Giáo trình môn Sinh lý người và động vật

MỤCLỤC

CHƯƠNG I: MỞ ĐAU 7

I - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu SINH LÝ HỌC 7

II - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIEN CỦA SINH LÝ HỌC 10

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG 1 12

CHƯƠNG II: SINH LÝ MÁU 13

I - SINH LÝ HỌC CỦA HONG CAU 13

II - SINH LÝ HỌC CỦA BẠCH CAU 15

III - SINH LÝ HỌC CỦA TIÊU CAU 19

IV - SINH LÝ HỌC CỦA HUYẾT TƯƠNG 19

V - NHÓM MÁU 21

VI - ĐÔNG MÁU 23

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG II 25

CHƯƠNG III: TUAN HOÀN 26

I - TIM VÀ HOẠT ĐÔNG CỦA TIM 26

II - SINH LÝ CỦA HỆ MẠCH 33

III - BẠCH HUYẾT VÀ TUAN HOÀN BẠCH HUYẾT 39

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG III 40

CHƯƠNG IV: HÔ HẤP 41

I - ĐẠI CƯƠNG 41

II - Sự TRAO ĐỔI KHÍ Ở PHỔI VÀ MÔ 44

III - Sự ĐIỂU HOÀ HÔ HẤP 46

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG IV 49

CHƯƠNG V: SINH LÝ TIÊU HOÁ 50

I - CÁC HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG cơ BẢN CỦA BÔ MÁY TIÊU HGÁ 50

II - HOẠT ĐỘNG TIÊU HOÁ CỦA MIỆNG 51

III - HOẠT ĐỘNG TIÊU HOÁ CỦA DẠ DÀY 52

IV - HOẠT ĐỘNG TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON 55

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG V 62

CHƯƠNG VI: TRAO ĐổI CHAT VÀ NĂNG LƯỢNG 63

A. TRAO ĐổI CHAT 63

I - TRAO ĐổI PROTEIN 63

II - TRAO ĐổI LIPIT 64

III - TRAO ĐổI GLUXIT 65

IV - TRAO ĐổI MUỐI, NƯỚC 65

V - CÁC LOẠI SINH TỐ 66

B. TRAO ĐổI NĂNG LƯỢNG 67

I - TÍNH TRỰC TIẾP 67

II - TÍNH GIÁN TIẾP 68

III - TRAO ĐổI CHUNG VÀ TRAO ĐổI Cơ SỞ 69

C. SỰ ĐIỂU NHIỆT 70

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG VI 71

CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT 72

I - ý NGHĨA SINH HỌC 72

II - CAU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA THẬN 72

III - Cơ CHẾ SINH NƯỚC TIỂU 74

IV - SỰ ĐIỂU TIẾT HOẠT ĐỘNG CỦA THẬN 75

V - MỘT SỐ DẠNG BÀI TIẾT KHÁC 75

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG VII 76

CHƯƠNG VIII: NỘI TIẾT 77

I. ĐẠI CƯƠNG VỂ CÁC TUYẾN NỘI TIẾT 77

II - TUYẾN THƯỢNG THẬN 78

III - CÁC TUYẾN SINH DỤC 79

IV - TUYẾN TỤY 80

V - TUYẾN GIÁP 81

VI - TUYẾN CẬN GIÁP 82

VII - TUYẾN TÙNG 82

VIII - TUYẾN YÊN 83

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG VIII 86

CHƯƠNG IX: SINH LÝ SINH SẢN 87

I - TẦM QUAN TRỌNG CỦA SINH SẢN 87

II - SINH SẢN vô TÍNH 87

III - SINH SẢN HỮU TÍNH 88

IV - TUYẾN SINH DỤC ĐựC 88

V - TUYẾN SINH DỤC CÁI 89

VI - Sự THỤ TINH VÀ PHÁT TRIEN PHÔI THAI 91

VII - MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP SINH SẢN ĐẶC BIỆT 92

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG IX 93

CHƯƠNG X: SINH LÝ CƠ - THẦN KINH 94

I - SINH LÝ CHUNG CỦA CÁC MÔ HƯNG PHAN 94

II - SINH LÝ CƠ 99

III - SINH LÝ DÂY THẦN KINH 103

IV - Sự DẪN TRUYỀN HƯNG PHAN QUA CÁC XINÁP 105

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG X 106

CHƯƠNG XI: SINH LÝ CHUNG CỦA HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG 107

