Ý nghĩa của công tác bảo hiểm.
Đối với bảo hiểm nhà nước:
Bảo hiểm cung cấp thêm vốn cho nhà nước để tái sản xuất mở rộng.
Tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước89
Tăng thu, giảm chi ngoại tệ cho nhà nước.
Bảo hiểm giúp các đơn vị kinh tế có mua bảo hiểm thực hiện được hạch toán và bảo
đảm kinh doanh ổn định.
Bảo hiểm tích cực và chủ động nghiên cứu áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc
phục và hạn chế tổn thất, giảm bớt số tai nạn xảy ra. N hờ đó góp phần làm giảm bớt các
thiệt hại vật chất gây ra cho xã hội.
+ Giới thiệu về công tác bảo hiểm tại Việt N am:
Tổng Công ty Bảo hiểm Việt N am thành lập ngày 15/1/1965 theo quyết định số
179/CP ngày 17/12/1964 của Thủ Tướng Chính phủ nước Việt N am. Trong giai 1965 -
1975 do trình độ và đội ngũ cán bộ còn hạn chế nên chúng ta nhận bảo hiểm thân tàu cho
các đơn vị tàu Việt N am, tái bảo hiểm và bảo hiểm hàng hóa XN K. Đến năm 1977 mới
tiến hành bảo hiểm trách nhiệm dân sự P and I.
Giới thiệu chung về các Công ty bảo hiểm Việt Nam:
Khi Chính phủ cấp giấy phép hoạt động cho Công ty bảo hiểm Việt N am năm 1965,
N hà nước cũng thực hiện chính sách độc quyền về kinh doanh bảo hiểm. Trong giai đoạn
trước đó là một chính sách phù hợp tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm Việt N am phát
triển. N hưng cho đến nay, đã là một cản trở cho công tác bảo hiểm Việt N am. Do ảnh
hưởng của cơ chế bao cấp, hoạt động theo kế hoạch của N hà nước mà Công ty Bảo Việt
không thể khai thác được tối đa tiềm năng thị trường bảo hiểm tại Việt N am cũng như
nhiều nghiệp vụ bảo hiểm khác không triển khai được.
Để đáp ứng nhu cầu mới về đường lối mở cửa của N hà nước, trước sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, ngày 18/12/1993 Chính phủ đã ban hành N ghị định
100/CP về kinh doanh bảo hiểm cho phép các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài được
thành lập các doanh nghiệp bảo hiểm theo kiểu Công ty bảo hiểm N hà nước, Công ty bảo
hiểm cổ phần, Công ty liên doanh bảo hiểm, Công ty môi giới bảo hiểm, Công ty tái bảo
hiểm, Công ty bảo hiểm có 100% vốn nước ngoài.
Trên cơ sở nghị định 100/CP, từ chỗ chỉ có duy nhất một Công ty bảo hiểm đã phát
triển tới nhiều Công ty bảo hiểm gồm các Công ty bảo hiểm gốc trong đó có 3 Công ty
bảo hiểm N hà nước (Bảo Việt, Bảo Minh, PVIC), 2 Công ty bảo hiểm cổ phần (PJICO và
Bảo Long), 2 Công ty liên doanh bảo hiểm, 1 Công ty môi giới bảo hiểm, 1 Công ty tái
bảo hiểm. Trong tương lai sẽ tiếp tục xuất hiện thêm các Công ty bảo hiểm khác sẽ được
thành lập.
184 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Pháp luật hàng hải Phần công ước quốc tế về hàng hải và bảo hiểm hàng hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm 40% và trang thiết bị là 20%.
Quyền lợi bảo hiểm:
N gười tham gia bảo hiểm có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm, đề phòng tổn thất, khai
báo tai nạn tổn thất... do vậy mà họ có quyền lợi bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm được thể
hiện ở chỗ người được bảo hiểm sẽ được người bảo hiểm bồi thường hoặc bù đắp khi đối
tượng bảo hiểm bị tổn thất, tai nạn do các rủi ro bảo hiểm gây ra. Quyền lợi bảo hiểm chỉ
có thể có khi đối tượng bảo hiểm là có thật và trên thực tế là đối tượng đó đã có sự thay
đổi so với ban đầu (lúc bảo hiểm có hiệu lực). Sự thay đổi ở đây có nghĩa là thực tế các
đối tượng đó đã bị thay đổi do tai nạn, rủi ro bảo hiểm gây ra.
Quyền lợi bảo hiểm chỉ được xác định trong phạm vi giá trị của đối tượng bảo hiểm.
Quyền lợi bảo hiểm có thể thấp hơn hoặc bằng giá trị của đối tượng bảo hiểm tuỳ theo
hợp đồng ký kết hay tổn thất thực tế của vụ tai nạn, nhưng không bao giờ quyền lợi bảo hiểm
vượt quá giá trị của đối tượng bảo hiểm.
