Giáo trình Phương pháp nghị luận

Chương I: TÌM HIỂU ĐỀ TÀI.4

Chương II: PHƯƠNG PHÁP TÌM Ý.9

Chương III: PHƯƠNG PHÁP LÀM DÀN BÀI.15

Chương IV: PHƯƠNG PHÁP HÀNH VĂN.40

Chương V: PHƯƠNG PHÁP SUY TƯ.56

Chương VI: PHƯƠNG PHÁP LÝ LUẬN.61

pdf112 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 05/09/2024 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Phương pháp nghị luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư bất như vô thư). Vậy theo nhà hiền triết ấy, hoàn toàn tin sách là gì? Điều đó có hại chi? Và ta phải có thái độ như thế nào khi đọc sách? 52 5/10/2018 IN - phuong_phap_nghi_luan - slidepdf.com 53/112 Phương Pháp Nghị Luận Trước hết, ta hãy xem thế nào là hoàn toàn tin sách? Hoàn toàn tin sáchlà học theo sách, tin theo sách, bắt chước theo sách một cách mù quáng,không biết suy xét, phán đoán. Sách nói đúng thì theo đã vậy, nhưng sách nói sai cũng chẳng biết. Có người cứ xem sách là một tiêu chuẩn, cái gìsách cũng là đúng, là hay, hành động, tư tưởng nhất nhất theo sách. Họcnhư thế Mạnh Tử cho rằng hại nhiều hơn lợi. Vậy ta phải phân tách xemhoàn toàn tin sách như thế có hại như thế nào? Đối với loại sách nhảm nhí hoang đường khiêu dâmcái hại đã quá rõràng. Tin vào chúng thì tình cảm và lý trí chúng ta sẽ bị đầu độc sinh ranhững hành động nông nổi điên cuồng. Những hành động lố lăng, những vụ tự tử vô lối mà ta thường đọc thấy qua tin tức báo chí, phải chăng là doảnh hưởng của những loại sách khốc hại đó? Vì vậy, nhà trường cũng như phụ huynh thường kiểm soát những loại sách của học sinh để tránh cho đầuóc non nớt của chúng khỏi bị đầu độc bởi những hoại thư ấy. Đối với sách không lành mạnh thì như vậy, nhưng đối với những sáchđúng đắn thì hoàn toàn tin sách có hại không? Tuy rằng không nguy hiểmnhư loại sách trên, việc hoàn toàn tin theo không phải là không có hại. Ta thường đọc những loại tiểu thuyết tâm lý, xã hội, dã sử mà tác giả cóý thức xây dựng. Nếu ta tin tưởng một cách mù quáng, ta sẽ vô tình bắtchước theo các nhân vật trong sách mà hành động phi thực tế, có khi đi đếnchỗ lập dị hay không tưởng vì nhân vật, sự kiện trong sách dù cao đẹpđến đâu cũng đều có tính cách điển hình lí tưởng ít nhiều phóng đại và tuỳtheo chủ quan của tác giả. Hạng “người tiểu thuyết”, hạng “thanh niên quámới” nhan nhản trong sách báo ngày nay: Những Kinh Kha, Yếu Ly trong dã sử Tàu có những hành động rất ngoạn ngục, phi thường để hấp dẫnchúng ta, làm cho ta muốn bắt chước theo. Từ đó ta dễ có những hànhđộng, cung cách khác người, lắm khi đi đến thất vọng vì đời không phải làtiểu thuyết! Còn đối với sách luân lý đạo đức, hoàn toàn tuân theo những giáo điềutrong đó có hại gì không? Giá trị của luân lý cũng thay đổi theo không gianvà thời gian. Có những điều ở nơi này thì đúng, ở chỗ khác thì sai, ở thờinày thì phải, ở chỗ khác thì trái. Nếu ta cứ chữ, tin và áp dụng một cáchmáy móc, nhiều khi thành ra lỗi thời và lạc hậu. Thuyết Tam Tòng (Tại giatòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), quan niệm “Trung quân” 53 5/10/2018 IN - phuong_phap_nghi_luan - slidepdf.com 54/112 Phương pháp nghị luận (quân