MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 . 5
NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC TRẺ EM . 5
1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM. 5
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học trẻ em . 5
1.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học trẻ em. 5
1.1.3. Ý nghĩa của tâm lý học trẻ em . 6
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM VỚI CÁC NGÀNH KHOA
HỌC KHÁC. 7
1.2.1. Quan hệ với các ngành tâm lý học . 7
1.2.2. Quan hệ với các khoa học khác. 8
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ TRẺ EM. 8
1.3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo . 8
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu . 9
CHƯƠNG 2 . 11
CÁC HỌC THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ VÀ SỰ HỌC. 11
CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON . 11
2.1. SỰ NẢY SINH VÀ PHÁT TRIỂN BAN ĐẦU CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM11
2.2. CÁC HỌC THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ VÀ SỰ HỌC CỦA TRẺ
EM LỨA TUỔI MẦM NON. 11
2.2.1. Học thuyết Phân tâm học. 11
2.2.2. Học thuyết Nhận thức. 12
2.2.3. Học thuyết Hoạt động. 15
2.3. NHỮNG QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM. 16
2.3.1. Mối quan hệ giữa nền văn hoá với sự phát triển của trẻ em . 16
2.3.2. Mối quan hệ giữa hoạt động với sự phát triển của trẻ em. 17
2.3.3. Quan hệ giữa điều kiện sinh học và sự phát triển tâm lý của trẻ. 19
2.3.4. Mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển . 20
2.3.5. Tính không đều trong sự phát triển . 21
2.4. PHÂN ĐỊNH CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ . 21
45 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi Mầm non 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thèng truyÒn tin thèng nhÊt tõ 2 phÝa víi ba ph¬ng thøc
truyÒn nhËn nh sau:
3.1.1.1. Truyền tín hiệu về sinh học
Giữa mẹ và con có mối quan hệ về sinh lý. Thai nhi có thể thúc đẩy cơ thể mẹ tiết ra
các nội tiết tố cần thiết để duy trì bào thai làm cho cơ thể người mẹ đang mang thai có
những biến đổi. Ngược lại sự truyền tin từ người mẹ đến thai nhi có thể nhận ra khi người
23
mẹ có vấn đề về sức khỏe, lạm dụng thuốc men, các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá)
sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
3.1.1.2. Truyền tín hiệu về hành vi
Những xúc cảm, tính tình hay sự cảm nhận giữa mẹ và con đều dẫn truyền cho nhau,
ảnh hưởng lẫn nhau.
3.1.2. Sự hình thành các giác quan ở thai nhi
Cấu trúc giác quan được hình thành ở thai nhi từ cuối tháng thứ hai cho đến tháng thứ
7, theo một trật tự nhất định giống nhau đối với các loài động vật có xương sống. Trước
tiên, hệ xúc giác da rồi tới hệ khứu giác và vị giác; hệ tiền đình xuất hiện muôn hơn, còn hệ
thị giác và thính giác xuất hiện sau cùng.
Trong các giác quan, xúc giác thông qua lớp da của bào thai được phát triển sớm nhất
cùng lúc với hệ thần kinh nguyên thủy, thai nhi khá nhạy cảm với các tín hiệu xúc giác qua
màng bụng của người mẹ rất nhiều thông tin được truyền từ da lên não. Da là hệ giác quan
rộng lớn và cơ bản nhất bao gồm các thể thụ cảm đối với nhiệt độ (nóng, lạnh), đụng chạm
(đau đớn)... Kể cả âm thanh. Ngay từ giữa tuần thứu 6 và thứ 8 bào thai phản ứng mạnh
bằng cách tránh lui nếu bị chạm vào vùng mũi hoặc môi trên.
Bộ máy vị giác của thai nhi đã xuất hiện và hoạt động từ tháng thứ 3. Nằm trong bụng
mẹ, thai nhi thường nuots dịch ối ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển vị giác. Người at đã
chứng minh nếu đưa vào dịch ối một chất có vị ngọt sẽ thấy bào thai nuốt một lượng dịch ối
tăng lên. Ngược lại nếu đưa vào dịch ối một chất có vị đắng sẽ thấy lượng dịch bào thai nuốt
vào giảm đi. Thức ăn của người mẹ đang mang thai ảnh hưởng đến vị đậm nhạt của dịch ối
cũng như của huyết thanh và sữa.
