MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ.3
CHƯƠNG II. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.25
CHƯƠNG III. TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH.34
CHƯƠNG IV. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU CỦA NỀN KINH TẾ.43
CHƯƠNG V. TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ.59
CHƯƠNG VI. LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP.77
CHƯƠNG VII. KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ.95
MỤC LỤC.110
52 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Kinh tế vĩ mô (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá thấp, tương ứng với một chỉ
tiêu sản lượng quá cao. Chính phủ làm tăng tổng cầu, dịch chuyển đường tổng cầu sang
phải, trong khi đó các đường tổng cung AS lại dịch chuyển sang trái và hậu quả là làm
tăng lên tục mức giá (hình 6.1).
Mức giá tăng nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào độ dịch chuyển của đường AD
và độc dốc của đường tổng cung AS.
AS1
P AS0
E1
P1
AD1
P0
AD
E0 0
0 *
Y Y
Hình 6.1. Lạm phát do cầu kéo
Sự gia tăng của tổng cầu thường do hai yếu tố:
- Sự gia tăng cung tiền của ngân hàng trung ương.
- Sự gia tăng chi tiêu của chính phủ.
Đây là lạm phát không được dự đoán nên thường đưa nền kinh tế vào vòng xoáy
nguy hiểm, nhất là khi sản lượng đã đạt hoặc vượt mức sản lượng tiềm năng.
82
6.1.2.2. Lạm phát do chi phí đẩy (lạm phát kèm suy thoái)
Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong
toàn bộ nền kinh tế. Do các cơn sốt giá hàng hóa đầu vào làm tăng chi phí sản xuất, đẩy
đường tổng cung dịch chuyển sang trái. Chính phủ lại theo đuổi mục tiêu công ăn việc
làm cao nên đẩy đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải. Kết quả làm cho giá cả
tăng liên tục theo thời gian (hình 6.2).
AS1
P
C
AS0
P1
B
P0
A
AD1
AD0
0
Y1
Y* Y
Hình 6.2. Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí sản xuất tăng (tiền lương, giá nguyên vật liệu....) làm hạn chế khả năng
sản xuất của các doanh nghiệp, AS bị đẩy sang trái. Việc giảm cung từ AS0=>AS1 làm
*
giá tăng từ P0 =>P1 và sản lượng giảm từ Y =>Y1. Do đó, gọi đây là lạm phát do chi
phí đẩy hay lạm phát đình đốn.
Nếu AS dịch chuyển nhiều ta gọi là cú sốc cung bất lợi: sản lượng giảm nhiều
trong khi chi phí và giá tăng lên.
Các cú sốc cung bất lợi xảy ra do: Thời tiết xấu, áp lực tăng tiền lương, sản
lượng khai thác bị hạn chế
Các cú sốc cung bất lợi làm tăng chi phí sản xuất, do đó ở mỗi mức giá cho
trước, các hãng muốn bán ra ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Đường tổng cung ngắn hạn
dịch chuyển lên trên và sang bên trái từ AS0 đến AS1. Trong ngắn hạn, nền kinh tế di
chuyển dọc theo đường tổng cầu từ điểm A đến điểm B. Sản lượng của nền kinh tế
*
giảm từ Y xuống Y1, trong khi mức giá tăng từ P0 lên P1. Do nền kinh tế vừa rơi vào
suy thoái (sản lượng giảm), vừa trải qua lạm phát (mức giá tăng) nên hiện tượng này
được gọi là suy thoái đi kèm với lạm phát.
Ngoài ra sụt giảm của AS có thể còn do năng lực sản xuất của nền kinh tế giảm,
do sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tác động này sẽ làm cho đường AS dịch
chuyển sang trái cùng với mức giảm của sản lượng tiềm năng. Khi dịch chuyển đường
AD sang phải với mức độ nhỏ hơn mức dịch chuyển của đường AS, nền kinh tế sẽ rơi
vào thời kỳ vừa làm phát cao, vừa sản lượng thấp và người ta gọi đó là thời kỳ đình trệ
lạm phát. Sự giảm sút của sản lượng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào độ dốc của đường
tổng cầu AD.
