Giáo trình Quản lý xây dựng dự án

Những vấn đề thường gặp trong hoạch định dự án

Các yếu tố làm dự án thất bại do hoạch định:

- Mục tiêu của công ty không rõ ràng ở những cấp tổ chức thấp hơn.

- Hoạch định quá nhiều việc trong thời gian quá ít.

- Ước tính về tài chính không đủ.

- Hoạch định dựa trên những dữ liệu không đầy đủ.

- Tiến trình hoạch định không có hệ thống.

- Hoạch định được thực hiện bởi những nhóm hoạch định.

- Không ai biết được mục tiêu cuối cùng.

- Không ai biết được những yêu cầu về nhân sự.

- Không ai biết được những mốc thời gian quan trọng, bao gồm việc viết báo cáo.

- Đánh giá dự án dựa trên những phán đoán mà không dựa trên những tiêu chuẩn hoặc

số liệu quá khứ.Quản lý dự án XD Ths. Lương Thanh Dũng

Trang 30

- Không đủ thời gian để có những đánh giá thích hợp.

- Không có ai quan tâm đến nguồn nhân lực sẵn có với những kỹ năng cần thiết.

- Mọi người làm việc không hướng tới cùng một đặc tính kỹ thuật.

- Mọi người thường thay đổi thời gian thực hiện các công tác mà không quan tâm đến

tiến độ thực hiện chung

 