Bộ máy khứu giác cũng đã xuất hiện ở thai nhi và được lập trình theo di truyền bằng
chứng là khi vừa mới lọt lòng, đứa trẻ đã có khả năng cảm nhận (đễ chịu hay khó chịu) một
vài mùi nào đó.
Hệ tiền đình của thai nhi hoạt động khá sớm vào khoảng giữa tuần thứ 14 và tuần thứ
20. Đó là một hệ giác quan nguyên thủy cơ bản cung cấp những chỉ báo về vị trí và sự di
chuyển của đầu, cần thiết cho sự thăng bằng động cũng như thăng bằng tĩnh cảu cơ thể và
kiểm soát sự biến đổi của nét mặt. Trong bụng mẹ, hệ tiền đình được kích thích mạnh nên
thai nhi luôn vận động, ngay sau khi ra đời hệ này cũng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ sơ
sinh hình thành sự điều phối giác quan – vận động chủ yếu.
Hệ thính giác đã có vị trí ở thai nhi phần lớn các cấu trúc của tai trong đã được biệt hóa
về mặt giải phẫu từ tháng thứ 5 nhưng giữa sự trưởng thành về giải phẫu và sự xuất hiện các
dấu hiệu về sự trưởng thành chức năng có một khoảng cách thời gian nên hiện nay vẫn chưa
rõ hệ thính giác của thai nhi bắt đầu hoạt động từ lúc nào. Tuy nhiên, vào tháng thứ 7 thai
nhi đã bắt đầu phản ứng với những tiếng động xảy ra bên ngoài tử cung của mẹ. Nó có thể
giật thót mình khi nghe tiếng động, dù người mẹ không nghe thấy và có thể phân biệt các
âm tahnh có tần số khác nhau (cho nghe một tiếng động mạnh, nhịp tim tăng lên và thai nhi
biểu lộ các động tác thụt lùi, còn đối với âm thanh nhệ nhàng thì phản ứng của thai nhi bình
lặng hơn, dần dần quen với các âm thanh đó và chỉ phản ứng với những âm thanh mới lạ
xảy ra.
Thị giác về mặt chức năng là giác quan chậm trưởng thành nhất, khi nằm trong bào
thai (và ngay cả khi mới lọt lòng) thị giác cũng ít bị kích thích nhất. Vào lúc được 4 tháng
tahi nhi đã mở được mí mắt nhưng phải đến những tháng sau cùng trước khi ra đời thai nhi
mới nhìn được. Nếu để đèn sáng mạnh gần bụng người mẹ thai nhi sẽ giật thót mình, nhưng
nếu đó là ánh sáng dịu, thai nhi sẽ nhẹ nhàng quay về hướng đó. Ngoài ra, thai nhi có khả
năng phản ứng biệt hóa nhờ đó ngay khi vừa lọt lòng được 4 ngày trẻ sơ sinh đã có thể nhìn
theo một vật có màu sáng.
24
Những thành tự nghiên cứu khoa học hiện nay đã gợi mở cho ta một “hình ảnh thai”
hoàn toàn mới, tạo cơ sở khoa học cho việc dạy thai nhi như một số nước tiên tiến đã làm
nhằm làm cho thế hệ sau được khỏe mạnh, thông minh hơn thế hệ trước.
3.1.3. Các giai đoạn phát triển của thai nhi
Dựa vào đặc điểm phát triển của thai nhi người ta chia ra làm 3 giai đoạn:
3.1.3.1. Giai đoạn đầu (từ 1 - 3 tháng)
Ở thời kỳ này thai nhi phát triển rất nhanh nhưng chưa đầy đủ và rõ nét, các bộ phận
của phôi thai đang phân chia nhưng chưa ổn định. Vì vậy ở thời kỳ này người mẹ phải hết
sức cẩn thận nếu không rất dễ bị sẩy thai. Bên cạnh đó còn có các yếu tố như thuốc hóa chất
và các điều kiện bất lợi khác cũng làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi: khuyết tật hoặc dị hình.
Trình tự phát triển
Tháng thứ nhất: tốc độ phát triển của thai đều và nhanh hơn bất cứ thời kì nào trong cả
thời gian nằm trong bụng, tốc độ tăng trưởng tăng gấp vạn lần so với khi trứng thụ tinh
(thường thì chiều dài khoảng 1-1,5cm). Ở tĩnh mạch và động mạch nhỏ đã có máu lưu
thông, nhịp tim đập khoảng 65 lần trên một phút. Các bộ phận khác như: não, thận, gan, và
ống tiêu hóa đã bất đầu hình thành, đã bất đầu hoạt động ở phần đầu đã ình thành tai, mắt,
mồm, mũi.