Phản ứng của các nhà chính sách: để triệt tiêu tác động bất lợi của sự dịch chuyển
đường tổng cung ngắn hạn bằng cách tăng tổng cầu. Khi đó, chính phủ cần kích cầu để
chuyển dịch đường cầu tới AD1 vừa đủ để duy trì mức sản lượng ban đầu. Nền kinh tế
chuyển đến điểm C. Sản lượng trở về mức tự nhiên và mức giá tiếp tục tăng lên P2.
83
Vai trò của cú sốc cung
Cú sốc cung là một sự kiện trực tiếp tác động đến chi phí và giá cả cho các sản
phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, làm dịch chuyển đường tổng cung của nền kinh tế và
đường Phillips.
Ví dụ, những bất ổn về nguồn cung ứng đã làm cho giá dầu tăng mạnh trong
thời gian qua. Điều này làm tăng chi phí sản xuất và dịch chuyển đường tổng cung
ngắn hạn của các nước xuất khẩu dầu mỏ sang trái, dẫn tới hiện tượng giá cả tăng và
sản lượng giảm - hiện tượng này được gọi là lạm phát đi kèm với suy thoái.
Cũng như lạm phát do cầu kéo, đây là lạm phát ngoài dự đoán và có thể đưa nền
kinh tế vào những vòng xoáy nguy hiểm.
6.1.2.3. Lạm phát ỳ (lạm phát dự kiến)
Trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng ổn định
theo thời gian. Hàng năm, mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định, tức là giá cả
cung tăng liên tục đều đặn theo thời gian. Do tăng đều nên mọi người có thể dự tính
trước mức độ của nó nên người ta tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm ỳ, là loại lạm
phát hoàn toàn có thể dự kiến trước. Lạm phát này khi đã hình thành thì thường trở nên
ổn định và tự duy trì trong một thời gian dài.
Lạm phát ỳ là lạm phát tăng với tỷ lệ không đổi hàng năm trong thời gian dài.
Nếu giá cả cứ tăng đều với một tỷ lệ nhất định trong thời gian dài, nền kinh tế không có
những thay đổi lớn nào về cung cầu hàng hóa, người ta đi đến chỗ trông chờ tỷ lệ đó,
nó sẽ được hạch toán vào tất cả các hợp đồng của nền kinh tế.
Ví dụ: Lạm phát ở Việt Nam năm 2004 là 9,5%, ở Trung Quốc là 3,4%
6.1.2.4. Quan hệ lạm phát và tiền tệ
Lạm phát bao giờ cũng là hiện tượng của tiền tệ, nó chỉ xuất hiện khi cung tiền
tăng nhanh hơn sản lượng.
Lý thuyết số lượng tiền tệ giả định tốc dộ lưu thông tiền tệ là khoogn thay đổi,
và cũng biết rằng lãi suất điều chỉnh cho thị trường tiền tệ cân bằng. Nghĩa là MS =
MD. Giả định khi tốc độ lưu thông tiền tệ không đổi, phương trình số lượng có thể
được coi là lý thuyết về GDP danh nghĩa và được biểu diễn như sau:
Có đồng nhất thức: M.V = P.Y
MV.
P
Y
Trong đó: Y là mức sản lượng nền kinh tế tạo ra
P Là giá của một đơn vị sản lượng điển hình
P.Y là số đồng tiền được trao đổi trong năm
M là cung tiền
V là tốc độ chu chuyển (số lần đồng bạc được sử dụng để mua
hàng hoá và dịch vụ trong một năm), là tốc độ mà tiền trao tay hay quay vòng trong
nền kinh tế. Nếu khối lượng tiền khá lớn thì tốc độ chu chuyển chậm lại.
Số đơn vị tiền tệ trao đổi trong năm: M.V
V tương đối ổn định theo thời gian, nên P tăng (hay tỷ lệ lạm phát tăng) khi và
chỉ khi tốc độ tăng của M nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng Y.
Phân tích này cho chúng ta biết được sự gia tăng cung tiền sẽ quyết định tỷ lệ
lạm phát. Tốc độ tăng cung tiền càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao. Đây cũng là lý
giải tại sao chính sách tiền tệ lại là chính sách then chốt nhằm kiểm soát lạm phát.
84
6.1.3. Tác động của lạm phát
Tác động của lạm phát đến nền kinh tế rất khác nhau đối với từng loại lạm phát.
