Lợi ích của lựa chọn chiến lược
Các tổchức rất khác nhau vềsựphức tạp của hệthống lựa chọn. Một vài tổchức chỉ đơn
thuần xem lướt qua và tiến hành những điều chính yếu, phỏng vấn không chính thức trong khi số
khác lại đi sâu vào trắc nghiệm, phỏng vấn lặp lại, kiểm tra hồsơ.Cách sau tốn kém hơn cho
mỗi ứng viên nhưng lại có nhiều lợi ích. Lựa chọn một cách kỹlưỡng là cần thiết đểcó được
những nhân viên có khảnăng học và nắm bắt được công việc.
Các tổchức cần có những thành viên, những người giàu kỹnăng và được động viên để
thực hiện vai trò tổchức của họ. Hoặc những thành viên nhưthế được xác định qua việc lựa chọn
kỹcàng hoặc những nỗlực được thực hiện đểphát triển họsau khi đã tuyển dụng bằng việc đào
tạo bài bản và xã hội hoá. Vì vậy lựa chọn lướt qua có thểgia tăng mạnh chi phí đào tạo và kiểm
soát, trong khi dành nhiều thời gian hơn cho tiến trình lựa chọn sẽgiảm thiểu các khoản chi phí
này. Lợi ích của quy trình lựa chọn thích hợp có thểrất lớn.
Lựa chọn đúng người cũng là yếu tốthen chốt đểthực hiện chiến lược thành công. Chiến
lược tổchức có thể ảnh hưởng nhiệm vụcông việc và thiết kếcông việc mà công việc nên hướng
dẫn lựa chọn.
169 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5226 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lòng” hoặc chấp nhận đề nghị đầu tiên mà ít xem xét trên
tất cả các tiêu thức quan trọng, ít xem xét việc tối hưu hoá, và không muốn tốn nhiều thời gian và
chi phí để tìm được một công việc tốt nhất có thể.
Những nhân tố nào mà người tìm việc xem xét khi đánh giá các đề nghị việc làm? Các
nghiên cứu chỉ ra rằng có ba quan điểm chính:
1. Các cá nhân tiến hành lựa chọn lý trí dựa trên các nhân tố khách quan như lương, nơi
chốn và cơ hội thăng tiến.
2. Ứng viên chủ yếu tham khảo vào một công ty hơn là dựa trên các nhân tố chủ quan
mà họ có thể không nhận thức được
3. Người tìm việc không có đủ thông tin để có thể phân biệt dựa trên cơ sở các nhân tố
chủ quan và khách quan về công ty hoặc công việc; vì thế họ có khuynh hướng bị ảnh
hưởng mạnh bởi các nhân tố chiêu mộ chính, chẳng hạn như kỹ năng hoặc sự lịch
thiệp của người phỏng vấn.
Cách tiếp cận nhân tố khách quan. Thông thường nghiên cứu xác nhận các nhân tố
công việc khách quan như là nhân tố quyết định trong việc ra quyết định cuối cùng lựa chọn công
việc của ứng viên. Tổ chức và nhà chiêu mộ cần phải tìm ra những nhân tố nào công việc nào là
quan trọng cho hầu hết các ứng viên và sau đó cố gắng đáp ứng các nhân tố này. Tiêu chuẩn quan
trọng và ảnh hưởng nhất nên nhận được sự nhấn mạnh nhất trong lý thuyết về chiêu mộ và trong
các cách truyền thông khác đến ứng viên. Mặt khác, nhà chiêu mộ cần áp dụng các kỹ thuật
nghiên cứu thị trường cho việc tiếp thị danh tiếng của công ty cho các ứng viên và cũng để cải
thiện “sản phẩm” mà họ đang bán.
Cách tiếp cận nhân tố chủ quan. Cách tiếp cận này cho rằng các ứng viên đánh giá “khả
năng nhận thức của công ty đem lại sự thảo mãn các nhu cầu sâu kín và thường là những nhu cầu
tình cảm không được thừa nhận. Có một vài luận cứ ủng hộ việc cá nhân thực sự bị cuốn hút bởi
công ty về bầu không khí hoặc hình ảnh mà phù hợp với giá trị và tính cách của ứng viên. Ứng
viên phải liên lạc đầy đủ với tổ chức để đánh giá xem liệu các khía cạnh chủ quan của tổ chức có
thích hợp với nhu cầu của họ hay không. Lý thuyết chiêu mộ cũng có thể thảo luận về văn hoá
Chiêu mộ và lựa chọn - 9
của tổ chức và các giá trị đang thịnh hành nhằm giúp đỡ ứng viên đánh giá sự thích hợp với các
tiêu chuẩn riêng của họ.
