Giáo trình Suy tim (Phần 2)

Cường tâm lợi niệu thang (Lục Quế Khang)

CD : Dưỡng tâm, cường tâm, lý khí, ích khí, hoá ứ, tiêu phù.

CT : Suy tim mạn do phong thấp.

D : Sài hồ, Chỉ xác, Đan sâm, Hồng hoa, Xa tiền tử đều 10g, Đảng sâm 20g, Qua

lâu bì

30g, Ngũ gia bì 3-10g. Sắc uống.

GG :

-Tâm thận dương suy, thêm : Phụ tử 6-10g, Quế chi, Trạch tả đều 10g, Phục linh

15g, Bạch truật 12g.

-Tâm thận âm hư , thêm : Mạch môn 12g, Ngũ vị tử, Đan bì, Chi tử sao đều 10g.-Tâm tỳ đều hư, thêm : Hoàng kỳ, Phục linh, Bạch truật đều 12g.

-Ho nhiều, thêm : Tang bạch bì 12g, Cát cánh, Tỳ bà diệp đều 10g.

-Huyết ứ nhiều, thêm : sinh Thạch xương bồ 10g, Ngũ linh chi 12g.

15.8.Thông mạch ẩm [22].

CD : Ích khí, hoạt huyết, thông mạch.

CT : Suy tim thể hư thực xen kẽ, khí hư huyết ứ.

D : Quế chi 6-12g, Xích thược 9g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 6-9g, Xuyên khung