Có thể tập hợp chung nhất về tác động của lạm phát như sau:
6.1.3.1. Tác động phân phối lại của cải và thu nhập
Vì giá cả và thu nhập danh nghĩa biến động không cùng tốc độ nên có sự thay
đổi trong thu nhập thực tế dẫn đến sự phân phối lại của cải và thu nhập.
Tác động tới người đi vay và người cho vay
Lạm phát tái phân phối của cải tùy tiện giữa người đi vay và cho vay. Khi nền
kinh tế có lạm phát, thì mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay được xem xét
theo lãi suất thực: ir = in - ip.
Khi đó, thu nhập được chuyển từ người đi vay sang người cho vay, và ngược lại
khi lạm phát trong thực tế khác với lạm phát dự kiến. Chênh lệch giữa lạm phát thực tế
và lạm phát dự kiến càng cao thì mức độ phân phối lại càng nhiều.
Muốn tránh được sự phân phối lại này thì quá trình cho vay phải được xác định
theo lãi suất thả nổi. Mức lai suất này được xác định theo công thức:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát
Tác động giữa người hưởng lương và ông chủ
Tốc độ tăng tiền hầu như chậm hơn tốc độ tăng của giá. Vì vậy, những người
lao động hưởng lương bao giờ cũng thiệt thòi và người hưởng lợi là các ông chủ. Quá
trình phân phối này không chỉ diễn ra khi tốc độ tăng của tiền khong bằng với tốc độ
tăng của giá.
Tác động giữa người mua và người bán tài sản tài chính
Đa số các loại tài sản chính có mức lãi suất danh nghĩa cố định. Như vậy, khi có
lạm phát xảy ra người nắm trong tay lượng trái phiếu sẽ bị thiệt và người hưởng lợi là
người nắm giữ trái phiếu.
Tác động giữa người mua và người bán tài sản thực
Những người bán tài sản thực để lấy tài sản tài chính hoặc tiền mặt trước khi
lạm phát xẩy ra thì khi có lạm phát những người bán sẽ bị thiệt thòi và người được lợi
là người mua. Nếu lạm phát xảy ra thì ngươig bán hàng trả góp cũng bị thiệt thòi nếu
không tính đến mức độ trượt giá chính xác.
Tác động giữa doanh nghiệp với nhau
Do tỷ lệ tăng giá không giống nhau giữa các loại hàng hóa, vì vậy những doanh
nghiệp nào mà sản xuất và tồn kho những hàng hóa có tỷ lệ tăng giá chậm sẽ bị thiệt
thòi.
Giữa chính phủ và công chúng
Đa phần khi xảy ra lạm phát, thu nhập của công chúng sẽ chuyển sang tay chính
phủ. Vì 3 lý do: (1) Chính phủ nợ dân chủ yếu dưới dạng tài sản tài chính; (2) Cac
khoản chi trả lương, trợ cấp, thường cố định trong một khoảng thời gian dài, kể cả có
thay đổi thì cũng không kịp tốc độ thay đổi của giá; (3) Các loại thuế lũy tiến như thuế
thu nhập, sẽ tăng lên nhanh chóng, vì lạm phát đẩy mức thu nhập danh nghĩa của dân
chúng tăng lên.
6.1.3.2. Tác động đến tổng sản lượng
Cùng với việc tăng giá, sản lượng quốc dân cũng thay đổi theo, nó có thể tăng,
giảm hoặc không đổi.
85
Nếu lạm phát xảy ra do cầu thì sản lượng có thể tăng, nhưng tăng bao nhiêu,
còn phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng cung.
Nếu lạm phát xảy ra do cung thì làm cho sản lượng giảm, giá cả tăng cao, nền
kinh tế rơi vào thời kỳ đình trệ lạm phát. Mức sụt giảm sản lượng lúc này phục thuộc
vào độ dốc của đường tổng cầu.
Nếu lạm phát xảy ra do cả cung và cầu thì tùy theo mức độ dịch chuyển của cả
hai đường AS và AD, sản lượng có thể tăng, giảm hoặc không đổi.
6.1.3.3. Tác động đến hiệu quả kinh tế
Lạm phát có thể tác động làm kém hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực như:
Lạm phát làm biến dạng cơ cấu đầu tư
Khi xảy ra lạm phát, các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào những dự án có
khoảng thời gian thu hồi vốn dài. Tác dộng này có thể làm giảm hiệu quả sử dụng các
nguồn lực của nền kinh tế trong dài hạn. Sự giảm sút của năng lực sản xuất có thể làm
cho đường tổng cung AS dịch chuyển sang trái cùng với mức giảm của sản lượng tiềm
năng.