2.2.3 GIÁ TRN BẢO HIỂM VÀ SỐ TIỀN BẢO HIỂM
Giá trị bảo hiểm:
Giá trị bảo hiểm là giá trị của đối tượng bảo hiểm. Đây là cơ sở quan trọng trong việc
ký kết hợp đồng bảo hiểm. Việc xác định đúng, chính xác giá trị bảo hiểm có ý nghĩa
thiết thực đối với quyền lợi của người được bảo hiểm khi có tổn thất và xác định đúng,
hợp lý mức phí bảo hiểm mà người được bảo hiểm đóng góp.
100
Việc xác định giá trị bảo hiểm của con tàu phải căn cứ trên việc tính toán giá trị ban
đầu và khấu hao qua thời gian và thời giá của con tàu để có thể đưa ra một giá trị thực tế
của nó. Giá trị bảo hiểm của con tàu là tổng giá trị của con tàu vào thời điểm bắt đầu bảo
hiểm. Giá trị này bao gồm giá trị của máy móc, trang thiết bị, phụ tùng dự trữ của tàu
cộng với toàn bộ phí bảo hiểm tuỳ theo hợp đồng. Giá trị tàu còn có thể bao gồm cả tiền
lương ứng trước cho thuyền bộ và chi phí chuNn bị chuyến đi.
Số tiền bảo hiểm:
Đối với tài sản đưa vào bảo hiểm thì không chắc là giá trị của tài sản đó được nhận
bảo hiểm toàn bộ. Mà thực tế, giá trị bảo hiểm chỉ là căn cứ để người bảo hiểm nhận một
mức nhất định trong toàn bộ giá trị bảo hiểm và mức nhận trong đó gọi là số tiền bảo
hiểm.
Số tiền bảo hiểm là khoản tiền nhất định thể hiện một phần hay toàn bộ giá trị bảo
hiểm của con tàu. Số tiền bảo hiểm được xác định tuỳ thuộc vào quan hệ hợp đồng giữa
người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đối với mỗi con tàu nhất định. Số tiền bảo
hiểm là cơ sở để xác định số tiền bồi thường bảo hiểm đối với mỗi vụ tai nạn, tổn thất. Số
tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm đối với con tàu nào đó.
2.2.4. PHÍ BẢO HIỂM
Phí bảo hiểm là số tiền người tham gia bảo hiểm đóng góp xây dựng hình thành nên
quỹ bảo hiểm. Việc đóng góp phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm thường được
tiến hành ngay sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm.
N guyên tắc xác định phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm dù được xác lập theo phương án nào thì vẫn phải đảm bảo mức phí cụ
thể hợp lý, công bằng cho mọi đối tượng tham gia bảo hiểm. Mức phí phụ thuộc vào mức
độ rủi ro của từng đối tượng cụ thể và trách nhiệm của người bảo hiểm trước đối tượng
đó.
Phí bảo hiểm thân tàu được xác định bằng tổng của phí bồi thường tổn thất toàn bộ,
phí bồi thường tổn thất bộ phận và phí quản lý kinh doanh.
+ Phí bồi thường tổn thất toàn bộ:
Xác suất thống kê tổn thất toàn bộ về tàu do bị đắm, mất tích... coi như tổn thất toàn
bộ xảy ra trên thế giới hàng năm là 0,5%. Theo xác định trên, người ta lấy mức này làm
tỷ lệ phí bảo hiểm tổn thất toàn bộ cho một con tàu mức độ trung bình.
Tuỳ theo tình trạng kỹ thuật, dung tích của tàu mà người ta sẽ điều chỉnh phí bảo
hiểm này sao cho phù hợp. Từ tỷ lệ phí bảo hiểm người ta tính ra được phí bảo hiểm tổn
thất toàn bộ cho con tàu đó. N hư vậy, phí bảo hiểm này phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm.
(Phí bảo hiểm) = (Tỷ lệ phí bảo hiểm) * (Số tiền bảo hiểm)
+ Phí bảo hiểm bồi thường cho tổn thất bộ phận:
Phí bảo hiểm tổn thất bộ phận phụ thuộc vào:
Tuổi tàu;
Tình trạng bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo tàu không bị xuống cấp;
Mức độ đồng bộ của các thiết bị;
Trình độ nghề nghiệp của thuyền bộ;
101
Tuyến đường hay phạm vi hoạt động của con tàu;
Khả năng quản lý và nghiệp vụ kinh doanh của chủ tàu;
Tình trạng tổn thất của đội tàu do chủ tàu quản lý trong mỗi năm;
N ếu số tiền bồi thường tổn thất bộ phận cho một đội tàu vượt quá 65% số phí thu
được bình quân một năm thì sẽ phải tăng phí năm kế tiếp. N gược lại, nếu chỉ được bồi
thường dưới 50% thì sẽ hạ phí bảo hiểm cho năm kế tiếp.