pdf63 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quản lý xây dựng dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân khác nhau - Mâu thuẫn là một dấu hiệu xấu - Mâu thuẫn có thể xấu, có thể tốt - Mâu thuẫn cần phải được loại bỏ - Mâu thuẫn cần phải được quản lý và kiểm soát g. Các điều kiện để nhóm làm việc có hiệu quả - Thời gian : mọi thành viên trong nhóm đều phải cam kết dành thời gian để hoàn thành nhiệm vụ (nếu mọi người đều có tư tưởng luôn dành khó khăn về phía mình thì mhiệm vụ dễ dàng thành công) - Tình cảm: mọi thành viên trong nhóm phải quan tâm tới mục tiêu, cấu trúc công việc, tương lai và con người trong nhóm - Tập trung : Tất cả các thành viên trong nhóm phải biết vấn đề (issue) của nhóm và trong đầu mỗi thành viên phải có thứ tự các ưu tiên của nhóm Quản lý dự án XD Ths. Lương Thanh Dũng Trang 25 3.2.2. Các thất bại của làm việc theo nhóm - Mâu thuẫn nội bộ (mâu thuẫn không giải quyết được) - Các thành viên đều lo lắng và nản lòng (có tâm trạng muốn thoát ra khỏi nhóm) - Các quyết định tùy tiện được đưa ra bởi một người hay một số người không có sự chấp nhận của những người khác. 3.2.3. Xây dựng nhóm a. Các vấn đề cần quan tâm - Thông tin hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm - Cách giải quyết vấn đề hiệu quả - Cách giải quyết mâu thuẫn - Tính sáng tạo trong nhóm - Không khí làm việc tin cậy và hỗ trợ - Phải rõ được mục tiêu của nhóm và vai trò của các thành viên trong nhóm b. Các biện pháp tổng quát - Mọi việc phải được hoạch định và thực hiện cẩn thận. Những vấn đề không rõ thì nên nhờ tư vấn / chuyên viên - Thu thập thông tin đầy đủ - Phải có quá trình tự đánh giá c. Điều kiện để thành công - Được sự hỗ trợ từ các nhà quản lý - Sự tự nguyện tham gia của các thành viên trong nhóm 3.3. LÃNH ĐẠO 3.3.1 Lãnh đạo và các nguồn gốc của quyền lực - Lãnh đạo : là hành động động viên hay cưỡng ép người khác hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể để đạt tới mục tiêu của tổ chức. - Quyền lực : là khả năng của một người này ảnh hưởng tới hành vi của một người khác. - Nguồn gốc quyền lực : + Quyền lực chính thức + Quyền lực do sự tưởng thưởng + Quyền lực do sự cưỡng bức (hình phạt) + Quyền lực chuyên môn + Quyền lực tôn phục (uy tín) Ngoài ra trong thực tế còn có các loại quyền lực khác : + Thông tin + Thuyết phục + Liên kết (mối quen biết với người có quyền lực lớn) Quản lý dự án XD Ths. Lương Thanh Dũng Trang 26 3.3.2. Lý thuyết lãnh đạo Có 3 quan điểm : o Cổ điển o Hành vi o Phù hợp a. Lý thuyết lãnh đạo theo cổ điển : người lãnh đạo sinh ra là có vai trò lãnh đạo o Tính lãnh đạo > < không có tính cách lãnh đạo o Tính cách lãnh đạo có hiệu quả > < tính cách lãnh đạo không hiệu quả b. Lý thuyết lãnh đạo theo hành vi : muốn làm lãnh đạo thì phải huấn luyện o Các nhiệm vụ củ lãnh đạo o Kiểu lãnh đạo c. Lý thuyết lãnh đạo theo sự phù hợp : việc lãnh đạo hiệu quả tùy thuộc vào các yếu tố của môi trường o Tính cách, kinh nghiệm của người lảnh đạo và của nhân viên o Cấu trúc của nhiệm vụ cần được thực hiện (cấu trúc tốt hay cấu trúc kém) o Vị trí công tác của người lãnh đạo 3.3.3. Các kiểu lãnh đạo Các kiểu lãnh đạo : - Quan tâm đến công việc : quan tâm nhiều đến mục tiêu của công việc và có xu hướng dẫn tới cách cư xử chuyên quyền, độc tài. - Quan tâm đến con người : quan tâm nhiều hơn yếu tố con người và là kiểu lãnh đạo dân chủ. Quan tâm đến con người Quan tâm đến công việc A B C D D Mức độ tham gia của cấp lãnh đạo trong quá trình ra quyết định Mức độ tham gia của người dưới quyền trong quá trình ra quyết định