tử thần tử, thần bất tử bất trung) ngày xưa không thích hợp với ngàynay, mà phải sửa chữa, quan niệm lại và áp dụng cho thích hợp. Đối với sách chính trị lịch sử, chúng ta lại càng phải thận trọng vì phầnnhiều các sách ấy hay chủ quan, thườ bị chi phối bởi thế lực của triều đạiđương thời hay một giai cấp thống trị. Hoàn toàn tin vào đó mà không chịu phân tích, phê phán, ta sẽ dễ bị nhồi sọ và lạc hướng. Ngay cả đến nhữngsách khoa học phần lớn có tính cách khách quan, ghi chép lại những sưutầm phát minh của các nhà bác học tiền bối, ta cũng phải biết đặt thànhnghi vấn, đối chiếu với sự vật để có thể hiểu sâu xa và phát triển thêm sở đắc. Vì vậy, dù rằng sách hay mà cứ tin mù quáng vào sách để xa rời thực tế,chúng ta nhiều khi trở thành lỗi thời, lạc hậu, nô lệ tư tưởng, tác hại lý trí Như thế, thà chẳng có sách thì hơn! Tuy đọc sách cần cẩn trọng, nhưng không phải vì quá thận trọng màchúng ta thành ra sợ sách. Học giả Hoàng Đình Kiên đã nói: “Kẻ sĩ phu mà ba ngày không xem sách thì soi gương mặt mũi đáng ghét, nói chuyện lạtlẽo khó nghe.” Một quyển sách để trước mặt ta là hình ảnh của bao ngườilàm ra tờ giấy, viết từng trang, bao nhiêu công khó của người thợ in đêmngày chăm lo từng nét chữ. Nhìn vào sách, ta học được sự cần lao khả kínhcủa con người. Đứng trước một tủ sách, ta nghe được tiếng ca hát âm thầmlặng lẽ mà duyên dáng từ nghìn đời. Bao nhiêu thế hệ trôi qua, nhưng sáchhãy còn mãi lâu bền. Lại có những kẻ khinh sách hoàn toàn, cho rằng sách chỉ chứa toàn lýthuyết mà thôi. Ta cần hiểu rằng: Lý thuyết Khổng Mạnh đến ngàn đời con người cũng chưa thấu đạt hết vì trong ấy chứa đựng bao nhiêu kinh nghiệmthực tế ở đời. Nếu ta biết đọc sách, lựa chọn sách thì sợ gì loại lý thuyếtsuông, sợ gì vàng thau lẫn lộn.  Nhưng đọc sách phải như thế nào cho có ích lợi? Thường có hai cáchđọc sách: Đọc nghiền ngẫm và đọc ngấu nghiến. Nếu ta chỉ biết đọc ngấunghiến thì công đọc sách cũng bằng thừa. Nếu ta biết đọc nghiền ngẫm, suynghĩ cân nhắc cái hay cái dở, cái phải cái sai trong sách thì thật là điều đáng khuyến khích. 54 5/10/2018 IN - phuong_phap_nghi_luan - slidepdf.com 55/112 Phương Pháp Nghị Luận Ta còn phải biết phát triển những điều hay đã thu nhập trong sách. Sáchlà kinh nghiệm của những gì đã qua. Dùng kinh nghiệm ấy mà áp dụng vàođời sống, vào việc học tập hàng ngày của ta, tạo thêm những kinh nghiệm mới. Lúc đó, thú vị của việc đọc sách càng lúc càng tăng và con ngườicàng ngày càng thêm tiến bộ vậy. Tóm lại, sách hay là một vật quý và cần thiết cho sự mở mang trí óc củacon người. Nhưng đọc sách phải biết phân tích phê phán đối chiếu với sựvật. Nếu cứ tin mù quáng vào sách thì chẳng khác dồn bông vào gối chocứng. Làm thực thì có hại nhiều hơn có lợi. Ta có thể mượn lời sau đâytrong sách Trung Dung làm châm ngôn cho việc đọc sách: “Học cho rành, hỏi cho kĩ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng tỏ, làm cho hết sức.” 55 5/10/2018 IN - phuong_phap_nghi_luan - slidepdf.com 56/112 Phương pháp nghị luận Chương V: PHƯƠNG PHÁP SUY TƯ  Các phương pháp suy tư sau đây giúp chúng ta đào sâu từ ý chính ra cácý phụ hoặc dùng để xây dựng phân đoạn. Trong chương này, chúng ta sẽlần lượt tìm hiểu các loại suy tư nhờ quan sát và suy tư nhờ liên tưởng. 