6g, Ích mẫu 30g, Đan sâm, Mạch môn đều 15g, Hoàng kỳ, Chích Cam thảo đều

15-30g. Sắc uống

pdf40 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Suy tim (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truật 20g, Bạch linh, Trạch tả, Sinh khương đều 12g, Quế chi 6-8g, Xa tiền, Đan sâm đều 12-16g. GG : -Phù nặng, thêm Ngũ gia bì 12g. -Thận dương hư nặng, thêm Bát vị hoàn [8] ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-8g. 6)TC : Hồi hộp loạn nhịp, khó thở khi nằm, người mệt mỏi, vô lực, suyễn thở, mặt tối, môi tím, đầu ngón tay xanh tím, lưỡi ánh tím có ban ứ huyết, mạch tế hoặc kết đại. CĐ : Tâm huyết ứ. PC : Hoạt huyết hoá ứ. P : Đào nhân hồng hoa tiễn gia giảm. D : Đào nhân 15g, Hồng hoa 6g, Đan sâm, Đương quy đều 15g (hoạt huyết hoá ứ), Huyền hồ 12g, Xuyên khung, Uất kim đều 10g (), Quế chi 10g, Cam thảo 5g (thông dương khí), Long cốt, Mẫu lệ đều 15g (trọng trấn an thần). GG : -Phù chân, thêm : Phục linh, Trạch tả đều 12g để lợi thuỷ. -Đờm trắng, ho nhiều, thêm : Đình lịch tử, Tang bạch bì đều 12g để hoá đàm trục ẩm. 7)TC : Hồi hộp, khó thở, ngực sườn đau tức, bụng đầy, 2 má đỏ, phù, tiểu ít, môi lưỡi tía tối hoặc lưỡi có ban ứ, mạch sáp hoặc huyền kết. CĐ : Khí hư huyết ứ. PC : Ích khí, hoạt huyết, hoá ứ. P : Huyết phủ trục ứ thang [9] gia giảm. D : Đảng sâm, Sài hồ đều 12g, Đan sâm 12-16g, Xuyên khung, Xích thược đều 8- 10g, Hồng hoa, Đào nhân, Hương phụ, Chỉ xác đều 8-12g, Hoàng kỳ 16-30g. 8)TC : Hồi hộp, khó thở, ho, ho khạc nhiều đờm trắng có bọt, bụng đầy, ăn ít, phù, tiểu ít, thân lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng dày hoặc vàng nhớt, mạch hoạt hoặc hoạt sác. CĐ : Đờm ẩm bế phế. PC : Tuyên phế, hoá đờm, chỉ ho, bình suyễn. P : Tả phế thông khiếu thang [10] hợp Tiểu thanh long thang [11]. D : Đình lịch tử 6-8g, Chích Cam thảo, Chỉ xác, Ngũ vị tử đều 6g, Ma hoàng, Hạnh nhân, Hậu phác đều 8-10g, Sa sâm, Tang bì, Địa cốt bì đều 12g. 9)TC : Hồi hộp, khó thở, tim đập nhanh, phù thũng toàn thân, người gầy, ăn kém, đại tiện nhão, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế vô lực. CĐ : Tỳ thận đều hư. PC : Ôn bổ tỳ thận, thông dương lợi thuỷ. P : Chân vũ thang [6] gia giảm. D : Phụ tử 6g (đại nhiệt, ôn dương khu hàn), Quế chi 10g (thông dương khí), Sinh khương 5 lát (tán hàn), Bạch thược 15g (liễm âm hoà dinh), Bạch truật 15g, Bạch linh 20g (kiện tỳ lợi thuỷ), Trạch tả, Xa tiền tử đều 15g (hành thuỷ), Tang bạch bì 12g (giáng khí bình suyễn). GG : -Cổ trướng, dùng phép ôn thận lợi thuỷ, có thể dùng Ngũ linh tán [7] gia giảm. -Thuỷ ẩm tràn lên phế, dùng Đình lịch đại táo tả phế thang [12]. 10)TC : Hồi hộp, khó thở, bệnh nhân ngồi thở dốc, khó chịu, bứt rứt, sắc mặt xanh xám, chân tay lạnh toát, vã mồ hôi, nặng thì hôn mê, nói sảng, chất lưỡi tối, mạch trầm tế muốn tuyệt. CĐ : Dương khí hư thoát. PC : Hồi dương cứu nghịch. P : Sâm phụ long mẫu thang [13] hợp Sinh mạch tán [14] gia giảm D : Nhân sâm 8g, Phụ tử 8-10g, sinh Long cốt 12-16g, Mẫu lệ, Mạch môn đều 12g, Ngũ vị tử 6-8g, Sơn thù nhục, Can khương đều 10g. 11)Kinh nghiệm điều trị 48 bệnh nhân suy tim của Lưu Kỳ, Lưu Linh Lợi : Kết quả rõ 38, hiệu quả 37, không hiệu quả 3 [15]. D : Nhân sâm hoặc Đảng sâm, Hoàng kỳ, Phụ tử, Quế chi, Xuyên khung, Kê huyết đằng, Bạch mao căn, Phục linh, Đình lịch tử, Tang bạch bì. Ngày 1 thang, sắc cô đặc còn 150ml chia 2-4 lần uống. GG : -Khí hư nặng, bội : Nhân sâm, Hoàng kỳ, Phụ tử, Quế chi. -Huyết ứ, thêm : Tam lăng, Nga truật. -Phù, tiểu ít, thêm : Sa tiền tử, Đông qua tử. -Khí âm lưỡng hư, thêm : Mạch môn, Ngũ vị tử. Phối hợp Tây Y : dùng thuốc cường