Các nhân tố chiêu mộ cũng tác động đến quyết định lựa chọn công việc như chức vụ của
người chiêu mộ, phỏng vấn viên cởi mở, mặc trang phục hợp thời, có kiến thức về công việc,
biểu hiện sự quan tâm đến ứng viên thường tạo ra ấn tượng tốt hơn và gia tăng sự chấp nhận đề
nghị việc làm của ứng viên. Các phỏng vấn viên giới thiệu cả mặt mạnh và hạn chế của công việc
sẽ có độ tin cậy cao hơn đối với các ứng viên hơn là chỉ nói về các mặt mạnh.
Cách tiếp cận nhân tố chiêu mộ đối với lựa chọn công việc chỉ ra tầm quan trọng của chức
năng chiêu mộ chuyên nghiệp. Phỏng vấn viên cần được đào tạo và lựa chọn về cả cách thức và
căn bản. Đặc biệt hơn, nghiên cứu gợi ý rằng nhà chiêu mộ hiệu quả ”phải có hình ảnh và sự biểu
hiện phản ảnh tốt đẹp về tổ chức; đang tăng trưởng; sự linh hoạt, sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi
cần thiết, khả năng suy nghĩ thấu đáo; kỹ năng thiết lập thứ tự ưu tiên; tự động viên, và nghệ
thuật bán hàng”, cũng như giao tiếp.
Các chuyên gia thường tích hợp ba quan điểm này vào tiến trình quyết định của ứng viên,
như được minh họa ở hình sau:
Qua sơ đồ trên, ta nhận thấy rằng các nhân tố chiêu mộ tác động mạnh nhất đến phản ứng
của ứng viên vào đầu tiến trình chiêu mộ, ở giai đoạn điều tra sơ bộ và giai đoạn phỏng vấn đầu
tiên. Các nhân tố khách quan không phải luôn được các ứng viên nhận thức chính xác, nhưng
những nhân tố này và sự nhận thức của ứng viên trở nên quan trọng hơn khi ứng viên học nhiều
hơn và khi họ tiến gần đến quyết định cuối cùng về công việc nào được lựa chọn. Mặc dầu các
nhân tố chiêu mộ không luôn tác động một cách trực tiếp đến quyết định lựa chọn công việc cuối
cùng, cách tiếp cận chuyên nghiệp của chiêu mộ là cần thiết để thu hút và duy trì sở thích về các
công việc mong muốn của ứng viên.
• Lương
• Bản chất công việc
• Cơ hội thăng tiến
• Vị trí
Các nhân tố khách quan
• Sự lịch thiệp của nhà
chiêu mộ
• Trạng thái của nhà
chiêu mộ
• Khả năng của nhà
chiêu mộ
• Xử lý nhanh hồ sơ
Các nhân tố chiêu mộ
• Sự phù hợp của tính
cách và giá trị cá nhân
với giá trị, sứ mệnh,
hình ảnh, văn hoá và
không khí của tổ chức
Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố công việc
được nhận thức
Quyết định theo đuổi cơ
hội việc làm
Quyết định lựa chọn công việc
Hình 5.4 - Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn công việc
10 - Quản trị nguồn nhân lực
6. Xem xét công việc thực tế
Một khi nhân viên mới được chiêu mộ và lựa chọn, họ phải điều chỉnh để phù hợp với
công việc mới và với tổ chức. Thường tỷ lệ thay thế nhân viên cao trong các nhân viên mới ở một
vài tháng đầu làm việc. Một lý do có thể là công việc mới không đáp ứng được các kỳ vọng hoặc
mong muốn của nhân viên mới. Tiến trình chiêu mộ phải gánh một phần trách nhiệm cho việc
không phù hợp này, vì nhà chiêu mộ có khuynh hướng giới thiệu công việc ở một góc độ rất
thuận lợi, hứa hẹn để gia tăng tỷ lệ châp nhận để nghị việc làm của ứng viên.