Lạm phát làm suy yếu thị trường vốn
Nếu lãi suất thực là số âm, thì khả năng huy động vốn của các tổ chức tín dụng sẽ rất
khó khăn. Giảm sút của tiết kiệm sẽ làm sụt giảm đầu tư thực tế, sản lượng giảm theo
cấp số nhân, công ăn việc làm ít đi, thất nghiệp tăng lên.
Lạm phát làm sai lệch tín hiệu của giá
Giá là tín hiệu quan trọng để giúp cho người mua và người bán có được quyết
định tối ưu nhất. trong thời kỳ lạm phát cao, giá cả tăng nhanh làm cho mọi người
không kịp nhận biết mức giá tương đối giữa các hàng hóa thay đổi ra sao, do đó làm
giảm tính hiệu quả khi ra các quyết định mua bán.
Lạm phát làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá (Chi phí thực đơn)
Các hãng kinh doanh phải tốn thêm chi phí về điều chỉnh giá như:chi phí sửa
giấy báo giá, sửa lại giá trên máy tính tiền, sửa thực đơn Các công ty kinh doanh lớn
còn tốn kém cả chi phí cho các cuộc hội họp về điều chỉnh giá.
Lạm phát gây chi phí mòn giầy
Khi lạm phát xảy ra, mọi người sẽ giữ it tiền hơn, các cá nhân và công ty phải
tốn kém cho việc xây dựng kế hoạch quản lý tiền, mọi người tiêu phí thời gian nhiều
hơn cho việc đến ngân hàng rút tiền, nhiều người tính toán phương án để chuyển từ
việc giữ tiền sang giữ tài sản thực.
Lạm phát làm giảm sức cạnh tranh với nước ngoài
Giá hàng hóa trong nước tăng lên sẽ kích thích nhập khẩu, đồng thời kìm hãm
xuất khẩu. điều này làm cvho nhiều doanh nghiệp trong nước phải tạm thời đóng cửa
sản xuất, và nhều khi còn phá sản.
6.1.4. Giải pháp chống lạm phát
6.1.4.1. Giải pháp giảm cầu
Để chống lạm phát chúng ta thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt và tiền tệ
thứt chặt hoặc cùng một lúc sử dụng kết hợp cả hai chín sách trên để giảm tổng cầu của
nền kinh tế. Bên cạnh đó có thể bổ sung hỗ trợ thông qua chính sách thu nhập, bằng
cách kiểm soát giá và lương. Thực chất là làm giảm tổng cầu, đẩy đường tổng cầu AD
dịch chuyển sang trái, kết quả là giá giảm và sản lượng giảm.
86
6.1.4.2. Giải pháp tăng cung
Chống lạm phát bằng giải pháp tăng cung có thể thực hiện theo hai hướng, giảm
chi phí sản xuất hoặc gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, làm dịch chuyển
đương AS sang phải, kết quả là sản lượng tăng.
Thường thì giải pháp chống lạm phát bằng cách tác động lên cung có nhiều ưu
điểm, nhưng khó thực hiện hơn giải phát tác động lên cầu. Vì vậy, hầu như các giải
pháp chống lạm phát đều diễn ra theo hướng cắt giảm tổng cầu. Đương nhiên, việc cắt
giảm lạm phát thông qua giảm tổng cầu sẽ dẫn đến gia tăng thất nghiệp.
6.2. THẤT NGHIỆP
Thất nghiệp là mối quan tâm của xã hội do thất nghiệp liên quan tới việc làm,
ảnh hưởng đến kinh tế (thu nhập), chính trị, xã hội (ổn định).
6.2.1. Thất nghiệp và một số khái niệm có liên quan
Thất nghiệp là một vấn đề trung tâm trong các xã hội hiện đại. Khi mức thất
nghiệp cao, tài nguyên bị lãng phí và thu nhập của dân cư giảm sút. Trong những thời
kỳ như vậy khó khăn kinh tế cũng tràn sang ảnh hưởng đến tình cảm và cuộc sống gia
đình của nhân dân.