tim, lợi niệu khi cần thiết, nghỉ ngơi, ăn giảm muối. 12)P : Ôn dương hoá ứ thang [16]. Kết quả điều trị 36 bệnh nhân suy tim : Hiệu quả rõ 8, có kết quả 24, không kết quả 4. D : Phụ tử, Quế chi, Sinh Hoàng kỳ, Phòng kỷ, Bạch truật sao, Đảng sâm sao, Mạch môn, Ngũ vị tử, Đan sâm, Uất kim, Xuyên khung, Giáng hương, Xích thược. GG : -Ngực tức, khí cấp, thêm : Qua lâu, Giới bạch, Chỉ xác. -Phù, thêm : Ích mẫu thảo, Trạch tả, Trư linh bì, Phục linh bì, Xa tiền tử. -Ho, đờm nhiều, có viêm nhiễm, thêm : Quất hồng, Hạnh nhân, Bách bộ, Tử uyển, Kim ngân hoa, Thất diệp nhất chi hoa, Ngư tinh thảo. -Thời kỳ hoà giải, dùng Phòng kỷ, Hoàng kỳ hợp Sinh mạch ẩm [17]. Ngày 1 thang săc uống. 3 tháng là một liệu trình. 13)Kinh nghiệm điều trị 51 bệnh nhân suy tim : độ I 11, độ II 35, độ III 5; có hiệu quả rõ của Lưu Ngân [18]. PC : Ích khí, hoạt huyết, lợi thuỷ. D : Hoàng kỳ 20g, Nhân sâm 15g, Đan sâm, Đương quy, Phục linh, Trạch tả đều 10g, Chích Cam thảo 6g. Sắc uống. GG : -Tâm phiền, mất ngủ, tự vã mồ hôi, lưỡi đỏ, thêm : Sinh địa, A giao, Ngũ vị tử. -Môi lưỡi tím xám, thêm : Đào nhân, Xuyên khung, Hồng hoa, Xích thược. -Chi lạnh, thêm : Phụ tử, Nhục quế, Đỗ trọng. -Phù thũng, thêm : Mộc thông, Sinh khương bì, Đại phúc bì. -Khớp đau, thêm : Tục đoạn, Ngũ gia bì, Uy linh tiên. 14)TC : Hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, váng đầu, hoa mắt, miệng khô, họng ráo, mất ngủ, mồ hôi trộm, lòng bàn chân tay nóng, nặng đầu, mỏi mắt, đêm nằm tê buồn chân tay, lưỡi thon đỏ, ít rêu, mạch tế sác. CĐ : Khí âm lưỡng hư. PC : Ích khí dưỡng âm. P : Sinh mạch tán [14] hợp Chích cam thảo thang [19] gia giảm. D1 : Đảng sâm 30g, Mạch môn 15g, Ngũ vị tử 12g; Chích Cam thảo, A giao đều 15g, Sinh địa 30g - Gừng; + Ngũ gia bì gai 15g, sinh Hoàng kỳ 30g, Chỉ xác 8g. D2 : Nhân sâm 6-10g, Chích Cam thảo 6-8g, Mạch môn 12-16g, Ngũ vị tử 6g, Sinh địa 16g, A giao 8-10g, Sinh khương 8-12g. Hoặc dùng Viên nang 500mg Ích khí dưỡng âm ĐTĐ [20] ngày 4 lần, mỗi lần 2 viên. 15)Một số nghiệm phương chữa suy tim [21]: 15.1.Kháng tâm suy phương Công dụng (CD) : Ôn dương, ích khí, hoạt huyết, cường tâm. Chủ trị (CT) : Suy tim. Kết quả điều trị : 6 ca độ I đều khỏi; 23 ca độ II khỏi 20, chuyển biến tốt 2, không chuyển biến 1; 13 ca độ III khỏi 8, chuyển biến tốt 4, không chuyển biến 1. D : Xích thược, Xuyên khung, Đan sâm, Kê huyết đằng, Trạch lan đều 15g, Đảng sâm, Thân thảo, Mạch môn đều 25g, Phụ tử, Ngũ gia bì đều 10-15g. Sắc uống. 15.2.Quế phụ đình lịch thang CD : Ôn dương lợi thuỷ, hoạt huyết hoá ứ. CT : Dương khí suy yếu, âm hàn nhiễu ở bên trong gây nên suy tim mạn. Kết quả điều trị 5 ca : 3-5 thang có công hiệu; 8-13 thang hoàn toàn khỏi. D : Quế chi 9g, Phụ tử, Đình lịch tử, Bạch thược, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Qua lâu nhân đều 15g, Can khương 9g, Phục linh, Phòng kỷ, Đan sâm, Long xỉ nung đều 30g. Sắc uống. GG : -Khí âm bất túc, thêm : Mạch môn, Ngũ vị tử. -Mạch kết đại, thêm : Chích Cam thảo, Đại táo, Sinh khương, A giao, Ma nhân, Mạch môn và Rượu uống. 15.3.Phù dương ích âm thang [22] CD : Phù dương ích âm. CT : Suy tim do phong thấp. D : Hồng sâm, Thục phụ phiến, Chích Cam thảo, Xương bồ, Chích Viễn chí, Ngũ vị tử đều 10g, Trư khổ đảm trấp 1 cái, Táo nhân 15g, Đương quy, Sao Bạch truật, A giao đều 12g, Phục linh 20g. Sắc uống ngày 1 thang. 15.4.