1. SUY TƯ NHỜ QUAN SÁT Quan sát các sự việc trong thiên nhiên, chúng ta thấy mọi việc xảy ra vàdiễn biến theo một chiều hướng rất trật tự: từ trước đến sau, từ gần ra xa, từhẹp đến rộng. Các định luật của sự vật thiên nhiên cũng là định luật của tưtưởng tâm trí ta. Bắt chước những hiện tượng ấy, chúng ta có thể suy tư bằng ba cách: a. Suy tư quan sát nhân quả Đó là suy tư một vấn đề dưới ba khía cạnh:   Nguyên nhân phát sinh: Trước kia nó là gì?  Hiện trạng: Bây giờ nó như thế nao?  Kết quả: Sau này nó sẽ ra sao? Ví dụ: Suy tư về lòng nhân ái:   Nguyên nhân: Lòng nhân ái phát sinh từ những tâm hồn vị thaquảng đại.  Hiện trạng: Lòng nhân ái khiến ta quên mình và chỉ mong chongười xung quanh được hạnh phúc. Người có lòng nhân ái quí mến, cảmthông, sẵn sàng, hy sinh, giúp đỡ và chia sẽ vui buồn cùng kẻ khác. Họcũng dễ dàng tha thứ lỗi lầm của anh em và ngay cả sự gian ác của kẻ thù.  Kết quả: Lòng nhân ái đem lại cho tâm hồn bình an vui sướng. Nóquả là một đoá hoa trong vườn nhân loại. b. Suy tư quan sát bành trướng Vấn đề được suy tư từ phạm vi hẹp sang phạm vi rộng hoặc từ gần raxa. Thứ tự thông thường được áp dụng: Cá nhân – gia đình – quốc gia – nhân loại. Ta cũng có thể đảo lộn thứ tự nếu cần.56 5/10/2018 IN - phuong_phap_nghi_luan - slidepdf.com 57/112 Phương Pháp Nghị Luận Ví dụ: Ý chính: làm người phải sống theo một lí tưởng nghĩa là theođuổi, phụng sự một mục đích tốt đẹp. Ý phụ: Nên đem hết tài ba, can đảm, nghị lực ra thực hiện mục đích tốtđẹp đó. Các vĩ nhân trên thế giới đều sống theo một lí tưởng như vậy: Người vì gia đình, kẻ vì dân tộc, người khác vì cộng đồng nhân loại. Tất cảđều quên mình để mưu ích cho tha nhân. Tiểu kết: Đó thật là mục đích cao cả. c. Suy tư quan sát luỹ tiến Suy tư một vấn đề từ thấp đến cao. Các thứ tự thông thường:  Thứ tự I: Vật chất - tinh thần – đạo đức.  Thứ tự II: Khoáng vật – thực vật – động vật. Trong phân đoạn dưới đây, tác giả đảo lộn thứ tự với dụng ý làm nổi bậtý chính... Ví dụ: Ý chính: sự làm việc là một công lệ của đời sống. Ý phụ: Các loài vật từ con ong con kiến cho đến chim muông cầm thúcũng ải khó nhọc lắm mới kiếm được miếng mồi sinh sống. Ngay đếnloài cây cỏ vô tri vô giác cũng làm việc không ngừng để đâm chồi nảy lộc: Nhựa sống lưu thông không ngớt trong lớp vỏ thảo mộc – phương chi conngười càng cần phải làm việc mới có thực phẩm để ăn và vật dụng để dùng. 2. SUY TƯ DO LIÊN TƯỞNG Liên tưởng là suy nghĩ từ một ý này sang ý khác gần đó. Có 3 loại: a. Suy tư liên tưởng tiếp giáp: Đi từ một sự việc sang một sựviệc khác tiếp theo. Ví dụ: Từ việc ăn uống, ta nghĩ đến việc tiêu hoá, bồi dưỡng gìn giữ sứckhoẻ, phân loại đồ ăn và phân chất thức ăn. Ý chính: Ẩm thực là một việc rất thông thường của loài người, từ đứa bé mới lọt lòng mẹ cho đến những kẻ ngu si tàn tật, cũng có thể làm được. Ý phụ: Nhưng muốn biết được cơ nguyên sự tiêu hoá trải qua các giaiđoạn nào thì phải học qua sinh lý học, hoá học Cho đến nay, có biết bao 57 5/10/2018 IN - phuong_phap_nghi_luan - slidepdf.com 58/112 Phương pháp nghị luận nhà bác học chuyên môn khảo cứu khoa ăn uống mà vẫn chưa biết hếtđược lý do và giá trị của những thực vật rất thông thường mà con người đãdùng ngay từ thời thượng cổ. b. Suy tư liên tưởng tương đồng Từ một ý tưởng trừu tượng, ta có thể tìm một hình ảnh cụ thể giốngnhau. Ví dụ: “Nghị lực” là một khả năng nơi con người có tính cách trừutượng, chúng ta nghĩ đến một con ngựa có sức mạnh. Ý chính: Nghị lực của thanh niên mới thực là có sức sống. Ý phụ: sức sống nhiều phen lồng lộn như ngựa bất kham. Ngựa hay thìsườn núi vượt mà không nguy hiểm, dòng thác lội cũng dễ dàng. Ngựakhông hay thì lắm khi nguy hiểm cho kỵ sĩ: đường muốn rút ngắn hoáđường dài, dốc nhỏ muốn trèo lên mà trèo chẳng nổi. c. Suy tư liên tưởng tương phản Từ một ý tưởng đã có, chúng ta có thể nghĩ đến một ý tưởng trái ngược để tìm thêm ý.Ví dụ: Ý chính: Học là gì? Học là từ những điều mình nghe thấy, trôngthấy mà mình muốn bắt chước hay muốn suy nghĩ thêm ra, cho mình đượcvui vẻ sung sướng. Ý phụ: Thế thì học với chơi cũng không khác gì nhau, nhưng tại saomột đàng thì ham mê, một đàng thì biếng nhác? Thực ra, chỉ vì cái gì conngười nghe hiểu, lấy làm hay làm thích thì con người vui vẻ mà đam mê,không đợi ai phải dạy, nhưng tự nó trông thấy mà bắt chước mà làm ngaynhư: nhảy dây, đá cầu, thả diều, nhảy cầu, chơi thuyền BÀI TẬP 1. Đọc kỹ ba đoạn văn và xem mỗi đoạn văn được gợi ý theo loại suytư nào: quan sát nhân quả, luỹ tiến hay bành chướng? a. Chủ đề: Làm việc 58 5/10/2018 IN - phuong_phap_nghi_luan - slidepdf.com 59/112 Phương Pháp Nghị Luận  Người ta ở đời ai cũng đổ mồ hôi lấy chén cơm thì một lẽ công bằng xãhội. Có làm việc để nuôi thân, ta mới tạo được cuộc sống tự lập với nhân phẩm cao quý. Trong gia đình, mỗi người tuỳ tài tuỳ sức, vui vẻ và hăng hái làm việc,thì gia đình sẽ được thịnh vượng và hạnh phúc. Mọi công dân đều phải có bổn phận chịu khó làm việc. Quan trọng nhất trong cuộc sống xây dựng quốc gia, người nông dân códầm mưa dãi nắng ngoài đồng ruộng, giới thợ thuyền có lam lũ ngoài côngtrường, trong hầm mỏ hay xưởng máy thì nhân dân mới có cơm ăn áo mặc,nhà ở và mọi tiện nghi nhu cầu khác.  b. Chủ đề: Liên lạc với người đồng thời Chúng ta còn là kẻ cùng chịu khó nhọc và chung sức làm việc với ngườisống cùng thế hệ với ta. Trong cuộc sống phức tạp và khó khăn, không aicó thể sống lẻ loi được. Từ những nhu cầu vụn vặt hằng ngày đến nhữngcông cuộc tổ chức đời sống sao cho trật tự an vui, mọi sự chúng ta đều nhờ xã hội. Muốn làm tròn bổn phận ấy, trước hết chúng ta cần phải luyện tập thânthể khoẻ mạnh, học tập mở mang kiến thức dồi dào và rèn luyện đạo đứcthanh cao. Sau đó, mỗi người có một nghề tinh thạo và hành nghiệp chuđáo để góp phần xây dựng xã hội cách thiết thực. 59 5/10/2018 IN - phuong_phap_nghi_luan - slidepdf.com 60/112 Phương pháp nghị luận c. Chủ đề: Phụ nữ xây dựng gia đình Thật vậy, nhờ tài đảm đang, sự khôn ngoan và đức hạnh của người phụ nữ, gia đình có thể được hạnh phúc. Tài nội trợ và sắp đặt khéo léo củangười phụ nữ đem lại cho gia đình những bữa cơm dẻo canh ngọt và