Tháng thứ hai: phôi đã hình thành theo một tỉ lệ cân đối của một thai bé nhỏ, thân dài
chừng 2-3cm: nặng 2g, phần đầu dài gấp đôi chiều dài thân. Lúc này mặt của thai đã hiện
rõ, có lưỡi và bộ phận lợi chưa phát triển hoàn toàn, trên vai đã có cánh tay , bàn tay và
ngón tay; chân đã có đùi, đầu gối, bàn chân và ngón chân, toàn thân đã có một lớp da mỏng;
giữa não và các bộ phận chức năng, các hệ thống khác đã có sự điều hòa và hỗ trợ, tim đập
ổn định và đã bắt đầu xuất hiện giới tính.
Tháng thứ ba: thai đã hình thành rõ nặng 20g, thân dài 7-9cm phần đầu bằng 1/3 chiều
dài thân , trán cao, rất dễ phân biệt giới tính, các hệ thống cơ quan bắt đầu hoạt động, có thể
hô hấp đôi khi còn bài tiết:
+ Thai nhi đã có phản ứng: vận động chân tay, đầu, mồm há ra, mím lại và nuốt. Ở thời
kì này thai nhi phát triển nhanh nên việc dạy thai cần chú ý hơn. Vì vậy để có một thai nhi
khỏe mạnh ta cần chú ý những điểm sau:
- Môi trường, việc thiết kế, bố trí, sắp xếp môi trường sống và những sinh hoạt của
người mang thai phải theo nguyên tắc “ mĩ và thiện” để tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng
một thể thống nhất về truyền và nhận tin giữa mẹ và con.
- Ở thời kì này thai nhi đã bắt đầu biết cảm nhận được tình yêu của người mejvaf gắn
bó với thế giới bên ngoài mà mình sắp ra đời -> do đó người mẹ phải biết quan tâm đến thai
nhi không những thế tâm trạng của người mẹ lúc nào cũng thoải mái, vui vẻ vì đó là cơ sở
để hình thành tính cách vững vàng và lòng tự tin của đứa trẻ sau này.
- Thường xuyên nghe nhạc (giúp thai nhi thông minh hơn khi ra thế giới bên ngoài)
- Các hành đông, cử chỉ của người mẹ phải nhẹ nhàng
3.1.3.2. Giai đoạn giữa ( từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7)
Lúc này đã hết giai đoạn nghén và bắt đầu bước sang giai đoạn ổn định nhau thai đã
hoàn thành, việc sẩy thai ít xuất hiện hơn.
- Tháng 4: phần đầu chỉ chiếm ¼ chiều dài thân, than dài khoảng 16cm thể trọng
khoảng 20g. Cuống rốn dài bằng chiều dài của thân, nhau thai bắt đầu phát triển. Các cơ bắp
bắt đầu phát triển nhanh, cử động nhanh hơn, lúc này người mẹ đã cảm nhận được thai nhi
đang đạp chân.
- Tháng 5: tốc đọ sinh trưởng nhanh, thân dài 18-27cm, thể trọng khoảng250-300g, lúc
này thai nhi đã xuất hiện cá tính rõ nét, ngủ và thức theo nề nếp nhất định. Ở tháng thứ 5
25
này thai đã chọn vị trí thích hợp trong tử cung gọi là ngôi thai, thai đã cử động nhanh và
mạnh hơn, nất là chân. Các bộ phận như tuyến mồ hôi và tuyến da bắt đầu phát huytacs
dụng, hệ hô hấp chưa hoàn chỉnh để duy trì sự sống ngoài tử cung. Trên đầu thai nhi bắt đầu
mọc tơ, toàn thân mọc lông tơ.
- Tháng thứ 6: Thân thai dài 26 - 34cm thể trọng khoảng 660g. Các bộ phận khác như
dưới da đã bắt đầu có mỡ, mắt đã hoàn chỉnh, có thể nhắm và mở mắt để nhìn xung quang.
Sống mũi bắt đầu lồi lên, tai to hơn trươc, cổ dài ra. Thai nhi có khả năng duy trì hô hấp
trong 24h liền, biết khóc, biết nắm tay.
- Tháng thứ 7: Thân thai dài 35-38cm thể trọng 1000g. Nếu thai nhi được chăm sóc tốt
thì cân nặng là 2,3kg. Da mặt nhiều nếp nhăn, diện mạo như người già. Biết khóc, thở, nuốt
và biết ngậm ngón tay, tóc đã bắt đầu mọc. Não của thai về cơ bản giống với não của người
lớn nên có thể tạo ra những tác động hợp lí và có quy luật trong việc dạy thai.