I - HƠẠT ĐỘNG PHẢN XẠ CỦA HỆ THẦN KINH 107

II - CÁC ĐẶC ĐIỂM HƯNG PHAN TRƠNG TRUNG ƯƠNG THẦN KINH 107

III - QUÁ TRÌNH HƯNG PHAN VÀ ức CHE TRONG HỆ THAN KINH TRƯNG

ƯƠNG 109

IV - SINH LÝ TUỶ SỐNG 111

V - SINH LÝ HÀNH TUỶ 114

VI - NÃO GIỮA 115

VII - ĐỚI THỊ - NÃO TRUNG GIAN (THALAMUS) 115

VIII - SINH LÝ TIỂU NÃO 116

IX - SINH LÝ HỆ THAN KINH THựC VẬT 117

X - CHỨC NĂNG CỦA VÙNG DƯỚI ĐỚI THỊ (HYPOTHALAMUS) 118

XI - SINH LÝ CAU TRÚC LƯỚI 119

XII - SINH LÝ ĐẠI NÃO 120

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG XI 121

CHƯƠNG XII: SINH LÝ TIEP THU KÍCH THÍCH 122

I - MỞ ĐAU 122

II - Sự THU NHẬN ÂM THANH 124

III - Sự THU NHẬN ÁNH SÁNG 125

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG XII 127

CHƯƠNG XIII: HOẠT ĐỘNG THAN KINH CAP CAO 128

I - CÁC HOẠT ĐỘNG THAN KINH VÀ CÁC LOẠI PHẢN XẠ 128

II - PHÂN LOẠI CÁC PHẢN XẠ CÓ ĐIÊU KIỆN 129

III - NHỮNG ĐIỂU KIỆN CỦA PHẢN XẠ CÓ ĐIÊU KIỆN 130

IV - CƠ CHE THÀNH LẬP PHẢN XẠ CÓ ĐIỂU KIỆN 130

V - CÁC QUÁ TRÌNH ỨC CHE Ở VỎ NÃO 131

VI - NGỦ, NẰM MƠ VÀ HIỆN TƯỢNG THÔI MIÊN 134

VII - CÁC KIỂU THAN KINH 134

VIII - HỆ TÍN HIỆU THỨ HAI 135

IX - TƯ DUY 135

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG XIII 136

TÀI LIÊU THAM KHẢO 1377

 