Một cách để ngăn chặn tình trạng này là sử dụng xem xét công việc thực tế (Realistic job
preview - RJP), sự giới thiệu thực tế, không viễn vông về cả mặt thuận lợi và hạn chế của công
việc. Một cách lý tưởng, mỗi một giai đoạn chiêu mộ là thành thật và thực tế. RJP có hình thức là
một cuốn sách nhỏ hoặc cuốn phim về công việc, những thông tin thực tế được cung cấp bởi
người phỏng vấn, hoặc trắc nghiệm mẫu công việc cung cấp cho ứng viên các điều kiện và hoạt
động công việc cụ thể.
7. Đánh giá và định chuẩn chiêu mộ
Công ty nên đánh giá tiến trình chiêu mộ cùng với tất cả các hoạt động quản trị nguồn
nhân lực khác. Đánh giá các nỗ lực chiêu mộ quá khứ có thể giúp đỡ tổ chức dự báo thời gian và
ngân sách để điền khuyết các vị trí trống trong tương lai, xác định các phương pháp chiêu mộ để
thu hút nhiều nhất các ứng viên chất lượng cao và đánh giá thành tích công việc của các nhà
chiêu mộ. Chi phí để tuyển dụng, chiêu mộ ứng viên là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hoạt động
chiêu mộ mặc dầu tốc độ điền khuyết ứng viên cũng là một tiêu chuẩn quan trọng.
a. Tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá nhà chiêu mộ
Trong việc đánh giá thành tích của các cá nhân chiêu mộ, nhà quản trị nguồn nhân lực
phải luôn ghi nhớ sự khó khăn của công việc tìm kiếm cũng như số các vị trí nhà chiêu mộ cần
điền khuyết. Nhà chiêu mộ sẽ có khả năng định vị 10 người lao động chân tay một cách nhanh
chóng hơn là 10 kỹ sư và 10 kỹ sư nhanh hơn là 10 nhà quản trị. Sau khi thiết lập tiêu chuẩn và
mức độ khác nhau cho từng nhiệm vụ, người đánh giá có thể tính toán số các hồ sơ mà nhà chiêu
mộ xử lý, số các nhân viên được tuyển dụng và những người đạt được việc làm có sự giới thiệu
của nhà chiêu mộ. Cuối cùng, người đánh giá có thể khảo sát các ứng viên, cả những người chấp
nhận và từ chối đề nghị việc làm để xem xét liệu sự cư xử của các nhà chiêu mộ.
b. Tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá nguồn chiêu mộ
Khi các nguồn chiêu mộ hoặc phương pháp chiêu mộ được sử dụng, điều quan trọng là
nhà quản trị nguồn nhân lực phải đánh giá xem những nguồn nào là hữu hiệu và phù hợp nhất.
Những nguồn không hiệu quả có thể bị loại ra trong các nỗ lực chiêu mộ tương lai. Những tiêu
chuẩn được sử dụng để đánh giá nguồn và phương pháp đó là tổng chi phí, chi phí tuyển dụng
một người, số các ứng viên nộp đơn, tỷ lệ sàng lọc, và ngay cả nhiệm kỳ công việc (thời gian làm
việc) và thành tích của những người mới được tuyển dụng.
8. Sự khác nhau về chất lượng của nguồn chiêu mộ
Hai lý do căn bản cho sự khác biệt về chất lượng ứng viên của các nguồn chiêu mộ đã
được đưa ra. Một, căn cứ vào nghiên cứu RJP, gợi ý rằng các nguồn phi chính thức, chẳng hạn
như việc tuyển dụng lại các nhân viên và người quen của nhân viên, các ứng viên đã được cho
biết về cả khía cạnh tốt hoặc xấu của công việc và vì thế có tỷ lệ thay thế nhân viên thấp hơn. Lý
Chiêu mộ và lựa chọn - 11
do thứ hai là các nguồn khác nhau đem lại các loại ứng viên khác nhau về mức độ khả năng, sự
động viên, hoặc kinh nghiệm.
Một cách lý tưởng, mỗi công ty nên tiến hành phân tích riêng về chất lượng của nguồn
cho mỗi loại công việc. Các nguồn chiêu mộ có chất lượng thấp có thể ít được sử dụng hoặc bỏ
qua cho việc chiêu mộ tương lai.
II. LỰA CHỌN
Lựa chọn là tiến trình đo lường, ra quyết định và đánh giá. Mục tiêu của hệ thống lựa
chọn tìm kiếm cho tổ chức các cá nhân thực hiện tốt công việc và đảm bảo công bằng giữa các
nhóm.