+ Phí bảo hiểm để đảm bảo kinh doanh bảo hiểm:
Phí bảo hiểm để đảm bảo kinh doanh bảo hiểm bao gồm các loại phí:
Chi phí quản lý hành chính được xác định theo mức chi tiêu cho bộ máy điều hành,
văn phòng phNm..., thường ấn định là 10% phí bảo hiểm;
Chi phí dành cho tuyên truyền, quảng cáo đề phòng tổn thất khoảng 10% phí bảo
hiểm;
Phần còn lại là lãi kinh doanh của bảo hiểm và phần lập quỹ dự trữ bảo hiểm cho
những năm có tổn thất lớn;
Lạm phát gây ra sự thiếu hụt cũng phải được tính vào phí bảo
hiểm.
N gười được bảo hiểm hoặc đại lý của họ có nhiệm vụ thanh toán phí bảo hiểm và
người bảo hiểm có nhiệm vụ cấp đơn bảo hiểm cho người được bảo hiểm hay đại lý của
họ. Đó là những điều kiện tồn tại cùng một lúc, và người bảo hiểm phải cấp đơn bảo
hiểm khi phí bảo hiểm đã thanh toán.
Phí bảo hiểm cũng có thể được chia ra thành nhiều đợt với điều kiện là đúng trong
thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.
2.2.5. HOÀN PHÍ BẢO HIỂM
Phí bảo hiểm được hoàn trả khi huỷ đơn bảo hiểm vì tự động kết thúc, khi chuyển
nhượng đơn bảo hiểm, khi huỷ hợp đồng theo thoả thuận hai bên và khi tàu nằm bến
không hoạt động kinh doanh.
Khi xảy ra các trường hợp trên, phí bảo hiểm sẽ được hoàn trả cụ thể như sau:
+ Trong mọi trường hợp, người bảo hiểm hoàn trả phí cho người được bảo hiểm sau
khi đã trừ ra tiền hoa hồng, tiền hoàn giảm đã chi lúc thu phí, khoản này ước định khoảng
15%.
+ N ếu đơn bảo hiểm kết thúc theo điều khoản 4 ITC thì phí hoàn trả là phí tính theo
tỷ lệ ngày còn lại. Mà số ngày còn lại này được tính từ ngày chấm dứt tới ngày mãn hạn
ghi trên hợp đồng.
+ Điều khoản ITC không quy định việc thay đổi huỷ hoạt động bảo hiểm. N ếu khi có
vi phạm trung thực, phạm vi cam kết hoặc điều gì phi pháp thì người bảo hiểm vẫn phải
tôn trọng hợp đồng và người được bảo hiểm cũng phải có nghĩa vụ như vậy mà không
thu lại được phí bảo hiểm đã đóng trừ khi giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm
thoả thuận huỷ hợp đồng bảo hiểm thì người được bảo hiểm sẽ được hoàn trả phí theo tỷ
lệ tháng phí bảo hiểm thuần cho mỗi tháng chưa được bảo hiểm. Trong trường hợp này,
phí trả là phí nguyên tháng còn lại sau ngày huỷ bỏ.
102
+ Trong trường hợp tàu dự kiến nằm bến lâu dài thì tàu không phải chịu toàn bộ rủi
ro như đơn bảo hiểm dự tính nên người bảo hiểm sẵn sàng hoàn trả một phần phí bảo
hiểm cho thời gian nằm bến với một vài điều kiện:
Phí giữ lại do rủi ro ở cảng được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm trên phí năm tuỳ theo
tàu có sửa chữa hay không, tỷ lệ này không quy định trong ITC.
Phí giữ lại áp dụng cho đơn bảo hiểm cấp tại London hiện nay là 50% với tàu sửa
chữa, và 25% với tàu không sửa chữa.
Phí hoàn hồi tính cho thời gian không dưới 30 ngày liên tục tàu nằm bến.
+ Hoàn hồi phí bảo hiểm trong điều kiện thời gian tàu nằm bến được bảo hiểm chấp
thuận tại nơi chấp thuận và nơi không được chấp thuận:
Việc hoàn phí kiểu này tuỳ thuộc vào người bảo hiểm. Tại thị trường London có một
văn phòng về hoàn trả phí nhân danh người bảo hiểm.
Điều khoản: 2.2.2 ITC cho phép tính các ngày tàu đậu ngoài vùng chấp thuận để đủ
số 30 ngày của một hạn kỳ. N hưng không được hưởng khoản trả cho thời gian tàu nằm
ngoài vùng chấp thuận.