docx130 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Sinh lý người và động vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi phí để đảm bảo các quá trình sống cơ sở diễn ra trong các tế bào, các tổ chức và các cơ quan, đảm bảo sự co bóp của các cơ hô hấp, tim và hoạt động của các tuyên. Người ta nhận thấy rằng ở các động vật khác nhau nêu tính trao đổi cơ sở cho 1kg khối lượng thì kết quả thu được sẽ chênh lệch nhau khá nhiều, nhưng nếu tính theo đơn vị diện tích thì quản lý đại thể giống nhau. Sở dĩ như thế là vì kích thước cơ thể càng tăng thì diện tích ứng với mỗi kg cơ thể càng giảm. Năm 1883, Rubnơ đưa ra “quy luật bề mặt” : chi phí năng lượng của động vật đẳng nhiệt tỷ lệ thuận với trị số bề mặt của cơ thể. Từ đó có thể định nghĩa trao đổi cơ sở là : Trao đổi cơ sở của một lứa tuổi nhất định là sốKcal cơ thể tiêu hao trong một giờ trên một diện tích cơ thể là 1m2 và trong điều kiện không vận cơ, không tiêu hoá, không điều nhiệt và không hoạt động trí óc. Ở người, từ 25 đến 30 tuổi, trao đổi cơ sở là 40Kcal ở nam và 365Kcal ở nữ. Khi ăn, cường độ trao đổi chất tăng lên, người ta gọi đó là tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn. Sau khi ăn protein, trao đổi cơ sở tăng lên trung bình 30%, còn ăn lipit và gluxit : 4-6%. Tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn do tăng các quá trình ôxy hoá các sản phẩm trao đổi trung gian và do tăng hoạt động của ống tiêu hoá khi nhận thức ăn. Nhu cầu nâng lượng của cơ thể : Ngoài việc đảm bảo nhu cầu vật chất để cho cơ thể hoàn thành được nhiệm vụ kiến tạo, còn phải cung cấp vật chất để làm nguồn năng lượng, bảo đảm cho hoạt động sống trong điều kiện co sở cùng sự chi phí năng lượng cho tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn. Sau đó phải tính thêm năng lượng bảo đảm cho hoạt động bình thường, lao động trí óc hoặc lao động chân tay. Sự ĐIỂU NHIỆT Nhiệt độ của co thể là kết quả của hai quá trình : sinh nhiệt và tán nhiệt. Hai quá trình đó là chung cho tất cả mọi loài động vật, tuy nhiên, điều hoà cho nhiệt độ trở thành hằng định thì chỉ có ở một số động vật. Điều nhiệt là một bước tiến mới trong quá trình tiến hoá của sinh vật. Trong khi điều kiện hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá là chung cho tất cả động vật có xưong sống, thì điều nhiệt để giữ ở mức ổn định chỉ có ở chim và động vật có vú. Ở người, nhiệt độ co thể dao động từ 36,3 đến 37,30C trong ngày. Nhiệt độ cao thấp còn tuỳ thuộc vào khu vực và tuỳ điều kiện (gió, ẩm, quần áo) và nhiệt độ môi trường. Trong co thể, noi nóng nhất là gan, nội tạng cao hon nhiệt độ ở lách 1-1,50C. Trong ngày, buổi sáng (3-5giờ), nhiệt độ co thể thấp hon buổi chiều (15-18 giờ), do hoạt động chuyển hoá buổi chiều cao hon. Trẻ em dễ thay đổi nhiệt độ co thể hon so với người lớn. Phụ nữ trong nửa sau chu kỳ kinh nguyệt do hoàng thể hoạt động mạnh, nhiệt độ co thể cao hon khoảng 0,1-0,30C. Mức tối đa và tối thiểu mà người có thể chịu đựng được là khoảng 20 đến 430C. Nếu bị lạnh thì chuyển hoá sẽ tăng. Sản nhiệt hoàn toàn do các phản ứng hoá học tạo ra nên còn gọi là điều nhiệt hoá học. Nếu bị nóng thì co thể cần tán nhiệt do các quá trình lý học : toả nhiệt, dẫn nhiệt và bốc hoi nên còn gọi là điều nhiệt lý học. Điều nhiệt bao gồm hai nhiệm vụ chính là chống nóng và chống lạnh. Chống lạnh Được thực hiện bằng hai cách : tăng sản nhiệt và giảm tán nhiệt. Gặp lạnh, gan và co tăng cường sản nhiệt, được máu mang đến bổ sung nhiệt cho da. Run cũng tạo nhiệt. Co chế điều nhiệt hoá học : tuyến yên thông qua tuyến giáp và tuyến thượng thận tăng cường tiết tyroxin và adrênalin làm tăng mức ôxy hóa tế bào. Đồng thời giảm tán nhiệt : co hệ thống mao mạch dưới da để bảo vệ nhiệt nội tạng. Khi co thể đã sản nhiệt đầy đủ để chống lạnh thì giãn các mao mạch dưới da để chống lạnh. Chống nóng Bốc hoi nước : Một lít nước bốc hoi sẽ thu 580,8Kcal. Nước được bốc hoi qua các tế bào biểu mô phổi, đặc biệt ở các động vật không có tuyến mồ hôi như chim và một số động vật có vú. Đồ mồ hôi : Một lít mồ hôi bốc hoi sẽ thu 600Kcal. Người có khoảng 2-3 triệu tuyến mồ hôi, có thể tiết ra 2 lít mồ hôi trong 1 giờ. Tuy nhiên, khi tiết nhiều mồ hôi thì co thể sẽ mất nhiều nước và muối NaC1, cần phải bổ sung lại. Đặc biệt, khi môi trường ẩm, mồ hôi khó bốc hoi, co thể không chống nóng được. Ngoài ra co thể giảm nhiệt độ nhờ dẫn nhiệt. Cơ chế điều nhiệt Cơ chế thần kinh : Trung khu điều nhiệt ở đáy não thất III và vùng duới đổi não trung gian. Phía truớc đổi (vùng trên thị và truớc thị) có chức phận chông tăng nhiệt. Phía sau vùng duới đổi có chức phận tránh tán nhiệt. Cơ chế nội tiết : Thyroxin tuyến giáp có tác dụng tăng chuyển hoá sự ôxy hoá dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể. Adrenalin của tuyến thuợng thận có tác dụng tăng chuyển hoá đuờng và tăng các quá trình ôxy hoá làm tăng nhiệt độ cơ thể. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG VI Vai trò các chất dinh duỡng đối với cơ thể. Vai trò của các loại sinh tố và các chất khoáng. Các phương pháp đo sự trao đổi năng lượng. Khái niệm chuyển hoá cơ sở. Xây dựng các nguyên tắc thành lập khẩu phần thức ăn. Đặc điểm của sự trao đổi protein là gì ? Làm thế nào để xác định được nhu cầu tối thiểu protein của một cơ thể. Vai trò của lipit và gluxit đối với cơ thể. Vai trò và đặc điểm của các loại sinh tố. Trao đổi cơ sở là gì ? Phương pháp xác định trao đổi cơ sở. Chương VII BÀI TIẾT - ý NGHĨA SINH HỌC Chức năng bài tiết Trong quá trình trao đổi chất và năng lượng đã tạo ra những sản phẩm không cần thiết hoặc có hại cho co thể như urê, axit uric, NH3, CO2, H2O, H+ và các độc tố như hợp chất sunfua đều được co quan bài tiết thải ra ngoài một cách tích cực. Thận, phổi, da, ống tiêu hoá... là những co quan bài tiết chủ yếu của co thể. Nhờ bài tiết mà hằng tính của nội môi có thể bảo đảm. Lược sử tiến hoá của các phương tiện bài tiết Ở động vật nguyên sinh, NH3 là sản phẩm độc của trao đổi protein bị khuếch tán ra môi trường nhờ chênh lệch nồng độ. Đối với bọt bể và ruột khoang chất thải được thải ra ngoài cũng nhờ khuếch tán. Ở giun dẹp đã bắt đầu có co quan bài tiết riêng. Chúng có nguyên đon thận ngâm trong chất dịch co thể - các sản phẩm cặn sẽ khuếch tán vào “thận” đó để theo ống tiết ra ngoài. Giun đất và giun đốt có hậu đon thận, một đầu thông với xoang co thể, một đầu thông với lỗ tiết, có lưới mao mạch bao quanh “thận”. Nhờ vậy các sản phẩm thải thấm từ máu sang để ra ngoài. Đối với giáp xác, co quan bài tiết là đôi tuyến màu xanh nằm ở góc râu và chứa nhiều mạch máu. Các chất thải từ máu thấm sang, thải ra ngoài qua hai lỗ tiết nằm ở gốc đôi râu thứ hai. Co quan bài tiết của côn trùng có cấu tạo hoàn chỉnh hon và gồm các ống Malpighi ngâm trong xoang máu và đổ vào ống tiêu hoá. Ở động vật có xưong sống, hệ bài tiết nói chung giống nhau - gồm rất nhiều đon vị thận (nephron). Vị trí và số lượng ống thận thay đổi tuỳ loài. - CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA THẬN Thận lọc máu để thành nước tiểu, nên tốc độ dòng máu chảy qua các mạch xoắn xuýt quanh thận đặc biệt lớn (trung bình 1200ml/phút ở người). Toàn bộ khối máu của co thể được thận lọc trong 4 phút. Thận gồm hai phần : - Phần vỏ màu nâu. - Phần tuỷ màu trắng đục, có các đường tia của các tháp Malpighi. Đơn vi thận Mỗi quả thận gồm hàng triệu đơn vị thận cấu tạo nên. Ở người, diện tiếp xúc giữa các đơn vị thận và máu xấp xỉ bằng bề mặt cơ thể. Đơn vị thận khởi đầu bằng tiểu thể Malpighi gồm có một búi mao mạch gọi là tiểu cầu Malpighi và một bọc ngoài là bọc Bowman. Nối theo tiểu cầu là ông thận nhỏ (ông lượn gần) khi ra khỏi tiểu thể Malpighi thì uốn khúc, sau đó đâm vào miền tuỷ rồi quay ngược trở ra, tạo thành ông hình chữ U, gọi là quai Henle. Ông xuống bé hơn ông đi lên, cuối cùng nó uốn khúc nhiều lần tạo thành ống lượn xa và đổ vào ống góp. Ông góp đi sâu vào trong tuỷ. Ông góp tập trung nước tiểu để đổ vào bể thận (hình 24). Hình 24. Câu tạo một đơn vi thận a) Tiểu thể Malpighi ; b) ống thận (ống lươn gần và ống lươn xa) ; c) ống góp 1. Tiểu thể Malpighi ; 2. Bọc Bowman ; 3. ống lươn gần ; 4. ống lươn xa ; 5. Quai Henle ; 6. ống góp Máu mạch thận Mỗi ngày thận lọc khoảng chừng 1700 lít máu. Động mạch đến thận liền phân nhánh thành nhiều động mạch liên thuỳ. Ở vùng ranh giới giữa vỏ và tuỷ các động mạch chạy thành vòng cung, rồi từ các động mạch vòng cung lại phân ra các động mạch tiểu liên thuỳ. Các tiểu liên thuỳ này lại phân nhánh thêm hai lần nữa để tạo thành búi mao mạch nằm gọn trong bao Bowman. Sau đó các mao mạch lại kết hợp thành động mạch đi ra khỏi