LÀM THẾ NÀO XÂY DỰNG MỘT ĐẦU ĐỀ
Nên tham khảo một vài số của một tạp chí để quen với cách sử dụng đầu đề của tạp chí đó.
Cũng nên tham khảo phần lời khuyên cho các tác giả trong đó đôi khi giới hạn số lượng từ hay
phong cách của đầu đề.
Để xây dựng đầu đề, chúng tôi khuyên nếu có thể được, nên dùng những từ khoá trong bộ
Index Medicus. Cách chọn từ cho một đầu đề như vậy có hai điểm lợi: tránh được việc dùng
trong đầu đề những từ không có tính thông tin, những danh từ không thường dùng, những từ
mới hay những từ quá cổ. Hơn nữa, điều đó đảm bảo rằng bài báo sẽ được ghi đúng đắn trong
những cuốn chỉ dẫn có đăng lại trực tiếp những từ của đầu đề như trong cuốn Current
Contents. Khi đã chọn được từ cho đầu đề, cần tìm cách xếp đặt chúng theo trật tự, tốt nhất là
tôn trọng nguyên tắc vị trí chủ chốt, có tính đến tính riêng biệt của bài báo.
Cần đọc lại toàn bộ đầu đề một lần cuối để đảm bảo rằng không có lỗi về cú pháp, không có lỗi
chính tả, không viết tắt và không có các danh từ mà người đọc có thể hiểu nước đôi.
Nên đưa dự thảo đầu đề cho một hay hai đồng nghiệp đọc để đề nghị họ cho lời khuyên. Nếu
kết quả không được hài lòng, điều đó có nghĩa là phải viết lại đầu đề. Đầu đề có thể viết rất
nhanh trước khi bắt đầu viết bài báo, tuy nhiên khi kết thúc bài báo, bao giờ cũng phải xem lại
đầu đề để đảm bảo đã suy nghĩ kỹ về việc chọn từng từ và sử dụng tốt nhất các từ đó (4).
50 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Phương pháp nghiên cứu y học (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay những từ quá cổ. Hơn nữa, điều đó đảm bảo rằng bài báo sẽ được ghi đúng đắn trong
những cuốn chỉ dẫn có đăng lại trực tiếp những từ của đầu đề như trong cuốn Current
Contents. Khi đã chọn được từ cho đầu đề, cần tìm cách xếp đặt chúng theo trật tự, tốt nhất là
tôn trọng nguyên tắc vị trí chủ chốt, có tính đến tính riêng biệt của bài báo.
Cần đọc lại toàn bộ đầu đề một lần cuối để đảm bảo rằng không có lỗi về cú pháp, không có lỗi
chính tả, không viết tắt và không có các danh từ mà người đọc có thể hiểu nước đôi.
Nên đưa dự thảo đầu đề cho một hay hai đồng nghiệp đọc để đề nghị họ cho lời khuyên. Nếu
kết quả không được hài lòng, điều đó có nghĩa là phải viết lại đầu đề. Đầu đề có thể viết rất
nhanh trước khi bắt đầu viết bài báo, tuy nhiên khi kết thúc bài báo, bao giờ cũng phải xem lại
đầu đề để đảm bảo đã suy nghĩ kỹ về việc chọn từng từ và sử dụng tốt nhất các từ đó (4).
ĐẦU ĐỀ THÔNG DỤNG
Một đầu đề thông dụng (titre courant, running title) là một đầu đề rút gọn được một số tờ tạp
chí đặt ở phần trên các trang của bài báo. Nó bao gồm ít hơn 40 ký tự hay khoảng trống. Ví dụ,
một bài báo có tên "Đánh giá chủ quan và khách quan lâu dài phẫu thuật chống trào ngược ở
bệnh nhân viêm thực quản trào ngược: nghiên cứu trên 215 bệnh nhân" có đầu đề thông dụng
là "phẫu thuật chống trào ngược". Một số tạp chí tự đặt đầu đề này, một số yêu cầu tác giả
đặt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Roberts WC. The article's title. Am J Cardiol 1985;56:210-2.
2. Farfor JA. Cours élémentaire de rédaction médicale. Chapitre IV. Le titre et le résumé. Cah
med 1977;2:1153-5.