2.2.6. RỦI RO BẢO HIỂM (HIỂM HỌA ĐƯỢC BẢO HIỂM)
Các tổn thất chỉ được bồi thường theo đơn bảo hiểm khi mà tổn thất đó trực tiếp gây
ra bằng một hiểm họa được bảo hiểm. Các hiểm hoạ được bảo hiểm chia ra làm hai
nhóm.
+ Hiểm họa được bảo hiểm không bị chi phối bởi quy định mẫn cán hợp lý:
Hiểm họa của biển, sông, hồ hoặc các vùng nước có thể lưu thông trong đó trừ hiểm
họa của biển... là những tai nạn bất ngờ không bao gồm tác động của sóng gió thông
thường, hiểm họa này bao gồm cả đắm, lật, khí hậu khốc liệt, nằm cạn, mắc cạn, đâm va
tàu với mọi vật thể không phải là đá băng.
Cháy nổ phải là nguyên nhân trực tiếp của tổn hại mới được bồi thường. Tổn hại nếu
do hầm nóng mà không có hoả hoạn thì không được bồi thường. N ổ được bảo hiểm cho
dù là cháy hay không. Tổn hại do nổ ngoài tàu vẫn được coi là hiểm họa được bảo hiểm.
Cháy hay nổ gây ra bởi hiểm hoạ, gây ra bởi chiến tranh, đình công, hành động ác ý và
năng lượng nguyên tử thì không được bồi thường..
Cướp bạo động từ những người ngoài tàu mà những người này không phải thuộc thành
viên của tàu có hành động trộm cắp, bạo động. Điều khoản này không bao gồm những thành viên
là người đình công, chiến tranh, hành động ác ý. Trộm do thành viên tàu gây ra không được coi là
hiểm họa manh động theo điều khoản khác.
N hững hành vi cố ý vứt bỏ xuống biển một bộ phận của tàu để làm nhẹ tàu và để
ngăn ngừa một tổn thất toàn bộ trong lúc nguy hiểm được coi là hành động vứt bỏ xuống
biển. N hững hành vi nếu là hợp lý này lại thuộc trách nhiệm của người được bảo hiểm và
trong trường hợp này mà hàng hoá trên tàu được hưởng lợi thì chủ tàu thảo tuyên bố tổn
thất chung và thực hiện cầu hoàn từ các bên khác. Vứt bỏ để ngăn ngừa tổn thất không
thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì không được bồi thường.
Trước khi có ITC 1983 thì cướp biển không được coi là một hiểm hoạ được bảo
hiểm vì nó được coi như là hiểm hoạ chiến tranh và được loại trừ khỏi đơn bảo hiểm.
103
Rất khó phân biệt cướp biển với cướp bạo động từ bên ngoài và ở đây ngụ ý là bất
cứ ai lên tàu có hành động bạo động để đạt mục đích chiếm đoạt.
Hư hỏng hay tai nạn của thiết bị, động cơ phản lực, nguyên tử được đưa vào bảo hiểm thân
tàu nhằm mục đích bảo hiểm những tổn thất có thể xảy ra do hư hỏng, tai nạn của các
máy móc nguyên tử đặt trên tàu là thành phần của động cơ vận hành. Hiểm hoạ này
không bao gồm vũ khí nguyên tử.
Va chạm với máy bay hay các vật tương tự rớt từ đó, hoặc với phương tiện chuyên
chở bộ, trang bị hay thiết bị bến hay cảng.
Va chạm với máy bay là ngụ ý bao gồm tất cả các va chạm với máy bay, vật rớt từ
máy bay (vẫn bị chi phối bởi điều kiện chiến tranh).
Va chạm với các vật tương tự có nghĩa là gồm các vệ tinh bay từ quỹ đạo về trái đất, hoả
tiễn dùng vào mục đích hoà bình, hoả tiễn tăng thế.
Va chạm với các phương tiện chuyên chở bộ. Các tai nạn này xảy ra do các phương
tiện bộ như ô tô, xe hoả va vào tàu khi chúng chạy qua các gầm cầu.
Va chạm với các trang bị hay thiết bị bến cảng, các tai nạn chủ yếu là trong khu vực
cảng, cầu, đập chắn sóng, âu, đà...
Bảo hiểm này chỉ đảm bảo tổn thất hay tổn hại của tàu được bảo hiểm mà không chịu
thêm bất cứ hình thức trách nhiệm nào của người được bảo hiểm.
Động đất, núi lửa phun, sét đánh gây ra khi tàu hành trình coi là hiểm hoạ của biển
nhưng khi tàu nằm ở ụ đà, bến đều có thể gặp các hiểm họa này.Do vậy, hiểm hoạ chỉ
được tính trong trường hợp không phải là hiểm hoạ của biển mà nó chỉ gây ra tổn hại cho tàu
và trang thiết bị của tàu.