Để có cở sở phân tích nguồn gốc và bản chất của thất nghiệp cũng cần bắt đầu
từ việc phân biệt một vài khái niệm cơ bản sau đây:
- Việc làm được xác định là mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập mà không bị
pháp luật ngăn cấm.
- Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội trong đó một bộ phận dân cư có
khả năng là không có việc làm và đang đi tìm việc.
- Dân số là tất cả công dân của một quốc gia được tính đến một thời điểm nhất
định.
- Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và
quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp. Ở Việt Nam, độ tuổi lao
động được quy định từ 15 đến 55 đối với nữ và từ 15 đến 60 đối với nam.
- Những người ngoài lực lượng lao động bao gồm những người đang đi học
(học sinh chuyên nghiệp, học nghề, sinh viên các trường cao đẳng và đại học) người
nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật và cả
một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau.
- Lực lượng lao động (Labor force) là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao
động thực tế có tham gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm
kiếm việc làm.
+ Người có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công,
lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt
động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được
nhận tiền công hoặc hiện vật (ILO, 1983).
+ Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có sức khoẻ, hiện đang
chưa có việc làm nhưng mong muốn có việc làm và đang tìm kiếm việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment rate): là tỷ lệ phần trăm giữa những người thất
nghiệp trong tổng số lực lượng lao động của nền kinh tế.
87
Lực lượng lao Có việc làm
động Thất nghiệp
Trong độ tuổi lao Ngoài lực lượng
động lao động (ốm,
Dân số đau) nội trợ,
không muốn tìm
việc
Ngoài độ tuổi lao
động
Sơ đồ 6.1. Mối quan hệ giữa dân số và lao động
Cuộc khảo sát đã tiến hành việc chia số dân cư ở độ tuổi từ 16 và lớn hơn thành
3 nhóm:
- Nhóm có công ăn việc làm: Đây là những người làm một việc gì đó và được
trả công, cũng như những người có công việc nhưng nghỉ vì ốm đau, đình công hoặc
nghỉ hè.
- Nhóm thất nghiệp: Nhóm này gồm những người không có việc làm nhưng
đang tích cực tìm kiếm việc làm hoặc đang chờ để được trở lại làm việc. Nói một cách
chính xác hơn, một người được gọi là thất nghiệp nếu người đó hiện không có việc làm
và đã có những cố gắng cụ thể để tìm kiếm việc làm nhưng chưa kiếm được việc làm.
Những người hiện có công ăn việc làm và cả những người hiện đang thất nghiệp
đều nằm trong lực lượng lao động xã hội.
- Nhóm những người khác, "không nằm trong lực lượng lao động xã hội" số này
bao gồm những người đang đi học, trông coi nhà cửa, về hưu, quá ốm đau không đi
làm được hoặc đã thôi không tìm việc làm nữa.
Như vậy có thể rút ra quy tắc chung đo lường thất nghiệp là: Người có việc là
những người đi làm, người không có việc làm nhưng đang tìm việc làm là người thất
nghiệp. Những người không có việc làm nhưng không tìm việc là những người ở ngoài
lực lượng lao động.
6.2.2. Đo lường thất nghiệp
Nếu ký hiệu L là lực lượng lao động, U là số người thất nghiệp, E là số người có
việc làm, u là tỷ lệ thất nghiệp, s là tỷ lệ mất việc, f là tỷ lệ tìm được việc. Theo sơ đồ
6.1, ta có:
- Lực lượng lao động = Số người có việc + số người thất nghiệp hay U = L - E
- Dân số = trong độ tuổi lao động + ngoài độ tuổi lao động
= Lực lượng lao động + Ngoài LL lao động + ngoài độ tuổi lao động
- Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ % của lực lượng lao động bị thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp x 100(%)/Lực lượng lao động
U s
Hay u
L s f
88
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng là tỷ lệ % của tổng số ngày công làm việc
thực tế so với tổng số ngày công có nhu cầu làm việc (= số ngày công thực tế đã làm +
số ngày có nhu cầu làm)
Tỷ lệ thời gian lao Số ngày công LV thực tế
động được sử dụng = 100 (%)
Tổng số ngày công có nhu cầu làm việc
Note: được dùng để tính đối với lao động nông thôn
Tỷ lệ tham gia lực Lực lượng lao động
lượng lao động = 100 (%)
Dân số trưởng thành
6.2.3. Phân loại thất nghiệp
Có nhiều cách phân loại: Theo loại hình thất nghiệp, theo lý do thất nghiệp,
nguồn gốc thất nghiệp, dài hạn và những biến động ngắn hạn: thất nghiệp tự nhiên, thất
nghiệp chu kỳ.