Độc tài (tập trung quyền lực) Quản lý dự án XD Ths. Lương Thanh Dũng Trang 27 Mô hình V.Vroom Leadership Model (1973) - AI Authoritarian (độc đoán, chuyên quyền) Tập trung - AII - CI Consultative - CII - GII Group Phân quyền AI : Người lãnh đạo tự ra quyết định và chỉ sử dụng những thông tin sẵn có trong tay. AII : Người lãnh đạo trước khi ra quyết định yêu cầu thuộc cấp cung cấp thông tin và không nhất thiết phải nói với người hỗ trợ mình cần thông tin này để làm gì. Sau đó người lãnh đạo sẽ tự ra quyết định. CI : Người lãnh đạo gặp gỡ từng cá nhân và cho họ biết rõ mục tiêu của việc cần hỏi. Sau đó người lãnh đạo tự ra quyết định và quyết định này có thể bị ảnh hưởng của người hỗ trợ. CII : Người ra quyết định tập trung cả nhóm để hỏi và cũng cho biết rõ mục tiêu cần hỏi. Sau đó người lãnh đạo tự ra quyết định và quyết định này có thể bị ảnh hưởng của những người hỗ trợ. GII : Ra quyết định tập thể. Ba quy tắc để bảo vệ chất lượng của quyết định : 1) Quy tắc thông tin : Nếu : ƒ Chất lượng là quan trọng ƒ Nhà lãnh đạo không đủ thông tin Thì : loại bỏ kiểu AI 2) Quy tắc về phù hợp mục tiêu : Nếu : ƒ Chất lượng là quan trọng ƒ Những người nhân viên không rõ mục tiêu của tổ chức Thì : không nên dùng GII 3) Quy tắc mà vấn đề không có cấu trúc : Nếu : ƒ Chất lượng là quan trọng ƒ Vấn đề không có cấu trúc Tự do (phân quyền) Quản lý dự án XD Ths. Lương Thanh Dũng Trang 28 ƒ Người lãnh đạo không đủ thông tin và không biết lấy thông tin ở đâu Thì : AI, AII, CII đều bị loại bỏ. Bốn quy tắc bảo vệ sự chấp nhận của quyết định 1) Quy tắc chấp nhận : Nếu : o Người lãnh đạo không biết nhân viên có chấp nhận thực hiện quyết định này hay không o Người lãnh đạo không biết chắc quyết định độc đoán của mình có được nhân viên chấp nhận hay không. Thì : AI, AII bị loại bỏ 2) Quy tắc mâu thuẫn Nếu : o Người lãnh đạo không biết nhân viên có chấp nhận thực hiện quyết định này hay không o Người lãnh đạo không biết chắc quyết định độc đoán của mình có được nhân viên chấp nhận hay không. o Quyết định đó gây ra mâu thuẫn giữa các nhân viên Thì : AI, AII, CII đều bị loại bỏ 3) Quy tắc công bằng Nếu : o Chất lượng là không quan trọng o Sự chấp nhận là quan trọng Thì : AI, AII, CI, CII đều bị loại bỏ 4) Quy tắc ưu tiên chấp nhận Nếu : o Sự chấp nhận là quan trọng o Không đảm bảo được quyết định là độc đoán hay không o Tin tưởng vào nhân viên Thì : AI, AII, CI, CII, đều bị loại bỏ. Chương 4: HOẠCH ĐỊNH VÀ LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN XÂY DỰNG 4.1. GIỚI THIỆU 4.1.1. Hoạch định dự án: Quản lý dự án XD Ths. Lương Thanh Dũng Trang 29 Hoạch định dự án (HĐDA) là quá trình sắp xếp và quản lý các công tác, công việc nhằm hoàn thành mục tiêu của dự án. Nghĩa là giải quyết các vấn đề lập thời gian biểu cho các công tác và nguồn lực ( con người, thiết bị, nguyên vật liệu, ) để thực hiện dự án. Hơn nữa, nó cũng là cơ sở để kiểm soát và đánh giá quá trình thực hiện dự án. 4.1.2. Các bước trong hoạch định dự án : • Xác định mục tiêu và phạm vi của dự án • Tìm kiếm thông tin • Thiết lập cấu trúc phân chia công việc • Thiết lập bảng báo cáo cho mỗi công tác • Thiết lập sơ đồ trách nhiệm • Ước tính thời gian, ngân sách, nguồn lực được đòi hỏi cho mỗi công tác • Đánh giá, sửa đổi • Chuẩn bị kế hoạch, ngân sách và thời gian biểu • Phê chuẩn. 4.