Đình lịch tán (Trịnh Hạc Nhiên). CD : Hoá ẩm, hành thuỷ, giáng nghịch. CT : Suy tim do tâm phế mạn. Kết quả điều trị 10 ca suy tim do tâm phế mạn : Uống đến ngày thứ 4 nước tiểu tăng rõ, phù giảm. Sau 2-3 tuần hết hoặc giảm rõ triệu chứng suy tim. Không có tác dụng phụ. D : Đình lịch tử tán mịn. Ngày 3 lần uống sau ăn, mỗi lần 2g. 15.5.Kê uất hồng thược thang (Tào Hưng Á) CD : Ôn thận, lợi thuỷ, hoạt huyết hoá ứ. CT : Suy tim do tâm phế mạn. Kết quả điều trị 30 ca : tốt 71,43%; có kết quả 21,43%; không kết quả 7,14%. D : Kê huyết đằng 30g, Uất kim 18g, Hồng hoa 9g, Xích thược, Đan sâm đều 15g, Phụ tử phiến 2g sắc trước, Bạch truật 12g, Phục linh 10g, Sinh khương, Quế tâm đều 9g, Trư linh, Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền thảo đều 30g. Sắc uống. 15.6.Hoá ứ cường tâm thang (Ngô Yên Vinh). CD : Ích khí, hoạt huyết, cường tâm. CT : Suy tim mạn do phong thấp D : Hoàng kỳ 40g, Đương quy, Xích thược, Xuyên khung đều 15g, Đào nhân, Hồng hoa đều 12g, Địa long 10g. Sắc uống. GG : -Âm hư huyết táo, thêm : Nữ trinh tử, Hạn liên thảo. -Ho sốt, thêm : Xa tiền thảo. -Vong dương, thêm : Nhân sâm, Phụ tử. -Suy tim cải thiện, ngủ kém, bỏ : Xích thược, Địa long, thêm : Táo nhân sao, Tri mẫu. 15.7.Cường tâm lợi niệu thang (Lục Quế Khang) CD : Dưỡng tâm, cường tâm, lý khí, ích khí, hoá ứ, tiêu phù. CT : Suy tim mạn do phong thấp. D : Sài hồ, Chỉ xác, Đan sâm, Hồng hoa, Xa tiền tử đều 10g, Đảng sâm 20g, Qua lâu bì 30g, Ngũ gia bì 3-10g. Sắc uống. GG : -Tâm thận dương suy, thêm : Phụ tử 6-10g, Quế chi, Trạch tả đều 10g, Phục linh 15g, Bạch truật 12g. -Tâm thận âm hư , thêm : Mạch môn 12g, Ngũ vị tử, Đan bì, Chi tử sao đều 10g. -Tâm tỳ đều hư, thêm : Hoàng kỳ, Phục linh, Bạch truật đều 12g. -Ho nhiều, thêm : Tang bạch bì 12g, Cát cánh, Tỳ bà diệp đều 10g. -Huyết ứ nhiều, thêm : sinh Thạch xương bồ 10g, Ngũ linh chi 12g. 15.8.Thông mạch ẩm [22]. CD : Ích khí, hoạt huyết, thông mạch. CT : Suy tim thể hư thực xen kẽ, khí hư huyết ứ. D : Quế chi 6-12g, Xích thược 9g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 6-9g, Xuyên khung 6g, Ích mẫu 30g, Đan sâm, Mạch môn đều 15g, Hoàng kỳ, Chích Cam thảo đều 15-30g. Sắc uống. 15.9.Quế phụ đình lịch thang (Từ Long Vân) CD : Ôn dương lợi thuỷ, hoạt huyết hoá đờm. CT : Suy tim mạn đợt cấp diễn. D : Quế chi 9g, Phụ phiến, Đình lịch tử, Bạch thược, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Qua lâu đều 15g, Can khương 9g, Phục linh, Phòng kỷ, Đan sâm, Long xỉ đều 30g. Sắc uống. GG : -Khí âm bất túc, thêm : Mạch môn, Ngũ vị tử. -Mạch kết đại, thêm : Chích Cam thảo, Đại táo, Đinh hương, A giao, Sinh địa, Ma nhân, Mạch môn. -Ngực tức, thêm : Phỉ bạch, Chỉ thực, Rượu trắng. -Huyết ứ nặng, thêm : Xích thược, Kê huyết đằng; bội Đan sâm. 15.10.Sinh mạch lợi thuỷ thang (Hình Nguyệt Minh). CD : Sinh mạch, lợi thuỷ. CT : Suy tim. D : Đình lịch tử 5-10g, Lộ Đảng sâm 15-80g, Bạch truật, Mạch môn đều 12g, Trư linh, Ngũ vị tử đều 10g, Phục linh 15-30g, Trạch tả 80g, Xa tiền tử 30g. Sắc uống. GG : -Khí hư, tự ra mồ hôi, thêm Hoàng kỳ 30g. -Dương hư, thêm : Xuyên Phụ phiến, Quế chi đều 10g. -Phù nặng, thêm Uất lý nhân 30g. -Bụng trướng, thêm Thạch xương bồ 15-30g. -Âm hư, phù, thêm : Nữ trinh tử 15-30g, Bạch mao căn, Tây qua bì đều 30g; bỏ Bạch truật. -Hạ tiêu có thấp nhiệt, thêm Khổ sâm 12g. -Huyết ứ, thêm : Đan sâm 15-30g, Xích thược 15g, Đào nhân, Hồng hoa đều 10g. -Huyết hư, thêm : Đương quy, Thục địa đều 15g, A giao 10g. -Nhiễm khuẩn, thêm : Kim ngân hoa, Bản lam căn, Bán chi liên đều 30g, Liên kiều, Hoàng cầm đều 15g. 15.11.Tâm suy phương [23] CD : Tả phế lợi thuỷ, ích khí dưỡng tâm, hoạt huyết thông mạch. CT : Suy tim ứ đọng. D : Đình lịch tử, Tang bạch bì, Xa tiền tử, sinh Hoàng kỳ, Thái tử sâm, Tử Đan sâm đều 20g, Trạch tả, Mạch môn đều 15g, Ngũ vị tử, Đương quy đều 10g. Sắc cô còn 200ml, chia 2 lần uống. Ngày 1 thang, nặng thì ngày 2 thang. 