3. DeBakey S, DeBakey L. The title what's in a name. Int J Cardiol 1983;2:401-6.
4. Huth EJ. Writing the first draft. In: Huth EJ. How to write and publish papers in the medical
scien
Chương 5
TÁC GIả
Khi một tạp chí có uy tín chấp nhận một bài báo là đồng nghĩa với sự công nhận tính nghiêm
túc và tính chính xác của một công trình. Việc đăng bài báo là kết quả cuả điều đó và rất bình
thường là tác giả của bài báo đó sẽ được biết tới. Việc tham gia với tư cách là tác giả các bài
báo được đăng là một yếu tố quan trọng trong sự thăng tiến nghề nghiệp. cVì những lý do đó,
tên của một hay nhiều tác giả được đặt ngay dưới tên bài báo. Việc sử dụng tên tác giả phải
tuân theo những nguyên tắc chặt chẽ.
AI LÀ TÁC GIẢ ?
Về lý thuyết câu trả lời thật đơn giản: tác giả là người đã viết bài báo. Trong thực tế vấn đề
thường phức tạp hơn vì một tác giả hầu như không bao giờ làm việc một mình và các thành
viên trong nhóm làm việc muốn sự tham gia của họ vào công trình phải được công nhận chính
thức; nhiều người mong muốn tên của họ xuất hiện trong phần tên tác giả để có thể được
thăng tiến hay được ghi nhận trong nghiên cứu. Vì vậy có xu hướng là một công trình mang rất
nhiều tên tác giả. Số lượng trung bình các đồng tác giả một bài báo không ngừng tăng lên.
Ngược lại, tỷ lệ phần trăm bài báo viết bởi một tác giả trong tạp chí New England Journal of
Medicine giảm từ 49% năm 1946 xuống 4% năm 1977 (1); tình trạng tương tự cũng xảy ra ở
tạp chí Lancet giữa 1930 và 1975.
Tác giả ở vị trí thứ nhất
Tác giả ở vị trí thứ nhất là người thực hiện phần chính của công trình hay là người chỉ đạo thực
hiện nghiên cứu. Đó là người viết bản thảo bài báo. Nếu người đó thực hiện công trình và viết
một mình thì đó là tác giả duy nhất của bài báo. Điều này rất hiếm xảy ra với một công trình
nghiên cứu khoa học nhưng đó lại là quy tắc với bài xã luận.
Tên của chủ nhiệm khoa hay trưởng phòng xét nghiệm
Tên của chủ nhiệm khoa hay trưởng phòng xét nghiệm thường xuất hiện trong nhóm tên tác
giả khi đó là người đề ra ý tưởng nghiên cứu, tập hợp nhóm nghiên cứu, tìm nguồn tài chính
khi cần thiết để thực hiện công trình. Thường tên của những người này được đặt ở vị trí cuối
cùng (3). Nó có tác dụng bảo lãnh khi những tác giả khác trong công trình còn chưa được biết
tới rộng rãi trong cộng đồng khoa học. Khi một chủ nhiệm khoa hay trưởng phòng xét nghiệm
chấp nhận đứng tên trong một bài báo, điều đó có nghĩa người đó đã kiểm chứng quá trình
nghiên cứu, xác định tính khách quan của các kết quả và chất lượng viết bài báo. Đòi hỏi bắt
buộc này là điều rất khó thực hiện do thường khó mà theo dõi một cách chặt chẽ việc thực hiện
đúng đắn quá trình nghiên cứu đặc biệt là trong những phòng xét nghiệm lớn, nơi có nhiều đề
tài được đồng thời tiến hành. Nó đòi hỏi ít nhất một chủ nhiệm khoa hay trưởng phòng xét
nghiệm khi chấp nhận đứng tên trong một bài báo phải chịu trách nhiệm về bài báo và những
phê bình nếu có. Vì lý do này, có những tạp chí bắt buộc mỗi tác giả phải ký tên đảm bảo trách
nhiệm của mình về bài báo.
Tất cả các công trình đăng tải phải được tác giả hay những đồng tác giả ký tên bảo đảm trách
nhiệm của mình, sẵn sàng chấp nhận các nhận xét, phê bình, nhưng cũng được hưởng sự nổi
tiếng nhờ việc đăng tải công trình mang lại.
Theo thoả thuận nhóm Vancouver, những người ký tên vào một bài báo phải đồng thời (4):
1) Đã tham gia và tổ chức công trình nghiên cứu dẫn tới bài báo hay đã phân tích, đánh giá các
kết quả.