tiểu cầu và động mạch đi lại toả ra thành lưới mao mạch thứ hai xoắn quanh ống thận (ống thu). Đường kính động mạch đến thận là 0,2mm trong lúc đó đường kính của động mạch đi ra khỏi tiểu cầu là 0,04mm. Nhờ sự chênh lệch về kích thước đã đảm bảo cho quản cầu một lực thấm lọc rất lớn. Từ mạng mao mạch thứ hai máu sẽ theo tĩnh mạch vòng cung về tĩnh mạch liên thuỳ, rồi đến tĩnh mạch thận và cuối cùng đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Như vậy, nhờ đặc điểm cấu tạo về sự cung cấp máu ở tiểu cầu, các chất từ máu thấm qua thành mạch để vào xoang Bowman (do chênh lệch kích thước giữa động mạch đến và động mạch đi đã làm cho áp suất thuỷ tĩnh cao hơn áp suất thẩm thấu từ 30 đến 40mmHg. Nhờ mạng mao mạch phân bố suốt chiều dài của ống (ống lượn gần và ống lượn xa)), nên các chất từ nước tiểu có thể hấp thụ ngược trở lại vào máu. - Cơ CHẾ SINH Nước TIỂU Quá trình tạo thành nước tiểu gồm ba giai đoạn : Lọc nước tiểu qua tiểu cầu và bọc Bowman. Tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu. Bài tiết một số chất ở ống thận. Lọc qua tiểu cầu Như đã trình bày ở trên, do huyết áp ở tiểu cầu cao (khoảng 75mmHg), còn áp suất thẩm thấu keo lại thấp hon (30mmHg) và áp suất trong xoang Bowman khoảng 6mmHg nhưng quá trình lọc vẫn được diễn ra nhờ huyết áp thấp : 75 - (30 + 6) = 39mmHg. Trị số đó gọi là áp lực lọc thực sự. Nhờ đó mà các chất trong huyết tưong thấm được qua mao mạch để vào túi Bowman (trừ các protein có phân tử lượng cao). Nước tiểu được tạo ra như vậy gọi là nước tiểu loạt đầu. Tái hấp thu Là quá trình một số chất ở nước tiểu loạt đầu được trở vào máu. Khi phân tích thành phần nước tiểu thực sự không thấy có các axit amin, glucozo, các sản phẩm phân giải protein đến polypeptit, nhưng các chất như urê, axit uric, creatin, phenol, sunphat thì nhiều hon. Chứng tỏ một lượng nước, axit amin, glucozo, các chất điện giải đã được hấp thụ trở lại từ ống thận sang máu. Phưong thức hấp thụ đối với mỗi chất có khác nhau. Ví dụ H2O và các chất điện giải tái hấp thu do khuếch tán ở nhánh xuống của quai Henle, Glucozo, axit amin, các protein đều theo dạng vận chuyển tích cực. Ở ống lượn gần, Na, Cl tái hấp thụ 80%, còn K thì hấp thụ hoàn toàn. Glucozo tái hấp thụ nhờ men photphaza, nếu có chất floritzin là chất độc phá huỷ men photphaza thì gây ra bệnh đái đường. Nếu hàm lượng đường trong máu là 1g/lít thì glucozo được tái hấp thụ không hoàn toàn nên trong nước tiểu có đường. Khi hàm lượng đường trong máu lên đến 2,4g/lít thì thận không đủ khả năng cho glucozo tái hấp thụ. Ở nhánh xuống của quai Henle (nhánh xuống nhỏ hon nhánh lên), chỉ cho nước đi ra nhưng không cho Na đi ra (theo phưong thức tích cực). Còn ở nhánh lên thì lại cho Na đi ra. Như vậy ở nhánh xuống bị mất nước nên nước tiểu cô đặc - nồng độ Na ở đó còn cao, nhất là ở đỉnh quai Henle, càng tạo điều kiện làm cho Na chuyển qua nhánh lên. Ở nhánh lên, vì Na được đi ra làm cho môi trường xung quanh càng ưu trưong, càng tạo điều kiện cho việc nước đi ra (tái hấp thụ) ở ống xuống. Do vậy mà Viec đã gọi quai Henle là "Hệ thống nhân nồng độ ngược chiều". Ở quai Henle, urê và creatin không được thấm qua nên đi theo nước tiểu ra ngoài. Ở ống lượn xa, xảy ra quá trình trao đổi các chất cuối cùng trước khi nước tiểu chuyển xuống bể thận. Quá trình tái hấp thụ ở đây được hoocmon điều tiết. Tái hấp thụ Na tùy thuộc vào kích tố aldosteron. Kích tố này càng tăng càng làm tăng quá trình tái hấp thụ Na và Cl và thải K. Ở đây là nơi sản xuất NH3 và thải ra NH3 nhờ lấy ion H+ . NH3 thải ra dưới dạng muối. H2O cũng được tái hấp thụ ở đây. Nhờ vậy mà điều chỉnh được các hằng số sinh lý của máu. Như vậy sau quá trình tái hấp thu thì nước tiểu thực sự được tạo thành có chứa urê, axit uric, creatin. Xét nghiệm nước tiểu có thể biết được trạng thái chức năng của thận, biết được quá trình trao đổi chất của cơ thể. - Sự ĐIỂU TIẾT HOẠT ĐỘNG CỦA THẬN Thận hoạt động dưới sự điểu khiển của các dây mê tẩu, giao cảm từ nhánh dây nội tạng phân bố xuống. Ngoài ra, sự điều tiết thận phụ thuộc vào hệ mạch ở thận, vào sự thay đổi huyết áp trong thận, từ đó làm thay đổi khả năng tái hấp thụ và khả năng bài tiết. Khi kích thích vào củ xám ở não trung gian, làm cho lượng nước tiểu tăng lên. Có các tế bào được phân hoá đặc biệt ở não