Hình 5.5 - Tiến trình lựa chọn
Để có một hệ thống lựa chọn chính xác và công bằng, tổ chức phải sử dụng các tiêu chuẩn
đáng tin và có hiệu lực về các đặc điểm của hồ sơ ứng viên.
Hệ thống lựa chọn tốt phải bao gồm các phương tiện kết nối các thông tin về đặc điểm của
ứng viên một cách khôn ngoan và tạo ra quyết định lựa chọn chính xác hoặc không lựa chọn. Một
hệ thống lựa chọn nhân sự tốt phải tạo ra hiệu quả chung cho tổ chức.
1. Đo lường lựa chọn
a. Các phương pháp thống kê trong lựa chọn
Để hiểu được độ tin cậy và tính hiệu lực của đánh giá, cần nhắc lại những nét chính của
hai phương pháp thống kê - sự tương quan và hồi qui. Sự tương quan được sử dụng để đánh giá
cường độ và phương hướng mối quan hệ giữa các biến số trong khi hồi qui sử dụng mối quan hệ
để dự báo điểm số của một biến số từ điểm số của một hoặc nhiều biến số khác.
¾ Phân tích tương quan
Phân tích tương quan được sử dụng để xác định mức độ quan hệ giữa hai biến số. Ví dụ
như các chuyên gia nguồn nhân lực có thể muốn biết liệu rằng khả năng cơ học của nhân viên có
liên quan đến thành tích công việc của họ không. Nếu có sự liên quan này, khi đó các trắc nghiệm
khả năng cơ học sẽ thực hiện đối với ứng viên có thể giúp xác định ai sẽ là người được tuyển
dụng.
Hệ số tương quan Pearson (được ký hiệu bởi r) là chỉ số số học phản ảnh phương hướng
và mức độ của mối quan hệ tuyến tính của hai biến số. Hệ số tương quan Pearson có một vài đặc
điểm quan trọng:
• Gía trị số của r dao động trong dãy -1.0 đến +1.0
• Dấu của hệ số (- hoặc +) chỉ ta phương hướng của mối quan hệ.
ĐO LƯỜNG
• Đảm bảo rằng các
quyết định lựa
chọn là đáng tin và
có hiệu lực
RA QUYẾT ĐỊNH
• Kết hợp thông tin
về nhân viên để ra
các quyết định
tuyển dụng
ĐÁNH GIÁ
• Đảm bảo rằng quyết
định tuyển dụng gia
tăng hiệu quả và lợi
nhuận cho tổ chức.
12 - Quản trị nguồn nhân lực
• Độ lớn của r chỉ ra cường độ của mối quan hệ.
• Chỉ số này chỉ thích hợp cho mối quan hệ tuyến tính (đường thẳng).
Khi r = +1.0, có mối quan hệ tuyến tính thuận hoàn hảo giữa hai biến, khi biến X tăng,
biến Y gia tăng với tỷ lệ tương ứng. Khi r = -1.0, biểu hiện mỗi quan hệ nghịch hoàn hảo giữa hai
biến, nhưng trong trường hợp này, khi biến X gia tăng thì biến Y giảm. Trong trường hợp r = 0,
X và Y liên hệ nhưng mối quan hệ không được biểu hiện theo đường thẳng.
¾ Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy cho phép chuyên gia nguồn nhân lực sử dụng mối quan hệ vốn có của
hai biến số để dự báo hành vi tương lai của một biến số. Hệ số tương quan Pearson chỉ ra mối
quan hệ giữa hai biến số theo mức độ tuyến tính như thế nào. Phân tích hồi quy trả lời câu hỏi:”
Thế đường tuyến tính nào là thích hợp nhất với mối quan hệ này”. Phân tích hồi quy thực hiện
điều này bằng việc xác định phương trình cho đường thẳng mà thích hợp nhất cho các dữ liệu (dữ
liệu của hai biến X và Y). Nếu mối tương quan tồn tại giữa khả năng cơ học và thành tích công
việc, chuyên gia nguồn nhân lực có thể sử dụng phân tích hồi quy để dự báo thành tích tương lai
của một cá nhân mà khả năng cơ học đã được biết.