2) Đã tham gia chính vào việc biên soạn bàn thảo đầu tiên hay sửa các bản thảo tiếp theo.
3) Đã chấp nhận bản thảo chính thức.
Các tác giả khác
Các tác giả khác phải tham gia tuỳ mức độ vào nghiên cứu và vào việc biên soạn bài báo. Việc
bài báo có nhiều tác giả không có ảnh hưởng rõ ràng với người đọc (3). Lý do của xu hướng
này có nhiều: làm việc theo nhóm (5) sự tham gia ngày càng nhiều hơn của những chuyên gia
khác nhau khi họ được xin ý kiến dù chỉ với một thông báo lâm sàng (5); nhất là vai trò của
việc có bài đăng báo trong cuộc đời khoa học, điều này do khái niệm "đăng báo hay là chết"
(6). Có 3 cách đơn giản để tăng số bài đăng báo của một tác giả: Đăng những bài báo có ít lợi
ích, nhân lên nhiều tác giả cho một bài báo hay chia một bài thành nhiều bài khác nhau. Tăng
số lượng tác giả sẽ giúp cho một đồng nghiệp có cơ hội thăng tiến và đến lượt họ cũng sẽ làm
như thế với mình. Cách làm này có vẻ rất hấp dẫn và có hiệu quả. Tuy nhiên các hội đồng giữ
quyền đánh giá sự tham gia của mỗi tác giả vào công trình: nếu có nhiều tác giả quá thường
bài báo đó bị chỉ trích hay nghi ngờ (2,7).
Có những tạp chí bắt đầu lo ngại về sự bùng nổ số lượng tác giả. Họ luôn chấp nhận danh sách
đầy đủ tên tác giả ở đầu bài báo nhưng hạn chế số lượng tên tác giả trong phần tài liệu tham
khảo khi số lượng này quá nhiều. Uỷ ban quốc tế của các ban biên tập báo y học (International
Committee of Medical Journal Editors) (4) đã đồng ý chấp nhận đăng trong phần tài liệu tham
khảo tên của tất cả tác giả một bài báo nếu số lượng thấp hơn bảy và khi số tác giả từ bảy trở
lên thì chỉ nêu tên sáu người đầu; sau đó ghi "et al".
Các nghiên cứu nhiều trung tâm
Khi các công trình được thực hiện bởi một nhóm rất nhiều người thực hiện, như trong một
nghiên cứu nhiều trung tâm, giải pháp áp dụng là tuỳ theo quy định riêng trong nhóm hay quy
định của tạp chí mà công trình sẽ đăng. Nói chung, các tác giả có tên trong bài báo là những
người bằng cách này hay cách khác đóng góp nhiều nhất vào nghiên cứu. Tên của những tác
giả này đi kèm với tên của nhóm nghiên cứu và địa chỉ. Tạp chí New England Journal of
Medicine giới hạn 12 tác giả cho một nghiên cứu nhiều trung tâm (8). Những người tham gia
khác được cảm ơn chung ở cuối bài báo: "Phân tích đa chiều các yếu tố tiên lượng ung thư trực
tràng còn khả năng phẫu thuật" L. S. Freedman, P. Mucaskill, A. N. Smith. Medical Research
Council cancer trials office, MRC Centre Cambridge and Department of Surgery ..." và ở cuối bài
báo "Chúng tôi cảm ơn tất cả các phẫu thuật viên, kỹ thuật viên xạ trị, các nhà giải phẫu bệnh
học ...".
Ngược lại, có những nghiên cứu nhiều trung tâm sử dụng tên hay ký hiệu viết tắt của một hay
những tổ chức tham gia vào nghiên cứu. "Nang nước gan do sán được mổ ở Pháp ...
Association Universitaire de recherche en chirurgie ...". Danh sách những người tham gia
nghiên cứu được ghi ở cuối trang đầu hay cuối bài báo. Thứ tự đăng tên có thể theo vần A, B,
C hay theo tầm quan trọng của sự tham gia vào nghiên cứu.
Có những cách trung gian giữa hai loại trên: một dạng là sau tên bài báo là tên của nhóm điều
hành rồi đến tên các tác giả tham gia chính vào nghiên cứu. Tạp chí New England Journal
Medicine đòi hỏi ít nhất có một tên tác giả trước tên nhóm (8) Ví dụ "M Thelma J Smith, Louise
L Jones and Duane J Brown, đại diện nhóm The Boston Porphyria Study group".