trung gian, người ta thấy bên trong nó có không bào có chứa dịch với áp suất thẩm thấu tương đương với máu. Khi áp suất thẩm thấu của máu tăng lên, nước trong chất dịch của không bào sẽ đi vào máu làm các tế bào đó co lại. Hưng phấn được xuất hiện và các xung được gửi đến tuyến yên, làm tuyến yên tăng cường tiết vazopresin vào máu. Vazopresin sẽ tác động vào ống lượn xa và ống góp làm cho quá trình tái hấp thụ H2O tăng lên (hoocmon vazopresin còn gọi là hoocmon chống bài niệu : antidiuretic hoocmon). Khi H2O được tái hấp thụ vào máu thì áp suất thẩm thấu của máu sẽ giảm xuống, sẽ không làm co các tế bào đặc biệt đó. Adrenalin của tuyến thượng thận có tác dụng như hệ giao cảm làm lượng máu đến thận giảm - làm giảm quá trình sinh nước tiểu, nhưng ngược lại nó cũng làm cho huyết áp tăng, và như vậy máu sẽ đến tiểu cầu nhiều làm tăng lượng nước tiểu. Ngoài ra ở thùy trước tuyến yên có kích tố tăng niệu corticosterol và cholin của vỏ thượng thận làm giảm quá trình tái hấp thụ H2O - làm tăng bài niệu. - MỘT số DẠNG BÀI TIẾT KHÁC Sự bài tiết mồ hôi Ở da người có khoảng 2,5 triệu mổ hôi, nhiều nhất ở da mặt, ở lòng bàn tay, nách, gan lá chân. Bình thường tiết 1 lít trong 24 giờ. Trong mổ hôi có 98% là nước, khoảng 2% là muối, chất hữu cơ nói chung gần giống như nước tiểu loãng. Khi bị sơn da hoặc bị bỏng, mổ hôi không tiết ra được, cơ thể có thể bị nhiễm và gây ngộ độc. Da tiết mổ hôi làm nhẹ một phần việc cho thận. Mổ hôi tiết theo lối phản xạ và do hệ giao cảm điểu khiển. Bán cầu vỏ não điều khiển sự tiết qua các trung khu tiết ở não trung gian, hành tuỷ và tủy. Khi giận dữ, sợ hãi, đau đớn. toát mổ hôi lạnh (vì lúc đó hệ mạch co lại). Ở tuỷ, trung khu tiết ở các sừng bên từ đoạn ngực thứ hai đến đoạn thắt lưng thứ hai. Ngoài ra khi nhiệt độ, nổng độ CO2 trong máu tăng cũng gây tiết mổ hôi. Tuyến nhờn ở da Tuyến nhờn tiết chất nhờn của da. Chất nhờn gồm các giọt mỡ, các axit béo tự do, các tế bào biểu bì đã chết. Chất nhờn làm cho da mịn và lông tóc mềm. Mỗi ngày tiết gần 20g, mùa nóng hoặc thức ăn nhiều gluxit chất nhờn đuợc tiết ra nhiều. Chim sống trên nuớc có tuyến nhờn ở duới đuôi rất phát triển, chim dùng mỏ lấy chất chải lông để lông mịn và ít thấm nuớc. Sự thích nghi với môi trường của một số dạng bài tiết Ở những vùng hiếm nước như sa mạc, một số động vật như chuột nhảy, chuột nhắt vùng Arizona có thể không uống nước chỉ nhờ ăn hạt ngũ cốc và cô đặc nước tiểu lên gấp đôi các loài khác. Chúng có thể uống nước biển, nhưng nếu cho ăn nhiều protein thì dễ chết vì không thải được urê. Lạc đà và lừa nhờ giảm thoát mồ hôi nên đỡ mất nước, chúng có thể nhịn uống từ 4 đến 20 ngày (lừa nhịn được 4 - 5 ngày, lạc đà từ 17 - 20 ngày). Người chỉ nhịn được 2 - 3 ngày. Các loài chim biển chuyên ăn thức ăn mặn nhưng giữ được hằng tính máu nhờ chất mặn được thoát ra bằng các tuyến lệ mặn. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG VII Chú ý cấu tạo và hoạt động của nephron (đặc biệt sự tái hấp thụ của các ống lượn xa có quan hệ với sự ổn định các hằng số nội môi). Cấu tạo và chức năng của thận. Co chế sinh nước tiểu. Sự điều hoà hoạt động của thận. Nêu một số dạng bài tiết khác. Chương VIII NỘI TIẾT ĐẠI CƯƠNG VỂ CÁC TUYẾN NỘI TIẾT Trong cơ thể người và động vật tổn tại các cơ quan đặc biệt, tiết các chất có hoạt tính sinh học cao có ảnh hưởng lớn đến quá trình điều hoà hoạt động sông của cơ thể. Các chất này được Bayliss và Starling (1909) đề nghị gọi là hoocmon và các cơ quan tiết ra chúng gọi là tuyến nội tiết. Khác với tuyến ngoại tiết (tuyến mổ hôi, các tuyến tiêu hoá), các tuyến nội tiết không có ông dẫn, hoocmon trực tiếp đổ vào máu chảy qua tuyến. Về hoá học, hoocmon có bản chất là protein và lipit. Hoocmon có đặc tính tác dụng xa nơi tuyến sản sinh ra nó. Tác dụng của chúng mang tính đặc trưng được thể hiện trong hai hình thức : một số hoocmon như hoocmon sinh dục chỉ ảnh hưởng đến vài cơ quan và mô, các hoocmon khác chỉ điều khiển sự biến đổi nhất định của các quá trình trao đổi chất và hoạt tính của các enzym điều hoà quá trình đó. Ở trong cơ thể, hoocmon bị phân hủy rất nhanh, điều đó đòi hỏi các tuyến nội tiết thường xuyên tiết hoocmon vào máu để duy trì sự hoạt động của hoocmon đó. Giữa cường độ tiết hoocmon của các tuyến nội tiết với các quá trình hoặc cơ quan