+ Hiểm hoạ bị chi phối bởi quy định mẫn cán hợp lý:
Tai nạn trong khi bốc dỡ và dịch chuyển hàng hoá. Trong tai nạn này người bảo hiểm
chỉ bồi thường tổn thất và tổn hại gây ra cho tàu vì tai nạn đó.
N ổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc Nn tỳ trong máy móc và thân tàu.
Bất kể nguyên nhân nào gây nổ nồi hơi và nó gây tổn thất cho buồng máy, thân tàu
thì đều được bảo hiểm bồi thường. Tuy nhiên là khi nguyên nhân nổ là do một hiểm hoạ
đã được bảo hiểm và khiếu nại về thay nồi hơi không được bồi thường.
Trục cơ cũng được bảo hiểm mà chủ yếu là trục ống láp, bộ xiết trục kín nước... dẫn
tới các tổn thất khác nhau. Tổn thất về gãy láp không được bảo hiểm.
Ẩn tỳ là có khuyết tật trong vỏ hay máy có từ trong lúc đóng tàu hay ở khi sửa chữa
tàu mà người được bảo hiểm không biết và chỉ biết khi kiểm tra và chỉ bồi thường tổn
thất do Nn tỳ gây ra và không bồi thường việc sửa chữa, thay thế bộ phận có Nn tỳ.
Khi xảy ra tổn thất mà lỗi là do bất cNn của thuyền trưởng, sĩ quan, thuỷ thủ, hoa tiêu
thì các tổn hại đó được bảo hiểm bồi thường. Bất cNn trong một lúc nào đó, trong một quá
trình làm việc mẫn cán hợp lý.
Tàu được bảo hiểm đưa vào sửa chữa nếu có tổn thất hay tổn hại thì vẫn được bảo
hiểm. Tuy nhiên người bảo hiểm có quyền thế nhiệm, để đòi lại người sửa chữa. N ếu người
được bảo hiểm tự đứng ra sửa chữa tàu mình thì không được coi là tương hợp với điều
này. Điều khoản này chỉ đảm bảo tổn thất do bất cNn của người thuê tàu trong khi đơn
104
bảo hiểm còn có hiệu lực và có sự chấp thuận của người bảo hiểm, và khi người thuê
đứng tên mua bảo hiểm thì không còn nằm trong phạm vi điều khoản này.
Manh động của thuyền trưởng, sỹ quan hay thuỷ thủ bao gồm các hành vi sai trái, cố
ý của thuyền viên tàu làm thiệt hại cho chủ tàu, người thuê tàu, do vậy mà không được
coi là bất cNn. Và cho dù rằng, chủ tàu đã rất mẫn cán hợp lý trong việc điều hành thì các
tổn thất vẫn xảy ra và các tổn thất này vẫn được bồi thường. Tuy nhiên, các tổn hại mà
gây ra bởi các hành vi manh động đã được liệt kê loại trừ ở điều 24, 25 thì sẽ không được
bảo hiểm dù những người này là thành viên của tàu.
+ Các hiểm hoạ được loại trừ:
N gười bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất không trực tiếp gây ra
bởi một hiểm họa ghi trong đơn bảo hiểm.
N gười bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất cho người được bảo
hiểm khi mà mọi tổn thất đó được quy cho là do sai trái cố ý của người được bảo hiểm, ở
đây cần phân biệt "sai trái cố ý" và "sai sót bất cNn".
N gười bảo hiểm không chịu bảo hiểm những tổn thất do chậm trễ hay về mọi chi phí
phải chi ra vì chậm trễ. Loại trừ này cũng được áp dụng với ngay cả khi sự chậm trễ là do
một hiểm họa được ghi trong đơn bảo hiểm.
N gười bảo hiểm không chịu bồi thường tổn thất về cũ kỹ thông thường, như vậy có
nghĩa là họ không chịu trách nhiệm về sự hư hỏng máy móc, vỏ tàu vì cũ kỹ.
Loại tàu thân gỗ bị tổn hại do chuột hay sâu mọt gây ra thì không được bảo hiểm.
Hư hỏng máy móc không thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm trừ khi là do một
hiểm hoạ được bảo hiểm gây ra.