Cũng có thể đăng ở cuối trang đầu sự tham gia của từng người "Chủ tịch nhóm nghiên cứu
L.Gennari; Uỷ ban soạn thảo: G. Bonfanta, F.Bozzetti..., nhóm phân tích số liệu: G.
Menazzanote..., Những cơ sở tham gia và các thành viên chính:.."
Tác giả hay người tham gia?
Một số thống kê thực hiện ở Anh (Trường Đại Học Y Khoa Newcastle) chỉ ra rằng những chỉ tiêu
để trở thành một tác giả ít khi được biết tới mà khi biết thì không được áp dụng (9). Từ những
kết quả này cùng với những phê bình, đề nghị của một trong những nhà biên tập của tạp chí
JAMA, Drummond Rennie (10) và từ những cuộc họp của nhóm Vancouver đã cho ra đời thuật
ngữ người tham gia (11). Sẽ là sáng suốt khi ghi rõ với vài từ ngắn gọn vai trò chính xác của
từng người trong một bài báo. Ví dụ "người đã thực hiện các thí nghiệm miễn dịch học, người
đã phân tích các kết quả, người đã viết quy trình và theo dõi đề tài". Từ năm 1997, một số tạp
chí trong đó có tạp chí Lancet và Britisch Medical Journal đã thêm chú thích về vai trò của
những người tham gia ở cuối bài đăng công trình nghiên cứu, tên của các tác giả vẫn được đặt
ở sau đầu đề bài báo.
LỜI CẢM ƠN
Việc cảm ơn những người giúp đỡ thực hiện đề tài, nhưng sự đóng góp của họ không phải với
tư cách là đồng tác giả ví dụ như đối với nhà giải phẫu bệnh hay nhà điện quang mà các xét
nghiệm của họ giúp xác lập chẩn đoán là điều bình thường theo phép lịch sự. Lời cảm ơn cũng
dành cho những ai giúp đỡ về tài chính, lời cảm ơn dành cho sự giúp đỡ kỹ thuật khi thao tác,
giúp thu thập tài liệu hay đánh máy bản thảo được trình bày ở một phần riêng. Phải cảm ơn
Chủ nhiệm khoa khi người đó không tham gia vào công trình. Sự đồng ý bằng văn bản của
người được cảm ơn là một điều bình thường, một số tạp chí bắt buộc phải có sự đồng ý này.
Các tạp chí có quy định về nơi ghi lời cảm ơn ở cuối trang, phần phụ lục hay ở cuối bài báo
trước phần tài liệu tham khảo. Khi gửi bài để đăng, tên của những người được cảm ơn được
đặt ở một trang riêng. Khi bỏ trang này thì hội đồng duyệt bản thảo của tạp chí mà bài báo gửi
đến có thể đánh giá bài báo một cách khách quan.
Lời cảm ơn không nên có những từ ngữ chủ quan, cảm tính. Khi bạn muốn cảm ơn bác sĩ X đã
thực hiện các xét nghiệm giải phẫu bệnh trong công trình của mình, không nên viết "chúng tôi
cảm ơn bạn đồng nghiệp kính mến bác sĩ X mà sự hợp tác tuyệt vời đã cho phép có được
những thông tin không thể thiếu về giải phẫu bệnh lý..." mà hãy viết "Chúng tôi cảm ơn bác sĩ
X, người đã thực hiện các xét nghiệm giải phẫu bệnh".
Lời cảm ơn cần phải ngắn. Tạp chí New England Journal of Medicine đã lấy ví dụ một nghiên
cứu nhiều trung tâm tổng cộng có 12 trang, trong đó 5 trang là lời cảm ơn (8)! Lời cảm ơn nên
giới hạn ở một cột, khoảng 600 từ (8). Chỉ nên cảm ơn mỗi người tham gia một lần. Tên các uỷ
ban, số lượng các trường hợp của từng điều tra viên, đóng góp của từng trung tâm không nên
liệt kê ra.
YÊU CẦU GỬI BÁO BIỂU
Có những tạp chí yêu cầu ghi rõ tên của tác giả nhận báo gửi biếu, thường ghi ở cuối trang
nhất của bài báo.