Mức độ của thành tích công việc và khả năng cơ học của 10 cá nhân được miêu tả ở hình
sau. Trong hình (a), đường phù hợp nhất với các dữ liệu này được minh hoạ. Trong hình (b),
đường kém phù hợp nhất cũng được minh hoạ. Một công thức toán học phức tạp được sử dụng để
tính toán nên phương trình cho đường thích hợp nhất. Thông qua công thức này, chuyên gia
nguồn nhân lực sẽ tìm được phương trình cho đường thích hợp nhất (ở hình a) là:
9.1128.0 += XY p
Trong đó: Yp: Thành tích dự báo
X: Khả năng cơ học
0.128: độ dốc của đường (nghĩa là mọi đơn vị X gia tăng thì Y sẽ gia tăng
0.128 đơn vị)
1.9: Phần chặn của Y (nghĩa là điểm mà tại đó đường qua trục của Y).
Các chuyên gia nguồn nhân lực có thể sử dụng phương trình hồi quy để dự báo thành tích
của một ứng viên bằng cách thay thế khả năng cơ học được đo lường của ứng viên vào công thức.
Mức độ chính xác của phương trình hồi quy dự báo về thành tích của ứng viên lệ thuộc vào
cường độ của mối quan hệ giữa khả năng cơ học và thành tích.
Hiếm khi trong lựa chọn nhân sự, các chuyên gia nguồn nhân lực dự báo thành tích của
ứng viên bằng cách sử dụng thông tin chỉ về một khả năng hoặc một đặc điểm. Thông tin được sử
dụng trong lựa chọn nhân viên thường bao gồm dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như
phỏng vấn, hồ sơ xin việc, sự tham khảo và các trắc nghiệm khả năng.
b. Độ tin cậy
Hệ thống lựa chọn nhân sự của tổ chức nên sử dụng các tiêu chuẩn độ tin cậy và hiệu lực
về các đặc điểm của ứng viên để ra quyết định tuyển dụng chính xác.
Chiêu mộ và lựa chọn - 13
Độ tin cậy, liên quan đến tính nhất quán trong đo lường. Tính hiệu lực, liên quan đến việc
trắc nghiệm có đo lường những điều cần phải đo lường hay không và liệu điểm số trắc nghiệm có
liên quan đến thành tích công việc.
Trong phần này, thuật ngữ “trắc nghiệm”, hoặc “công cụ” có thể áp dụng cho bất kỳ hình
thức đo lường nào xảy ra ở tiến trình lực chọn. Phỏng vấn được xem xét như là trắc nghiệm giấy-
và- bút. Khái niệm độ tin cậy được áp dụng cho cả hai.
Lỗi hệ thống so với lỗi ngẫu nhiên
Sự khác nhau cơ bản giữa lỗi hệ thống và lỗi ngẫu nhiên là lỗi hệ thống ảnh hưởng đo
lường theo kiểu nhất quán và dự báo trước, trong khi lỗi ngẫu nhiên, theo định nghĩa, là không
nhất quán hoặc biến đổi ở tác động của nó. Một cách lý tưởng, các chuyên gia nguồn nhân lực
muốn trắc nghiệm mà không có lỗi hệ thống và cả lỗi ngẫu nhiên. Tuy nhiên, từ khía cạnh của độ
tin cậy, lỗi ngẫu nhiên, do bản chất không nhất quán của nó, là vấn đề lớn nhất.
Các phương pháp đo lường độ tin cậy
Các phương pháp quan trọng nhất để đánh giá độ tin cậy cho các chuyên gia nguồn nhân
lực là trắc nghiệm - tái trắc nghiệm, sự thống nhất giữa những người đánh giá là sự nhất quán nội
bộ. Trong mỗi phương pháp này, hệ số tương quan được sử dụng như là chỉ số của độ tin cậy.
Thông thường, hệ số tương quan khoảng 0.8 hoặc cao hơn được xem là có độ tin cậy cao. Không
phải tất cả những phương pháp này phải được sử dụng trong mọi tình huống, và trong một vài
trường hợp, phương pháp cụ thể, nó có thể hoàn toàn không thích hợp.
Trắc nghiệm-tái trắc nghiệm. Phương pháp trắc nghiệm-tái trắc nghiệm đánh giá sự
đồng nhất của trắc nghiệm qua thời gian. Một nhóm người thực hiện trắc nghiệm (thời gian 1).