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá việc hoạch định dự án thành công: - Nội dung : Hoạch định nên đầy đủ chi tiết cần thiết nhưng không nên quá chi tiết làm nó trở nên phức tạp. Nghĩa là nội dung hoạch định phải rõ ràng, không mơ hồ. - Có thể hiểu được : mọi người có thể dễ dàng hiểu được mục tiêu của mỗi công việc và thực hiện nó như thế nào. - Có thể thay đổi được : một hoạch định dự án hiệu quả là nó dễ dàng thay đổi, cập nhật và sửa đổi. - Có thể sử dụng được : hoạch định phải tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát tiến trình thực hiện dự án và truyền đạt thông tin. 4.1.4. Những vấn đề thường gặp trong hoạch định dự án Các yếu tố làm dự án thất bại do hoạch định: - Mục tiêu của công ty không rõ ràng ở những cấp tổ chức thấp hơn. - Hoạch định quá nhiều việc trong thời gian quá ít. - Ước tính về tài chính không đủ. - Hoạch định dựa trên những dữ liệu không đầy đủ. - Tiến trình hoạch định không có hệ thống. - Hoạch định được thực hiện bởi những nhóm hoạch định. - Không ai biết được mục tiêu cuối cùng. - Không ai biết được những yêu cầu về nhân sự. - Không ai biết được những mốc thời gian quan trọng, bao gồm việc viết báo cáo. - Đánh giá dự án dựa trên những phán đoán mà không dựa trên những tiêu chuẩn hoặc số liệu quá khứ. Quản lý dự án XD Ths. Lương Thanh Dũng Trang 30 - Không đủ thời gian để có những đánh giá thích hợp. - Không có ai quan tâm đến nguồn nhân lực sẵn có với những kỹ năng cần thiết. - Mọi người làm việc không hướng tới cùng một đặc tính kỹ thuật. - Mọi người thường thay đổi thời gian thực hiện các công tác mà không quan tâm đến tiến độ thực hiện chung. 4.1.5. Một số phương pháp thường dùng trong hoạch định dự án : Các phương pháp hoạch định dự án: • Hoạch định dự án theo mốc thời gian • Hoạch định dự án theo cấu trúc phân việc • Hoạch định dự án theo sơ đồ Gantt • Hoạch định dự án theo sơ đồ mạng 4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH DỰ ÁN 4.2.1. Hoạch định dự án theo mốc thời gian: Nêu các gian đoạn hoặc các hoạt động chính của dự án với mốc thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. Biểu đồ mốc thời gian được trình bày sơ lược, đơn giản giúp nhà quản lý nắm được tiến độ chung công việc thực hiện các hoạt động chính. T1 T2 T3 T10 T11 T12 T1 T2 T3 T10 T11 T12 A B K B B K C B K D B K E B K Thời gian Công việc Năm1 Năm2 4.2.2. Hoạch định theo cấu trúc phân việc: Sơ đồ cấu trúc phân việc mô tả toàn bộ công việc của dự án, phân công công việc cụ thể theo từng cấp quản lý, nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng nhóm công tác đồng thời đánh giá thời gian và chi phí hoàn thành công việc đã đề ra. Cấu trúc phân việc là một bước quan trọng trong tiến trình hoạch định dự án. Cơ cấu phân chia công việc là tiến trình phân chia dự án tổng thể thành các công việc nhỏ hơn và cụ thể hơn. Những công việc này độc lập, có thể quản lý được, tổng hợp được và đo được. Mục tiêu của phân tích cơ cấu phân chia công việc là nhằm xác định các công việc mà nó có thể được nhận biết thông qua việc lên kế hoạch, dự trù ngân sách, giám sát và kiểm soát. Biểu đồ cấu trúc công việc tạo thuận lợi báo cáo kết quả cho Ban quản lý dự án, cho các cấp quản lý theo chức năng chuyên môn và qua đó ta có thể nắm bắt được các thông tin cần Quản lý dự án XD Ths. Lương Thanh Dũng Trang 31 thiết của dự án. Cấu trúc phân việc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng sơ đồ mạng sau này. Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp n Cơ cấu phân chia công việc thường có các đặc điểm sau : - WBS được thực hiện dựa trên cả yếu tố chức năng lẫn vật chất. - Một vài yếu tố công việc chức năng điển hình là sự hỗ trợ về cung ứng, quản lý dự án, tiếp thị, kỹ thuật và sự tổng hợp các hệ thống. - Những yếu tố vật chất là những công trình kiến trúc, sản phẩm, thiết bị, , chúng còn yêu cầu về lao động, nguyên vật liệu và những nguồn lực khác để sản xuất hoặc xây dựng. - Những yêu cầu về nội dung và nguồn lực cho một nhiệm vụ là sự kết hợp các công tác với các nguồn lực tương ứng với chúng. - Một WBS thường bao gồm những yếu tố công việc lặp lại và không lặp lại. 4.2.3. Hoạch định dự án theo sơ đồ Gantt ( sơ đồ thanh ngang ) Năm 1915 Henry Gantt đã đề ra phương pháp lập kế hoạch theo sơ đồ thanh ngang, theo đó các công việc của dự án và thời gian thực hiện công việc được biểu diễn bằng thanh ngang. Ví dụ : Một nhà máy thép đang cố gắng tránh chi phí cho việc lắp đặt một thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường địa phương các cơ quan có chức năng đã buộc nhà máy này phải lắp đặt hệ thống lọc không khí trong vòng 16 tuần. Nhà máy đã bị cảnh cáo rằng sẽ bị buộc đóng cửa nếu thiết bị này không được lắp đặt trong thời hạn qui định. Do đó, để đảm bảo sự hoạt động của nhà máy, ông giám đốc muốn hệ thống lọc này Dự án Công việc A Công việc C Công việc B A1 A2 A3 An Quản lý dự án XD Ths. Lương Thanh Dũng Trang 32 phải được lắp đặt đúng hạn và thuận lợi. Những công tác của dự án lắp đặt thiết bị lọc không khí này được trình bày như sau: Các công tác trong dự án lắp đặt thiết bị lọc không khí : Công tác Mô tả Công tác trước Thời gian (tuần) A B C D E F G H - Xây dựng bộ phận bên trong - Sửa chữa máy và sàn - Xây ống gom khói - Đổ bêtông và xây khung - Xây cửa là chịu nhiệt - Lắp đặt hệ thống kiểm soát - Lắp đặt thiết bị lọc khí - Kiểm tra và thử nghiệm - - A B C D D,E F,G 2 3 2 4 4 3 5 2 SƠ ĐỒ GANTT CỦA DỰ ÁN ( THEO TRIỂN KHAI SỚM ) D E F G H 1 2 53 4 Công việc A B C Thời gian ( tuần ) 1297 86 1110 151413 16 Trên sơ đồ ta nhận thấy các công tác A-C-E-G-H nằm trên đường găng ( đường găng là đường dài nhất, bất cứ sự chậm trễ của các công tác trên đường găng đều dẫn đến sự chậm trễ của dự án ). Các công tác B-D-F không nằm trên đường găng và chúng có thể dịch chuyển trên sơ đồ trong giới hạn cho phép mà không ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành dự án. Do đó, ta có thể sắp xếp các công tác này theo phương thức triển khai sớm hoặc triển khai chậm. - Triển khai sớm cho phép các công tác có thể bắt đầu càng sớm càng tốt, miễn là không ảnh hưởng đến các công tác trước nó. Quản lý dự án XD Ths. Lương Thanh Dũng Trang 33 - Trong trường hợp triển khai chậm, các công tác có thể bắt đầu trễ hơn mà không ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành dự án . Độ chênh lệch giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc của một công tác được gọi là thời gian dự trữ. G SƠ ĐỒ GANTT CỦA DỰ ÁN ( THEO TRIỂN KHAI CHẬM ) H 21 43 5 Thời gian ( tuần ) 1296 87 10 11 1513 14 16 A C B F E D Công việc Ưu điểm : - Đơn giản, dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện các công việc. - Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc. Nhược điểm : - Không thể hiện mối quan hệ giữa các công việc, không ghi rõ qui trình công nghệ. Trong trường hợp dự án có nhiều công việc thì nhược điểm này càng rõ nét. - Không thấy rõ việc nào là chủ yếu có tính chất quyết định đối với tổng tiến độ thực hiện dự án để giúp cho nhà quản lý tập trung chỉ đạo. - Không thuận tiện khi phân tích đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của bản thân sơ đồ dự án. Vì vậy đối với dự án có qui mô lớn người ta thường sử dụng sơ đồ mạng. 4.2.4. Hạch định dự án theo sơ đồ mạng: Sơ đồ mạng là một đồ thị bao gồm toàn bộ khối lượng của một bài toán lập kế hoạch, nó ấn định một cách logic trình tự kỹ thuật