15.12.Kháng tâm suy phương (Chu Đức Khôi). CD : Ôn dương, ích khí, hoạt huyết, cường tim. CT : Suy tim ứ đọng. D : Xích thược, Xuyên khung, Đan sâm, Kê huyết đằng, Trạch lan đều 15g, Đảng sâm, Ích mẫu, Mạch môn đều 25g, Phụ tử, Ngũ gia bì đều 10-15g. Sắc uống. 15.13.Phụ ngoại tâm suy phương (Bệnh Viện Phụ Ngoại thuộc Viện Khoa Học Y Học Trung Quốc) có 4 phương : a)CD : Ích khí dưỡng âm. CT : Suy tim, khí âm lưỡng hư. D : Hoàng kỳ, Ngọc trúc đều 18g, Thái tử sâm 80g hoặc Sa sâm 30g, Ngũ vị tử 10g, Mạch môn, Đan sâm đều 12g, Chích Cam thảo 9g. Sắc uống. GG : -Hồi hộp, thêm : Táo nhân sao 12g, Tử Thạch anh 24g. -Ăn ít, thêm : Bạch truật 12g, Bạch linh 18g. -Dương hư sợ lạnh, thêm : Quế chi 9g, Lộc giác 10g. b)CD : Ôn dương lợi thuỷ. CT : Suy tim, dương hư phù thũng. D : Thục Phụ tử 10g, Bạch truật 12g, Phục linh 80g, Quế chi, Chích Cam thảo, Mộc hương đều 9g, Đại phúc bì 15g. Sắc uống. GG : -Khí hư nặng, thêm : Hoàng kỳ 24g, Hồng sâm 6g. -Buồn nôn, chán ăn, thêm : Sa nhân 6g, Trần bì 9g. -Suyễn nặng, thêm Đình lịch tử 20g. -Tiểu ít, thêm : Xa tiền tử 30g, Trạch tả 15g, Tiêu mục 12g. -Cổ trướng, thêm : bột Hắc bạch sửu 4,5g , Trầm hương 3g, đều hoà uống. c)CD : Ôn bổ phế thận. CT : Suy tim, phế thận hư. D : Thục phụ phiến 10g, Đình lịch tử 9g, Phục linh 30g, Thục địa 12g, Nhục quế 4,5g. Sắc uống. GG : -Tim đập chậm, thêm : Ma hoàng 6-9g, Tế tân 3-6g. -Huyết ứ, thêm : Đan sâm 10-12g, Hồng hoa 10g, Huyết kiệt bột 3g hoà uống. d)CD : Bổ ích tâm khí. CT : Suy tim thể khí hư. D : Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 15g, Thái tử sâm 30g, Ngọc trúc 18g, Đan sâm 12g. Sắc uống. 16)Một số vị thuốc có tác dụng cường tim [24]. -Ngũ gia bì (Cortex Acanthopanax radicis, cây Acanthopanax gracilistylus W. W. Smith) có nhiều glucozid cường tim, có tác dụng : cường tim, lợi tiểu, trị phong thấp. -Phụ tử (Radix Aconiti carmichaeli preparata, cây Aconitum carmichaeli Debx.) có tác dụng cường tim. Ngày dùng 6-12g, sắc trước 30-60 phút để giải độc trong Phụ tử. -Đình lịch (Lepidium apetalum Willd.) tăng co bóp cơ tim, làm chậm nhịp tim. Liều dùng 6-10g/ngày, cho vào nước sắc. Ngày 3 lần x 1-2g bột. CD : giáng khí, lợi thuỷ, tăng lượng nước tiểu, giảm phù. -Thiềm tô = Nhựa cóc (Secretio bufonis). Có tác dụng như Digital, có 20 loại chất làm cường tim, làm tăng lực co cơ tim, làm giảm nhịp tim. Ngày 3 lần x10mg. Tác dụng phụ : nôn, buồn nôn, độc như Digital. Có thể làm bột Phục linh/Thiềm tô theo tỷ lệ 9/1. -Ngọc trúc (Polygonatum odoratum (Mill.) Druce) có glucozit cường tim. Liều dùng : 15g sắc uống, sa 3-5 ngày giảm liều. -Chỉ thực (Fructus aurantii immaturii của Citrus aurantium L.) CD : Tăng co bóp cơ tim, lợi tiểu. -Nhân sâm (Radix ginseng, của cây Panax ginseng C.A.Mey) . Tăng lực co bóp của cơ tim, dùng trong Sinh mạch tán và Sâm phụ thang. -Hoàng kỳ (Radix Astragali, của cây Astragalus membranacuis Fish.) : Tăng lực co bóp của cơ tim và lợi tiểu. -Linh chi (Ganoderma japonicum (Fr.) Lloyd / Ganoderma lucidum (Leyss. Ex. Fr.) : Cường tim, hạ áp, giúp cơ tim chịu đựng được trạng thái thiếu máu, hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch. -Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim.) CD : Giãn mạch vành làm tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, chống thiếu oxy và hạ lipid máu. CT : Suy tim do bệnh động mạch vành. Ngày 8 lần x 4 viên, tương đương 32g thuốc sống. 17)Châm cứu điều trị suy tim : 17.1.Châm huyệt Cường tâm thuật : Đại lăng, Nội quan, Giản sử, Khích môn. Châm xiên xuyên huyệt Đại lăng đến Nội quan, huyệt