Sau đó, nhóm người tương tự thực hiện lại cùng trắc nghiệm (thời gian 2). Sự tương quan (gọi là
“hệ số ổn định” được tính toán giữa thời gian 1 và thời gian 2. Độ tin cậy trắc nghiệm-tái trắc
nghiệm là quan trọng khi chúng ta đang đo lường một vài điều mà chúng ta thường giả sử là có
liên quan đến đặc điểm ổn định của một cá nhân.
Độ tin cậy giữa các người đánh giá. Giả sử ứng viên được phỏng vấn bởi một vài người
phỏng vấn khác nhau. Các người phỏng vấn đánh giá ứng viên tách biệt nhau theo một vài tiêu
thức. Trong trường hợp này, mỗi phỏng vấn viên có thể được xem xét như là hình thức của “trắc
nghiệm phỏng vấn”. Vì vậy điều quan trọng là phải biết phỏng vấn viên đánh giá ứng viên như
thế nào so với đánh giá của các phỏng vấn viên khác cho cùng một ứng viên. Sự tương quan giữa
các nhà đánh giá với cùng các ứng viên được xem như là độ tin cậy giữa các người đánh giá.
Sự nhất quán nội bộ. Phương pháp thứ ba để đánh giá độ tin cậy là nhất quán nội bộ.
Loại độ tin cậy này đánh giá liệu rằng tất cả các chi tiết trong trắc nghiệm đo lường cùng đặc
điểm hoặc khả năng hay không, nghĩa là liệu rằng nội dung trắc nghiệm có nhất quán nội bộ hay
không. Trong cách thức thông thường nhất để đánh giá tính nhất quán nội bộ, một nhóm người
được cho trắc nghiệm. Hệ số được tính toán đại diện cho sự tương quan trung bình trong mỗi chi
tiết của trắc nghiệm với mỗi các chi tiết khác. Điều này gọi là hệ số alpha và được xem như là đo
lường sự nhất quán nội bộ trong hầu hết các trường hợp.
Một nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số alpha là số lượng các cấu thành (chi tiết) của trắc
nghiệm. Thông thường, nếu bạn đang đánh giá một vài đặc điểm của một người, sẽ tốt hơn nếu
bạn có nhiều bộ phận (cấu thành) trong việc trắc nghiệm đặc điểm đó. Thông thường khi mức độ
phức tạp của đặc điểm mà đang định đo lường gia tăng thì số lượng các chi tiết của trắc nghiệm
đặc điểm đó cũng gia tăng tương ứng để đảm bảo việc đánh giá độ tin cậy.
14 - Quản trị nguồn nhân lực
Đo lường độ tin cậy là quan trọng. Thông tin độ tin cậy có thể thu thập từ một vài nguồn:
(1) các nghiên cứu về độ tin cậy được thực hiện bởi tổ chức sẽ sử dụng trắc nghiệm, (2) thông in
độ tin cậy được cung cấp bởi các hãng trắc nghiệm thương mại mà bán các trắc nghiệm này, (3)
dữ liệu từ các công ty khác cũng sử dụng các trắc nghiệm giống nhau trong hệ thống lựa chọn của
họ, hoặc (4) dữ liệu từ các cá nhân, những người sử dụng trắc nghiệm trong các nghiên cứu của
họ.
Độ tin cậy được như là nền tảng cho tính hiệu lực của trắc nghiệm. Nếu trắc nghiệm
không đo lường ứng viên một cách nhất quán, nó không có hiệu lực.