Từ cuối thế kỷ 19 thì các nhà bảo hiểm hàng hải đã có tập quán loại trừ rủi ro chiến
tranh và những rủi ro tương tự và lập thành Điều 23 tại ITC 1983. Điều khoản này loại
trừ những tổn thất của tàu được bảo hiểm do chiến tranh, đấu tranh quần chúng có tính
chất chiến tranh. Do vậy, những tổn thất này không được bảo hiểm do những hành động
thù địch. Việc đâm va giữa tàu được bảo hiểm với một tàu khác được coi là tai nạn hàng
hải, Cho dù là 2 tàu đều tham gia công tác chiến tranh, nguyên tắc này cũng áp dụng cho
với tàu chở đạn, thuốc nổ, sự nổ bất ngờ. Điều khoản loại trừ các hành động bắt giữ, cầm
cố hay giam hãm trong đó chỉ trừ các trường hợp manh động và cướp biển thì những tổn
hại liên quan không được bồi thường. Điều này cũng loại trừ luôn cả việc giam giữ và
giam hãm do một vụ kiện tụng vì việc này có thể phát sinh từ nghĩa vụ tài chính của
người được bảo hiểm. Điều khoản loại trừ các vũ khí vô chủ, các loại vũ khí này có thể
gây ra tổn thất cho tàu được bảo hiểm. N hưng ở đây không có tính chất thù địch, do vậy
mà nó chưa được loại trừ ở phần trước việc giải thích là các loại vũ khí này được đưa ra
nhằm vào các tàu đối phương, nhưng khi mối thù địch qua đi, vũ khí vẫn được tồn tại, và
chúng sẽ trở thành tai họa cho những tàu khác, và như vậy điều này loại trừ khỏi hiểm
hoạ bảo hiểm hàng hải từ khi thù địch chấm dứt.
N gười bảo hiểm không bảo hiểm những tổn thất, trách nhiệm, chi phí gây ra bởi
những người đình công, công nhân bế xưởng, hay phong trào quần chúng.
Điều khoản này không loại trừ tất cả các hành vi manh tâm mà chỉ loại trừ những hành vi
ác ý có sử dụng chất nổ hay vũ khí vì mục đích chính trị.
105
Loại trừ rủi do nguyên tử là phần nói về vũ khí chiến tranh, sử dụng năng lượng
nguyên tử, hạt nhân...thì các tổn thất đều không được bảo hiểm
2.2.7. HIỆU LỰC CỦA ĐƠN BẢO HIỂM THÂN TÀU
+ Thời hạn bảo hiểm:
ITC không ấn định giới hạn thời gian cho đơn bảo hiểm do vậy mà đơn bảo hiểm có
thể dùng trong bất kỳ quãng thời gian nào. Trong Luật bảo hiểm Anh 1906 quy định là 12
tháng nhưng đã huỷ bỏ vào 1959 tuy nhiên các đơn bảo hiểm thân tàu vẫn lập cho kỳ hạn
12 tháng theo tập quán.
Thời gian bảo hiểm được ghi trên phụ bản đính kèm mẫu đơn bảo hiểm và như vậy
bảo hiểm có hiệu lực từ thời gian ghi trên phụ bản cho tới ngày mãn hạn bình thường.
Tuy nhiên, đơn bảo hiểm có thể kết thúc nếu có một thoả thuận khác hay kết thúc đương
nhiên khi có thay đổi đã ấn định.
+ Tiếp tục bảo hiểm:
Điều khoản "Tiếp tục bảo hiểm" quy định việc gia hạn đương nhiên thời gian của đơn
bảo hiểm mà nó chỉ có giá trị khi người được bảo hiểm yêu cầu tiếp tục bảo hiểm trước
khi đơn bảo hiểm mãn hạn bình thường.
Phí bảo hiểm bổ sung cho bảo hiểm tiếp tục này là 1/12 phí bảo hiểm năm cho mỗi
tháng hay phần tháng được bảo hiểm theo điều khoản này.
+ Đương nhiên kết thúc bảo hiểm:
Lý do xuất hiện trường hợp "đương nhiên kết thúc bảo hiểm" là do khi chấp nhận bảo
hiểm và ấn định phí bảo hiểm thì người bảo hiểm phải căn cứ vào trạng huống tại thời
điểm đó. N ên một số trạng huống ảnh hưởng quan trọng tới rủi ro nguy hại cho người bảo
hiểm.
N gười bảo hiểm không có cơ hội hay đã không kiểm tra các tàu mà mình nhận bảo
hiểm và người bảo hiểm hoàn toàn dựa vào cấp của công ty đăng kiểm tàu. N gười bảo
hiểm tin tưởng người được bảo hiểm giữ được cấp đó. Do vậy, thay đổi cấp tàu chỉ có thể
là hạ cấp tàu tức là giảm tiêu chuNn và như vậy cần phải có thoả thuận mới nếu muốn tiếp
tục bảo hiểm.