làmcho nhà cửa gọn gang, vui mắt. Sự phân khối khéo léo những khoản chitiêu phù hợp với lợi tức kiếm được bảo đảm mức sống no ấm cho gia đìnhvà tránh cho chồng con khỏi cảnh nợ nần tai tiếng. Đức tính hiền dịu, nétmặt vui tươi của người mẹ là tấm gương sáng cho con cái. Cử chỉ niềm nở,lời nói dịu dàng của người vợ dịu hiền là những liều thuốc thần dịu để an ủivà khuyến khích chồng con trên con đường tranh đấu. Quan trọng hơn cả,sự hy sinh tận tuỵ của người vợ hiền có thể gây dựng sự nghiệp vinh hiểncho chồng con. 2. Đọc kỹ đoạn văn sau đây và xem mỗi đoạn văn ấy được gợi ý nhờ lối suy luận liên tưởng nào: tiếp giáp, tương đồng hay tương phản? a. Chủ đề: kiên nhẫn: Việc đời cũng vậy, cho dù công việckhó khăn đến đâu, nhưng nếu ta quyết tâm bền chí và gắng sức thực hiện thì cũng sẽ đạt được kết quả mong muốn. Ai cũng biết rằng sợi dây nhỏ,cây gỗ lớn Thế mà dây cứa mãi gỗ cũng đứt. Con kiến nhỏ, tổ kiến to,thế mà kiến tha lâu ngày tổ cũng đầy. Vì vậy, người ta định làm việc gì nếudốc lòng hết sức và nhẫn nại theo đuổi thì ắt sẽ thành công.  b. Chủ đề: Làm việc: Tổ quốc được hùng cường và dân tộcđược vẻ vang đều nhờ công sức đóng góp của những người lao động trí ócvà chân tay. Trong quốc gia nếu không có họ mà chỉ có những kẻ cầu anhưởng nhàn, ăn không ngồi rồi, thì cái họa sụp đổ và cái hố diệt vong đãhiện ra trước mắt dân tộc ấy. c. Chủ đề: nhiệm vụ phụ nữ khi quốc biến. Có nhiệm vụ khiquốc biến, người phụ nữ cần phải biết rõ vai trò của mình như thế nàotrong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Sự góp phần hữu hiệu nhất làtrực tiếp cầm khí giới tiểu trừ bọn xâm lược hay phiến loạn. Người phụ nữcũng có thể gia nhập các tổ chức lo việc canh phòng, tiếp tế, cứu thươnghoặc ủy lao các thương binh và gia đình chiến sĩ. 60 5/10/2018 IN - phuong_phap_nghi_luan - slidepdf.com 61/112 Phương Pháp Nghị Luận Chương VI: PHƯƠNG PHÁP LÝ LUẬN Trước khi tìm hiểu các phương pháp lí luận, ta cần phân biệt rõ vài điều.  Ý niệm là gì? Ví dụ: Trắng, đen, đẹp, xấu là những ý niệm.  Một vài ý niệm hợp thành ý tưởng. Ví dụ: Cái bảng trong lớp màuđen; cây hồng nở nhiều hoa đẹp.   Nếu ý tưởng có tính cách cá nhân thì người ta quen gọi là ý kiến. Vídụ: Ý kiến bàn về giáo dục nhi đồng.  Các ý niệm, ý tưởng, ý kiến có giá trị tương đối phụ và chính, liênkết thành từng hệ thống duy nhất từ đơn sơ đến phức tạp, ta gọi là nhữngluận lý, luận chứng, luận điểm, những tư tưởng, những phê phán.Các phương pháp lí luận đề cập tới trong chương này có mục đích giúpchúng ta tìm ý để lập luận cho vững và xây dựng phân đoạn thêm phong phú. Ta sẽ xét tới hai loại: Lí luận theo khoa học và lí luận theo triết học. 1. LÝ LUẬN THEO KHOA HỌC Trong các khoa học như toán, vật lí, hóa học chúng ta thường thấy người ta đi từ nguyên lí chung đi ra các trường hợp riêng, hoặc ngược lại,từ nhiều sự kiện riêng đi tới một nguyên lí chung. Cũng có khi so sánh haisự kiện có tính chất giống nhau về nguyên nhân, người ta có thể đoán thêmkết quả tương tự của chúng. Chúng ta sẽ áp dụng loại lí luận khoa học này tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_nghi_luan.pdf