6.2.3.1. Theo loại hình thất nghiệp
Theo tiêu thức này, thất nghiệp có thể chia thành các loại sau:
- Thất nghiệp theo giới tính
- Thất nghiệp theo lãnh thổ
- Thất nghiệp theo dân tộc
- Thất nghiệp theo lứa tuổi
6.2.3.2. Phân loại thất nghiệp theo lý do thất nghiệp
Theo tiêu thức này, thất nghiệp có thể chia thành các loại sau:
- Mất việc: người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh
cho thôi việc vì một lý do nào đó.
- Bỏ việc: là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan của người
lao động, ví dụ:tiền công không đảm bảo, không hợp nghề nghiệp, không hợp không
gian làm việc,.
- Nhập mới: là những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng
chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
- Tái nhập: là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm
việc nhưng chưa tìm được việc làm.
6.2.3.3. Phân loại thất nghiệp theo nguồn gốc thất nghiệp
a. Thất nghiệp tự nhiên
Thất nghiệp tự nhiên chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế trải qua,
là loại thất nghiệp không tự mất ngay cả trong dài hạn bao gồm thất nghiệp tạm thời,
thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.
- Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời
gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương cao,
gần nhà), hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc
làm. Bất kỳ thời điểm nào của mọi xã hội đều tồn tại loại thất nghiệp này.
- Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao
động (ngành nghề, khu vực). Loại thất nghiệp này gắn với sự biến động cơ cấu kinh
tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động.
89
- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: do sự cứng nhắc của tiền lương, gây ra thất
nghiệp.
Giả thiết Wr điều chỉnh cân bằng thị trường lao động, đảm bảo đầy đủ việc làm,
giống như giá cả điều chỉnh cân bằng giữa cung và cầu.
Nếu Wr> W0 thì thất nghiệp xuất hiện do LS > LD. Đây chính là thất nghiệp theo
lý thuyết cổ điển.
* 3 nguyên nhân làm cho tiền lương thực tế > W cân bằng:
Nguyên nhân 1: Luật tiền lương tối thiểu quy định mức lương trần WC thấp nhất
mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động, mức lương trần thường cao hơn mức
lương cân bằng trên thị trường lao động.
Wc> W0, người có việc nhận được lương cao, LS > LD, dư cung lao động, U
tăng.
Kết quả: tăng thu nhập cho người có việc, giảm thu nhập của người không tìm
được việc, mất việc.
Nguyên nhân 2: Công đoàn và thương lượng tập thể
Công đoàn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người lao động, đàm phán để có mức
tiền lương có lợi cho người lao động
W tăng>W0 , LS tăngLD giảm, dư cung lao động, U tăng.
S1
W
S
0
W1
W0
D
L
LD L0 LD
Hình 6.3. Thất nghiệp do công đoàn và thương lượng tập thể
- Nguyên nhân 3: Luật tiền lương hiệu quả
Giả thuyết doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu trả lương cao hơn mức cân
bằng thị trường (ví dụ : thu hút được nhân tài). Do đó, theo quy luật tự đào thải thì
những công nhân tay nghề kém sẽ bị mất việc. Nguyên nhân này mang tính chất tự
nguyện của doanh nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng
(LS = LD). Với tỷ lệ này, mức việc làm là cao nhất tương ứng với sản lượng tiềm năng
của đất nước.
b. Thất nghiệp chu kỳ
Biểu thị độ lệch của thất nghiệp thực tế trong ngắn hạn so với mức thất nghiệp
tự nhiên, chỉ những biến động của thất nghiệp từ năm này đến năm khác xung quanh
mức thất nghiệp tự nhiên. Nền kinh tế thường xuyên biến động: tăng trưởng cao, thấp,
90
âm, do đó thất nghiệp cũng biến động. Thất nghiệp chu kỳ xuất hiện khi AD không đủ
mua toàn bộ Y* của nền kinh tế suy thoái Y < Y*
Thất nghiệp chu kỳ = Số người có thể có việc làm khi sản lượng Y* - số người
đang làm việc trong nền kinh tế.