Việc kết thúc bảo hiểm với tàu bị thay đổi cấp đăng kiểm khi tàu đang ở ngoài biển
được hoãn lại cho tới khi tàu tới bến ghé đầu tiên. Đối với một tàu, cấp của nó bị đình chỉ
hay thay đổi là do một tai nạn thuộc hiểm hoạ được bảo hiểm hay hiểm hoạ không được
bảo hiểm theo các điều khoản chiến tranh và đình công. Trong trường hợp này, bảo hiểm
chỉ kết thúc nếu tàu rời cảng đã ghé mà không có chấp thuận của công ty đăng kiểm.
N gười bảo hiểm dự kiến là những quy phạm về cấp của tàu được duy trì trong suốt
thời gian được bảo hiểm, nhưng nếu thay đổi công ty đăng kiểm trong khi đơn bảo hiểm
có hiệu lực thì đương nhiên bảo hiểm này bị kết thúc. Tất nhiên trừ khi có sự chấp thuận
của người bảo hiểm về việc thay đổi công ty đăng kiểm.
Việc thay đổi quốc kỳ có thể làm thay đổi chất lượng thuỷ thủ đoàn. Tuy nhiên, việc
này có cơ hội để người bảo hiểm sửa đổi các điều khoản bảo hiểm hay chấm dứt bảo
hiểm. Việc thay đổi quốc kỳ này có thể làm thay đổi thuyền bộ và việc này làm tăng thêm
rủi ro cho người bảo hiểm.
106
N gười bảo hiểm thường xuyên xem xét các thống kê của chủ tàu, nếu thay đổi chủ sở
hữu tàu thì người bảo hiểm có cơ hội xem xét lại hợp đồng bảo hiểm. Do vậy, ở đây cho
phép kết thúc đương nhiên hợp đồng.
Trong việc quản lý khai thác tàu, người sở hữu có thể thay đổi người điều hành quản
lý tàu, như vậy có nghĩa là thay đổi lãnh đạo mà người bảo hiểm đã tin tưỏng ở người
tham gia bảo hiểm về phương tiện quản lý điều hành. Do vậy, khi thay đổi quản lý cũng
dẫn đến kết thúc đương nhiên bảo hiểm.
Theo quan điểm của người bảo hiểm thì việc cho thuê tàu trần dẫn đến thay đổi về
thuyền bộ, quản lý, do vậy mà nó giống như thay đổi lãnh đạo nên trong tình huống này
hợp đồng bảo hiểm cũng đương nhiên kết thúc.
Trong khi có các thay đổi nói trên thì đương nhiên bảo hiểm được kết thúc nhưng để
cho người baỏ hiểm được bảo đảm quyền lợi thì thời hạn có thể được kéo dài tạm thời
cho tới khi tàu tới cảng cuối cùng của chuyến hành trình đã dự kiến.
Trường hợp trưng thu là nhà cầm quyền sử dụng quyền để chiếm giữ tàu. Đây không
phải là trường hợp bắt giữ hay chiếm giữ theo thủ tục pháp lý thông thường trên cơ sở
một vụ tố tụng. N hà cầm quyền chiếm giữ tàu mà không có ý định hoàn lại cho người
được bảo hiểm. Trưng thu chỉ là danh nghĩa hoặc là trả lại khi không cần tới nữa thì việc
thoả thuận bồi thường thuộc nhà cầm quyền và chủ sở hữu. Trong những trường hợp trên
thì bảo hiểm kết thúc ngay khi trưng thu và có thể đình chỉ, hoãn lại cho tới khi tàu tới
cảng đến với điều kiện là tàu chạy không. Trong trường hợp trưng thu bắt buộc thì việc
hoãn lại chỉ trong 15 ngày kế tiếp, bất kể là tàu ở đâu kể từ lúc trưng thu
2.2.8. MIỄN THƯỜN G TRON G ĐƠN BẢO HIỂM
Trước năm 1969, trong đơn bảo hiểm thân tàu thường sử dụng miễn thường không
khấu trừ. N hưng sau năm 1969 đưa chế độ miễn thường có khấu trừ nhằm tránh các
khiếu nại nhỏ (12.1 ITC 1983)
Số tiền miễn thường được thoả thuận khi thương thảo hợp đồng.
+ Miễn thường trong mỗi tai nạn sự cố:
Mức bồi thường của bảo hiểm được chi phối bởi nguyên tắc "tổn thất liên tiếp".
N gười được bảo hiểm có thể đòi chi phí sửa chữa hợp lý cho mỗi tai nạn riêng rẽ đến số
tiền bảo hiểm.Mức miễn thường qui định ở 12.1 ITC 1983 áp dụng cho mỗi tai nạn. Xét
ví dụ minh hoạ: Số tiền bảo hiểm 5000000 USD, miễn thường 20000USD
Tai nạn 01 Tai nạn 02
Chi phí S/C 9000 USD 30000 USD
Trừ miễn thường 20000 USD 20000 USD
Bồi thường KHÔN G 10000 USD
N gười được bảo hiểm chỉ phải chịu miễn thường một lần nếu chứng minh được hai
tai nạn chỉ là một sự cố
Hành trình khi biển động được coi là một sự cố vì mỗi tổn hại trong một tai nạn biển
động là hậu quả của một chuỗi sự việc và chỉ áp dụng một lần các chi phí sửa chữa đó
theo điều 12..2 ITC 1983.