mà hoocmon có tác dụng có mối quan hệ tương hỗ theo nguyên tắc của mối liên hệ ngược. Chức năng chủ yếu của hệ thông nội tiết bao gổm : duy trì hằng định nội môi, điều chỉnh các hoạt động của cơ thể (tiêu hoá, sinh sản, phát triển, trưởng thành), giúp cơ thể thích nghi với các hoàn cảnh bên ngoài và tự điều chỉnh trong nội bộ. Hệ nội tiết chịu sự điều hoà của hệ thần kinh trung ương, nó kiểm tra sự tổng hợp, bài tiết tất cả các hoocmon và chúng là một hệ thông thông nhất điều hoà mọi chức năng của cơ thể. Trong nghiên cứu chức năng nội tiết ở động vật, người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như : cắt bỏ tuyến nội tiết và theo dõi hậu quả để đoán chức năng của tuyến. Sau đó có thể ghép vào động vật đã mất tuyến một tuyến tương tự lấy từ động vật khác để quan sát những biến đổi do mất tuyến trước đây có mất đi không ? Và cũng có thể tiêm dịch chiết của tuyến nội tiết tương ứng hoặc mô của nó đã được sấy khô hay tươi vào cơ thể động vật đã mất tuyến. Dùng các phương pháp hoá học, sinh học để xác định nổng độ của các hoocmon nghiên cứu ở trong máu và nước tiểu, hoặc so sánh hoạt tính của máu đến và đi ra khỏi tuyến. Ở trong lâm sàng, chủ yếu quan sát những bệnh nhân ưu hay nhược năng chức phận nội tiết và những biến đổi chức năng của cơ thể do sự rôi loạn hoạt động của hệ nội tiết. II - TUYẾN THƯỢNG THẬN Đó là hai tuyến nội tiết nhỏ, nằm úp trên chóp của hai quả thận. Mỗi tuyến nặng 3-5g và đuợc cấu tạo từ hai vùng hoàn toàn khác nhau về cấu trúc và chức năng : vùng tủy và vùng vỏ. Thực chất đó là hai tuyến nội tiết khác nhau. Vùng tủy Gồm những tế bào thần kinh có nguồn gốc giống như những tế bào của hệ thần kinh giao cảm. Nếu nhuộm bằng muối crôm sẽ chuyển màu nâu, cho nên được gọi là tế bào ưa crôm. Vùng tủy chiếm 10% khối lượng của toàn tuyến. Vùng này tiết hai hoocmon : adrênalin và noradrênalin. Ở động vật non kể cả người, vùng tủy chủ yếu tiết noradrênalin, nhưng ở động vật trưởng thành adrênalin lại được tiết nhiều hon, gấp 4 lần noradrênalin. Adrênalin và noradrênalin được tổng hợp trong tuyến, sau đó kết hợp với nhau dưới dạng các hạt trong tế bào tuyến. Dưới ảnh hưởng của hệ thần kinh giao cảm đi đến tuyến, các hạt vỡ, giải phóng các hoocmon đó vào máu. Adrênalin cũng có tác dụng tưong tự, nhưng đối với các mạch máu não, tim, co vân nó lại các tác dụng làm giãn mạch. Cả hai hoocmon này đều làm tăng nhịp tim, tăng tốc độ dẫn truyền hưng phấn trong tim. Adrênalin và noradrênalin đều có tác dụng làm giảm sức co bóp của co tron, tiết dịch của ống tiêu hoá. Adrênalin làm giãn nở phế quản, nhờ đó mà phổi dễ dàng trao đổi khí với bên ngoài. Đối với thần kinh chúng có tác dụng làm tăng hưng phấn của vỏ não, gây trạng thái hồi hộp, kích động. Đối với chuyển hoá, adrênalin tăng cường đường phân kỵ khí ở trong co, tăng khả năng làm việc của co. Vùng vỏ Gồm những tế bào tuyến. Căn cứ vào hình dạng của tế bào và cách sắp xếp của nó, vùng vỏ được chia thành 3 lớp : lớp cầu bên ngoài, lớp bó ở giữa, lớp võng bên trong. Các hoocmon của vỏ tuyến gồm 3 nhóm : Nhóm có tác dụng điều hoà trao đổi muối, gồm aldosteron và deoxycorticosteron do lớp cầu tiết, trong đó aldosteron có hoạt tính cao hon. Tác dụng chủ yếu của aldosteron là tích Na+, do đó mà tích nước lại trong co thể và bài xuất K+. Đây là một tác dụng trực tiếp lên ống lượn xa của thận, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi Na+ và K+. Nếu không đủ hoocmon này co thể sẽ mất Na+, làm biến đổi môi trường bên trong và có khả năng dẫn đến tử vong. Nhóm có tác dụng điều hoà trao đổi gluxit, lipit, protein gồm cortizol (hydrocortizol), cortizon và corticosteren (corticosteron đồng thời là mineralocorticoit) do lớp bó tiết. Cả ba hoocmon này có tác dụng gần giống nhau, nhưng cortizol được bài tiết nhiều nhất và có tác dụng tăng đồng hoá gluxit, đẩy mạnh dị hoá protein, kích thích huy động mỡ và oxy hoá các axit béo, có tác dụng tăng sức đề kháng của co thể đối với những tác động có hại cho nó. Nhóm hoocmon sinh dục, gồm androgen, oestrogen, progesteron do lớp lưới tiết. Các hoocmon sinh dục này có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các co quan sinh dục ở tuổi thiếu niên khi hoạt động của các tuyến sinh dục còn chưa đáng kể. Ở người trưởng thành sinh dục, vai trò của chúng không