Chấp nhận cung cấp báo biếu có nghĩa là chấp nhận gửi cho những người yêu cầu mỗi người
một bản. Điều chấp nhận có vẻ bình thường này đôi khi khó thực hiện được. Trên thực tế,
trong khi phần lớn các tạp chí cung cấp các bản báo biếu (từ 50- 100 bản) miễn phí thì có
những tạp chí yêu cầu trả tiền. Hơn nữa, cước vận chuyển tới những địa chỉ ở nước ngoài nếu
có nhiều người yêu cầu có thể tăng cao.
Để cẩn thận, nên từ chối cung cấp báo biếu nếu mình không chắc chắn có thể đáp ứng theo
yêu cầu bằng cách ghi ở cuối trang thứ nhất của bài báo: "không cung cấp báo biếu". Tuy
nhiên, việc cung cấp báo biếu lại rất có tác dụng khi bài báo đăng trong những tạp chí có lượng
phát hành hạn chế, nằm trong chuyên ngành rất sâu hay khi yêu cầu đến từ những nước mà ở
đó các thư viện vì lý do kinh tế chỉ nhận được rất ít các tạp chí. Chúng tôi thấy cần tạo điều
kiện thuân lợi cho những yêu cầu đến từ những nước như vậy, mà khi đó việc gửi báo biếu trở
thành một phương tiện thông tin rất quan trọng thậm chí là duy nhất.
TRONG THỰC TẾ NÊN THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Nên thực hiện danh sách các tác giả ngay từ khi bắt đầu công trình. Điều này giúp cho việc xác
định trách nhiệm, nhiệm vụ và sự tham gia cụ thể của từng người. Khi bản thảo được viết, mỗi
tác giả phải đọc, nhận xét, sửa chữa và chấp nhận chính thức có đứng tên trong danh sách tác
giả hay không, nghĩa là chấp nhận toàn bộ nội dung bài báo hay không (12).
Đứng trước tên họ của tác giả là tên riêng viết tắt chữ cái đầu hay cả tên riêng ở một số tạp
chí. Cần kiểm tra kỹ lưỡng danh sách và chính tả tên tác giả (13). Địa chỉ của tất cả các tác giả
được liệt kê, cùng với địa chỉ của viện nghiên cứu, khoa hay phòng thí nghiệm nơi công trình
được thực hiện. Cần chỉ rõ địa chỉ của tác giả là người chấp nhận gửi báo biếu hoặc chỉ rõ là
không cung cấp báo biếu. Cần đọc lại lần cuối lời khuyên với tác giả của các tạp chí để đảm bảo
chắc chắn rằng tất cả phù hợp với quy định và yêu cầu tất cả các tác giả ký tên vào cuối thư
gửi đăng cùng với những chú ý của tạp chí nếu có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Durack DT. The weight of medical knowledge. N Engl J Med 1978;298:773-5.
2. Strub RL, Black FW. Multiple authorship. Lancet 1976;2:1090-1.
3. Burman KD. “Hanging from the masthead”: reflections on authorship. Ann Intern Med
1982;97:602-5.
4. International Committee of Medical Journal Editors. Uniform requirements for
manuscrips submitted to biomedical journals. N Engl J Med 1997;336:309-15. (traduction
fran†aise, voir p. 149
5. Fye WB. Medical authorship: Traditions, Trends and Tribulations. Ann Intern Med
1990;113:317-25.
6. Crump AJ. They are not alone. Nature 1984;309:10.
7. Diamond D. Multi-authorship explosion. N Engl J Med 1969;280:1484-5.
8. Kassirer JP, Angell M. On authorship and acknowledgments. N Engl J Med 1991;325:1510-
2.
9. Bhopal R, Rankin J, McColl E, Thomas L, Kaner E, Stacy R et al. The vexed question
of authorship: views of reseachers in a British medical faculty. Br Med J 1997;314:1009-12.
10. Rennie D, Yank V, Emanuel L. When authorship fails: a proposal to make contributors
accountable. JAMA 1997;278:579-85.
11. Smith R. Authorship is dying: long live contributorship. The BMJ will publish lists of
contributors and guarantors to original articles. Br Med J 1997;315:696.