và mối quan hệ về tổ chức giữa các công tác sản xuất, ấn định thời gian thực hiện các công tác và tối ưu hóa kế hoạch đề ra. Trong quá trình quản lý và thực hiện kế hoạch ta vẫn có thể điều chỉnh sơ đồ mạng cho sát thực tế. Các phương pháp phân tích sơ đồ mạng : • Phương pháp đường găng CPM (Critical Path Method): Phương pháp này sử dụng mô hình xác định theo thời gian hoàn thành mỗi công việc là hằng số. Quản lý dự án XD Ths. Lương Thanh Dũng Trang 34 • Phương pháp tổng quan và đánh giá dự án PERT ( Project Evaluation and Review Techniques ): Phương pháp này sử dụng mô hình xác suất theo thời gian hoàn thành công việc được cho dưới dạng hàm phân phối xác suất. ( Xem Tổ chức thi công ) 1. Phân tích kết quả CPM: Qua việc tính toán thông số sơ đồ mạng ta có thể xác định được : • Thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án • Thời gian dự trữ của các công tác • Đường găng và các công tác đường găng a. Thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án: Là thời điểm sớm nhất để sự kiện cuối cùng của dự án xảy ra. b. Thời gian dự trữ của các công tác : là khoảng thời gian tối đa mà một công tác có thể chậm trễ so với kế hoạch đã định mà không ảnh hưởng đến thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án. c. Công tác găng và đường găng ( Critical activity and critical path ): - Công tác găng là công tác có thời gian dự trữ bằng 0 - Đường găng là đường nối liền các sự kiện đầu tiên và sự kiện cuối cùng với điều kiện tất cả các công tác nằm trên nó là công tác găng. d. Ý nghĩa của đường găng : • Mỗi sơ đồ mạng có ít nhất một đường găng • Tổng thời gian của tất cả các công tác nằm trên đường găng chính là thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án • Nếu công tác trên đường găng bị trễ thì toàn bộ dự án sẽ trễ theo. Do vậy muốn rút ngắn thời gian hoàn thành dự án thì nhà quản lý phải tập trung các giải pháp làm giảm thời gian các công tác trên đường găng. • Đối với các công tác không găng ta có thể xê dịch thời gian thực hiện nhưng với điều kiện không được vượt quá thời gian dự trữ. 2. Phân tích kết quả PERT: Phương pháp PERT cung cấp các thông tin sau : - Thời gian hoàn thành dự án - Xác suất mà dự án sẽ hoàn thành trong thời gian cho sẵn - Đường găng và các công tác găng. Nếu bất kỳ công tác găng nào bị kéo dài thì tổng thời gian hoàn thành dự án cũng bị kéo dài. - Các công tác không găng và thời gian dự trữ của chúng. Điều này có nghĩa là, nếu cần thiết nhà quản lý dự án có thể sử dụng tạm nguồn tài nguyên của chúng để xúc tiến toàn bộ dự án. - Biết được tiến độ thực hiện chi tiết về thời gian bắt đầu và kết thúc của các công tác. 4.3. ĐIỀU CHỈNH SƠ ĐỒ MẠNG THEO THỜI GIAN Quản lý dự án XD Ths. Lương Thanh Dũng Trang 35 4.3.1. Vấn đề điều chỉnh Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp thời gian mong muốn hoàn thành dự án ( D ) nhỏ hơn thời gian tối ưu để hoàn thành dự án tính theo đường găng. Để đảm bảo thời gian quy định người ta phải tìm cách rút ngắn thời gian đường găng . Các biện pháp rút ngắn thời gian đường găng : - Bố trí thực hiện các công tác song song thay vì nối tiếp trong sơ đồ mạng. - Phân phối lại tài nguyên: tăng nhân công, tăng giờ lao động, tăng công suất máy móc, thiết bị, - Thay đổi biện pháp kỹ thuật. Nói chung các biện pháp rút ngắn thời gian đường găng thướng làm cho chi phí của dự án tăng lên. Vấn đề : làm thế nào rút ngắn thời gian đường găng với chi phí tăng lên là nhỏ nhất. 4.3.2. Các bước thưc hiện rút ngắn thời gian đường găng S: ( CPM & PERT ) Rút ngắn thời gian dự án theo CPM gồm các