107
Đặc biệt thời gian thời tiết xấu nằm trên hai đơn bảo hiểm khác nhau hay một phần
không nằm trong đơn bảo hiểm thì mức miễn thường theo tỉ lệ thời gian thuộc đơn bảo
hiểm. Xét ví dụ minh hoạ sau:
Đơn bảo hiểm A 12 tháng từ 12giờ GMT 1/1/1995
Đơn bảo hiểm B 12 tháng từ 12 giờ GMT 1/1/1996
Miễn thường A 10000 USD
Miễn thường B 20000 USD
Thời gian biển động 12 giờ 26/12/95 đến 12 giờ GMT 5/1/1996 =10 ngày
Đơn bảo hiểm: từ 26/12 đến 1/1 = 5 ngày
Miễn thường A: 5/10 *10000 = 5000 USD
Đơn bảo hiểm B: từ 1/1 đến 5/1 = 5ngày
Miễn thường B 5/10 * 20000 =10000USD.
Trong trường hợp không có đơn bảo hiểm B kế tiếp thì miễn thường đối với thời tiết
xấu theo qui định 12.2 ITC 1983 như đối với miễn thường đơn bảo hiểm A.
+ Tổn thất phải chịu miễn thường:
Điều khoản miễn thường áp dụng cho tất cả các tổn thất bộ phận thuộc đơn bảo hiểm.
Cụ thể là các tổn thất riêng, tổn thất chung, chi phí cứu hộ, đóng góp chi phí cứu hộ, chi
phí tố tụng và đề phòng tổn thất, phí tổn về dịch vụ có bản chất cứu hộ và khiếu nại theo
điều khoản trách nhiệm đâm va.
Miễn thường chỉ áp dụng một lần cho một sự cố, nên tất cả tổn thất thuộc một sự cố
phải được gộp lại để áp dụng miễn thường có khấu trừ.
+ Tổn thất không phải chịu miễn thường:
Tổn thất toàn bộ ước tính không phải chịu miễn thường.
Chi phí kiểm tra vỏ tàu theo điều 12.1 ITC 1983 không chịu miễn thường
2.2.9. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM THÂN TÀU BIỂN
Điều kiện bảo hiểm thời hạn thân tàu mọi rủi ro (All Risks Institute Time Clause -
ITC 1/10/70, 1/10/83, 1/11/95).
Điều kiện loại trừ tổn thất riêng về thời hạn thân tàu (ITC Hull Free From Particular
Average Absolutely - FPA 1/10/70).
Điều kiện bảo hiểm loại trừ tuyệt đối tổn thất bộ phận về thời hạn thân tàu (ITC Hull
Free of Dammage Absolutely – FOD 1/10/1970) .
Điều kiện tiêu chuNn về bảo hiểm tổn thất toàn bộ thời hạn thân tàu (Institute
Standard Total Loss Only - TLO 1/10/1970) .
Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất riêng về chuyến thân tàu (Institute Voyage
Clause Free From Particular Average Absolutely IV-FPA).
Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình công về thời hạn thân tàu (Institute Wars and
Strikes Clause Hull Time 1/10/1970 .
Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình công về chuyến thân tàu (Institute Wars and
Strikes Clause Hull Voyage 1/10/1983) .
108
Tất cả các điều kiện bảo hiểm kể trên đều dựa trên cơ sở công nhận Luật bảo hiểm
Anh MIA 1906 . N goài ra, các điều kiện bảo hiểm còn công nhận các Công ước và Qui
tắc quốc tế là nguồn luật để giải quyết tranh chấp như công ước Brusells 1924, qui ước
Hague Visby 1977, qui tắc York Antwerp 1974.
+ Điều kiện tiêu chuNn về bảo hiểm tổn thất toàn bộ thân tàu (Institute Standard Total
Loss Only - TLO 1/10/1983):
N gười bảo hiểm chịu bồi thường cho những tổn thất, chi phí do những rủi ro bảo
hiểm quy định bao gồm:
- Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual Total Loss):
Một tàu bị hư hỏng nặng, bị chìm, đắm bị phá hoại, đến mức không còn hình thái ban
đầu hay người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu vô điều kiện thì được coi là tổn thất
toàn bộ thực tế. Các dạng tổn thất toàn bộ thực tế gồm: tàu bị đắm, nổ t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_phap_luat_hang_hai_phan_cong_uoc_quoc_te_ve_hang.pdf