12. Cowell HR. Responsibilities of authors. J Bone Joint Surg 1987;69 A:1311.
13. Correction: omitted author's name. Ann Intern Med 1988;108:496.
Chương 6
ĐặT VấN Đề
Phần đặt vấn đề có hai mục đích: mục đích thứ nhất là thông tin. Nó tạo ra một cầu nối giữa
những hiểu biết của tác giả và người đọc (1). Đạt được mục đích đầu tiên này, nghĩa là đã đạt
được việc đưa tới cho người đọc một ý tưởng rõ ràng và súc tích về vấn đề đề cập đến nhằm
làm cho họ hiểu tại sao công trình được thực hiện. Mục đích thứ hai của phần này là nêu ra lợi
ích của công trình giúp cho người đọc muốn đọc tiếp toàn bộ bài báo.
CHỌN PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ PHÙ HỢP
Mục đích thông tin của phần đặt vấn đề chỉ rõ rằng chỉ có thể viết phần này sau khi đã xác định
sẽ gửi đăng ở tạp chí nào. Trong thực tế phần đặt vấn đề mang lại cho người đọc những yếu tố
cần và đủ để hiểu về công trình nghiên cứu. Phần này khác nhau tuỳ theo đối tượng mà nó
hướng tới: nội dung của phần đặt vấn đề phải phù hợp với tạp chí sẽ đăng và với độc giả
thường xuyên của tạp chí đó. Lượng thông tin trong phần đặt vấn đề cần bố trí tỷ lệ nghịch với
mức độ hiểu biết giả định của độc giả. Nói chung, phần đặt vấn đề của một bài đăng công trình
nghiên cứu ở một tạp chí không chuyên ngành phải dài hơn của một bài đăng trong một tạp chí
chuyên ngành. Khi phần đặt vấn đề không đầy đủ, người đọc không hiểu được hoàn cảnh thực
hiện công trình cũng như tại sao công trình được thực hiện. Sự cần thiết của việc xác định rõ
như vậy đã được minh hoạ trong một bài báo đăng trong tạp chí Bristish Medical Journal nói về
thiểu năng cơ (2). Các tác giả đã viết rằng mỗi bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng
và các bất thường về điện cơ cổ điển của bệnh này. Một tháng sau, báo Bristish Medical Journal
đăng lá thư của một độc giả phản đối việc các tác giả đã không giải thích đầy đủ trong phần
đặt vấn đề của mình về thế nào gọi là các dấu hiệu điển hình và các rối loạn điện cơ kinh điển
của bệnh thiểu năng cơ (3). Độc giả này viết "Tạp chí Bristish Medical Journal là một trong số ít
các tạp chí tiếng Anh vẫn còn chưa chuyên khoa hoá. Vì vậy nó được cả những thầy thuốc ở
trường đại học cũng như các thầy thuốc thực hành đọc... Từ đó tôi đi đến suy nghĩ rằng các tác
giả cho rằng chúng tôi đã biết hết hay buộc phải biết hết những đặc điểm lâm sàng của loại
bệnh ít gặp này".
Nguy cơ ngược lại cũng có thể xảy ra nếu như trong một tạp chí chuyên ngành, phần đặt vấn
đề đưa ra những kiến thức quá sơ đẳng, người đọc có nguy cơ nghĩ rằng phần còn lại của bài
báo cũng chứa những thông tin tầm thường mà họ không mong đợi đọc trong một bài nghiên
cứu của một tạp chí chuyên ngành. Phần đặt vấn đề của cùng một bài báo phải khác nhau khi
đăng ở các tạp chí khác nhau. Ví dụ một bài báo về "Nghiên cứu di truyền của bệnh viêm đa
khớp dạng thấp bằng phương pháp ức chế men của acid deoxyribonucleique" có thể đăng trong
một tạp chí về bệnh thấp, trong một tạp chí về di truyền hay một tạp chí y học đại cương. Tại 3
khả năng này, phần mở đầu phải khác nhau tuỳ theo đăng bài ở tạp chí nào. Với tạp chí khớp
học, cần nhấn mạnh về phương pháp men ức chế, nhưng sẽ vô ích nếu lại nhấn mạnh về bệnh
viêm khớp dạng thấp trong số các bệnh thấp khác. Trong tạp chí di truyền học, quá trình ngược
lại là cần thiết. Trong tạp chí dành cho các bác sĩ đa khoa hay nội khoa, cả 2 lĩnh vực trên đều
phải đề cập. Cuối cùng, cần viết phần đặt vấn đề phù hợp với thói quen của các tạp chí. Thói
quen này thường không được ghi rõ trong phần yêu cầu với tác giả. Phải đọc nhiều bài đăng
trong tạp chí đó để nhận biết. Những tạp chí như American Journal of Medicine đăng những bài
báo với phần đặt vấn đề tương đối dài và chi tiết. Một số tạp chí khác chỉ quen với phần đặt
vấn đề ngắn gọn. Ví dụ tạp chí Bristish Journal of Surgery chỉ đăng những bài với phần đặt vấn
đề ngắn gọn, súc tích, tuy nhiên phải chứa đựng tất cả những thông tin cần và đủ cho độc giả
là các bác sỹ ngoại không chuyên khoa. Một trong những vai trò của ban biên tập là đảm bảo
rằng phần đặt vấn đề của các bài báo mà họ chấp nhận cho đăng phải phù hợp với độc giả của
bài báo.