lớn. Song lúc về già, khi các tuyêh sinh dục không hoạt động nữa, vỏ tuyến thuợng thận là noi cung cấp duy nhất androgen và oestrogen. - CÁC TUYẾN SINH DỤC Các tuyên sinh dục là noi sản xuất các tế bào sinh dục : tinh trùng và tế bào trứng, đổng thời cũng là noi sản xuất và tiết các hoocmon sinh dục. Các hoocmon sinh dục nam và sinh dục nữ đều được sản xuất trong các tuyên sinh dục nam và nữ nhưng với những số lượng không như nhau. Tuyến sinh dục nam Hai tinh hoàn là bộ phận quan trọng của co quan sinh dục nam giới. Đó là 2 tuyên hình trứng nằm trong bìu, vừa hoạt động ngoại tiết, vừa hoạt động nội tiết. Tổ chức nội tiết của tinh hoàn là những tế bào kẽ tuyến gọi là tế bào leydig. Các tế bào này sản xuất ra testosteron. Testosteron có tác dụng làm xuất hiện và bảo tổn các đặc tính sinh dục phụ và khả năng sinh dục ở đàn ông và các động vật giống đực. Làm phát triển co thể, bao gổm bộ xưong và hệ thống co. Có tác dụng đổng hoá protein, thể hiện bằng hiện tượng tích N. Tác dụng này cần có sự phối hợp của insulin. Gà trống non được tiêm testosteron sẽ mau biết gáy, lông sặc sỡ, gây phát triển mào, cựa, hung hăng thích chọi và sớm biết tìm gà mái. Có tác dụng dinh dưỡng đối với tinh hoàn. Ở động vật bị cắt mất tuyến yên, có thể một phần nào thay thế FSH để bảo tổn chức năng sản sinh tinh trùng. Ở phụ nữ, có tác dụng nam hoá, ức chế sản xuất các kích tố gây động dục, ức chế rụng trứng, làm ngừng tiết sữa, teo vú. Liều lượng cao : testosteron sẽ gây ứ đọng NaCl và nước gây phù. Tuyến sinh dục nữ Tuyến sinh dục nữ gổm hai buổng trứng hình hạt đậu. Trong buổng trứng hoocmon sinh dục cái được tiết ra từ các tế bào lót khoang bao noãn và từ thể vàng do các tế bào đó tạo thành sau khi trứng rụng. Các tế bào lót khoang noãn tiết oestrogen, còn thể vàng tiết progesteron. Tác dụng chính của oestrogen là làm phát triển niêm mạc dạ con trong chu kỳ kinh nguyệt. Ở thiếu nữ nó gây hiện tượng dậy thì : lớn nhanh, thân thể phát triển, làm to khung xưong, nhất là khung chậu, tăng quá trình đổng hoá protein, gây tích nước và muối NaCl, nó làm xuất hiện các tính chất sinh dục phụ nữ như nở to tuyến, mọc lông ở mu, tích mỡ nhất là ở mông. Ở phụ nữ trưởng thành, oestrogen tiếp tục duy trì các hiện tượng trên ; ngoài ra, nó còn làm to dạ con, dày niêm mạc, làm chậm rụng trứng, làm nhiễm sừng tế bào âm đạo. Ở đàn ông, oestrogen gây hiện tượng nữ hoá, teo tinh hoàn, ngừng sản xuất tinh trùng, xuất hiện các dấu hiệu nữ tính. Tác dụng của progesteron là làm phát triển và gây nhiều biến đổi trong dạ con để chuẩn bị đón trứng thụ tinh và tạo điều kiện thuận lợi cho phôi và thai phát triển bằng cách làm cho co dạ con phát triển, mềm, không co bóp, làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên, các tuyến dạ con dài ra, ngoằn ngoèo như hình ren thêu, kìm hãm hiện tượng động dục và sự rụng trứng. Lúc có mang mà thiêu progesteron thai không phát triển được, cho nên người ta gọi progesteron là kích tố dưỡng thai. Nêu trứng không được thụ thai thì thể vàng, nơi tiêt proogesteron sẽ thoái hoá đi, những gì chuẩn bị để đón trứng đêh làm tổ đều ngừng lại, niêm mạc bong ra gây chảy máu (kinh nguyệt). Progesteron của thể vàng có tác dụng duy trì thai trong 4 tháng liền. Sau đó thai cũng được duy trì nhờ progesteron nhưng do nhau thai tiết ra. Hoạt động của buồng trứng Trước tuổi dậy thì, buồng trứng nằm yên trong ổ bụng, hai bên dạ con. Đêh tuổi 13 - 15, dưới tác dụng của vùng dưới đồi và tuyên yên, buồng trứng bắt đầu hoạt động. FSH của tuyên yên làm cho nhiều nang trứng chín, nhưng chín không đều. Nang trứng là những túi, trong chứa một trứng. Non nhất là nang nguyên thủy, trong quá trình chín, nó lần lượt biên thành nang đặc, nang có hốc và cuối cùng là nang chín. Khi đó, vách nang vỡ ra và trứng được giải phóng ra ngoài, để rồi di chuyển vào loa vòi dạ con và theo vòi dạ con mà vào dạ con. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt chỉ có một nang trứng trong buồng trứng vỡ ra mà thôi. Thời gian rụng vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi trứng rụng, tuyên yên tiêt ra LH, có tác dụng biên nang trứng rỗng thành một tuyên nội tiêt khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao_trinh_mon_sinh_ly_nguoi_va_dong_vat.docx
  • pdf222222_6296_258250.pdf
Tài liệu liên quan