Giản sử đến Khích môn. [25] 17.2.Châm Kiến lý tam huyệt : Lòng bàn tay, chính giữa khe xương bàn tay thứ 3- 4, đo thẳng ra phía sau 1 thốn là 1 huyệt, từ đó đo ra 2 bên mỗi bên 1 huyệt nữa. [26] 17.3.Châm Thốn bình sâu 0,3-0,5 thốn, kích thích vừa, lưu kim 20 phút, cứ 5 phút vê kim 1 lần. [27] 17.4.Hồi dương, ích khí, khứ tà. Châm các huyệt : Nội quan, Giản sử, Tâm du, Thần môn, Túc tam lý. Mỗi ngày châm 1 lần, khi đắc khí, lưu kim 20 phút. GG : -Khí suy yếu, thêm : Chiên trung, Phế du, Thiên đột. -Bụng đầy trướng, thêm : Túc tam lý, Trung quản. -Tiểu ít, thêm : Thận du, Tam âm giao. -Tâm phiền, mất ngủ, thêm : An miên. -Gan sưng to, thêm : Thái xung, Chương môn, Can du. -Đờm nhiều, thêm : Phong long. -Ho ra máu, thêm : Khổng tối, Xích trạch. [28] 17.5.Nhĩ châm. Công thức huyệt : Tâm, Thận, Tỳ, Phế, Giao cảm. Dán thuốc vào 2 bên tai, cách ngày dán 1 lần. 10 lần là 1 liệu trình. [28]. PHÒNG BỆNH : -Khi chưa có bệnh tim cần : +Dự phòng các bệnh tim bẩm sinh. +Dự phòng thấp khớp cấp. +Chống tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. +Chữa các bệnh phổi. +Dự phòng các nhiễm trùng. +Dự phòng các bệnh khác có thể gây suy tim. +Ăn thanh đạm, nhiều bữa, kiêng mỡ động vật; hạn chế : ăn muối, hút thuốc, uống rượu, chè, cà phê. +Chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý. -Khi được chẩn đoán là có bệnh tim mạch hoặc suy tim rồi : +Có bệnh tim mạch, không nhất thiết tim bị suy. Phải ngăn chặn để tim không bị suy, trước tiên thực hiện những điều nêu khi chưa bệnh tim. +Hỏi bác sĩ chuyên khoa tim xem có cách nào chữa triệt để không? Có thể và có nên phẫu thuật không? +Tránh suy nghĩ nhiều về bệnh tim của mình. Phải nhớ rằng : Tiến bộ y học đã : *Nong động mạch vành chỗ bị mảng xơ làm hẹp. Viện tim mạch VN đến 1/2000 đã nong thành công cho 100 bệnh nhân. *Bịt lỗ thông gây hại. *Cắt những bó dẫn truyền gây loạn nhịp. *Làm cầu nối cho động mạch vành phải / trái bị hẹp tắc bằng cách lấy tĩnh mạch hiển ở chân thay nối từ động mạch chủ qua chỗ tắc hẹp. *Mổ chữa các bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, các co thắt màng ngoài tim : nong van hẹp, khâu chit van hở, thay van nhân tạo cho van hở nhiều, cắt ống động mạch thừa, bóc bớt màng ngoài tim bó chặt, bịt lại lỗ thông bệnh lý, nong mạch máu bị chit. +Khi bác sĩ chuyên khoa tim nói không có chỉ định mổ, cần hỏi về thuốc và sinh hoạt để tim khỏi bị suy và thực hiện. +Không dùng thuốc bừa bãi khi chưa hỏi bác sĩ, ngay cả thuốc kháng sinh, thuốc ho, hen. +Tránh làm việc thể lực quá tải; làm việc điều độ xen kẽ nghỉ ngơi hợp lý; không nằm nhiều. +Nên đẻ một lần thôi và đẻ ở bệnh viện. +Hoạt động tình dục điều độ, tránh quá sức. +Ăn muối 4g/ngày; nếu thấy mặt phù buổi sáng, mắt cá chân phù buổi chiều, bụng hơi to, lên cân nhanh, nên giảm xuống 2g muối/ngày. +Nữ, những ngày sắp có kinh nguyệt, ứ nước gây phù, khó thở nên ăn nhạt. +Nước uống dưới 1,5lít/ngày, uống từng lượng nhỏ để không tăng gánh nặng cho tim. Hạn chế cả truyền dịch. +Ăn những thứ giàu kali : rau xanh, hoa quả, nước luộc rau. Ăn đúng mức không để béo phì. Không : uống rượu, hút thuốc lá. +Chữa các bệnh : *Gây thiếu máu như : trĩ, rong kinh, chảy máu dạ dày, *Bệnh tuyến giáp : suy giáp; cường giáp : bướu cổ, lồi mắt; *Bệnh nhiễm trùng : thương hàn, bạch hầu, cúm, +Thận trọng dùng những thuốc chống tăng huyết áp : *Chẹn calci : verapamil, diltiazen, *Chống loạn nhịp : quinidin, verapamil, *Làm tim đập nhanh : cafein, ephedrine, PHỤ LỤC [1].Quy tỳ thang Xuất xứ (XX) : Tế sinh phương – Nghiêm Dụng Hoà. Công dụng (CD) : Bổ khí, kiện tỳ, dưỡng huyết. Chủ trị (CT) : Tâm tỳ đều hư, khí huyết hư, hồi hộp, hay quên, mất ngủ, kém ăn, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều, rong kinh, xuất huyết dưới da, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, suy tim. Dược (D) : Nhân sâm, Bạch truật đều 10g, Bạch linh 8g, Chích Cam thảo 2g, Hoàng kỳ 10g, Táo nhân, Viễn chí, Đương quy đều 4g, Mộc hương 2g, Long nhãn 10g. Phương giải (PG) : Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Chích Cam thảo kiện tỳ ích khí; Hoàng kỳ tăng thêm công hiệu ích khí; Táo nhân, Viễn chí, Đương quy dưỡng tâm huyết, an tâm thần, Mộc hương lý khí tỉnh tỳ. [2].Thiên vương bổ tâm đan XX : Thế y đắc hiệu phương – Nguỵ Diệc Lâm. CD : Dưỡng tâm, thanh nhiệt, an thần. CT : Tâm huyết không đủ, âm hư huyết suy, thần chí không yên, tân dịch khô, họng khô, hay quên, hồi hộp, lo sợ, đại tiện không lợi, miệng lưỡi lở loét. D : Sinh địa 120g, Huyền sâm, Đan sâm, Đương quy, Nhân sâm, Phục linh, Viễn chí, Bá tử nhân, Táo nhân, Thiên môn, Mạch môn, Ngũ vị tử, Cát cánh, Đỗ trọng, Phục thần, Thạch xương bồ, Cam thảo đều 30g. Tán bột, hoàn. Ngày 16-20g với nước sắc Đăng tâm. PG : Sinh địa, Huyền sâm tráng thuỷ chế hoả; Đan sâm, Đương quy bổ huyết dưỡng tâm; Nhân sâm, Phục linh ích tâm khí; Táo nhân, Viễn chí, Bá tử nhân dưỡng tâm thần; Thiên môn, Mạch môn tăng âm dịch; Ngũ vị tử liễm tâm khí bị hao tán; Cát cánh dẫn thuốc lên trên làm sứ; Thần sa bao ngoài dẫn thuốc vào tâm, an thần. Kiêng kỵ : Người tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hoá, chán ăn không nên dùng vì trong bài có nhiều vị thuốc nê trệ. [3].Sâm phụ thang XX : Trọng đính Nghiêm thị tế sinh phương – Nghiêm Dụng Hoà. CD : Hồi dương, ích khí, cố thoát. CT : Âm dương, khí huyết sắp thoát, suyễn cấp, mồ hôi tự ra, tay chân lạnh, bụng đau; sinh xong, phát sốt, mồ hôi tự ra; phá thương phong; đậu chẩn; thổ tả. D : Nhân sâm 40g, Phụ tử nướng 20g. Mỗi lần dùng 20g, thêm Gừng, Đại táo sắc uống. PG : Nhân sâm đại bổ nguyên khí; Phụ tử ôn tráng chân dương. TK : Huyễn quyết an sản thang (Diệp thị nữ khoa chẩn trị bí phương). [4].Tứ quân tử thang XX : Thái Bình huệ dân hoà tễ cục phương – Trần Sư Văn. CD : Kiện tỳ vị, ích khí, hoà trung. Bổ khí mà không trệ, thúc đảy cơ năng vận hoá của tỳ vị khiến ăn uống tăng, lợi cho phục hồi sức khoẻ. CT : Tỳ vị hư yếu, khí hư bất túc, mệt mỏi rã rời, mặt vàng người gầy, ăn uống giảm sút, đại tiện lệt sệt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch mềm yếu. D : Nhân sâm, Phục linh, Bạch truật đều 12g, Chích Cam thảo 4g. Ngày 1 thang sắc uống. PG : Nhân sâm bổ khí, Bạch truật kiện tỳ vận thấp; Phục linh thẩm thấp giúp Bạch truật kiện tỳ vận thấp; Cam thảo ngọt bình giúp Nhân sâm ích khí hoà trung. Tên khác (TK) : Bạch truật thang (Thánh tễ tổng lục), Kiện tỳ ích khí thang (Trung Y nội khoa Thượng Hải). [5].Linh quế truật cam thang XX : Thương hàn luận – Trương Trọng Cảnh. CD : Ôn trung, chế thuỷ, trừ thấp. CT : Đờm ẩm, ngực hông đầu nặng, mắt hoa. D : Phục linh 16g, Quế chi, Bạch truật đều 12g, Chích Cam thảo 18g. Sắc uống. PG : Phục linh vị nhạt, thẩm thấp, thông giáng thuỷ ẩm; Quế chi cay ôn trợ dương khí bị tổn thương; Bạch truật ngọt ấm bổ tỳ trừ thấp; Cam thảo ngọt bình hoà trung. Là Quế chi cam thảo thang thêm Bạch truật, Phục linh. [6].Chân vũ thang XX : Thương hàn luận – Trương Trọng Cảnh. CD : Ôn dương lợi thuỷ / Ôn thận, trục hàn, kiện tỳ, lợi thuỷ. CT : Phù do tỳ thận dương hư, tiểu không lợi, sợ lạnh, bụng đau, mạch trầm. D : Phụ tử chế 8g, Bạch linh, Bạch thược, Bạch truật đều 12g, Sinh khương 3 lát. Sắc uống. PG : Phụ tử rất cay rất nóng ôn thận