XÂY DỰNG MỘT PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
Đoạn đầu của phần đặt vấn đề nên trình bày một cách khái quát về chủ đề. Nó tương đương
với việc tóm lược các hiểu biết với nghĩa đen của thuật ngữ này dành cho các độc giả không
biết về chủ đề nghiên cứu. Đó là phần duy nhất trong một bài báo đăng công trình nghiên cứu
có bao hàm tính giảng dạy. Nó phải đưa đến cho người đọc những yếu tố cho phép họ có thể
hiểu bài báo mà không làm cho họ quá mệt óc. Cần phải luôn nhớ rằng mình chỉ đang viết
phần mở đầu của một bài báo đăng công trình nghiên cứu. Khi bài báo định đăng trong một
tạp chí chuyên ngành, phần này có thể rút gọn trong hai hay ba câu văn.
Đoạn thứ hai của phần đặt vấn đề phải tập trung vào yếu tố riêng biệt được đề cập tới trong
công trình nghiên cứu bằng cách giải thích vấn đề mà nó đặt ra: các kết quả trái ngược với các
công trình đã đăng, vấn đề chưa được ai đề cập đến, sử dụng những biện pháp chẩn đoán hay
điều trị cải tiến.... Trong phần thứ hai này tác giả tạo ra lợi ích cho người đọc. Nó dẫn người
đọc hiểu một cách tự nhiên phần 3 và cũng là phần cuối của phần đặt vấn đề.
Đoạn thứ ba nêu gọn trong một hay hai câu mục đích của công trình: ví dụ làm sáng tỏ một
mặt còn tranh cãi của vấn đề, bổ khuyết một lỗ hổng trong kiến thức hay thử nghiệm một giả
thuyết. Phần thứ 3 này có thể bắt đầu bằng những câu như "mục đích đề tài của chúng tôi
là..." hay "Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là..." Nếu phần đặt vấn đề được viết tốt, câu này
phải là kết quả hợp lý của những phần trước đó. Với tác giả, nó là cọc tiêu của cả công trình.
Với người đọc, nếu mục đích của nghiên cứu không được chỉ rõ bởi tác giả ở cuối phần đặt vấn
đề, thì không cần thiết phải đọc tiếp nữa. Khả năng rất cao là sẽ không rút ra được ích lợi gì từ
bài báo đó.
Như vậy, tất cả những độc giả khi đọc phần đặt vấn đề phải hiểu tại sao công trình được thực
hiện và mục đích của nó là gì và họ phải muốn đọc tiếp phần tiếp sau của bài báo.
CÁC NGUY CƠ TIỀM ẨN
Một phần lịch sử quá dài
Trong phần đặt vấn đề, tác giả trình bày ý nghĩa và lợi ích của công trình mà mình tiến hành,
từ đó đưa ra các kết quả để nêu lên quá trình tiến triển hiểu biết về đề tài nghiên cứu. Sự nhắc
lại như vậy được gọi là phần lịch sử là cần thiết cho sự hiểu biết về đề tài và đánh giá đề tài.
Phần này cần ngắn gọn, súc tích, thậm chí có thể sơ đồ hoá. Nguy cơ là viết cả lịch sử của vấn
đề hay biến phần đặt vấn đề thành một bản tóm lược thực sự. Nếu như sự trình bày dài là
thích đáng, nếu các kết quả hay quan điểm trước đây là cần thiết cho sự hiểu biết về đề tài
nghiên cứu thì chỗ đứng đúng của những cái đó phải ở phần Bàn luận(4)
Một ví dụ phần đặt vấn đề cấu trúc tốt , rõ ràng, súc tích.