3.1.3.3. Giai đoạn cuối (từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 10)
- Tháng thứ 8: Thân thai dài khoảng 40cm, thể trọng khoảng 1600- 1800g, sự lướn
nhanh của thai làm cho tử cung gần như không mang thai nổi, quá chật hẹp làm cho thai ít
vận động. Từ tháng này toàn thân thai đã xuất hiện một lớp mỡ giúp thai nhi thích nghi với
sự biến đổi nhiệt độ bên ngoài tử cung. Vị trí ngối thai đã cố định, do đầu nặng nên thường
chúc xuống phía dưới. Thai nhi đã có khả năng sống bên ngoài bụng mẹ.
- Tháng thứ 9: Thân dài khoảng 45cm, thể trọng khoảng 2500g, tốc độ sinh trưởng
nhanh. Da có màu hồng, lớp mỡ dưới da dày lên, đã có móng tay, bộ phận sinh dục gần như
đã hoàn chỉnh. Sau khi sinh, trẻ có khả năng khóc và bú, sức sống mạnh.
- Tháng thứ 10 (khoảng 10 ngày của tháng thứ 10): Thân dài khoảng 50cm, thể trọng
khoảng 3000g, móng tay mọc quá đầu ngón tay, tóc dài khoảng 2-3cm, cơ quan sinh dục
hoàn chỉnh, da màu hồng nhạt. Do đó khi sinh ra trẻ có khả năng khóc và bú, có sứ sống
mạnh. Đầu thai đã tụt xuống xương chậu của mẹ, thai máy động nhiều.
Đến đây, tất cả những phản ứng của thai nhi đáp ứng lại các kích thích của môi trường
bên ngoài bụng mẹ được tăng cường rõ rệt chuẩn bị cho trẻ chào đời thuận lợi.
3.2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA TRẺ SƠ SINH
3.2.1. Vai trò của các phản xạ không điều kiện
Từ đời sống ký sinh trong bụng mẹ, một môi trường tương đối ổn định, đứa trẻ ra đời
như đột ngột bị đẩy vào một hoàn cảnh mới mẻ trong môi trường không khí với vô số những
kích thích của thế giới bên ngoài.
Đời sống của trẻ trong môi trường mới được đảm bảo nhờ có những cơ chế di truyền
có sẵn như: hệ thống thần kinh đã sẵn sàng với điều kiện bên ngoài, những hệ thống cơ bản
của cơ thể (hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, tuần hoàn) bắt đầu khởi động, nhờ có các phản xạ tự
vệ, phản xạ định hướng. Phản xạ định hướng không phải là phản xạ bẩm sinh mà nó được
nảy sinh trên cơ sở những phản xạ tự vệ bẩm sinh, nhờ có những kích thích của thế giới bên
ngoài và đặc biệt là của người lớn tạo ra.
Trong những ngày đầu tiên của cuộc sống trẻ đã được trang bị một số phản xạ không
điều kiện giúp trẻ thích ứng với hoàn cảnh sống mới. Phản xạ thở, phản xạ mắt nhìn, phản
xạ ăn, đi đại tiểu tiệnđều là những phản xạ bẩm sinh được thực hiện khi sinh ra. Đây là
giai đoạn duy nhất của đời sống con người mà những hành vi bản năng được biểu hiện dưới
dạng thuần tuý nhất để thoả mãn nhu cầu cơ thể. Nhưng sự thoả mãn nhu cầu này không thể
tạo ra sự phát triển tâm lý mà chỉ có thể đảm bảo cho sự sống còn của đứa trẻ mà thôi. Điều
này khiến cho sự phát triển của đứa trẻ khác hẳn với động vật con. ở động vật con những
phản xạ không điều kiện bảo đảm cho nó trở thành con vật lớn. Đây chính là những hành vi
bản năng bảo đảm cho đời sống bình thường của động vật như tự vệ, săn mồi, nuôi
26
conTrong khi đó những phản xạ không điều kiện của đứa trẻ lại không đảm bảo được sự
xuất hiện các hình thái hành vi con người (nói năng, suy nghĩa, lao động, học tập...)