c. Tính hiệu lực
¾ Hiệu lực nội dung
Hiệu lực nội dung xem xét liệu trắc nghiệm có đại diện cho một vài phạm vi cấu trúc hay
không. Hiệu lực nội dung được thực hiện thích hợp nhất khi cấu trúc được đánh giá bao gồm các
hành vi quan sát được dễ dàng. Xác định hiệu lực nội dung của trắc nghiệm chính là tiến trình
phán đoán bắt đầu với phân tích công việc. Các cấu thành của trắc nghiệm được đánh giá dựa trên
mức độ liên quan đến kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện những phần việc cụ thể. Hiệu
lực nội dung của trắc nghiệm sau đó được thẩm định bởi các chuyên gia quen thuộc với công
việc. Cách thức để phán đoán hiệu lực nội dung của trắc nghiệm được minh hoạ ở hình sau:
Cách tiếp cận này sử dụng nhóm chuyên gia đánh giá các tiêu chí của trắc nghiệm để xem
liệu mỗi thành tố có đại diện cho các khía cạnh cần thiết của cùng một lĩnh vực. Các đánh giá này
BƯỚC 1
• Tiến hành thông
qua phân tích
công việc
BƯỚC 2
• Hình thành các
hội đồng chuyên
gia trong lĩnh
vực công việc
BƯỚC 3
• Mỗi thành viên đánh giá các
tiêu chí trắc nhiệm như sau:
0 = Không cần thiết cho công
việc
1 = Hữu ích cho CV
2 = Yếu tố cần thiết cho CV
BƯỚC 4
• Với mỗi tiêu chí, tính tỷ lệ hiệu lực nội dung
(content validity ratio - CVR)
2
2
N
NN
CVR e
−=
Trong đó Ne = Số các thành viên đánh giá tiêu chí ở
điểm 2 (cần thiết cho CV); N = Tổng số các thành viên
BƯỚC 5
• Đối với trắc nghiệm, tính
chỉ số hiệu lực nội dung
(Content validity index -
CVI), số trung bình của các
CVR của các tiêu chí có
được trong trắc nghiệm
Hình 5.7 - Quy trình hiệu lực nội dung
Chiêu mộ và lựa chọn - 15
tạo ra tỷ lệ hiệu lực nội dung cho mỗi tiêu chí. Điều này cho phép chuyên gia nguồn nhân lực so
sánh hiệu lực nội dung của một tiêu chí của trắc nghiệm với những tiêu chí khác và loại bỏ các
tiêu chí kém. Trung bình của tỷ lệ hiệu lực nội dung của tất cả các tiêu chí tạo ra chỉ số hiệu lực
nội dung cho cả trắc nghiệm. Chỉ số này có thể được sử dụng để so sánh một vài trắc nghiệm
được đề nghị để xác định trắc nghiệm liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực thành tích của công việc
được giao.
¾ Hiệu lực liên quan đến tiêu chuẩn
Trong việc xem xét hiệu lực liên quan đến tiêu chuẩn của trắc nghiệm, các chuyên gia
nguồn nhân lực xác định liệu rằng điểm số trắc nghiệm có liên quan đến các biến số tiêu chuẩn
quan trọng hay không.
Biến số tiêu chuẩn đơn giản là bất kỳ khía cạnh nào của hành vi cá nhân mà chuyên gia
nguồn nhân lực cố gắng dự đoán, chẳng hạn như thành tích công việc, sự vắng mặt, hoặc tốc độ
thay thế. Thường thì biến số tiêu chuẩn đo lường thành tích công việc. Việc sử dụng trắc nghiệm
trong lựa chọn nhân sự, chúng ta đang kết luận rằng những ứng viên đạt điểm số trong cách thức
đặc biệt của trắc nghiệm sẽ là những người thực hiện tốt hơn những ai đạt được điểm trong một
vài cách khác. Hiệu lực liên quan đến tiêu chuẩn trực tiếp của trắc nghiệm thể hiện tính thích hợp
của các kết luận đó.
Để thực hiện nghiên cứu liên quan đến tiêu chuẩn, bước đầu tiên là phải phân tích công
việc. Thông tin về bản chất của công việc giúp các chuyên gia nguồn nhân lực chọn lựa một hoặc
nhiều trắc nghiệm có khả năng dự báo thành tích công việc. Thông tin phân tích công việc cũng
được sử dụng để xây dựng tiêu chuẩn đo lường thành tích công việc. Tiêu chuẩn đo lường có thể
là thang điểm đánh giá thành tích được điền bởingười giám sát hoặc các tiêu chuẩn khách quan
về số lượng và chất lượng của sản phẩm được tạo ra với các cá nhân. Nghiên cứu hiệu lực sau đó
được tiến hành để xác định trắc nghiệm có liên quan đến tiêu chuẩn thành tích công việc như
mong đợi hay không.
Hiệu lực liên quan đến tiêu chuẩn thường được xem là cách tốt để chỉ ra rằng trắc nghiệm
lựa chọn có liên quan đến công việc. Hai thủ tục chính để xác định hiệu lực liên quan đến tiêu
chuẩn của trắc nghiệm là hiệu lực đồng thời và hiệu lực dự báo.
¾ Hiệu lực đồng thời.