bước sau : - Tìm đường găng chuẩn và các công tác găng. - Tính chi phí rút ngắn trong một đơn vi thời gian ( ngày, tuần, tháng,) cho tất cả các công tác trên sơ đồ mạng theo công thức: Chi phí rút ngắn – Chi phí chuẩn Chi phí rút ngắn đơn vị = Thời gian chuẩn – Thời gian rút ngắn Chi phí gia tăng = Thời gian cắt giảm tối đa - Lựa chọn các công tác trên đường găng mà chi phí rút ngắn trong một đơn vị thời gian là nhỏ nhất. Cắt giảm thời gian thực hiện công tác này theo yêu cầu và trong phạm vi tối đa cho phép. - Kiểm tra lại đường găng, vì thường sự cắt giảm thời gian của các công tác trên đường găng làm cho các đường không phải là đường găng trở thành đường găng. + Nếu đường găng cũ vẫn còn tồn tại thì lặp lại bước 3 + Nếu không thì phải tìm đường găng mới và lặp lại bước 3. Ví dụ : Các công tác trong dự án lắp đặt thiết bị lọc không khí : Công tác Mô tả Công tác trước Thời gian (tuần) A B C - Xây dựng bộ phận bên trong - Sửa chữa máy và sàn - Xây ống gom khói - - A 2 3 2 Quản lý dự án XD Ths. Lương Thanh Dũng Trang 36 D E F G H - Đổ bêtông và xây khung - Xây cửa là chịu nhiệt - Lắp đặt hệ thống kiểm soát - Lắp đặt thiết bị lọc khí - Kiểm tra và thử nghiệm B C D D,E F,G 4 4 3 5 2 a. Vẽ sơ đồ mạng, đường găng và công tác găng: GB 51 2 3 4 3 43 3 97 86 1110 8 D 5 84 5 tuần 15141312 2 A 00 2 1 C 2 4 4 42 2 F E 3 4 H 1313 6 2 1515 7 SƠ ĐỒ MẠNG Như vậy, đường găng là 1-2-4-5-6-7, công tác găng là A-C-E-G-H b. Giả sử nhà máy thép phải lắp đặt thiết bị kiểm soát sự ô nhiễm mới trong vòng 14 tuần thay vì 16 tuần như đã nói trên. Chúng ta biết rằng, thời gian hoàn thành dự án là 15 tuần. Như vậy, BGĐ của nhà máy sẽ phải làm gì ? Giảm thời gian thực hiện dự án hay đóng cửa nhà máy ? Dĩ nhiên là BGĐ sẽ chọn phương án đầu, nghĩa là rút ngắn thời gian hoàn thành dự án bằng cách tăng thêm nguồn vật lực ( như máy móc thiết bị và lao động ) để hoàn thành công tác sớm hơn. Chi phí dự án sẽ tăng lên, do đó nhà quản lý phải quan tâm đến việc hoàn thành công tác sớm với chi phí gia tăng thêm là nhỏ nhất. Biết rằng thời gian - chi phí chuẩn và rút ngắn các công tác như sau: Quản lý dự án XD Ths. Lương Thanh Dũng Trang 37 Chuẩn Rút ngắn Chuẩn Rút ngắn (1) (2) (3) (4) (5) (6)= (2) -(3) (7) = (5) - (4) (8)= (7)/(6) (9) A 2 1 22,000 23,000 1 1,000 1,000 X B 3 1 30,000 34,000 2 4,000 2,000 C 2 1 26,000 27,000 1 1,000 1,000 X D 4 3 48,000 49,000 1 1,000 1,000 E 4 2 56,000 58,000 2 2,000 1,000 X F 3 2 30,000 30,500 1 500 500 G 5 2 80,000 86,000 3 6,000 2,000 X H 2 1 16,000 19,000 1 3,000 3,000 X 308,000 326,500 Chi phí gia tăng Chi phí rút ngắn đ.vị Đường găng Công tác Thời gian Chi phí TG cắt giảm tối đa ( Đơn vị tính là USD ) Do đó, để rút ngắn thời gian thực hiện dự án xuống 14 tuần, BGĐ có thể cắt giảm thời gian thực hiện của các công tác sau đây xuống 1 tuần : + Hoặc A + Hoặc C + Hoặc E Với chi phí tăng thêm 1.000 USD hay tổng chi phí là: 308.000 + 1.000 = 309.000 USD Nếu rút ngắn toàn bộ các công tác của dự án thì ta thực hiện như sau: 1. Dựa vào sơ đồ mạng ban đầu ta có : • Đường găng A-C-E-G-H • S = 15 TUẦN • Chi phí của dự án CP = 308.000 USD 2. Nếu rút ngắn thời gian dự án xuống 1 tuần ( D = 14 tuần ) Xem bảng trên ta thấy rằng các công tác găng A, C, E có chi phí tăng lên nhỏ nhất (1.000 USD) Do đó để rút ngắn thời gian thực hiện dự án xuống 14 tuần, ta có thể rút ngắn thời gian thực hiện của các công tác sau đây xuống 1 tuần : + hoặc A + hoặc C + hoặc E • CP = 308.000 + 1.000 = 309.000 USD • Đươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_xay_dung_du_an.pdf
Tài liệu liên quan