dương, khử hàn tà; Phục linh, Bạch truật kiện tỳ lợi thuỷ; Sinh khương ôn tán thuỷ khí, tăng tác dụng lợi thuỷ của Bạch linh; Bạch truật, Bạch thược hoà vinh, giảm đau, chua mặn liễm âm lại hoà hoãn được tính cay nóng của Sinh khương, Phụ tử không gây tổn âm. Tên khác (TK) : Ôn dương lợi thuỷ thang (Nội khoa học Thượng Hải). [7].Ngũ linh tán XX : Thương hàn luận – Trương Trọng Cảnh. CD : Hoà khí, lợi thuỷ. CT : Đại tiện lỏng, tê thấp, phù do viêm cầu thận cấp hoặc ngực tức, khát muốn uống nhưng uống vào nôn ngay, hoắc loạn, thổ tả. D : Bạch linh 12g, Trư linh 8g, Trạch tả 16g, Quế 4g, Bạch truật 8g. PG : Bạch linh, Trư linh, Trạch tả thẩm thấp lợi tiểu; Quế chi giúp bàng quang khí hoá, giúp tăng tác dụng lợi tiểu; Bạch truật kiện tỳ táo thấp; Bạch truật được Quế tăng lên, thông dương nhanh, Trạch tả được Trư linh, Bạch linh đủ sức giáng hạ thuỷ làm tỳ kiện vận mạnh. Biến phương : 1.Ngũ linh tán bỏ Quế thành Tứ linh tán (Minh y chỉ chưởng). 2.Ngũ linh tán thêm Nhân trần thành Nhân trần ngũ linh tán (Kim Quỹ yếu lược – Trương Trọng Cảnh). 3.Ngũ linh tán hợp Bình vị tán thành Vị linh thang (Đan Khê tâm pháp – Chu Đan Khê). [8].Bát vị hoàn XX : Bị cấp trửu hậu phương – Cát Hồng. CD : Bình bổ khí huyết, kiên cố nha xỉ, hoạt huyết ô tu, ích thọ. CT : Thận âm bất túc, hư hoả và đờm tụ ở bên trên, mặt đỏ, chân lạnh, tiêu khát. D : Thục địa 32g, Sơn thù, Hoài sơn đều 16g, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Hoàng kỳ đều 12g, Ngũ vị tử 40g. Tán bột, hoàn. Ngày 20-30g. PG : Thục địa bổ thận, thêm tinh, ích tuỷ sinh huyết; Sơn thù ôn bổ can thận, thu sáp tinh khí; Hoài sơn bổ tỳ, cố tinh; Trạch tả thanh tả thận hoả, giảm bớt nê trệ của Thục địa; Đơn bì thanh can hoả, mát máu, giảm bớt tính ôn của Sơn thù; Phục linh trừ thấp, giúp Hoài sơn kiện tỳ; Hoàng kỳ bồi bổ nguyên khí, bổ khí cố biểu; Ngũ vị tử liễm phế, cầm mồ hôi, liễm tâm khí bị hao tán. TK : Bát vật thận khí hoàn (Ngự dược viện), Thận khí hoàn (Ngự dược viện), Thôi thị bát vị hoàn (Đồng Hạc Đình tập phương). [9].Huyết phủ trục ứ thang XX : Y lâm cải thác – Vương Thời Nhậm. CD : Hoạt huyết, hành ứ, lý khí, giảm đau. CT : Các chứng khí trệ, huyết ứ. Ứ huyết nội trở, uất lâu sinh nhiệt, nhiệt làm tổn thương kinh mạch, huyết không đi đúng đường, tràn ra gây nên xuất huyết dưới màng nhện; Đau đầu mạn; đau ngực; đau thắt lưng; di chứng sau chấn thương sọ não (nên uống Tê giác địa hoàng thang trước); nội nhiệt phiền táo, hồi hộp, nấc, mất ngủ, sốt về chiều, thổ huyết; các chứng có ứ huyết. D : Đào nhân 16g, Hồng hoa, Sinh địa, Đương quy, Ngưu tất đều 12g, Chỉ xác 8g, Xuyên khung, Cát cánh đều 6g, Sài hồ, Cam thảo đều 4g. Sắc uống. PG : Huyết phủ trục ứ thang là Đào hồng tứ vật thang hợp Tứ nghịch tán thêm Cát cánh, Ngưu tất. Đào hồng tứ vật thang hoạt huyết hành ứ, trong đó Xuyên khung, Đương quy, Sinh địa bổ huyết hoà huyết, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa tiêu ứ phá kết; Tứ nghịch tán sơ can lý khí; Cát cánh thăng khai khí ở ngực; Ngưu tất giáng dẫn huyết ứ đi xuống. [10].Tả phế thông khiếu thang XX : Y phương nhất bàn châu – Hồng Kim Đỉnh. CD : Tả phế, thông khiếu, khử đờm, bình suyễn. CT : Phế trướng, mồ hôi ra như mưa, đại tiện không thông, phế khiếu bị bế tắc. D : Đình lịch tử, Bạch giới tử, Hạnh nhân, Hoàng cầm, Đại hoàng, Tang bạch bì đều 8g, Ma hoàng, Tế tân đều 3g. Sắc uống. [11].Tiểu thanh long thang XX : Thương hàn luận – Trương Trọng Cảnh. CD : Tuyên phế, bình suyễn, tán hàn, trừ ẩm. CT : Thương hàn ở biểu không g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_suy_tim_phan_2.pdf
Tài liệu liên quan