lưới, bắt cá, ta nên xem xét: - Vùng cá đóng: Trong quá trình thu lưới ta nên chú ý đến vùng cá đóng là: Đóng nhiều ở đầu lưới cuối lưới; đóng nhiều ở giềng phao hay giềng chì, nhằm điều chỉnh lưới thích hợp hơn ở lần khai thác tiếp theo. 39 Nếu cá đóng nhiều ở đầu lưới, thì có lẽ ta đã thả lưới không trúng vùng cá xuất hiện, mà lẽ ra ban đầu lưới nên được thả lùi lại một đoạn. Tương tự, trường hợp cá đóng ở cuối lưới, thì ngược lại. Hình 4-7: Cá đóng nhiều ở đầu lưới hoặc cuối lưới Nếu cá đóng nhiều ở giềng phao, có lẽ ta đã thả lưới xuống quá sâu, lẽ ra ta nên thu ngắn dây phao ganh để lưới lên cao hơn. Ngược lại, nếu cá đóng nhiều ở giềng chì, có lẽ ta đã thả lưới xuống chưa tới độ mà cá xuất hiện, lẽ ra ta nên thả tăng độ dài dây phao ganh. Hình 4-8: Cá đóng nhiều ở giềng phao hoặc hoặc giềng chì - Tình trạng cá lúc bắt: Tương tự, ta nên chú ý tình trạng cá lúc bắt là: Cá còn tươi, còn sống hay cá đã chết lâu rồi. Lý do là để biết thời gian cá đóng là khi nào, cá vừa mới đóng hay đã đóng từ lâu, để xác định thời điểm thả lưới cho thích hợp cho lần sau. Nếu cá còn tươi hoặc sống, nghĩa là cá vừa mới đóng vào lưới, khi này lẽ ra chưa nên thu lưới sớm mà nên chờ thêm thời gian nữa để được cá đóng nhiều hơn. Nếu cá đã chết lâu rồi, có nghĩa là ta bủa lưới hơi muộn, đáng lý ra ta nên bủa lưới sớm hơn. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: Trình bày nguyên lý đánh bắt và phân loại lưới rê. Bài tập thực hành: Thực hành điều khiển tàu khai thác hải sản bằng lưới rê trong các trường hợp thả lưới, trôi lưới, thu lưới lấy cá. C. Ghi nhớ: - Nguyên lý đánh bắt của lưới rê. - Nguyên tắc thả lưới rê. 40 Bài 5: Điều khiển tàu khai thác hải sản bằng câu Mục tiêu: - Thực hiện công việc chuẩn bị để điều khiển tàu an toàn. - Phân tích các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến điều khiển tàu. - Mô tả và thực hiện quy trình điều khiển tàu khi khai thác hải sản bằng lưới rê - Điều khiển tàu xử lý sự cố A. Nội dung: 1. Một số nghề câu chính 1.1. Câu tay Cấu tạo gồm: - Ống câu: được làm bằng gỗ hoặc nhựa có nhiều kích thước khác nhau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_dieu_khien_tau_khai_thac_hai_san.pdf