Thất nghiệp chu kỳ = 0 TN hiện tại = TN cơ cấu = TN theo lý thuyết cổ điển
= TN tạm thời.
Hay tỷ lệ TN tự nhiên = tỷ lệ thất nghiệp.
6.2.4. Tác động của thất nghiệp
6.2.4.1. Tác động tiêu cực
Tỷ lệ thất nghiệp càng cao thì cái giá phải trả càng đắt. Tác động tiêu cực của
vấn đề này có thể xem xét ở ba góc độ sau:
Tác động đối với hiệu quả kinh tế
Thất nghiệp cao làm cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, các nguồn lực sử
dụng bị lãng phí. Ước tính thiệt hại về vấn đề này đã được nhà kinh tế học Okun khái
quát hóa bằng quy luật kinh tế: “Quy luật Okun” về quan hệ giữa thất nghiệp và tăng
trưởng kinh tế (khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng 2% thì thất nghiệp
sẽ tăng lên 1%).
Tác động đối với xã hội
Thất nghiệp chu kỳ làm giảm sản lượng của nền kinh tế Y<Y*, gây ra tệ nạn xã
hội, an ninh trật tựCác nước có tỉ lệ thất nghiệp cao, thì phải đương đầu với các tệ
nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, Thậm chí chính phủ còn phải chi phí
rất nhiều tiền cho việc chống tội phạm, phá hỏng nếp sống lành mạnh, phá vỡ nhiều
mối quan hệ truyền thống
Tác động đối với cá nhân và gia đình người bị thất nghiệp
Đối với cá nhân, gây ra sự mất mát thu nhập và tổn thất về mặt tâm lý do thu
nhập bình quân đầu người thấp, đời sống tồi tệ hơn, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn
bị quên dần, gây tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin trong cuộc sống, nguy cơ bệnh
tật gia tăng, hạnh phúc gia đình bị đe dọa, con cái chịu nhiêu thiệt thòi.
6.2.4.2. Tác động tích cực
Với một tỷ lệ thất nghiệp hợp lý sẽ có tác động tích cực đối với nền kinh tế vì:
Thất nghiệp với quy mô hợp lý sẽ tạo nên một đội quân dự trữ cung cấp lao
động cho tổ hợp vốn và lao động mới để điều chỉnh cơ cấu kinh tê.
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phản ánh tình trạng cuộc sống của người lao động đã
thay đổi, bởi ví người lao động một khi có cuộc sống khấm khá hơn thường hay thay
đổi công việc, số người này tạo nên cho thị trường lao động một tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên.
Tổng số thất nghiệp thay đổi theo chu kỳ do vốn cố định thay đổi theo chu kỳ.
Vì vậy tồn tại một số lượng thất nghiệp sẽ làm cho việc sử dụng tiền vốn và nguồn
nhân lực có hiệu quả hơn.
6.2.5. Giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
Muốn hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp cần phải hiểu rõ nguyên nhân tạo ra nó.
Đối với thất nghiệp chu kỳ
Đây là loại thất nghiệp do suy thoái kinh tế gây ra. Do vậy, để hạ thấp tỷ lệ thất
nghiệp này theo quan điểm của Keynes cần phải thực hiện các giải pháp chống suy
thoái như: sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, chính sách tiền tệ mở rộng. Khi chính
91
sách này phát huy tác dụng, tổng cầu AD sẽ tăng, kết quả là công ăn việc làm tăng, thất
nghiệp giảm. Nền kinh tế tăng trưởng, sản lượng thực tế dịch chuyển tăng dần về mức
sản lượng tiềm năng, thất nghiệp thực tế trở về mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, thất
nghiệp chu kỳ sẽ bị triệt tiêu
Đối với thất nghiệp tự nhiên
Thất nghiệp tự nhiên tương đối ổn định. Tuy nhiên, căn cứ vào nguyên nhân gây
ra loại thất nghiệp này, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp sau:
- Tăng cường hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm
- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực
- Khuyến khích đầu tư tư nhân
- Giảm việc can thiệp trực tiếp của chính phủ về các chính sách phi thị trường
lao động
6.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
6.3.1. Nguồn gốc của đường Phillips
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_mon_kinh_te_vi_mo_phan_2.pdf