Như vậy, so với con vật con thì đứa trẻ yếu ớt hơn nhiều, nó sinh ra chưa có sẵn bất kỳ
một hình thái hành vi nào của con người. Điều này tưởng là thứ yếu nhưng thực ra đây
chính là thế mạnh của đứa trẻ. Tuy nhiên, mới sinh ra đứa trẻ hầu như bất lực không tự phát
triển được nhưng lại có khả năng tiếp nhận kinh nghiệm và hành vi đặc biệt của con người.
3.2.2 Tình trạng bất phân – cảm giác chưa phân định
Trẻ em sơ sinh trong tình trạng bất phân khó cảm nhận mọi vật chưa có khả năng tiếp
nhận kích thích bên ngoài chỉ có tự cảm và nội cảm. Chỉ khi nào có kích thích bên ngoài quá
mạnh trẻ mới nhận ra.
Trẻ sơ sinh chưa có tri giác, vì tri giác là cả một quá trình tập luyện. Hết tuần đầu em
bé bắt đầu có những phản ứng phân định. Cho đến tuần thứ sáu, em bé có thể cảm nhận
được một số kích thích từ môi trường bên ngoài. Trẻ em đã sớm nhận ra được mặt người.
Khi lại gần dù đói hay no trẻ cũng phản ứng với bộ mặt người còn những đồ vật khác lại
không gây phản ứng gì. Khi bú mẹ mắt nhìn vào mặt mẹ cho đến hết bú thì thiu thiu ngủ
trong mẹ vuốt ve, tắm rửa cũng vậy. Mặt người là loại kích thích thị giác thường gặp nhất
trong những kích thích thị giác thường gặp. Trong những tuần đầu, đây là dấu hiệu đầu tiên
ghi lại trong trí nhớ của trẻ.
Giai đoạn này cảm xúc và cảm giác còn hỗn hợp, nội cảm lấn át ngoại cảm, ở vùng
miệng và họng là nơi khi một kích thích bên ngoài sẽ tạo ngay một phản ứng đặc trưng tìm
bú. ở đây là nơi tiếp giáp của niêm mạc với vùng da. Đây là nơi xuất hiện cái mà nhà tâm lý
học Glover gọi là “hạt nhân của bản ngã”, “khoang nguyên thủy”, là nơi tập trung mọi thứ
cảm giác, xúc giác, vị giác, khứu giác. Đây là cảm giác ở gần, khác với cảm giác từ xa như
mắt thấy, tai nghe.
Quá trình tiến từ tiếp cảm gần đến tiếp cảm xa đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển. Thông qua mối quan hệ mẹ con, bé vừa bú vứa nhìn mẹ. Hai cảm giác ở miệng và mắt
được kết hợp lại. Những lúc miệng rời vú mẹ, không còn cảm giác gần nhưng giác xa vẫn
còn, dần dần thị giác đóng vai trò quan trọng hơn vì nó không bị đứt đoạn. Đây là chỗ dựa
đầu tiên cho trẻ quan hệ với đối tượng. Mối quan hệ này là kết quả của một quá trình tập
luyện.
Tất cả những cảm giác trẻ đều chưa phân định rõ ràng, còn mang tính hỗn hợp và dính
liền với cảm xúc dễ chịu hay khó chịu. Đây là kinh nghiệm được lặp lại nhiều lần khi trẻ bú
mẹ và chắc chắn nó đã để lại một dấu ấn gì đó trên vỏ não của trẻ. Trong quá trình phát
triển, những cảm giác xuất phát từ nội trạng tràn lan trấn áp cảm giác từ ngoài mang tính
phân định khi lớn lên nội cảm dần dần lui về phía sau chỉ khi nào cần thiết mới có cảm giác
từ nội trạng. Qua tháng thứ hai cảm giác từ mắt mới bắt đầu đóng vai trò quan trọng, em bé
thường nhìn vào mặt mẹ lúc bú. Đến tháng thứ ba em bé nhận ra những vật từ xa. Sự xuất
hiện cảm giác từ xa giúp cho trẻ định hướng vào môi trường, tuy nhiên thời kì này vai trò
của môi, miệng vẫn là chủ yếu (Trẻ em cũng như con thú, tiếp nhận môi trường xung quanh
thông qua miệng) .
Về cảm giác vận động, em bé mới sinh ra chưa thấy, chưa nghe, chưa cảm nhận gì
ngoài bản thân. Thế giới bên ngoài là một bức tranh cảm giác thường xuyên vận động theo
vận động của nó. Những bức trang đó không ổn đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_su_hoc_va_su_phat_trien_tam_ly_tre_em_lua_tuoi_ma.pdf