Bệnh lý của động mạch dưới đòn ở người trẻ (5).
Bệnh lý tắc mạch dưới đòn do mảng xơ vữa khá thường gặp* ở người già. Nó thường biểu
hiện* bằng tiếng thổi tâm thu ở vùng dưới đòn (tài liệu tham khảo). ở những người trẻ, các
bệnh lý của động mạch dưới đòn thường hay gặp hơn* do vòng nhẫn vùng cổ hoặc do một
nguyên nhân khác gây ra đè ép cơ học vào động mạch khi nó chui ra khỏi lồng ngực (dẫn tài
liệu tham khảo).
Các nhiễm trùng động mạch, dù do cục máu đông nhiễm trùng từ tim hay do viêm động mạch
nhiễm trùng nguyên phát thường rất hiếm gặp ở mạch dưới đòn (dẫn tài liệu tham khảo). Tuy
nhiên có những nguyên nhân khác gây hẹp động mạch dưới đòn nhưng không đáp ứng với
những tiêu chí đó có thể là nguyên nhân của bệnh lý viêm động mạch.
Công trình này có mục đích mô tả kinh nghiệm trong 10 năm với 5 trường hợp viêm động mạch
không nhiễm trùng và một trường hợp loạn sản lớp xơ cơ gặp ở người trẻ.
Trong phần đầu, khung cảnh chung của vấn đề được nhắc lại.
Trong phần thứ hai, chỉ rõ chỗ riêng biệt sẽ đề cập tới.
Phần cuối cùng đưa ra mục đích của nghiên cứu.
*Những tính từ và đại từ có tính chủ quan này có thể chấp nhận trong phần đăt vấn đề nếu nó
dựa trên và phải dựa vào các tài liệu tham khảo.
Lạc đề
Giống như tất cả các phần khác của bài báo nghiên cứu, tác giả cần tập trung vào những yếu
tố liên quan tới công trình, tránh tán rộng và trình bày những hiểu biết chung về vấn đề đặt ra.
Phần đặt vấn đề phải cho phép hiểu rõ về vấn đề gợi lên đề tài nghiên cứu. Phần đặt vấn đề là
phần duy nhất trong bài báo đăng kết quả nghiên cứu có tính sư phạm. Việc nhắc lại những
kiến thức làm người đọc hiểu tại sao đề tài được thực hiện không được làm người đọc đi chệch
hướng hay lạc đường. Đó là một cái cây mà người ta dõi theo thân cây từ gốc đến ngọn (mục
đích của đề tài) và do đó có thể lược bớt tất cả các cành ngang.
Quá nhiều hoặc ít tài liệu tham khảo.
Tất cả những điều khẳng định trong phần đặt vấn đề phải dựa trên một hay nhiều tài liệu tham
khảo, ngay cả khi khẳng định đó nói chung đã được chấp nhận. Một câu như "có những dạng
viêm đa khớp dạng thấp có tính gia đình" phải được ghi nhận bởi một tài liệu tham khảo.
Nhưng phải tránh đưa quá nhiều tài liệu tham khảo.
Tác giả phải chọn lựa tài liệu nào xác đáng nhất, mới nhất và có thể tìm để tham khảo dễ nhất
theo thứ tự quan trọng tăng dần.
Sử dụng không đúng thì của động từ
Giống như trong phần còn lại của bài đăng công trình nghiên cứu thì của động từ phải để ở
hiện taị để trình bày những hiện tượng đã được chấp nhận hay đã được chứng minh trong khoa
học (với tài liệu tham khảo) "Có tồn tại những dạng bệnh có tính gia đình của bệnh viêm da
khớp dạng thấp”(4). Cần sử dụng thì quá khứ khi trích dẫn một tác giả khác trong phần bài
báo: " Steere và cộng sự đã chứng minh rằng có tồn tại những dạng có tính gia đình của bệnh
viêm đa khớp dạng thấp” (4).
CÓ NÊN ĐƯA KẾT QUẢ VÀO PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ ?
Một số tác giả cho rằng nên đưa ngay vào phần đạt vấn đề một cái nhìn bao quát về các kết
quả (6). Họ đưa ra ý kiến này vì cho rằng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_phuong_phap_nghien_cuu_y_hoc_phan_1.pdf