Hiệu lực đồng thời sử dụng các nhân viên hiện tại. Quy trình gồm 3 bước:
1. Lựa chọn mẫu nhân viên hiện tại
2. Cho mỗi nhân viên thực hiện trắc nghiệm lựa chọn dự định và thu thập thông tin đồng
thời về các biến số tiêu chuẩn.
3. Tính toán sự tương quan giữa điểm số trắc nghiệm và điểm số tiêu chuẩn.
Hai vấn đề chính của hiệu lực đồng thời là:
- Mẫu đại diện nhân viên. Mẫu này sẽ quyết định là mối quan hệ giữa điểm số trắc
nghiệm và điểm số thành tích công việc là đủ mạnh để hỗ trợ việc sử dụng trắc
nghiệm trong việc lựa chọn ứng viên.
- Giới hạn của dãy. Thường những đại diện nhân viên hiện tại có thể không gồm những
cá nhân thực hiện công việc cực kỳ kém (những người đã rút lui hoặc bị sa thải). Sự
vắng mặt của những người thực hiện công viêc kém dẫn đến giới hạn dãy về điểm số
16 - Quản trị nguồn nhân lực
thành tích được tìm thấy trong mẫu phê chuẩn. Điều đó có thể làm cho sự tương quan
giữa điểm số trắc nghiệm và điểm số thành tích trong mẫu phê chuẩn sẽ thấp hơn
mong muốn.
Vấn đề được minh hoạ qua hình sau. Trong mẫu không giới hạn có tính cách giả thuyết
(hình 5.8a), điều rõ ràng là sự tương quan giữa điểm số X(trắc nghiệm) và Y(thành tích) là hoàn
toàn cao. Hình 5.8b chỉ ra mẫu giới hạn mà không có nhân viên thực hiện kém nào được đại diện.
Sự tương quan giữa X và Y trong hình này là thấp hơn ở hình 5.8a.
Tuy nhiên, bằng cách lựa chọn mẫu đại diện để tham gia vào việc nghiên cứu tính hiệu
lực, chuyên gia nguồn nhân lực có thể giảm thiểu giới hạn dãy, mặc dầu không thể loại bỏ nó.
Hoặc chuyên gia nguồn nhân lực có thể sử dụng các phương pháo thống kê được xây dựng.
(a) Không giới hạn (b) Có giới hạn
20
40
60
80
100
Th
àn
h
tíc
h
(Y
)
5 10 15 20 25 30 35 40 45
y
y
y
y
0
Điểm số dự báo (X)
y y y
y y
y y
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y y
y
y
y y
y
Th
àn
h
tíc
h
(Y
)
20
40
60
80
100
5 10 15 20 25 30 35 40 45
y
0
Điểm số dự báo (X)
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y
y y
y
Hình 5.8 - Tác động của giới hạn dãy
Chiêu mộ và lựa chọn - 17
¾ Hiệu lực dự báo
Phương pháp khác để xác định hiệu lực liên quan đến tiêu chuẩn là thông qua hiệu lực dự
báo, một quy trình sử dụng các điểm số của ứng viên thực tế, những người đã được trắc nghiệm
(thời điểm 1) và sau đó được tuyển dụng. Các điểm số trắc nghiệm của họ không được sử dụng
bởi các chuyên gia nguồn nhân lực trong việc xác định ai sẽ được tuyển dụng, vì trắc nghiệm
chưa được chứng minh là có hiệu lực. Thay vào đó, các chuyên gia nguồn nhân lực đo lường
Chờ đợi nhân viên học việc
Thu thập dữ liệu tiêu chuẩn
Thu thập dữ liệu dự báo và
dữ liệu tiêu chuẩn
Dự báo tương quan và
điểm số tiêu chuẩn
Phân tích công việc
Lựa chọn biến số trắc
nghiệm dự báo
Quyết định dựa trên các
biến số tiêu chuẩn (thành
tích công việc)
Hiệu lực đồng thời Hiệu lực dự báo
Lựa chọn mẫu ứng viên
Thu thập dữ liệu dự báo
Thuê mà không xét đến điểm
số của dự báo (trắc nghiệm)
Lựa chọn mẫu nhân viên
hiện tại
Điểm số dự báo và điểm số tiêu
chuẩn có liên quan với nhau không?
Thực hiện nghiên cứu khác
với nhà dự đoán khác nhau
Sử dụng nhà sự đoán để
lựa chọn nhân viên sau.
K C
Hình 5.9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_quan_tri_nguon_nhan_luc_2799.pdf